Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

Việt Nam phản đối Trung Quốc ban hành luật bảo vệ hải đảo

Hôm qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phản đối Trung Quốc thông qua luật bảo vệ hải đảo. Luật này đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua vào ngày 26/12, có giá trị pháp lý đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
(đọc tiếp...)

Thái độ khấu đầu của phương Tây trước các lãnh đạo Trung Quốc

Tại Pháp, Hội Đồng Bảo Hiến bác bỏ luật về thuế carbone của chính phủ

Tớ ủng hộ anh mà sao anh lại để thất bại vậy anh Xáckhông đủ luận cứ để bảo vệ à, hay là chính phủ của anh đã bị suy yếu đi vì những nhập nhèm và tham nhũng ?


Xây biệt thự bằng container



Biệt thự container Mỹ Thanh đang được xây dựng tại khu phố 5, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: M.Đức
Căn biệt thự được lắp ghép từ 28 container loại 20 feet với diện tích sàn 500m2 bao gồm đầy đủ các phòng chức năng như phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp, phòng sinh hoạt gia đình, nhà để xe cùng với kho để vật dụng.

Trong đó, điểm nổi bật của việc xây nhà bằng container là không cần phải đào đất, đóng cọc làm móng, không cần sử dụng gạch xây dựng nên có thể rút ngắn thời gian thi công cũng như tiết kiệm chi phí khoảng 30% mà thời gian sử dụng có thể lên tới 50 năm.
Dự kiến công trình biệt thự container đầu tiên tại TP.HCM này sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán.

( Ý tưởng hay, tốt, nhưng không biết có bao nhiêu người chịu vào... ở ? Tớ hơi nghi ngờ tính khả thi trong sử dụng ! )


Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

Thắt chặt tiền tệ gây yếu kém thanh khoản ngân hàng?

Mấy ngày gần đây, lãi suất trên thị trường và nhất là lãi suất thị liên ngân hàng tiếp tục nóng lên. Đã xuất hiện đồn đoán rằng “thanh khoản ngân hàng có vấn đề” và đó là do Ngân hàng Nhà nước “thắt chặt tiền tệ”.
( đọc tiếp ... )

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Sarawak và Sabah là hai bang phía Đông Mã Lai nằm trên quần đảo Borneo. Từ đấy về Kuala Lumpur phải di chuyển bằng máy bay. Trại Kuching giải tán, nhóm người ghe tôi đa số đã được nhận đi định cư, hầu hết được nhận đi Canada vì được ưu tiên của Cao Ủy, có gốc gác như bà chị họ tôi đã được phân phát y phục Cờ Huê, chuẩn bị ngày góp sức xây dựng cho nước Mỹ hùng mạnh. Mang tính hời hợt, di sản đặc truyền của nam giới, cảm giác duy nhất tôi mang lúc ấy là khoái tỉ tê vì đấy là lần đầu tiên tôi đáp máy bay. Ôi giời, đúng là khi đã nhìn quá nhiều lá vàng sẽ không còn cảm nhận tiếng xào xạc đầy thi văn của lá, chỉ còn Sữa Ông Thọ như tôi thì việc đáp máy bay cả ngày, chịu lạnh dưới âm độ sang thăm con Thảo My thì chằng còn tỉ tê gì ráo. Tôi thà chịu đóng thuế cho phần nước chảy ra chứ nghĩ đến việc chưa đánh được cầu vòng thì đã bị đóng băng, ớn bà cố.

Sungai Besi được chia làm hai khu vực A và B, hệt như những dãy nhà tiền chế thường thấy, giường kê không vách ngăn, các cặp mắt cú vọ lưu lại từ thời ấp chiến lược mất tầm hoạt động dưới lối sống tập thể ấy. Thú nhận là tôi thiếu vắng âm thanh quấy rầy quen thuộc hàng đêm từ hộ cha phó tài công, nhưng chả buồn muốn chớt khi đọc được sự tức tưởi từ nơi khác trước việc không còn chuyện để tám. Tôi và gia đình cha dáo-xư lưu lại khu B là nơi chưa được cấp sổ đỏ, các hộ khác chuyển sang khu A chờ ngày đi định cư. Vũ Trọng Phụng viết quyển Số Đỏ, nhưng có lẽ tôi đọc quyển Số Con Rệp của Vũ Đình Phụng, cũng chẳng buồn khi thực tế chứng minh rằng việc lên voi xuống chó quả có thực, tôi làm ông nhưng mai lại làm thằng, khí khái hay không ở chỗ có bật tiếng rên la khi trên lưng oằn vết roi rướm máu, ấy là thế.

Vấn đề sinh ngữ không phải trở ngại chính, tôi có thể phang tiếng bồi lưu loát hơn bất cứ ai trên ghe trừ cha dáo-xư và bà chị họ. Vấn đề là tôi có căn tu, dạo nầy rất ngại dùng từ "cốt". Kiểu đảo uyển chuyển lượn trước mặt như con Thảo My đủ để tôi cảm nhận việc châm củi vào lò dấy hực bầu máu nóng, chỉ cần thêm tí nước mắm sẽ có tộ canh chua tuyệt vời. Bước sang cách nhấn phím của con Cún, chỉ cần khẩy dăm dây đàn sẽ hòa nên khúc tính tình tang đầy âm điệu. Căn tu làm khựng lại tất cả, cảm nhận nhưng không có ơn gọi, thôi thì đành nhận danh hiệu con Thảo My tặng"nhát cấy". Tôi quyết định không mở hộp đàn cũng chẳng nhìn hoa vờn bướm. Tôi quyết định xin cư ngụ nơi mà lúc ấy ít người biết đến là xứ Úc, nếu bù trất thì vẫn còn nơi đổ lỗi vì đây là lời tư vấn của cha dáo-xư, có điều cha đâu có cho tôi biết đất xứ Úc còn khô cằn hơn cả đất xứ Củ. Phen nầy trăm phần cuốc xuống là lửa sẽ nháng, I hope not.



Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2009

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Cây roi là vật dụng tiêu biểu dùng khi thi hành một hình phạt. Người Tây Phương xử dụng roi da, Đông Phương dùng roi mây, gàn kiểu chơi liều như cha dáo-xư ghe tôi lại khoái dùng roi cá đuối. Dù rất ngán ngọn roi đã lên nước bóng của Ông Giáo Già, nhưng đồng thời lại thấy ông oai phong hẳn ra với ngọn roi vắt trên mình, trông thấy đã toáng người. Nhà giáo cần có ngọn roi, càng to càng uy lực, thời hiện đại, vật tương trưng đầy uy quyền ấy của nhà giáo đã bị tước đi, tiếc cho một phương cách chỉnh sửa lỗi lầm đơn giản và hiệu quả đã tàn dần theo năm tháng. Nhà giáo có bút vẫn chưa đủ, cần phải có roi.

Đấy là chuyện thi hành án phạt nơi học đường với thí dụ điển hình là ngọn roi. Xã hội to lớn hơn nên hình phạt cũng đa dạng. Mở đường với câu chuyện đi lưu đày của Adam và Eve, sang đến hình phạt ném đá trong sự cố người đàn bà ngoại tình với câu danh ngôn vượt thời gian "Let he who is without sin cast the first stone", được tận tình dùng làm câu chạy tội trong giới chính khách thời nay. Dùng sắt nung đỏ châm vào da thịt khi tra khảo là một phương cách tàn độc, nói chi đến việc nướng cả người tội nhân trên lửa thật quá tàn ác. Tôi dù giờ cư ngụ ở xứ sở thích dùng thịt nướng nhưng ít khi dùng thịt lối ba-bi-kiu là vì thế, món thứ nhì không thích dùng là thịt cầy vì kỵ tên. Hình phạt cột cổ vào cối đá quăng xuống biển thì ít khi nghe đến nhưng chẳng phải là không có. Khi mới đến cư ngụ nơi đây, tôi thường nghe những chuyện thanh toán của công đoàn bến cảng, có hiềm khích hay chống đối thì chỉ vài hôm sau sẽ thấy thi thể lềnh bềnh trên mặt sông, cách thức nầy áp dụng cho cả hai phương thức tự vẫn hay muốn phi tang vật chứng. Lao tù là hình phạt tiêu biểu nhất cho thời hiện đại, phạm tội hình sự ắt sẽ được quan tòa phát bản án nằm nhà đá. Bởi mang tính cách hiện đại nên lao tù được dùng làm nền trong nhiều lãnh vực, từ tin tức xã hội đến thi văn ca nhạc, phim ảnh. The Shawshank Redemption dựa trên tiểu thuyết của Stephen King, pha trộn nhiều tính chất nhẫn nại, mưu trí, biến chuyển ngành nghề, phấn đấu, tình bạn v.v…hòa quyện vào nhau để trở thành một phim hàng đầu qua nhiều năm, tôi rất thích. Có đề nghị tôi khai triển tính cách ngục tù tinh thần, nhưng micro bỗng dưng bị khọt khẹt, tiếc quá!

Vườn địa đàng đã xa vời. Trái cấm chặn nơi cổ làm nghẻn hơi nên hành trình lưu đày thật vất vả, ngán roi xong lại đến tránh lưới. Nhớ đến bài nhạc Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang qua tiếng huýt sáo điệu nghệ của Bác Nông, oằn oại dưới lằn roi đời nghe phát ớn. Tôi chợt nghĩ đến lối diễn giải rất mô-đen của Ông Giáo ngày nào "Nữ nhân dùng trang sức trợ thêm cho vẻ đẹp, Nam nhân cũng theo lối ấy, hằn nhiều vết roi càng thấy đẹp, cứ nhớ đấy."

