Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Cháu ngoại



Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Le Cac Thanh Nam Nu 01/11 va Tam Moi Phuc


Thứ nhất:Ai có lòng khó khăn, ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.
Thứ hai:Ai hiền lành, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được đất Đức Chúa Trời làm của mình vậy.
Thứ ba:Ai khóc lóc, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được yên ủi vậy.
Thứ bốn:Ai khao khát nhân đức trọn lành, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no đủ vậy.
Thứ năm:Ai thương xót người, ấy là phúc thật, vì chưng mình sẽ được thương xót vậy.
Thứ sáu:Ai giữ lòng sạch sẽ, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được thấy mặt Đức Chúa Trời vậy.
Thứ bảy:Ai làm cho người hòa thuận, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời vậy.
Thứ tám:Ai chịu khốn nạn vì đạo ngay, ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.

 

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

LỄ THÁNH TÔ-MA TÔNG ĐỒ (3/7)



Thánh Tô-ma là người Do-thái ở Ga-li-lê. Mặc dầu ít học, nhưng Ngài lại rất thực tế, không phải chấp nhận dễ dàng khi nghe mà không tìm tòi, không kiểm chứng: “nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Ngài, tôi chẳng tin”(Ga 20,25). Khi được Chúa gọi, ngài đã sẵn sàng bỏ mọi sự đi theo Chúa, và được chọn vào số các tông đồ.
Mỗi lần nói đến Tôma, chúng ta nghĩ ngay tới một tông đồ cứng tin, mà mỗi lần nói về ai đó cứng lòng, nghi ngờ về Thiên Chúa thì lập tức chúng ta đưa Tôma ra làm thí dụ.
Cũng thật tội nghiệp cho Ngài, đi theo chúa bao năm, cũng vất vả, cũng vô vàn những gian lao thử thách,Tôma được mô tả như một con người sáng suốt, thực tế quả cảm, theo Phúc âm của Gioan. Khi cùng với Chúa Giêsu và các tông đồ lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua, Tôma đóan chắc những việc lớn lao sẽ diễn ra ở Giêrusalem nên ngài tuyên bố: “Chúng ta hãy cùng đi để chết với Người”(Ga11,16). Vậy mà không biết lý do gì, xui xẻo cho Tôma, ông không có mặt trong lần hiện ra của Chúa Giêsu với các Tông đồ (Ga 20,19 – 24). Lần ấy ông chỉ nghe thuật lại, các tông đồ khẳng định họ đã gặp Chúa Giêsu Phục sinh:“ các môn đệ khác nói với ông : chúng tôi đã được thấy Chúa” (Ga 20, 25). Thấy Chúa à? Các anh nói sao chứ, với tôi thì còn kiễm chứng đã, tôi chưa thể chấp nhận. Không phải Tôma không tin Chúa, bởi vì ngài đã làm môn đệ của Chúa Giêsu. Trong con người Tông đồ có biệt danh là Điđymô nghĩa là song sanh có một cái gì đó mời gọi khám phá và bước vào, cho một hành trình đầy những thách đố như các nhà thám hiểm chinh phục các đỉnh núi. Đức cố Giáo hòang Gioan Phaolô II đã viết trong thông điệp: “Đức tin và lý trí” rằng: “Đức tin và lý trí như đôi cánh giúp cho trí tuệ con người băng mình lên để chiêm niệm chân lý”. Chấp nhận tin Chúa không có nghĩa là thụ động: há miệng đợi sung rụng, mà phải hòai nghi để thăng tiến và đón nhận, dấn thân phục vụ cho tin mừng. Có lẽ chúng ta phải tôn Tôma làm thầy của vị thánh tiến sỹ thiên thần là Tôma Aquinô , Ngài đã cho thấy một cái nhìn tổng hợp giữa đức tin và lý trí, siêu nhiên và tự nhiên, triết học và thần học tất cả đều dựa trên đức tin mạc khải. Hai con đường tìm kiếm Thiên Chúa mà Giáo hội vẫn dùng để mời gọi con người đón nhận Mạc khải là yêu mến(Augustinô), và hiểu biết( Aristote). Đức Giêsu chấp nhận đề nghị của Tôma, lần hiện ra này có cả ông cùng các tông đồ khác:“ Rồi Người bảo ông Tôma:“Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin “(Ga 20, 27). Lý trí con người luôn có những giới hạn nhất định: không gian, thời gian, môi trương, hòan cảnh … Tôma bị chi phối trong một không gian rộng lớn mà với trí hiểu quá nhỏ bé, ông không thể trực diện với Chúa mọi nơi trong chính con người của mình. Phải có ơn soi sáng và sự trợ giúp tận tình để khai thông trí hiểu và niềm tin nơi ông. Đức Giêsu đã cho chúng ta một câu trả lời đầy đủ nhất :“Vì đã thấy Thầy nên con tin. Phúc thay những người không thấy mà tin ! “( Ga 20 , 29)
Con người ngày nay cũng thích truy tầm chân lý, họ mang trong mình những khát vọng sâu xa nhất, khám phá Thiên Chúa cũng như bơi trong đại dương bao la bất tận, chẳng biết đâu là bến bờ . Cám ơn tông đồ Tôma vì nhờ ông mà mọi người đều có thể gặp được Đấng Phục Sinh , không phải một Đức Giêsu trên sách vở mà ngay trong chính cuộc đời .
Lm Giacôbê Tạ Chúc .

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

VÀ CON TIM ĐÃ VUI TRỞ LẠI - Ứng dụng Karaoke Pro

Tên bài hát: VÀ CON TIM ĐÃ VUI TRỞ LẠI
Mã bài hát: 51889
Tác giả: Đức Huy


Tìm một con đường
tìm một lối đi
ngày qua ngày
đời nhiều vấn nghi
lạc loài niềm tin
sống không ngày mai
sống quen không ai cần ai
cứ vui cho trọn hôm nay

Rồi cuộc vui tàn, mọi người bước đi
một mình tôi về, nhiều lần ướt mi
chờ tình yêu đến trong ánh nắng mai
xóa tan màn đêm u tối
cho tôi biến đổi tâm hồn
thành một người mới

Và con tim đã vui trở lại
tình yêu đến cho tôi ngày mai
tình yêu chiếu ánh sáng vào đời
tôi hy vọng được ơn cứu rỗi
và con tim đã vui trở lại
và niềm tin đã dâng về người
trọn tâm hồn
nguyện yêu mãi riêng người mà thôi ...

Dẫu như tôi phải đi qua vực sâu tối
tôi vẫn không sợ hãi gì
vì người gần bên tôi mãi

Và bây giờ, ngày buồn đã qua
mọi lỗi lầm, cũng được thứ tha
tình yêu đã đến trong ánh nắng mai
xóa tan màn đêm u tối
cho tôi biến đổi tâm hồn
thành một người mới

Và con tim đã vui trở lại ...


Ứng dụng Karaoke hay nhất dành cho iPhone/iPad:
Link tải về: http://itunes.apple.com/app/id582601200?mt=8


Đã gửi từ iPhone của tôi

TÌNH KHÚC BUỒN - Ứng dụng Karaoke Pro

Tên bài hát: TÌNH KHÚC BUỒN
Mã bài hát: 831342
Tác giả: NGÔ THUỴ MIÊN


Em như một nụ hồng cầu mong chẳng lạnh lùng.
Em như một ngày mộng mà ta hằng ngại ngùng,
Sẽ ru ta nghìn nhớ một ngày thoáng mây đưạ
Chuyện tình đã như mơ ...

Em như giọt rượu nồng dìu ta vào cuộc mộng.
Em như vạt lụa đào quyện ta lời thì thào,
Sẽ qua đi ngày tháng tình rồi cũng xa xưa, buồn ...

Cuộc tình ngỡ đã xa xưa, đã xanh xao từ thuở nàọ
Chợt người đến với tim ta xóa tan đi một mảnh đờị
Cuộc tình quý giá mong manh
Có chơi vơi ngược dòng đời,
Nghìn trùng dòng sông có vuị

Ôi ! sao người miệt mài ngày vui nào còn dàị
Ta ưu phiền từng ngày vội chôn cuộc tình gầy,
Chết đi bao lời nói
Rừng nào có sa mưa tình nào sẽ như thợ

Sao chưa gặp một lần mà nghe tình thật gần.
Xin cho được một lần gọi tên người thì thầm,
Có qua đi ngày tháng trả lại thoáng mây bay buồn ...

Cuộc tình ngỡ đã xa xưa, đã xanh xao từ thuở nàọ
Chợt người đến với tim ta xóa tan đi một mảnh đờị
Cuộc tình quý giá mong manh
Có chơi vơi ngược dòng đời,
Nghìn trùng dòng sông có vuị

Ôi ! sao người miệt mài ngày vui nào còn dàị
Ta ưu phiền từng ngày vội chôn cuộc tình gầy,
Chết đi bao lời nói
Rừng nào có sa mưa tình nào sẽ như thợ

Sao chưa gặp một lần mà nghe tình thật gần.
Xin cho được một lần gọi tên người thì thầm
Có qua đi ngày tháng, trả lại thoáng mây bay buồn ...
Có qua đi ngày tháng, trả lại thoáng mây bay buồn ...
Có qua đi ngày tháng, trả lại thoáng mây bay buồn ...


Ứng dụng Karaoke hay nhất dành cho iPhone/iPad:
Link tải về: http://itunes.apple.com/app/id582601200?mt=8


Đã gửi từ iPhone của tôi

RIÊNG MỘT GÓC TRỜI - Ứng dụng Karaoke Pro

Tên bài hát: RIÊNG MỘT GÓC TRỜI
Mã bài hát: 51045
Tác giả: Ngô Thụy Miên


Tình yêu như nắng, nắng đưa em về, bên giòng suối mơ
Nhẹ vương theo gió, gió mang câu thề, xa rời chốn xưa
Tình như lá úa, rơi buồn, trong nỗi nhớ
Mưa vẫn mưa rơi, mây vẫn mây trôi, hắt hiu tình tôi

Người vui bên ấy, xót xa nơi này, thương hình dáng ai
Vòng tay biếc nuối, bước chân âm thầm, nghe giọt nắng phai
Đời như sương khói, mơ hồ, trong bóng tối
Em đã xa xôi, tôi vẫn chơi vơi , riêng một góc trời

Người yêu dấu, người yêu dấu hỡi
Khi mùa xuân vội qua chốn nơi đây
Nụ hôn đã mơ say, bờ môi ướt mi cay, nay còn đâu

Tìm đâu thấy, tìm đâu thấy nữa
Khi mùa đông về theo cánh chim bay
Là chia cách đôi nơi, là hạnh phúc rã rời, người ơi

Một mai em nhé, có nghe Thu về, trên hàng lá khô
Ngàn sao lấp lánh, hát câu mong chờ, em về lối xưa
Hạ còn nắng ấm, thấy lòng sao buốt giá
Gọi tên em mãi, trong cơn mê này, mình nhớ thương nhau