Thế thì tôi lại chuẩn bị NẰM SẤP, phải thế không các Bác!



Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Ngân hàng Thế giới công nhận Việt Nam là nước có thu nhập trung bình và cấp 500 triệu đôla tín dụng

Hôm 23-12, Ngân hàng Thế giới loan báo cấp cho Việt Nam 500 triệu đô la tín dụng để hỗ trợ phát triển và cải cách đầu tư lãnh vực công. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã chuyển từ vị trí một nước nghèo sang vị thế một nước có thu nhập trung bình, trong không đầy 7 năm.
( đọc tiếp ... )

nguồn : rfi

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Vì không đạt được thỏa thuận, hội nghị về khí hậu Copenhagen sẽ chỉ thông qua một tuyên bố chính trị

Lạy các huynh, bó tay
Hội nghị Copenhagen sẽ bế mạc, nhưng gần như chắc chắn là hội nghị này sẽ không đạt được các mục tiêu đề ra. Hội nghị rất có thể sẽ chỉ thông qua một tuyên bố chính trị, làm nền tảng cho bản thỏa thuận, mà nếu không đạt được lần này, sẽ được tiếp tục thương lượng vào năm tới.

Hội nghị Copenhagen được triệu tập chính là nhằm thảo luận và thông qua hai bản thỏa thuận :

Thỏa thuận thứ nhất kéo dài hiệu lực của nghị định thư Kyoto, một văn kiện chỉ liên quan đến 38 nước công nghiệp phát triển, ngoại trừ Hoa Kỳ, chưa phê chuẩn nghị định thư này.
Thỏa thuận thứ hai nhằm mở rộng các nỗ lực chống biển đổi khí hậu ra toàn thể các nước trên thế giới.
Theo phái đoàn Pháp, trong văn bản thứ hai, còn 91 đoạn chưa có sự đồng thuận. Do không thể đạt được hai thoả thuận đó, cho nên hội nghị rất có thể sẽ chỉ thông qua một tuyên bố chính trị. Tuyên bố chính trị này làm nền tảng chi phối hai bản thỏa thuận, mà nếu không đạt được tại Copenhagen, sẽ được tiếp tục thương lượng vào năm tới.

Lãnh đạo 30 nước đi tìm một sự đồng thuận

Trong suốt đêm qua, các đại biểu của 26 quốc gia đại diện cho tất cả các vùng trên thế giới đã ráo riết soạn thảo một dự thảo tuyên bố. Sáng hôm nay, lãnh đạo của khoảng 30 quốc gia đó đã họp tiếp để tìm một sự đồng thuận cho bản dự thảo tuyên bố sẽ được đệ trình cho toàn bộ các nước tham gia hội nghị Copenhagen.

Dự thảo tuyên bố đề ra mục tiêu chung cho 193 quốc gia là  hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất tối đa là 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây chính là theo lời khuyến cáo của các nhà khoa học, bởi vì nếu mức tăng nhiệt độ vượt quá 2 độ C, hành tinh của chúng ta sẽ gánh chịu những tác hại kinh khủng và không thể đảo ngược được. Thật ra, các đảo quốc nhỏ, mà hiện đang bị đe doạ bởi hiện tượng nước biển dâng, đòi phải hạn chế ở mức 1,5 độ C.

Bản tuyên bố cũng dự trù viện trợ giúp các đang phát triển trước mắt mỗi năm 30 tỷ đôla trong ba năm 2010 đến 2012, rồi sau đó nâng lên thành 100 tỷ đôla mỗi năm từ đây đến năm 2020. Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào quỹ viện trợ, một hành động được các nước nước phát triển trong nhóm 77 hoan nghênh như là một'' tín hiệu tốt '', nhưng chưa đủ.

Theo một nhà thương thuyết của một nước đang trỗi dậy, các nước công nghiệp phát triển đã đề nghị giảm 80% lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kính của họ từ đây đến năm 2050, nhưng các nước đang phát triển không chấp nhận và đòi phải đề ra những mục tiêu trung hạn.

Cuối cùng, do các nhà lãnh đạo Bắc Kinh dứt khoát không chấp nhận bất cứ một cơ chế giám sát quốc tế nào, mà theo họ sẽ xâm hại chủ quyền của Trung Quốc, cho nên bản tuyên bố sẽ chỉ đề cập đến khái niệm '' minh bạch'', tức là sẽ có một cơ quan bảo đảm sự minh bạch của các nước trong việc chống biến đổi khí hậu, nhưng chưa đi đến mức thành lập một Tổ chức Môi trường thế giới mà Pháp vẫn chủ trương.

Bế tắc chính vẫn nằm giữa hai quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất đó là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hoa Kỳ sẳn sàng mở hầu bao giúp các nước nghèo, với điều kiện phải có một cơ chế giám sát quốc tế, điều mà, như đã nói ở trên, Trung Quốc vẫn từ chối.

Kết quả hội nghị Copenhagen tùy thuộc phần lớn vào thái độ Trung Quốc

Trong các vòng đàm phán trước và tại Hội nghị Copenhagen, Trung Quốc không thay đổi lập trường trên 3 vấn đề :
- Tài trợ của các nước giàu cho các nước nghèo,
- Các cường quốc công nghiệp phát triển phải tiếp tục cam kết giảm thải khí CO2
- Không chấp nhận cơ chế quốc tế giám sát giảm thải.

nguồn : rfi

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

Chủ tịch FED là nhân vật của năm 2009

77.gif
Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke, người lèo lái giúp nước Mỹ đi qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời kỳ đại suy thoái, đã được tạp chí danh tiếng Time của nước này bình chọn là Nhân vật của năm 2009...
( đọc tiếp... )

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Sản xuất quá tải...

Đầu tư ồ ạt và kềm giá đồng nhân dân tệ : hai biện pháp hổ trợ kinh tế của Bắc Kinh đưa đến hệ quả tất yếu là sản xuất quá tải.
Trong bối cảnh các nước Tây phương bị nợ chồng chất không còn khả năng tiêu thụ hàng Trung Quốc thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
Câu trả lời : phải chận đứng chiếc xe lửa điên cuồng trước khi trật đường rầy dẩn đến một cuộc khủng hoảng tương tự như năm 1920.
...

nguồn : rfi

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009

Hồng Trần Dõi Bước (tt)



Mạng web phải chăng là bản sao mạng lưới cuộc đời? Tựa như lúc bị vi-rút tấn công chiếc laptop đỏng đảnh, hai phản ứng chống trả hoặc sống chung hòa bình được thể hiện rõ ràng nhất. LO TẤT BẬT khi cảm thấy áp lực lưới giăng bủa, bị cuốn hút ngày càng sâu vào trang kinh khổ cuộc đời, mò mẩm tìm đường thoát mê cung, quả thật gian nan khi đối đầu cùng siêu vi-rút. Thích hợp nhất là dùng từ trong từ điển cho phương cách thứ nhì VUI LÀ CHÍNH, gát áp lực sang bên, quậy twist theo bài nhạc "60 năm cuộc đời". Việc sống chung hòa bình cùng vi-rút được thể hiện bằng nhiều phương cách, nhiều nhân số thì lập ra Ban Lễ Hội, Nhóm Lạc Thú… không nhiều người có thể theo trà đạo, thanh thản đu đưa nhịp võng hoặc mần mò chốn không điện lóng lánh ánh chớp loài dơi đêm…thật nhiều phương cách.
Nghề tiểu thương buôn võng cũng không thoát màn lưới. Tuy không có lúc bức tóc, gãi đầu, trò chuyện cùng bù-lon như nghiệp đại thương, nhưng cường độ xì-chét rung chẳng kém là bao. Lội phố hàng cây số quả là mệt cho đôi chân, chào hàng đâu khỏe hơn nghiệp bán cháo phổi. Xứ Mã Lai thời ấy đã tiến triển bước khá dài, cao ốc xe cộ dầy đặc, những căn hộ bề thế chẳng khác phố Phú Mỹ Hưng là bao. Trầm trồ cho tiến bộ của thời đại, nhưng đồng thời lại cảm thấy ngộp trước sự sung túc nơi phố thị, nghẹn hơi khi bị chèn vào tấm lưới chứa đầy cá. Không thể thoát nên đành chọn phương cách thứ nhì trong tiến trình chống siêu vi-rút.
Cây đại thụ vươn cao từ vùng rừng núi miền nhiệt đới thì chẳng có gì lạ. Ấn tượng nơi những nhánh cây lớn, từng cành xòe ra, rợp bóng mát cho một khoảng đất thật lớn. Bãi cỏ xanh mướt vòng quanh cây, tựa phấn son trang điểm thêm vẻ đẹp độc đáo chốn công viên, cây lớn vươn lên nằm giữa bãi cỏ xanh rì, đẹp như bức hình trên bưu thiếp. Nơi dừng chân sau những lúc dạo rong mệt mỏi.
Áp lực đến từ muôn hướng, từ lòng thấp thỏm mắt láo liên canh me nhóm lính canh lúc lẻn trại đi buôn, phát xuất từ tâm trạng hoang mang đợi chờ ngày được tung tăng chốn không có hàng kẽm gai vướng tầm nhìn, tôi đang nằm trong lưới, tôi không có lối thoát. Đồng ý nhập cuộc chơi nhưng tôi cần thời gian tịnh dưỡng.
Chốn công viên ấy tôi thường dừng chân. Chốn tôi đang tìm cách chống trả siêu vi-rút thời đại. Luồng gió mát, không còn tiếng ồn ào phố thị, cây cao rợp bóng, cỏ mượt…tôi thiếp đi trên băng ghế dưới bóng cây…dáng Lỗ Công mập mờ, trao mảnh giấy cuộn tròn, miệng lẩm bẩm lời không rõ…tôi tỉnh giấc.
SIÊU PHẦN MỀM CHỐNG VI-RÚT HIỆU CĂM XE.