Ứng dụng Karaoke hay nhất dành cho iPhone/iPad:
Link tải về: http://itunes.apple.com/app/id582601200?mt=8


Đã gửi từ iPhone của tôi

CHO VỪA LÒNG EM - Ứng dụng Karaoke Pro

Tên bài hát: CHO VỪA LÒNG EM
Mã bài hát: 51470
Tác giả: Mặc Thế Nhân


Thôi rồi ta đã xa nhau kể từ đêm pháo đỏ rượu hồng
Anh đường anh em đường em yêu thương xưa chỉ còn âm thầm
Anh đành quên cả sao anh kỷ niệm xưa sánh như biển lớn
Ân tình cao tựa bằng non chỉ đổi bằng gấm lụa sao người

Em về gom lại thư anh cả ngàn trang giấy mỏng xanh màu
Gom cả áo lạnh ngày xưa anh đem ra đốt thành tro tàn
Cho người xưa khỏi phân vân khi nhìn mưa gió bên thềm vắng
Khi mùa đông lạnh lùng sang, em khỏi nhớ chuyện ngày xưa

Anh ơi hết rồi hết rồi, chẳng còn chi nữa đâu anh
Yêu thương như nước trôi qua cầu như đàn trở phiếm cung sầu
Còn gì nữa đâu?

Tôi thề tôi chẳng yêu ai vì người ta cứ phụ tôi hoài
Bây giờ tôi chẳng còn tin trong nhân gian có kẻ chung tình
Tôi giận tôi đã ngây thơ đem tình yêu hiến dâng cho người hết
Nên giờ tôi chẳng còn chi khi người ngoảnh mặt mà đi


Ứng dụng Karaoke hay nhất dành cho iPhone/iPad:
Link tải về: http://itunes.apple.com/app/id582601200?mt=8


Đã gửi từ iPhone của tôi

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Phiên họp thứ năm của Hồng y đoàn: sáng ngày 07-03-2013

VATICAN -- 152 Hồng Y đã tham dự phiên họp khoáng đại thứ năm của Hồng
Y đoàn sáng thứ năm ngày 7-3-2013, tại Hội trường Thượng HĐGM từ 9g30'
đến 12g30' như mọi khi. Hồng Y đoàn chưa ấn định ngày bắt đầu Mật
nghị.

Đầu phiên họp, 2 Hồng Y mới đến đã tuyên thệ, đó là ĐHY Kazamierz
Nycz, TGM Varsava của Ba Lan, 63 tuổi, và ĐHY Giovanni Coppa, 88 tuổi.

Như vậy chỉ còn thiếu ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Việt Nam.
Trong cuộc họp báo lúc 13 giờ trưa, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo
chí Toà Thánh, cho biết theo chương trình, ĐHY Việt Nam đến Roma trưa
ngày 7-3-2013, và có thể ngài sẽ tham dự phiên họp ban chiều lúc 5 giờ
của Hồng Y đoàn.

Thực tế là máy bay của Hãng Emirates chở ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh
Mẫn từ Dubai đã đến Roma khoảng 2 giờ 15, tức là trễ 1 giờ 45 phút.

Tiếp đến, các Hồng Y đã bỏ phiếu chọn 3 Hồng Y để trợ giúp ĐHY Nhiếp
chính Tarcisio Bertone trong các công việc thông thường với thời hạn
là 3 ngày. 3 Hồng Y được chọn là: ĐHY Becharai Rai, Thượng phụ
Maronite Liban, đại diện Hồng Y đẳng giám mục; ĐHY Laurent Monsengwo,
TGM Kinshasa Congo, Đại diện Hồng Y đẳng linh mục; và ĐHY De Paolis,
đại diện Hồng Y đẳng phó tế.

ĐHY Niên trưởng Sodano đã đọc dự thảo điện văn chia buồn với Nhà nước
Venezuela về việc qua đời của Tổng thống Ugo Chavez, nhân danh Hồng Y
đoàn, và các Hồng Y đã chấp thuận văn bản.

Theo Tông hiến Pastor Bonus (số 117), 3 Hồng Y đã báo cáo cho Hồng Y
đoàn về tình trạng tài chính của Toà Thánh: ĐHY Versaldi, đại diện Sở
Kinh tế Tài chính của Toà Thánh, ĐHY Calgagno, đại diện Cơ quan Quản
trị Tài sản của Toà Thánh (Apsa), và sau cùng là ĐHY Giuseppe
Bertello, đại diện Phủ Thống đốc Quốc gia Thành Vatican.

Tiếp đến, đã có 13 Hồng Y đã lên tiếng phát biểu về các vấn đề như
truyền giáo, tình trạng Giáo Hội trên thế giới, Giáo triều Roma, Toà
Thánh và các Giáo hội địa phương, đối thoại đại kết, hoạt động bác ái
trong Giáo Hội dành cho người nghèo, những mong đợi nơi vị Giáo hoàng
tương lai,...

Trong nửa giờ giải lao, có sự trao đổi giữa các Hồng Y.

Cha Lombardi cho biết trong phiên khoáng đại thứ sáu vào ban chiều từ
17 đến 19 giờ, theo dự kiến, các Hồng Y tiếp tục phát biểu ý kiến.
Danh sách các Hồng Y đăng ký xin lên tiếng vẫn còn dài.