Hồng Trần Dõi Bước (tt)



Nghề buôn được thể hiện qua nhiều phương cách khác nhau. Sản xuất quy mô theo lối công nghiệp, ngoài khả năng vốn còn cần đến nhiều yếu tố khác quan hệ đến công việc mới đi đến thành đạt. Tôi nghĩ, ngoài đầu óc cực tinh tế, nhà đại doanh thương còn cần đến cả sự nhậy cảm mới hội đủ yếu tố thành công. Diễn giải xa hơn, SĨ cần có chất gàn, NÔNG buộc phải có tính cần cù, CÔNG đòi hỏi tay nghề tinh xảo, THƯƠNG gộp gọn về trong hai từ nhậy cảm. Văn nhân thi sĩ dùng đặc từ, làm nổi bật tính cách độc đáo khi diễn tả một loài hoa. Triết gia nhập thiền định, miên man suy tư một vấn đề sâu sắc. Đại doanh gia cũng cần mực nhậy cảm tương tự, nôm na dịch là không có khả năng nhìn kim loại bằng tâm linh, ngồi độc thoại với bù-lon trong đêm vắng…suy rằng mộng thương trường còn xa tít mịt mù. Có nhớ Đoàn Dự, đạt mức nhậy cảm cần thiết, lú thêm chân trợ, luyện nhuần tuyệt chiêu, cõng Vương Cô lúc biến nạn. Không thế, thiếu cảm xúc tâm linh, dịch bù-lon chỉ là chất sắt bình thường, thế là tụt dưới mức độc cước để trở thành vô cước, chả thế nào là doanh gia loại to được, ấy là thế.
Thời hiện đại, lắm doanh thương không còn giữ được sự tín nhiệm cần thiết, chủ ý dịch ngoài lề từ điển Con Bò Cười hầu đạt tư lợi riêng. Khởi nguồn từ câu tục ngữ "vào mồng ba, ra mồng bảy", diễn giải trong văn học dân gian bằng chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ, ý chỉ tháng bảy mưa ngâu. Các tên "bồi dâm dật" lại phịa ra sự cố "đêm bảy ngày ba" với chủ đích quảng bá cho đủ loại cao đơn thần tửu. Có thật Ông nốc vào, Bà sẽ hoan hỉ bật lời khen, tôi chỉ nhìn thấy đôi chữ rất to trong từ điển "CHẾT CHẮC".
Người thành công, gặt hái thành quả tốt đẹp trong công việc, được gán cho những cụm từ hoa mỹ con người có thể nghĩ đến, đại gia là từ hiện giờ được thông dùng. Sự lo lắng, bận rộn tăng tỉ lệ cùng chiều với thành công, độ xì-chét dựa vào yếu tố ấy mà tăng dần. Người không có nguồn gốc tăng lữ sẽ nhanh chóng rơi vào khoảng trống không chân, từ nóng hiện giờ gọi là lưới, vì nhìn sâu vào vấn đề, nằm tại vị trí nào cũng là nằm trong lưới, không thoát được. Tôi mở Sách Sáng Thế, đoạn Eve nghe lời con rắn phịa, lôi Adam ăn trái cấm từ Cây Kiến Thức, bị lưu đầy chốn hồng trần từ thưở ấy, lòng mong ước cứu chuộc từ ấy phát nguồn, một sự mong đợi rất xì-chét.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Đọc ngay kẻo...nguội !

Vòng tròn ánh sáng bí ẩn trên bầu trời

Một quầng màu trắng với luồng sáng xanh đột ngột xuất hiện trên bầu trời Na Uy vào buổi hoàng hôn ngày 9/12.

Quầng sáng hình xoắn ốc bất ngờ xuất hiện trên trời. Ảnh: Rex.

Hiện tượng này không giống với cực quang thường diễn ra ở bán cầu bắc, khi các hạt trong gió mặt trời tương tác với từ trường của hành tinh tạo ra những luồng ánh sáng đủ màu sắc chiếu rọi trên nền trời.

Hình ảnh giống như một ngôi sao phóng trên trời. Ảnh: Rex.

Luồng sáng bí ẩn bắt đầu khi một tia sáng xanh bay vút lên từ phía sau dãy núi ở phía bắc Na Uy. Nó dừng giữa không trung, sau đó quay tròn. Trong vài giây, một quầng xoắn ốc khổng lồ quay quanh bầu trời. Khi đó, ánh sáng xanh chiếu rọi ngay giữa vòng tròn xoắn ốc, bay lượn từ 10 - 12 phút trước khi biến mất hoàn toàn.

Ban đầu nhiều người nghĩ đó là mặt trăng khuếch tán. Ảnh: Rex.

Những người chứng kiến miêu tả hình ảnh này như một quả cầu lửa to lớn chuyển động xung quanh luồng sáng kỳ lạ. Theo Daily Mail , sau khi ánh sáng xuất hiện, viện Khí tượng học Na Uy đã nhận hàng trăm cuộc gọi điện thoại. Người phát ngôn của Bộ quốc phòng Na Uy, Jon Espen Lien, nói rằng ánh sáng này có thể từ cuộc thử nghiệm tên lửa của Nga ở vùng Biển Trắng. Tuy nhiên, vào tối 9/12, Nga đã phủ nhận tiến hành cuộc thử nghiệm tên lửa trong vùng này.

Quầng sáng lạ xuất hiện hơn 10 phút rồi biến mất. Ảnh: Rex.

Hoài Vũ

nguồn : socbay

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

Việt Nam công bố sách trắng quốc phòng.

Trong một cuộc họp báo hôm 08/12 tại Hà Nội , trung tướng Nguyễn Chí Vịnh , thứ trưởng quốc phòng công bố  Sách trắng , công khai hóa ngân sách quốc phòng của Việt Nam là 27 ngàn tỷ đồng, khoảng 1,4 tỷ đôla trong năm 2008, chiếm 1,8% ngân sách nhà nước.

Đây là lần thứ ba từ năm 1998, Việt Nam công bố Sách trắng quốc phòng... ( đọc tiếp... )

nguồn : rfi

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009

Thế là sông cạn, thế là bể dâu! (nghe mà...não lòng...)

Chuyện hy hữu trăm năm bây giờ đã thấy. Người dân Hà Nội đi bộ qua đáy sông Hồng. Và người ta trồng rau, đỗ, ngô và lạc, và cả dâu, nếu muốn, ở đáy sông, nơi mà hàng ngàn năm nay là nơi cư ngụ bình yên của Long vương.

Như thế là Sông Hồng - sông Cái - con sông Mẹ - nay đã trơ đáy... (đọc tiếp...)

nguồn: tintuconline


Bắc Triều Tiên cho phép lính biên phòng nổ súng vào người vượt biên

AFP trích dẫn nguồn tin báo chí Hàn Quốc hôm thứ hai (7/12) cho biết để ngăn chặn làn sóng người Bắc Triều Tiên đào thóat sau đợt đổi tiền bất ngờ gây phẫn nộ và bối rối cho dân chúng, chính quyền Bình Nhưỡng đã ra lệnh cho lực lượng biên phòng nổ súng vào bất cứ ai tìm cách vượt qua khỏi biên giới.

nguồn : rfi

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009

Sự nghiệp môi trường tệ hại bởi cách dùng kinh phí


Tình trạng ô nhiễm môi trường, ở hầu hết hình thức: ô nhiễm nước, không khí, đất..ngày càng nặng nề ở nhiều tỉnh, thành phố hiện nay thì người ta đã giải thích bằng rất nhiều nguyên nhân: chế tài, quy định xử chưa nghiêm, sự thiếu ý thức, thiếu kiểm tra giám sát, thiếu tiền…Những lý do này đều đúng nhưng có một nguyên nhân rất lớn lâu nay hầu như không được nói đến. Ấy chính là về cách quản lý, sử dụng kinh phí để đầu tư, cải thiện môi trường-một khoản chi không hề nhỏ trong tổng chi ngân sách quốc gia hàng năm (1%). Một báo cáo của kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới được công bố cho thấy việc sử dụng tùy tiện, sai trái nguồn tiền kinh phí, tên gọi đúng là "chi cho sự nghiệp môi trường" này ở phần lớn các tỉnh, thành phố đã khiến cho công tác quản lý, hiệu quả vốn đầu tư thấp. Và đó chính là một nguyên nhân thực sự gây nên tình trạng ô nhiễm ở nhiều địa phương không sớm được cải thiện, thậm chí ngày càng tệ hại đi. ( đọc tiếp ... )

nguồn : manhquan

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009

Giống...nhau !!!