Trong khi đó, Nhà nguyện Sistina được chuẩn bị cho Mật nghị: bịt mờ
các cửa kiếng gần nhà nguyện, làm các giàn để đặt ghế cho các Hồng Y
và bàn. Hai cái lò cũng được bố trí để đốt các lá phiếu bầu cử của các
Hồng Y. Ngoài ra, các nhân viên làm vườn đã tháo gỡ huy hiệu của ĐGH
Bênêđictô XVI làm bằng các cây kiểng trong vườn Vatican trước Phủ
Thống đốc.

Họp báo

- Trong cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của một ký giả, Cha Lombardi cho
biết ngài hiện diện trong các buổi họp của Hồng Y đoàn để có thể thông
báo cho giới báo chí. Sự hiện diện này được phép của ĐHY Niên trưởng
Sodano và của Hồng Y đoàn. Và trước khi gặp báo chí trong cuộc họp báo
mỗi ngày vào lúc 1 giờ trưa, Cha Lombardi vẫn trao đổi với ĐHY Sodano
về những gì có thể thông báo cho giới báo chí trong cuộc họp báo.

- Trả lời một câu hỏi khác của ký giả: Tại sao Hồng Y đoàn chưa xác
định ngày bắt đầu Mật nghị? Tại sao kéo dài những ngày chuẩn bị như
hiện nay?

Cha Lombardi cho biết sở dĩ những ngày tiền Mật nghị có vẻ kéo dài, vì
trong thời gian Mật nghị, các Hồng Y chỉ tiến hành việc bầu cử, 4 lần
bỏ phiếu mỗi ngày, do đó các vị sẽ không có giờ trao đổi sâu rộng với
nhau nữa. Vì thế, thời gian chuẩn bị hiện nay là quan trọng. Cho đến
nay, đa số các Hồng Y chưa thấy đến lúc ấn định ngày bắt đầu bầu Giáo
hoàng. ĐHY Niên trưởng chỉ là "primus inter pares" (người đứng đầu
giữa những người đồng hàng), ngài không thể áp đặt ý riêng của mình.
Các quyết định có tính chất tập thể.

- Một ký giả hỏi xem các Hồng Y có nói về vụ Vatileaks hay không. Cha
Lombardi trả lời: các Hồng Y nói về tất cả những vấn đề các vị thấy là
cần được biết thêm về tình hình và các vấn đề của Giáo Hội, những vấn
đề quan trọng đối với việc cai quản Giáo Hội. Đó là điều hiển nhiên.
Các Hồng Y trong những ngày này đang chuẩn bị cho việc bầu Giáo hoàng,
nên các vị phải tìm hiểu tình hình, để có thể có ý kiến. Các Hồng Y
cũng nói về nhiều vấn đề khác nữa, ngoài những điều tôi đã nhắc đến
như việc rao giảng Tin Mừng, Toà Thánh, Giáo triều Roma, quan hệ với
các hàng giám mục, đại kết,...
Nguồn:
vietvatican


Phiên họp thứ tư của Hồng y đoàn: ngày 6-3-2013

VATICAN - Sáng 6-3-2013, Hồng Y đoàn đã nhóm phiên khoáng đại thứ tư
tại Hội trường Thượng HĐGM ở Nội thành Vatican để chuẩn bị mật nghị
bầu Giáo hoàng, nhưng chưa ấn định ngày bắt đầu Mật nghị.

Hiện diện trong phiên họp bắt đầu lúc 9 giờ 30 với kinh giờ ba, có
tổng cộng 153 Hồng Y. 4 vị Hồng Y mới tới đã tuyên thệ, đó là ĐHY
Lehmann, GM Mainz bên Đức, ĐHY Thượng phụ Naguib người Aicập, ĐHY
Gioan Thang Hán, GM Hong Kong và ĐHY Wetter trên 80 tuổi, nguyên TGM
Munich, nam Đức. Trong số 153 Hồng Y hiện diện có 113 Hồng Y cử tri.
Như vậy tính đến ngày 6-3-2013, còn thiếu 2 Hồng Y cử tri là ĐHY Nycz,
TGM Varsava Ba Lan, và ĐHY Phạm Minh Mẫn của Việt Nam. Dự tính hai vị
sẽ đến trong ngày 7-3 này.

Trong tinh thần huynh đệ, ĐHY Niên trưởng Sodano đã chúc mừng ĐHY
Walter Kasper tròn 80 tuổi hôm 5-3, và trở thành người cao niên nhất
trong số các Hồng Y cử tri. Tuy 80 tuổi nhưng Đức Hồng Y vẫn có quyền
dự mật nghị vì ngài tròn 80 tuổi sau khi Toà Thánh trống vị. Ngoài ra,
ĐHY Sodano cũng chúc mừng sinh nhật ĐHY Coccopalmerio, 75 tuổi, Chủ
tịch Hội đồng Toà Thánh về các Văn bản luật, và ĐHY Sandoval TGM Santa
Cruz, Bolivia, 73 tuổi.

Trong phiên họp thứ tư, đã có 18 Hồng Y lên tiếng phát biểu ý kiến.
Như vậy, tổng cộng có 51 Hồng Y năm châu đã phát biểu trong 4 phiên
họp. Trong số các đề tài được đề cập đến là: sứ mạng của Giáo Hội trên
thế giới ngày nay, nhu cầu tái truyền giảng Phúc Âm, Toà Thánh và các
cơ quan Toà Thánh trong liên hệ với các hàng giám mục trên thế giới,
những mong đợi nơi Đức Giáo hoàng mới. Mỗi bài phát biểu kéo dài hơn
kém 5 phút. Xét vì có nhiều Hồng Y xin lên tiếng nên thời gian được ấn
định như thế, nhưng không có nghĩa là sau 5 phút thì vị Hồng Y bị ngắt
lời ngay.