Có 1 sự so sánh và nhận xét thấy...rất trùng hợp khi đọc 2 tin này trong ngày hôm nay :
nguồn : SGTT và P.V.Đ

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009

Không có chuyện phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng

Dư luận trong Nam ngoài Bắc đang xôn xao với thông tin Việt Nam sẽ phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng và mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định đây là tin bịa đặt.

Blue Trio


Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Trời đêm nhiều sao. Cách địa cầu quãng xa nên ánh dọi không đủ sáng. Côn trùng rỉ rả khúc nhạc đêm, sương phủ xuống theo màn đêm dầy đặc.  Hơi lạnh về đêm làm se da dù nơi miền nhiệt đới. Cong người trên sàn ván, tôi đi vào giấc mộng làm người…
Tôi sinh nhầm thời chiến. Cuộc nội chiến kéo dài 30 năm đã làm tổn thương, làm hao mòn mảnh đất Việt. Vết thương chiến tranh bộc phá, gậm nhấm, soi mòn cả một thời tuổi thơ, phá vỡ tan những tia nắng bình minh rạng rỡ, bơm đầy tràn sợ hãi cho những đêm quờ quạng chun hầm tránh pháo kích, bẻ đứt đoạn ngỏ dẫn đến cổng trường, tôi hình thành từ những chấp vá, những mảng thân thể hằn sẹo không liền lạc, tôi giờ thành vũng bùn lầy lội, rên la cho vết thương lở loét, bộc phát từ bản năng tự nhiên không thể kiềm hãm. Cơn mộng thật dữ, tôi ú ớ trở mình, tư tưởng lần mò theo tia sáng loe loét niềm hy vọng ở nơi chốn thật xa. Cơn gió nhẹ tạt ngang, không đủ lực mạnh gây tác hại, tôi vừa thấy ngọn nến thứ nhất.
Tôi hằn học trước những mất mát cá nhân, va chạm khi bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời. Quả đời không là mơ nên đem về lắm đau buồn chua xót. Lối đi quãng đời tôi thật nhiều dốc, nhiều độ cong nên không thể định hướng tương lai. Tôi quờ lấy tấm gương, soi lên trán xem trên ấy khắc tên tôi là quân cờ gì. Tay quơ mạnh kéo theo mảnh áo, phơi phần bụng cho luồng gió nhẹ thổi vào, chỉ đủ làm tôi rúm mình quay người đổi hướng nằm. Ngọn nến thứ hai tôi vừa thấy.
Tôi gọi võng nhưng Bác Nông dùng từ lưới. Chính xác đời có những lằn phân ranh giới, không thể có sự hòa đồng. You win some you lose some, mất mát từ nơi nầy lại trở thành nhuận lợi cho nơi khác. Thật là thế, lưới giăng lên có những gút mắc trơn trợt khó bám vào. Kiên trì vớ được gút, vác võng vào thì cửa hàng đã treo bảng gút-bai, tôi bỗng dưng trở thành Ông Ngoại, đời chó má! Tung độc cước trong cơn mơ dữ, rõ ràng ngọn nến thứ ba vừa bừng cháy.
Khoảng thời gian đó, khi gió lạnh từng đêm kéo về, khi quay lưng với vùng đất chất chứa đầy dấu ấn tuổi thơ, khi co người hàng đêm trên những mảnh ván tạp nơi vùng đất lạ, những hàng chữ quen thuộc trong kinh điển lại hiện về, tôi vừa thấy ngọn nến thứ tư lóe thật sáng.



Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Đêm kéo về, những ngọn đèn măng-sông thắp sáng cả khu trại. Ngày là "Bà xếp sòng" gắt gỏng, tựa như tia nắng hực, hâm nóng luồng máu vận hành trong cơ thể, không nắng ngày ảm đạm úa sầu. Đêm là "Nàng nhân tình" quyến rũ, mơn lại làn da bỏng nắng, thổi luồng sinh khí mát rượi, đêm lên tiếng gọi mời. Ngày và Đêm có làn ranh vĩ tuyến, không sống chung hòa bình, không thể tạo thành từ kép, văn chương bác học cũng bó tay. Chẳng có quán Cơm nào lại kèm thêm món Phở, đơn giản nhưng súc tích, ngắn gọn nhưng ẩn chứa nhiều hàm ý. Không đúng luật sẽ bị việt vị, sân banh không còn bóng để đá. Theo đúng ca-ta-lô sẽ được chơi đến chiều.                                               

 Xập xình tiếng nhạc từ máy hát chạy pin của những hộ khá giả nhờ nghề võng. Cũng ngọn đèn dầu, cũng khung cảnh thôn dã như xứ Củ Chi ngày nào, đêm Kuching rộn lên sau giờ cơm tối. Những câu chuyện rôm rả từ các nhóm tụ họp, chuyện thời sự, chuyện đời sống nước ngoài đến cả chuyện sinh hoạt riêng tư của cha phó tài công. Đám muỗi có lẽ ớn hơi bia đen nên trốn biệt, nhạn hai chân túa ra từ các barracks đi dạo đêm vòng sân trại. Nhóm thiếu nữ cùng ghe diện đồ đầm trông đẹp phết, cả đến tôi cũng quên khuấy mất mùi hương trên ghe ngày nào, nàng nào cũng bốc khói, chẳng thế đám thanh niên không nệ tốn dầu, cứ đêm về lại đem đèn ra sân chong thật sáng. Tôi cùng tư tưởng với Bác Nông nên cứ thích cái quần lãnh đen của con Út, bó vào phía sau trông thật gồ ghề, thêm vào hàng nút đơm hơi thưa trên chiếc áo bà ba, cứ thế là đủ chết. Tôi bảo con Út có sex appeal, Bác Nông gật đầu đồng ý.

SEX APPEAL! Từ ngữ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Gác bỏ những ý nghĩ đú đởn, tôi suy luận đấy là sự thu hút phái tính từ phía đối tượng. Ngay từ khi còn bé, thông hiểu loài thụ tạo kia được đút kết bằng xương sườn, thế nên khi thiếu vắng hình ảnh nữ giới, tôi cảm thấy không trọn vẹn. Điều đương nhiên, sẽ thiếu sót khi không đề cập đến loài chân dài, hình tượng tiêu biểu khi nói đến nét đẹp ngoại hình người phụ nữ. Không cho thế là đủ, mấy anh khó tính lại đòi hỏi ngoài dáng cao dong dỏng, thể hình tươi tốt, cấn phải thêm có cổ dài (long cou) mới đạt mức hoàn hảo. Tôi thì chả hiểu anh muốn dùng tiếng Việt hay cố ý xài chữ Tây, thôi thì cho là anh dùng văn tự thời xưa của xứ Đại Cồ Việt.

Thời đại chuyển hóa, ảnh hưởng từ giống dân tóc vàng như Anh Bôn, sex appeal được khai thác và áp dụng dưới từ ngữ sex sells. Các chuyện tình bên lề được báo chí khai thác tối đa, những hình ảnh nóng bỏng được cố tình lộ trên mạng, quá nhiều "sex cậu Bôn"! Ngạc nhiên đọc rằng dưa hấu, bưởi, cam cứ đưa ngay vào mắt lúc bước ra đường như vị dáo-xư từng tự thú ngày nào. Hết ngạc nhiên khi đọc đến phong trào váy mi-ni cực ngắn đã trở thành phong trào bên xứ Nhật, đám đàn ông hết mỏi cổ (cou court chứ không còn cou long). Tôi vô tội, tôi hiểu sex là cấu từ của giống F và M.

Đêm Kuching dòm nhưng không séc. Lãi loi nhoi không biết từ đâu. Đèn dầu chợt tắt...



Đọc báo sáng thứ bảy.


Yêu cầu TQ chấm dứt việc cử tàu đến Hoàng Sa-Trường Sa
Ngày 27/11/2009, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc cử hai tàu ngư chính đến quần đảo Hoàng Sa  và cử tàu y tế đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói:
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - bà Nguyễn Phương Nga
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - bà Nguyễn Phương Nga

"Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc cử tàu đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Ngay sau khi được tin nêu trên, ngày 27/11/2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các hoạt động này, không tiếp tục có các hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực".

(Theo website Bộ Ngoại giao Việt Nam)



Hội thảo về Biển Đông tại Việt Nam kết thúc với ghi nhận : tranh chấp sẽ kéo dài, giải pháp lại hiếm hoi

Vào hôm thứ sáu 27/11, cuộc Hội thảo về Biển Đông tại Hà Nội đã kết thúc sau hai ngày họp. Theo ghi nhận chung của các diễn giả tham gia hội thảo, tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông sẽ còn dai dẳng trong hàng chục năm sắp tới đây.

CK thế giới hoảng loạn trước vấn đề nợ của Dubai
Động thái xin khất nợ từ hai công ty hàng đầu của Dubai đã khiến chứng khoán thế giới trải qua phiên giao dịch hoảng loạn trong ngày Thứ Sáu 27/11. Được biết, Dubai World, hãng đầu tư thuộc sở hữu của chính phủ Dubai, hiện đang gánh khoản nợ 59 tỷ USD, chiếm hơn 2/3 tổng nợ của Dubai là 80 tỷ USD.

"Thủ phạm" Dubai khiến CK Châu Á đỏ lửa
Tâm lý hoảng loạn của giới đầu tư trước hành động xin khất nợ của Dubai World đã khiến các thị trường chứng khoán Châu Á đỏ lửa trong phiên giao dịch ngày 27/11. Đáng chú ý, hai chỉ số Hang Seng và Kospi lao dốc gần 5%, đồng USD tiếp tục trượt dài so với đồng JPY.

Nỗi sợ hãi mới từ Dubai
Thứ Sáu, 27/11/2009, 23:00 (GMT+7)
Thị trường tài chính toàn cầu các ngày 26-27/11 đã chao đảo sau khi Chính phủ Dubai tuyên bố tập đoàn đầu tư quốc doanh mang tên Dubai World của nước này muốn xin các chủ nợ khất nợ 6 tháng đối với một số khoản nợ trị giá nhiều tỷ USD.

Giá vàng thế giới tăng vọt trở lại
Thứ Bảy, 28/11/2009, 00:29 (GMT+7)
Giá vàng thế giới trên thị trường London và New York quay đầu tăng vọt trở lại sau khi bất ngờ lao dốc vào đầu giờ chiều 27/11 (giờ Việt Nam) trên thị trường châu Á.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng 16 tỷ USD

Sau động thái tăng các chỉ số lãi suất tiền tệ cơ bản và điều chỉnh tỷ giá của NHNN hôm 25/11, chuyên gia NH Standard Chartered (SCB) ngày 26/11 trong báo cáo kinh tế về Việt Nam cho rằng, NHNN đã quay lại việc cho phép giá trị VND tiếp tục giảm so với USD.

Điều này là do việc áp dụng chính sách ngoại hối của NHNN từ năm 2001 đến 2007. Sự điều chỉnh này giúp bình ổn niềm tin của người dân vào giá trị VND trong tương lai bằng việc giảm bớt những quan ngại về sự sụt giá VND. Theo đó, NĐT có xu hướng tích trữ VND hơn là USD, do vậy sẽ giảm áp lực thanh khoản trong nước lên đồng ngoại tệ này.

Ông Tai Hui - Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực Châu Á của SCB - dẫn số liệu từ NHNN cho biết, dự trữ ngoại hối của VN trong tháng 10/2009 tương đương với giá trị NK trong 12 tuần. Theo tính toán của SCB, con số này vào khoảng 16 tỷ USD, giảm từ mức 20,3 tỷ USD trong tháng 6/2009 (số liệu do của IMF).

Giải thích nguyên nhân sụt giảm của dự trữ ngoại hối, chuyên gia này cho rằng, một phần là do dòng kiều hối và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, dự đoán sẽ giảm tới 20%, xuống mức 5,8 tỷ USD trong năm 2009. Trong khi đó, các nhà chức trách lại đang tìm kiếm các khoản vay bằng đồng USD từ NH Thế giới (WB), các nền kinh tế khác trong khu vực châu Á và NH Phát triển châu Á (ADB) nhằm gia tăng nguồn dự trữ. Hiện tại, Việt Nam đã vay 500 triệu USD từ ADB và đang theo đuổi khoản vay 1 tỷ USD từ WB.

"Trong khi tình hình vẫn được giám sát chặt chẽ, chúng tôi tin rằng sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng kiều hối trong năm 2010 sẽ giảm áp lực thanh toán quốc tế" -ông Tai Hui nói.

Đối với thâm hụt thương mại của Việt Nam, chuyên gia này cho rằng, việc giá hàng hóa ổn định sẽ hạn chế sự gia tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam. So với nửa đầu năm 2008 khi thâm hụt thương mại trung bình hàng tháng là 2,4 tỷ USD và chạm mức 3,3 tỷ USD vào tháng 3, thì mức thâm hụt thương mại hiện tại chưa đáng báo động.

"Chúng tôi tin rằng giá cả của hầu hết các mặt hàng sẽ không tăng cao như năm 2008, kể cả giá dầu và thép" - chuyên gia của SCB nhận định. Điều này sẽ hạn chế việc NK các sản phẩm dầu tinh và thép - hai mặt hàng làm tăng đáng kể NK của Việt Nam trong nửa đầu năm 2008.

Việc Nhà máy lọc dầu Dung Quất mới đi vào hoạt động sẽ góp phần hạn chế thâm hụt thương mại do cơ cấu về năng lượng - Việt Nam là nước XK dầu thô, nhưng NK dầu tinh. Trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao, chệnh lệch giá giữa sản phẩm dầu tinh và dầu thô càng nhiều thì thâm hụt thương mại càng cao. Nhu cầu nội địa sẽ là nguyên nhân chủ yếu  dẫn đến gia tăng kim ngạch NK trong năm 2010; tuy nhiên cán cân thương mại sẽ được điều chỉnh do hoạt động XK được cải thiện xuất phát từ nhu cầu bên ngoài gia tăng, đặc biệt là nhu cầu từ các nước châu Á.

nguồn : vietstock

Chỉ cần đọc 2 tin là đủ

Động đất...

Trưa nay 26-11, động đất cường độ 4,1 độ richter đã xảy ra ở huyện Bắc Yên (Sơn La), cách công trình thủy điện Sơn La 37 km. Nhiều cao ốc tại Hà Nội, người dân cũng cảm nhận được dư chấn.

Chấn động được ghi nhận vào lúc 11h 47 phút 35 giây (giờ Hà Nội)....

Chậm CPH tập đoàn là …không quan trọng...phỏng vấn ông Trần Văn Truyền, tổng Thanh tra Chính phủ về những điều ông nhận xét qua các cuộc thanh tra về cổ phần hoá (CPH) ở các tập đoàn nhà nước Việt Nam ( tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Bưu chính Viễn thông)

Hương Giang bất ngờ lọt Top 12 người đẹp bãi biển
Mát quá ...
Tiện thể, đọc thêm...cùng chủ đề :

Lan Hương tạo hình sexy với thắt lưng

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Đọc báo sáng thứ năm



Quốc Hội Việt Nam thông qua đề án xây 2 nhà máy điện hạt nhân
Đề án xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam là nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng nhiều trong nước, được ước tính là tăng bình quân 15 % mỗi năm. Có điều là nhiều chuyên gia đã tỏ ra lo ngại Việt Nam chưa có được một đội ngũ chuyên viên lành nghề để vận hành một nhà máy điện nguyên tử.

Tài nguyên trên trái đất ngày càng bị con người khai thác quá đà
Sắp đến ngày Hội nghị Quốc tế về Môi trường được tổ chức tại Copenhagen, báo chí Pháp liên tục đăng những bài báo, báo động về tình trạng mội trường sống của chúng ta đã xuống cấp rất nhiều. Hôm nay trên tờ Le Monde có một bài báo dài mà hàng tựa lớn cho biết là "Trái Đất ngày càng bị con người khái thác quá độ".

Nhật Bản đạt thặng dư thương mại kỷ lục trong tháng 10
807 tỷ yen, tức gần 6 tỷ euros, đây là con số thặng dư mậu dịch trong tháng 10 của Nhật Bản, vừa đuợc bộ tài chính công bố hôm nay. Đây là một con số kỷ lục vượt xa dự báo các chuyên gia. Trước đó, họ chỉ ước tính mức cao nhất là 460 tỷ yen, tức 3,4 tỷ euros mà thôi.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Nhiều sai phạm trong cổ phần hóa tại EVN

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết quả thanh tra việc thực hiện cổ phần hóa tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Thanh tra Chính phủ cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, EVN có 65 đơn vị thành viên, trong đó có 17 đơn vị trực thuộc, 5 đơn vị sự nghiệp, 23 công ty con do EVN nắm 100% vốn điều lệ, 10 công ty do EVN nắm 50% vốn điều lệ và 10 công ty liên kết.

Tính đến thời điểm thanh tra tháng 3/2009, EVN đã cổ phần hóa được 30 đơn vị, gồm 6 nhà máy điện, 4 công ty tư vấn, điện lực tỉnh Khánh Hoà và 19 công ty khác. Tổng giá trị phần vốn Nhà nước của các đơn vị tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là khoảng 8.300 tỷ đồng. Số tiền thu được phải nộp về EVN khoảng 6.500 tỷ đồng, sau khi trừ phần vốn Nhà nước và các khoản chi phí cổ phần hóa.

Kết thúc thanh tra việc thực hiện cổ phần hóa tại EVN và một số đơn vị thành viên, Thanh tra Chính phủ xác định EVN đã có nhiều sai phạm.

Cụ thể, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra tại 3 đơn vị đã cổ phần hóa gồm: Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hoà , Công ty Cổ phần Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Tổng giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần là 3.352 tỷ đồng, số phải nộp về EVN là 799 tỷ đồng.

Qua thanh tra tại một số đơn vị như: Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, Công ty Điện lực Khánh Hoà, Công ty Cổ phần Chế tạo thiết bị điện Đông Anh, Thanh tra Chính phủ cho rằng, các đơn vị tư vấn đã tính toán sai giá trị doanh nghiệp, áp dụng không đúng suất đầu tư do Viện Kinh tế của Bộ Xây dựng ban hành, làm giảm giá trị doanh nghiệp, từ đó làm giảm giá trị phần vốn Nhà nước với số tiền gần 4,5 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, Công ty Cổ phần Chế tạo thiết bị điện Đông Anh chưa nộp đủ phần vốn nhà nước về EVN với số tiền còn phải nộp gần 15 tỷ đồng, ngoài ra chưa xác định số tiền hơn 350 triệu đồng do thanh lý các tài sản phải nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp.