Các Hồng Y cũng quyết định ngày thứ năm 7-3 sẽ có cả phiên họp ban
sáng lẫn ban chiều.

Họp báo

Trong cuộc họp báo trưa ngày 6-3-2013, một ký giả đã hỏi Cha Lombardi,
Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, về lý do tại sao các Hồng Y Hoa Kỳ
ra thông cáo đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo các vị dự định thực hiện vào
chiều ngày 6-3, như hai cuộc họp báo trước đó tại Trường Đại học Giáo
hoàng Bắc Mỹ trên đồi Gianicolo.

Cha Lombardi cho biết con đường tiến tới Mật nghị bầu Giáo hoàng là
con đường đặc thù, không giống như trường hợp các Thượng HĐGM hay Hội
nghị trong đó người ta cố gắng cung cấp thông tin nhiều bao nhiêu có
thể, nhưng đây là một tiến trình dẫn đến Mật nghị bầu Giáo hoàng,
trong đó các Hồng Y cảm thấy cần trao đổi, suy tư, phân định sâu rộng
trước khi tiến đến việc bầu Giáo hoàng. Theo nghĩa đó, truyền thống
Mật nghị và hành trình Mật nghị là một truyền thống kín đáo, để bảo vệ
kỹ lưỡng tự do của mỗi Hồng Y trong thời điểm quan trọng như vậy. Vì
thế, cộng đoàn các Hồng Y trong khoá họp đã yêu cầu các thành viên dè
dặt nhiều hơn trong việc cung cấp cho báo chí những tin tức về nội
dung cuộc họp.

Theo một số nguồn tin, nhiều Hồng Y than phiền vì nội dung các bài
phát biểu của các Hồng Y trong các phiên họp được tiết lộ cho báo chí
Italia.

- Trả lời câu hỏi của một ký giả khác: Tại sao Hồng Y đoàn chưa ấn
định ngày bắt đầu Mật nghị? Cha Lombardi cho biết các Hồng Y còn muốn
trao đổi với nhau và thấy chưa sẵn sàng để bắt đầu Mật nghị. Đàng
khác, ngày 7-3-2013, tất cả các Hồng Y cử tri mới có mặt đầy đủ.

Các Hồng Y muốn có một sự chuẩn bị thích hợp, kỹ lưỡng, nghiêm túc cho
Mật nghị, chứ không vội vã hấp tấp. Vì thế, trong phiên họp vị chủ toạ
chưa đưa ra đề nghị về ngày bắt đầu mật nghị để các Hồng Y bỏ phiếu
quyết định.

- Một ký giả nêu câu hỏi về tổ chức SNAP đại diện các nạn nhân những
vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên ở Mỹ yêu cầu Hồng Y này
Hồng Y kia đừng vào Mật nghị bầu Giáo hoàng, vị này đáng làm Giáo
hoàng vị kia không.

Cha Lombardi trả lời: Lập trường của nhóm SNAP người ta đã biết từ lâu
và tổ chức này không có quyền bảo Hồng Y này được đến dự Mật nghị,
Hồng Y kia không được dự. Chính các Hồng Y là những người quyết định
ai thích hợp, ai không thích hợp, mà không cần phải hỏi ý kiến của tổ
chức SNAP.

Lúc 6 giờ chiều cùng ngày 6-3-2013, do sáng kiến của Hồng Y đoàn, buổi
cầu nguyện cho việc bầu Giáo hoàng mới, cử hành tại Nhà nguyện ngai
toà ở đầu Đền thờ Thánh Phêrô.

Buổi cầu nguyện dự kiến kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, do ĐHY Angelo
Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô, chủ sự và bắt đầu bằng Kinh
Mân Côi với phần suy niệm về các Mùa Mừng, bằng tiếng Latinh và Ý.
Tiếp theo đó là nghi thức đặt Mình Thánh Chúa, Kinh Chiều và sau cùng
là Phép Lành Mình Thánh Chúa. (SD 6-3-2013)
Nguồn:
vietvatican


Phiên họp thứ hai và thứ ba của Hồng y đoàn

VATICAN -- Lúc 5 giờ chiều thứ hai, 4-3-2013, Hồng y đoàn đã nhóm
phiên họp thứ 2 để chuẩn bị cho mật nghị bầu Giáo Hoàng.

Đã có thêm 5 Hồng Y cử tri mới đến và tuyên thệ. Đó là hai Hồng Y
người Đức: ĐHY Meisner TGM giáo phận Koeln, và ĐHY Woelki TGM thủ đô
Berlin, ĐHY Bechara Rai Giáo chủ Công Giáo Maronit Liban, và ĐHY Sarr
TGM Dakar, Sénégal, và ĐHY Duka cộng hòa Tiệp.

Trong phiên họp, đã có 9 HY phát biểu theo thứ tự đăng ký. Hồng y đoàn
đã quyết định chỉ nhóm phiên họp ban sáng ngày 5 và 6-3, không có
phiên họp ban chiều

Các HY đã nghe bài suy niệm thứ I do Cha Raniero Cantalamessa, dòng
Capucino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo hoàng, trình bày. Bài suy
niệm này được qui định trong Tông hiến về việc bầu Giáo Hoàng. Phiên
họp đã kết thúc lúc 19 giờ.