Ngoài ra, công ty này cũng chưa bàn giao số tài sản không cần dùng với giá trị hơn 2 tỷ đồng. Riêng việc Công ty Điện lực Khánh Hoà chưa bàn giao 4 căn nhà ở thành phố Nha Trang mà tiếp tục sử dụng lại số tài sản này sau khi loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp với giá trị trên 1,5 tỷ đồng là sai quy định.

Tổng thanh tra Chính phủ đề nghị EVN thu hồi 15,3 tỷ đồng phần vốn Nhà nước còn phải nộp của Công ty Chế tạo thiết bị điện Đông Anh; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý số tiền gần 4,5 tỷ do xác định giá trị tài sản sai và xin ý kiến chỉ đạo về những tồn tại khi quyết toán dự án dây chuyền 2 tại Nhiệt điện Phả Lại.

Đặc biệt, qua thanh tra, đã phát hiện EVN sử dụng gần 757 tỷ đồng thu được từ cổ phần hóa để chi tạm ứng cho các dự án đầu tư mà chưa báo cáo Thủ tướng, thực hiện cổ phần hóa chậm, xử lý tài sản không cần dùng, xác định giá trị tài sản doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót…

Do đó, Thanh tra Chính phủ yêu cầu EVN phải báo cáo Thủ tướng về việc xử lý số tiền hơn 756 tỷ đồng thu được từ việc cổ phần hóa các đơn vị thành viên mà đơn vị này đã tạm ứng cho các dự án đầu tư.

Về tổng thể, Thanh tra Chính phủ kết luận việc thực hiện cổ phần hóa các đơn vị thuộc EVN chưa đảm bảo tiến độ được phê duyệt theo các quyết định của Thủ tướng. Tính đến thời điểm thanh tra mới chỉ có 30/55 đơn vị trong kế hoạch được cổ phần hóa.

Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định, việc Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy Thủy điện Thác Bà không có tên trong danh mục được tiến hành cổ phần hóa là sai với nội dung các quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt đề án tổng thể, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc EVN.

Theo Thanh tra Chính phủ, để xảy ra một số sai phạm trên, trách nhiệm thuộc về các cá nhân ở Bộ Công Thương, EVN, Công ty Nhiệt điện Phả Lại, Điện lực Khánh Hòa, Công ty Điện lực 3, Công ty Sản xuất Thiết bị Điện Đông Anh, Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bi Điện Đông Anh, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa...

Với kết luận trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị EVN chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan

nguồn : vneconomy


CPH EVN: Một điển hình về sự mất kiểm soát với các tập đoàn

Cổ phần hoá ở tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN):
Tiền bán cổ phần đã đi đâu ?


nguồn : Mạnh Quân

Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chính thức khai mạc Năm Thánh 2010




Đúng theo chương trình, Năm Thánh 2010 chính thức khai mạc hôm nay, tại Sở Kiện, cách Hà Nội 70 cây số về phía nam. Theo ban tổ chức, từ chiều thứ ba 23-11, đại lễ « đêm Diễn nguyện » đã thu hút khoảng 50.000 người và đại lễ hôm nay tập hợp 10 vạn ngàn tín đồ đến từ trong và ngoài nước.

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Đọc báo sáng thứ bảy.

Công ước về quyền trẻ em tròn 20 tuổi, nhưng tình cảnh của nhiều thiếu niên trên thế giới còn rất đáng thương.
Liên Hiệp Châu Âu chỉ định vị Chủ tịch đầu tiên đại diện cho toàn khối.
Dư luận Pháp vẫn chưa « nuốt trôi » bàn tay của cầu thủ Thierry Henry cho phép đội tuyển Áo xanh đoạt vé tham dự cúp bóng đá 2010. Chính quyền Cam Bốt ra lệnh cấm toàn bộ nhân viên Thái Lan làm việc trong cơ quan kiểm soát không lưu sau khi một kỹ sư bị kết tội làm gián điệp. Phnom Penh vừa có thêm một động thái gây căng thẳng thêm trong quan hệ với Bangkok.
Trong nhiều ngày qua, những người tại Việt Nam muốn truy cập vào mạng Facebook đã gặp rất nhiều khó khăn. Theo hãng tin AFP, các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã nhận được lệnh của bộ Công An là khoá cửa trang thông tin xã hội trên phạm vi toàn quốc từ cuối tháng 8.

Các cường quốc Liên Hiệp Châu Âu thỏa hiệp trong việc cử chủ tịch và ngoại trưởng để duy trì quyền lực

Tối 19/11/2009, lãnh đạo 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu đã nhanh chóng đạt đồng thuận trên việc đề cử người vào hai chức vụ chủ chốt đại diện toàn khối trên trường quốc tế. Đương kim thủ tướng Bỉ Herman Van Rompuy, 62 tuổi, được chọn làm Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, một chức vụ tương đương với tổng thống một liên bang, trong lúc Ủy viên Thương mại Châu Âu người Anh, bà Nam tước Catherine Ashton, 53 tuổi, trở thành Đại diện Ngoại giao Cao cấp Châu Âu, tức là ngoại trưởng.
Theo tinh thần Hiệp định Lisboa vừa có hiệu lực sau khi được toàn thể 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu có nhiệm kỳ 2 năm rưỡi, sẽ là đại diện thường trực cho Liên Hiệp Châu Âu trên các diễn đàn quốc tế, thay thế cho chế độ chủ tịch luân phiên 6 tháng một lần hiện hành cho đến nay. Còn ''Ngoại trưởng'' Liên Hiệp Châu Âu thì được giao phó trách nhiệm phụ trách vấn đề đối ngoại và an ninh, sánh vai cùng các đồng nhiệm khác Nga, Mỹ, Trung Quốc...
Hai nhân vật ít được biết đến và chưa nhiều kinh nghiệm
Điều nghịch lý mà các nhà quan sát nêu bật ngay sau khi tính danh hai nhân vật được công bố là cả hai người đều ít được biết đến ngoài phạm vi quốc gia của họ, đồng thời hầu như không có kinh nghiệm trong công việc được giao phó. Từ Bruxelles, Thông tín viên Quentin Dickinson ghi nhận :
Sau khi tên hai người được công bố, các lời chỉ trích mà người nghe thấy khắp nơi là ông Van Rompuy là một người không ai biết đến, trong lúc bà Ashton bị cho là không biết gì về lãnh vực sẽ đảm trách.
Thoạt nhìn thì thật khó mà bác bỏ các đánh giá trên. Herman Van Rompuy đã xây dựng sự nghiệp của mình trên thái độ khiêm tốn, khắc khổ, dè dặt. Bây giờ thì người ta yêu cầu ông làm nhân vật có mặt mọi nơi, làm gương mặt đại diện cho Liên Hiệp Châu Âu, không chỉ đối với các công dân Châu Âu, vốn sẽ phải vất vả để ghi nhớ và đọc tên ông, mà cả đối với thế giới.  Vả lại, quyết định đầu tiên của ông Rompuy là sẽ không tiếp xúc với báo chí truyền thống trong những tuần lễ tới đây.
Còn bà Nam tước Catherine Ashton, thì chưa bao giờ được bầu làm đại diện dân cử. Trong chính quyền bà cũng chưa hề làm bộ trưởng. Cho đến nay thì bà chỉ nắm giữ những chức vụ thứ yếu tại Anh Quốc mà thôi. Riêng trong lãnh vực ngoại giao quốc tế, nơi mà những mối quan hệ quen biết cá nhân là những yếu tố tối cần thiết, thì bà không hề có một kinh nghiệm nào cả.
Xin nhắc lại là ông Herman Van Rompuy chỉ mới được cử làm thủ tướng Bỉ trong vòng không đầy một năm nay, còn bà Catherine Ashton thì cũng mới được bổ nhiệm làm Ủy viên Thương mại Châu Âu, thay thế cho ông Peter Mandelson vào tháng 10 năm 2008.  Kinh nghiệm hoạt động tầm cỡ thế giới của họ như vậy không là bao, trong lúc trách nhiệm chính của họ sắp tới đây sẽ là thay mặt Châu Âu.
Các nước lớn trong Liên Hiệp Châu Âu muốn duy trì uy thế ?
Như vậy tại sao các lãnh đạo Châu Âu lại chọn lựa hai nhân vật này ? Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, thủ tướng Đức Angela Merkel là hai người tiến cử ông Van Rompuy, trong lúc chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso và thủ tướng Anh Gordon Brown thì nhất trí ủng hộ bà Ashton. Một số nhà quan sát đã cho rằng sở dĩ hai người này được các thành viên châu Âu, đặc biệt là các nước nặng ký như Pháp, Đức và Anh thỏa hiệp với nhau để tán đồng, đó là vì họ sẽ không lấn lướt uy thế của các quốc gia đang là đầu tầu trong khối. Thông tín viên Quentin Dickinson phân tích :
Loạt chỉ trích thứ hai nhắm vào phương thức đề cử hai gương mặt đầu đàn mới của Châu Âu, sau nhiều tuần lễ mặc cả bí mật. Ngay cả nhiều người tham gia cuộc họp tối qua cũng nói rằng họ hy vọng lần này sẽ là lần cuối mà họ thấy một cách chọn lựa như thế.
Nhưng dầu sao thì mục tiêu chủ yếu đã đạt được : cặp Van Rompuy - Ashton sẽ không che khuất uy thế của đương kim chủ tịch ủy ban Châu Âu, José Manuel Barroso cũng như các lãnh đạo quốc gia Châu Âu đã tiến cử họ