Sáng ngày 5-3-2013, Hồng y đoàn đã nhóm phiên khoáng đại thứ 3 từ lúc
9g30 đến 12g40 với sự hiện diện của 148 Hồng y, trong đó có 110 HY cử
tri và 38 vị trên 80 tuổi. Trong phiên nhóm có nửa giờ giải lao.

Còn thiếu 5 HY cử tri, trong đó có ĐHY Lehman người Đức, ĐHY Thang Hán
của HongKong, ĐHY Nycz Varsava của Ba Lan, ĐHY GB Phạm Minh Mẫn của
Việt Nam. Ngài sẽ đến Roma vào ngày 7-3 tới đây.

Đã có 11 HY phát biểu về những vấn đề như: tình trạng hiện nay của
Giáo Hội, nhu cầu truyền giáo và tái truyền giáo trên thế giới, quan
hệ giữa Giáo Hội và Văn hóa, canh tân Giáo Hội dưới ánh sáng Công đồng
chung Vatican II, v.v... Xen lẫn các bài đó, có các vị đứng đầu các Bộ
và Hội đồng của Tòa Thánh cũng lên tiếng.

Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết các đề tài
được đề cập đến trong 33 bài phát biểu khá đa dạng, phản ảnh tình
trạng Giáo Hội ở các nơi.

Ngoài ra, Đức Cha Sciacca, trong tư cách là luật gia của Tông Phòng,
đã đọc đoạn số 37 được ĐTC Biển Đức 16 tu chính về việc xác định ngày
bắt đầu mật nghị bầu Giáo Hoàng. Nếu các Hồng y cử tri đã có mặt đông
đủ thì Hồng y đoàn có thể bỏ phiếu ấn định ngày bắt đầu mật nghị bầu
Giáo Hoàng, và không phải đợi 15 ngày như luật cũ qui định.

Vào cuối phiên họp, Hồng y đoàn đã chấp thuận văn bản điện văn để ĐHY
niên trưởng gửi đến Đức Nguyên Giáo Hoàng, với nội dung như sau:

Điện Văn gửi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

KÍNH GỬI ĐỨC THÁNH CHA
NGUYÊN GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI
CASTEL GANDOLFO

CÁC HỒNG Y NGHỊ PHỤ ĐÃ QUY TỤ VỀ VATICAN ĐỂ DỰ CÔNG NGHỊ CHUNG VỚI
TRỌNG ĐIỂM LÀ BÀN VỀ CUỘC MẬT NGHỊ SẮP TỚI, KÍNH GỬI ĐẾN ĐỨC THÁNH CHA
LỜI CHÀO NỒNG NHIỆT CÙNG TÂM TÌNH BIẾT ƠN SÂU SẮC CỦA HỌ ĐỐI VỚI TOÀN
THỂ SỨ VỤ THÁNH PHÊRÔ MÀ ĐỨC THÁNH CHA ĐÃ THỰC THI CÁCH LỖI LẠC VÀ MẪU
GƯƠNG CHĂM SÓC MỤC VỤ THẮM TÌNH CỦA ĐỨC THÁNH CHA VÌ LỢI ÍCH CỦA GIÁO
HỘI VÀ CỦA THẾ GIỚI.

VỚI LÒNG BIẾT ƠN NÀY, HỌ HY VỌNG ĐƯỢC ĐẠI DIỆN CHO TOÀN THỂ GIÁO HỘI
XIN GHI NHẬN NHỮNG CÔNG VIỆC KHÔNG MỆT MỎI CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG
VƯỜN NHO CỦA CHÚA.

THAY LỜI KẾT, CÁC THÀNH VIÊN CỦA HỒNG Y ĐOÀN TIN TƯỞNG VÀO LỜI CẦU
NGUYỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA DÀNH CHO HỌ CŨNG NHƯ CHO TOÀN THỂ GIÁO HỘI.

+ HỒNG Y ANGELO SODANO
NIÊN TRƯỞNG HỒNG Y ĐOÀN

-------------------------------------------------------

TO HIS HOLINESS
POPE EMERITUS BENEDICT XVI
CASTEL GANDOLFO

THE CARDINAL FATHERS, GATHERED AT THE VATICAN FOR THE GENERAL
CONGREGATIONS IN VIEW OF THE NEXT CONCLAVE, SEND YOU THEIR DEVOTED
GREETINGS AND EXPRESS THEIR RENEWED GRATITUDE FOR ALL YOUR BRILLIANT
PETRINE MINISTRY AND FOR YOUR EXAMPLE OF GENEROUS PASTORAL CARE FOR
THE GOOD OF THE CHURCH AND OF THE WORLD.

WITH THEIR GRATITUDE THEY HOPE TO REPRESENT THE RECOGNITION OF THE
ENTIRE CHURCH FOR YOUR TIRELESS WORK IN THE VINEYARD OF THE LORD.

IN CONCLUSION, THE MEMBERS OF THE COLLEGE OF CARDINALS TRUST IN YOUR
PRAYERS FOR THEM, AS WELL AS FOR THE WHOLE CHURCH.

+ CARDINAL ANGELO SODANO
DEAN OF THE COLLEGE OF CARDINALS

Cuối phiên họp sáng 5-3-2013, các HY đã chấp nhận đề nghị tổ chức một
buổi cầu nguyện chiều ngày, 6-3-2013, lúc 5 giờ tại nhà nguyện "Ngai
Tòa" (Catedra) ở cuối Đền thờ Thánh Phêrô, do ĐHY Niên trưởng chủ sự,
trong đó có kinh chiều, chầu Mình Thánh Chúa, để cầu nguyện cho việc
bầu Giáo Hoàng mới, với sự tham dự của các tín hữu và các Hồng Y. Buổi
cầu nguyện này cũng muốn nêu gương và kêu gọi toàn thể Giáo Hội hiệp ý
cầu nguyện cho việc bầu Đức Giáo Hoàng mới.

Giới báo chí

Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết tổng số ký giả đăng ký để theo dõi
các sinh hoạt tại Tòa Thánh trong dịp bầu Giáo Hoàng mới, tín đến trưa
ngày 5-3-2013 là 4.432, nếu kể cả 600 người đăng ký thường trú, tổng
cộng là 5.032 người. Tổng số ký giả đến từ 65 nước và thuộc 24 ngôn
ngữ, đại diện 1.004 cơ quan truyền thông. Một trung tâm báo chí quốc
tế cũng được bố trí tại tiền đường Đại thính đường Phaolô VI.

Có nhiều ký giả chờ các HY họp xong, và đi ra ngoài, để xin phỏng vấn,
nhưng các HY chỉ mỉm cười cầu chúc họ làm việc tốt và trả lời rằng
Phòng Báo chí Tòa Thánh có nhiệm vụ thông báo các tin tức có thể cung
cấp cho giới báo chí.

Chuẩn bị Nhà nguyện Sistina, nơi bầu Giáo Hoàng

Từ lúc 1 giờ trưa 5-3-2013, Nhà Nguyện Sistina bắt đầu đóng cửa đối
với công chúng để chuẩn bị làm nơi mật nghị bầu Giáo Hoàng. Đây là lần
thứ 25 trong lịch sử, Nhà nguyện Sistina được dùng làm nơi bầu người
kế nhiệm thánh Phêrô.

Một toán 40 nhân viên, dưới sự điều động của kỹ sư Paolo Sagretti,
chuẩn bị 115 ghế ngồi, có gắn tên mỗi hồng y cử tri, 12 bàn nhỏ đặt ở
hai bên, trước bàn thờ chính có đặt một bàn để 3 bình phiếu trên đó,
bên cạnh là giá sách Phúc Âm để các Hồng y đặt tay tuyên thệ. 3 bình
này mới làm dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, với kiểu
tân thời và hình ảnh trên đó: 1 bình thu phiếu, 1 bình đựng các phiếu
đã mở ra và được đọc lên, và sau cùng là bình đó là để thu phiếu của
các Hồng y bị đau yếu. Có 3 HY đến tận phòng các vị ở nhà trọ Santa
Marta để nhận phiếu.

Cho đến phiên họp 5-3-2013, Hồng y đoàn chưa quyết định gì về ngày bắt
đầu mật nghị.

Mật nghị bầu Giáo Hoàng sẽ bắt đầu chính thức với thánh lễ tại Đền thờ
Thánh Phêrô, sau đó các HY cử tri đi rước vào Nhà nguyện Sistina. Khi
ấy Đức Ông trưởng ban nghi lễ của Tòa Thánh ra lệnh cho mọi người
không phải là HY cử tri phải đi ra ngoài.

Trả lời của cha Lombardi

Đáp các câu hỏi của giới báo chí, Cha Lombardi cho biết các Hồng Y
quyết định không họp chung chiều ngày 5 và 6-3-2013, có thể là vì các
vị muốn tìm hiểu thêm các thông tin, suy tư, chuẩn bị. Các vị hoàn
toàn tự do hỏi ý kiến những người mà các vị thấy cần. Trong phiên họp
chung thì chỉ có các Hồng Y, còn trong mật nghị thỉ chỉ có các Hồng Y
cử chi hiện diện. (SD 5-3-2013)
Nguồn:
vietvatican


Phiên họp chung đầu tiên của Hồng y đoàn: bình an, xây dựng và tích cực

WHĐ (05.03.2013) – Chiều ngày 04-03, cha Federico Lombardi, SJ, giám
đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã thông tin cho các phóng viên về phiên
họp đầu tiên của Hồng y đoàn. Phiên họp đã diễn ra lúc 9g30 sáng thứ
Hai 04-03 tại Hội trường Thượng Hội đồng Giám mục, phía trên Thính
đường Phaolô VI.

Phiên họp do Đức hồng y Angelo Sodano -Niên trưởng Hồng y đoàn- chủ
tọa, cùng với Đức hồng y Nhiếp chính Tarcisio Bertone, SDB, và Đức
Tổng giám mục Lorenzo Baldisseri, Thư ký Bộ Giám mục. Chỗ ngồi của các
hồng y được sắp xếp theo thứ bậc ưu tiên: trước hết là các Hồng y-giám
mục, tiếp theo là các Hồng y-linh mục, và đến các Hồng y-phó tế. Mỗi
hồng y có một chỗ ngồi cố định để tạo thuận lợi cho việc bỏ phiếu.

Phiên họp khai mạc với kinh Chúa Thánh Thần, và kinh "Adsumus". Sau đó
Đức hồng y Sodano chào các hồng y hiện diện bằng tiếng Ý, thông báo
cho các ngài các thủ tục liên quan đến việc trống Tòa và cách thức làm
việc của Hội nghị, theo quy định của Tông hiến Universi Dominici
Gregis. Tiếp theo là phần hướng dẫn kỹ thuật về cách sử dụng micro và
các phương tiện để thực hiện việc bầu cử. Các phát biểu được được dịch
đồng thời ra năm ngôn ngữ: Anh, Ý, Pháp, Đức và Tây Ban Nha.