Chức chủ tịch Hội đồng châu Âu : hữu danh vô thực

Sự kiện nổi bật trong phần thời sự châu Âu đương nhiên là việc khối này vừa chọn ra hai nhân vật đại diện cho toàn Liên Hiệp. Le Figaro đưa tin nhưng không bình luận nhiều. Libération không khoan nhượng với hàng tựa « Liên Hiệp Châu Âu : một ông chủ tịch để làm cảnh »
Đương kim thủ tướng Bỉ Herman Van Rompuy và ủy viên châu Âu đặc trách hồ sơ thương mại, bà Catherine Ashton người Anh được 27 nước thành viên chỉ định vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng châu Âu và phó Chủ tịch kiêm đại diện ngoại giao của Liên Hiệp.
Cả hai nhân vật cùng bị coi là khá « mờ nhạt »
Trên sân khấu chính trị quốc tế, Van Rompuy hoàn toàn không được biết đến. Ông cũng chưa bao giờ lên tiếng về vấn đề Châu Âu. Cặp bài trùng và cũng là động cơ của con tàu Châu Âu là Pháp và Đức khó có thể nào tìm được một người đứng đầu Liên Hiệp « kín tiếng » hơn thủ tướng đương nhiệm của vương quốc Bỉ.
Tờ báo mỉa mai : một trong những đức tính lớn của chủ tịch Hội đồng châu Âu tương lai là ông có tài của một  ông bác sĩ « gây mê » để ru ngủ dư luận trước những vụ xung đột chính trị hay mang màu sắc sắc tộc.
Tài đức của ông chủ tịch hội đồng châu Âu thế nào chưa biết, chỉ biết rằng theo tiết lộ của báo kinh tế Les Echos khi chính thức nhậm chức vào ngày 1/1/2010 Herman van Rompuy sẽ nhận được khoản lương trên 300 ngàn euro một năm thêm vào đó là nhiều khoản thù lao phụ trội. Văn phòng chủ tịch của ông sẽ bao gồm 22 cộng tác viên. Ngân sách của Hội đồng châu Âu dựu trù vào năm tới là 25 triệu euro.
Ủy tín của Châu Âu ?
Trở lại câu hỏi tại sao Liên Hiệp Châu Âu lại đề cử hai nhân vật mờ nhạt đại diện cho cả khối : theo cái nhìn của Libération, đơn giản là vị họ sẽ không làm lu mờ các lãnh đạo của 27 nước thành viên trong khối cho dù đây là "sự chọn lựa tệ hại nhất".
Một « tai họa » như lời một nhà báo Anh nói về bà Ashton : « Bà là một người thông minh, nhưng chưa từng được bầu lên ở một chức vụ nào và không có lấy một ít kinh nghiệm về bang giao quốc tế. Bà là người của đảng Lao động đưa vào ».
Theo quan điểm của một nhà ngoại giao châu Âu được Libération trích dẫn, với việc đề cử bà Catherine Ashton, ý đồ phá hoại Liên Hiệp của Luân Đôn coi như đã thành công !
Catherine Ashton sẽ làm thế nào để bảo vệ lập trường của Bruxelles trên bàn cờ quan hệ quốc tế khi bà phải đối đầu với những nhà ngoại giao lão luyện như Hillary Clinton của Mỹ, hay các các ông Dương Khiết Trì của Trung Quốc và Sergei Lavrov của Nga ?
Công ước quốc tế về quyền trẻ em
20 năm sau khi chính thức ra đời, quyền của trẻ vị thành niên bị chà đạp hầu hết khắp nơi trên thế giới. Le Monde ghi nhận một số tiến bộ cụ thể là trong lĩnh vực bảo đảm y tế và giáo dục.
Tuy nhiên hiện có koảng 1 tỷ trẻ em trên thế giới, chủ yếu là tại châu Phi và Nam Á vẫn không được bảo đảm về các quyền cơ bản. Tại hai châu lục này, tỷ lệ trẻ em bị cưỡng bức hôn nhân phá kỷ lục. Hai phần ba không có khai sinh. Ngoài ra hàng năm có đến 1,2 triệu trẻ em trên thế giới bị mua đi bán lại ; 150 triệu trẻ nhỏ sống trong cảnh màn trời chiếu đất, và có từ nửa 500 triệu đến 1 tỷ rưỡi em bị gia đình hay xã hội hành hạ thể xác.
Báo L'Humanité chú ý nhiều hơn đến tình trạng của riêng nước Pháp : năm 2007, tại Pháp đã có đến 47 trẻ em thiệt mạng vì bị gia đình đánh đập, hai triệu thiếu niên sống dưới ngưỡng nghèo khó, bốn chục ngàn em phải tự kế sinh nhai ; 150 ngàn trẻ nhỏ trong cảnh thất học.
Bàn tay của cầu thủ Thierry Henry
Về thời sự nước Pháp, báo cáo của hai cựu thủ tướng Juppé và Rocard về dự án vay 35 tỷ euro nhằm để tài trợ nhiều công trình đầu tư công cộng dài hơi tuy được nhắc đến, nhưng có lẽ không thu hút chú ý độc giả bằng các bài phân tích về "bàn tay thần diệu" của cầu thủ bóng đá Thierry Henry trong trận đấu lượt về với đội tuyển Ai Len ngày 18/11. Nhừ thủ hòa, Henry đã mở đường cho đội tuyển quốc gia đến Nam Phi vào năm tới.
Bàn tay của đội trưởng Henry trở thành một chuyện « quốc gia đại sự », tựa lớn trên trang nhất của báo Le Figaro. Một cái gai trong quan hệ giữa Paris và Dublin, như xã luận bài báo cho thấy : tại cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu tối hôm qua, thủ tướng Ai Len đã ngỏ ý với ông Sarkozy là nên để cho đội tuyển hai nước đấu lại trận lượt về.
Riêng giới hâm mộ bóng đã thì dường như vẫn chưa « nuốt trôi » kết quả chận đấu vừa qua : về phía Ai Len, thì niềm tự hào của cả một dân tộc bị tổn thương. Đối với giới yêu thể thao của Pháp thì thanh danh của cả một dân tộc bị xúc phạm.
Le Figaro cay đắng đưa ra nhận xét : những năm gần đây, Pháp chẳng vinh dự gì trong các Cúp bóng đá thế giới. Người ta còn nhớ cú húc đầu của ngôi sao Zinedin Zidane. Lần này lại đến lượt bàn tay tội lỗi của thần tượng Thierry Henry. Cầu thủ bóng đá là những ngôi sao, « là thần tượng của hàng triệu thanh thiếu niên, họ phải là những tấm gương sáng không tì vết ».
Libération không khoan nhượng đăng ảnh một bàn tay ngay trên trang đầu. Đó là bàn tay trái của Henry. Ở trang trong là hình ảnh của một Thierry Henry giơ cả một cánh tay để tố cáo đối thủ đụng tay vào bóng trong một trận đấu ở cúp vô địch châu Âu 2008. Thắc mắc lớn của tờ báo là tại sao một cầu thủ danh tiếng và uy tín như Thierry Henry lại không báo với trọng tài là anh đã đụng tay vào quả bóng ?
Về chiếc vé đi Nam Phi vào năm tới, Libération gọi đây là một "chiến thắng vô đạo đức".
Bàn tay « tội lỗi » của Thierry Henry khiến Libération điểm lại một vài bàn tay khác trong các trận đấu quyết liệt trên sân cỏ quốc tế : năm 1986 cầu thủ Achentina, Diego Maradona đã loại đổi tuyển Anh trong trận tứ kết ở cúp bóng đá thế giới Mêhico.
Năm 1990 cánh tay của Vata trong đội tuyển Lisboa đã làm tiêu tan hy vọng của Marseille ở trận bán kết cúp Châu Âu.Gần 20 thập niên sau, người dân Marseille vẫn chưa quên cánh tay định mệnh đó.