Có 142 trên tổng số 207 hồng y hiện diện trong phiên họp đầu tiên này;
trong đó có 103 hồng y cử tri. Dự kiến ​​vào buổi chiều nay và ngày
hôm sau sẽ có thêm 63 hồng y -trong đó có 12 hồng y cử tri.

Các hồng y đã tuyên thệ giữ bí mật những cuộc thảo luận về việc bầu
Giáo hoàng, rồi Đức Hồng y Niên trưởng đọc lời thề bằng tiếng Latinh,
và tất cả các hồng y có mặt đều cùng đọc với ngài. Sau đó, mỗi hồng y,
theo thứ bậc ưu tiên tiến lên phía trước, đặt tay trên sách Phúc âm và
tuyên thệ trước Thánh giá. Phần này chiếm phần lớn thời gian của phiên
họp.

Các hồng y cử tri cũng bắt thăm để chọn ra ba phụ tá cho Đức hồng y
Nhiếp chính, mỗi đẳng hồng y một vị. Như đã quy định tại số 7 của Tông
hiến Universi Dominici Gregis, ba vị phụ tá này sẽ giúp Đức hồng y
Nhiếp chính trong ba ngày đầu tiên của Hội nghị. Ba vị được chọn là
Đức hồng y Giovanni Battista Re, Đức hồng y Crescenzio Sepe và Đức
hồng y Franc Rode. Sau khi trúng thăm, ba vị này đã đến ngồi bên cạnh
Đức hồng y Nhiếp chính ở bàn chủ tọa.

Theo truyền thống, vị giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng, cha Raniero
Cantalamessa, OFM Cap, sẽ trình bày bài suy niệm đầu tiên cho Hồng y
đoàn vào đầu giờ buổi chiều.

Cha Lombardi nói thêm: "Trong phiên họp, Đức hồng y Sodano đã đề nghị
với các vị hồng y: nếu gửi một bức thư cho Đức nguyên giáo hoàng, hẳn
ngài viết thư trả lời vào một trong các cuộc họp lần sau". Cha
Lombardi cũng nhận xét rằng bầu khí cuộc họp rất thân thiện và các
hồng y đã có 45 phút nghỉ giải lao để uống cà phê và trao đổi suy
nghĩ.

Từ 11g45 đến 12g30, đã có 13 hồng y phát biểu ý kiến, đề cập đến các
vấn đề, chủ yếu liên quan đến cách thức tiến hành và những vấn đề sẽ
gặp phải, các ngài vẫn còn nhớ đến các kết quả của Thượng Hội đồng
Giám mục về Tân Phúc âm hóa vừa qua.

Cha Lombardi kết luận: "Quý vị có thể tin chắc rằng phiên họp đầu tiên
này diễn ra trong bình an, xây dựng và tích cực".

Vào buổi chiều, Hồng y đoàn tiếp tục phiên họp thứ hai, cũng tại hội
trường Thượng Hội đồng Giám mục. Có thêm 5 hồng y cử tri mới đến.

Các hồng y cũng quyết định trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư sẽ chỉ có
một phiên họp vào buổi sáng, không họp buổi chiều.

(Theo VIS)

(Nguồn: WHĐ)


Hồng y đoàn bắt đầu họp Hội nghị chung

WHĐ (05.03.2013) – Ngày 04-03, Hồng y đoàn đã bắt đầu tiến hành phiên
Hội nghị chung đầu tiên. Từng người một, các hồng y bước vào Hội
trường Phaolô VI của Vatican. Đây là thời gian thảo luận về những sức
mạnh và những thách thức của Giáo hội cũng như về những gì mà vị Giáo
hoàng tương lai cần phải có.

Trong Hội nghị này, các ngài cũng thề hứa giữ bí mật, không tiết lộ
bất kỳ thông tin chi tiết nào của các Hội nghị hay của Mật tuyển viện.

Giới truyền thông trên toàn thế giới chờ đợi các ngài ở bên ngoài.
Nhưng giữa một rừng phóng viên, máy ảnh và máy ghi âm, các vị hồng y
đã không nói gì nhiều. Câu trả lời cho các phóng viên thường là: "Tôi
không nhớ gì cả. Mọi thứ được xóa sạch rồi"; "Đây là thời gian để cầu
nguyện và suy niệm"; "Tôi sẽ nói bằng sự im lặng"; "Tôi sẽ không nói
bất cứ điều gì. Xin lỗi, tạm biệt!"

Một vài hồng y tổ chức họp báo, để nói về các vấn đề chung của Giáo
Hội một cách chung chung, nhưng không nêu chi tiết cụ thể. Đức hồng y
Francis George, Tổng giám mục Chicago (Hoa Kỳ) phát biểu: "Hạn định
tối đa duy nhất mà tất cả chúng tôi đều nghĩ tới là Tuần Thánh. Chúng
tôi muốn bầu giáo hoàng xong trước khi bước vào Tuần Thánh để có thể
trở về giáo phận mình. Tôi chắc rằng mọi người chúng tôi đều nghĩ về
điều đó".

Trong số 115 vị hồng y tham gia bầu giáo hoàng, có 103 vị đã đến Roma,
12 vị khác dự kiến ​​sẽ đến vào chiều thứ Hai hoặc thứ Ba. Riêng về
Đức hồng y GB. Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Tổng giáo phận Tp. HCM,
thông tin từ Tòa giám mục cho biết ngài sẽ lên đường đi Roma vào ngày
thứ Tư, 06-03.

(Theo RomeReports, 04-03-2013)

(Nguồn: WHĐ)