Cam Bốt cấm nhân viên Thái đến làm việc tại trạm kiểm soát không lưu ở phi trường Phnom Penh

Thông tín viên Phamk Phan tường thuật từ Phnom Penh.
"Hôm qua 19/11, chính quyền Cam Bốt đứng ra nắm giữ Cơ Quan Kiểm Soát Không Lưu tại phi trường Phnom Penh do người Thái điều hành hoạt động và ngăn cấm tất cả nhân viên người Thái không được đến làm việc tại đây nữa sau khi bắt giữ một kỹ sư Thái bị cho là ăn cắp thông tin liên hệ đến chuyến bay ông Thaksin và Thủ Tướng Hun Sen.
Cơ Quan Kiểm Soát Không Lưu thuộc công ty Samart có trụ sở tại Băng Cốc và đã ký hợp đồng làm việc với chính quyền Cam Bốt trong thời gian 32 năm. Hiện tại cơ quan này thuê mướn 9 người Thái trong phần hành chuyên môn. Các đại diện Cơ Quan Hàng Không Dân Sự Cam Bốt từ chối bình luận về việc chính quyền chiếm quyền kiểm soát Cơ Quan Kiểm Soát Không Lưu trong thời gian bao lâu.
Phát Ngôn Nhân Hội Ðồng Bộ Trưởng ông Phay Siphan nói sự kiện chính quyền đảm nhận cơ quan này chỉ là tạm thời nhưng cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia và an toàn công cộng. Những hoạt động tài chính của Cơ Quan Kiểm Soát Không Lưu sẽ không bị ảnh hưởng. Hành động này có thể làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Jatuporn Prompan, dân biểu thuộc đảng đối lập Puea Thái nói rằng ông có băng ghi âm việc Ngoại Trưởng Thái Kasit Piromya ra lịnh ăn cắp thông tin chuyến bay của ông Thaksin. Tuy nhiên Bộ Ngoại Giao Thái phủ nhận sự hiện hữu của băng ghi âm này.
Ngoại Trưởng Thái đang chờ thêm thông tin về việc chính quyền Cam Bốt nắm giữ Cơ Quan Kiểm Soát Không Lưu để có hành động đáp trả thích ứng. Khi tình hình quan hệ Thái – Cam Bốt cứ nóng dần lên, Bội Vụ Cam Bốt đề ra chỉ thị ghi ngày 15/10 kêu gọi các giới chức chính quyền phải bảo vệ thông tin liên hệ đến an ninh nhà nước. Phát Ngôn Nhân Bộ Nội Vụ Cam Bốt ông Khieu Sopheak nói rằng các biện pháp này nhằm đáp ứng với hoàn cảnh ngoại giao hiện thời.
Viên kỹ sư Thái ông Siwarak Chotipong hiện đang bị tạm giam tại nhà tù Prey Sar ở ngoại ô Phnom Penh chờ xét xử. Luật sư biện hộ cho Siwarak là Kav Soupha nói hôm thứ Năm là ông không tin việc lộ ra ngoài thông tin về chuyến bay cựu Thủ Tướng Thái Thaksin sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia Cam Bốt".

Tại Việt Nam, giới cung cấp dịch vụ Internet xác nhận chính quyền đã phong tỏa mạng Facebook

Theo hãng tin AFP, bộ phận tiếp xúc với khách hàng của một công ty cung ứng dịch vụ Internet tại Việt Nam hôm qua, 19/11/2009 đã xác nhận : chính quyền đã ra lệnh phong tỏa mạng này. Trả lời câu hỏi của AFP với tư cách một người sử dụng bình thường, công ty này cho biết đã đóng cửa trang Facebook từ nhiều ngày qua. Theo nguồn tin này : ''Chúng tôi đã nhận được lệnh của bộ Công An là khoá cửa trang này trên phạm vi toàn quốc từ cuối tháng 8''.
Cũng theo nguồn tin trên, các nhà cung cấp dịch vụ Internet khác chắc chắn cũng đã nhận được chỉ thị kể trên. Tuy nhiên, khi được hỏi qua điện thoại thì các công ty đó chỉ nêu lên vấn đề kỹ thuật mà thôi. Riêng hai công ty FPT và VNPT thì đã trả lời thẳng thắn với hãng tin Đức DPA rằng họ đã nhận được lệnh của chính quyền từ tuần trước, và bắt đầu áp dụng chỉ thị kể từ tuần này.
Theo ghi nhận của AFP, từ hơn một tuần lễ nay, việc phong tỏa không còn liên tục nữa, nhưng nhiều người sử dụng Internet vẫn than phiền là khó truy cập được vào trương mục Facebook của họ. Một người xin giấu tên đã nói với AFP rằng anh bị trở ngại trong những ngày trước đây, nhưng đến hôm qua thì đã vào được trang của mình.
Đối với hãng AFP, chính quyền Việt Nam đã hiểu rõ là mạng Internet cung cấp cho người dùng một quyền tự do ngôn luận không thể thấy nơi các phương tiện thông tin truyền thống. Mới thứ ba vừa rồi, bộ trưởng bộ Thông tin Việt Nam đã nhắc lại ý định kiểm soát internet một cách chặt chẽ hơn.
Theo ghi nhận của hãng tin Đức DPA, chính quyền Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều biện pháp nhằm đàn áp các tiếng nói bất đồng trên mạng internet và trên báo chí. Nhưng đây là lần đầu tiên mà chính quyền tìm cách phong toả nguyên một mạng xã hội.
nguồn : rfi





Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

Rất ngắn về "người thầy"

Trong cuộc đời, ai cũng có ít nhất một người thầy, tiếng latinh gọi là magister, nghĩa là hơn gấp ba lần. Đó có thể là người lớn tuổi như cha, mẹ; bằng tuổi như bạn bè, đồng nghiệp; ít tuổi hơn ta như các em, con và cháu; thậm chí hôm nay là học trò ta. Trong một lãnh vực và ở một thời điểm nào đó, họ có lời nói, hành động khiến ta khâm phục và rút ra một bài học. Vì đời là một ngôi trường lớn.

QA

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Nên bỏ thói quen thích ăn cơm tấm bì!!!

Nói đến cơm tấm, chúng ta hình dung ngay đến hình ảnh miếng sườn nướng nghi ngút khói thơm lừng, cọng bì trắng và dài, miếng chả mềm mại được cắt thật đều và khéo hay cái trứng vàng ươm bên cạnh những miếng mỡ hành thật quyến rũ. Thực khách cùng ngồi thưởng thức trên những chiếc ghế nhỏ, thấp, được đặt san sát vào nhau quanh những chiếc bàn đơn sơ, cũ kỹ… Vậy đó, cơm tấm đã mang trên mình những hình ảnh bình dị như thế từ rất lâu!

Ngày nay cái mộc mạc, dung dị ấy rất có thể không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại, khi mà nhu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, không gian thưởng thức… luôn song hành cùng nhu cầu về chất lượng. Dưới đây là hình ảnh món bì của cơm tấm.

Bì lợn nguyên liệu trước khi chế biến được chất đống, đặt luôn dưới nền đất.
Số khác ngả màu bốc mùi hôi vì bắt đầu bị phân hủy.
Sau khi được lấy mỡ thừa, bì được luộc và ngâm vào ôxy già đồng thời tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp.
sasasasa
Thùng ngâm cáu bẩn, bốc mùi hôi thối.
Nồi luộc bì đặt luôn ngoài trời, cạnh bãi rác.
Khung cảnh khu vực ngâm bì lợn
Số khác được phơi khô luôn trên bãi rác.
Sau khi xử lý, bì được đưa vào máy cán sợi.
Sau khi thành sợi, bì được ngâm một lần nữa vào ôxy già và hóa chất để tẩy trắng và khử mùi.
Và thành phẩm.
Trở thành món ăn tại một quán cạnh nơi sản xuất.

quá sợ !!!

Nên dũng cảm từ chối danh hiệu "Hà Nội sạch"

Việc Hà Nội được bình chọn là đô thị sạch khiến nhiều người, kể cả người địa phương khác lẫn người đang sống ở Hà Nội ngạc nhiên. Nhiều người thậm chí cho rằng, danh hiệu này được trao cho Hà Nội là không xứng đáng, phản cảm.

GS.TS Nguyễn Lân Dũng: Quá phản cảm!

Lối thoát cho giáo dục đại học ?

Đại học VN chưa bao giờ có lối thoát bằng tự thân... Sẽ rất khó để có một nền GDĐH tiên tiến nếu không quốc tế hóa nền GD ấy bằng chính sách mở cửa.
- Quan điểm riêng của nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt


Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

NGÀY XƯA, BA CŨNG CÓ MỘT NGƯỜI THẦY...

Rời ghế nhà trường thắm thoát cũng ba mươi năm hơn, thời áo trắng tinh khôi, trang vở học trò, dòng chữ nét bút đã xa đi trong tôi một thuở nào lâu lắm rồi ! Và... những chuổi ngày tất bật cơm áo gạo tiền, lo toan cuộc sống đã kéo tôi qua đi thời trai trẻ. Cứ gần đến ngày 20/11 mỗi năm, các con tôi lại háo hức nhộn nhịp nào quà nào thiệp cho Ngày Lễ Hiến Chương Các Nhà Giáo....
 
NGÀY XƯA, BA CŨNG CÓ MỘT NGƯỜI THẦY...
Rời ghế nhà trường thắm thoát cũng ba mươi năm hơn, thời áo trắng tinh khôi, trang vở học trò, dòng chữ nét bút đã xa đi trong tôi một thuở nào lâu lắm rồi ! Và... những chuổi ngày tất bật cơm áo gạo tiền, lo toan cuộc sống đã kéo tôi qua đi thời trai trẻ. Cứ gần đến ngày 20/11 mỗi năm, các con tôi lại háo hức nhộn nhịp nào quà nào thiệp cho Ngày Lễ Hiến Chương Các Nhà Giáo. Cứ thế các con lại đánh thức trong tôi thời học trò xa xăm, mái trường thân thương cùng Thày cô kính mến của mình. Thời gian cứ trôi trong lặng lẻ, cuộc sống vẫn xôn xao đời thường, ở một góc nhỏ nơi tâm hồn tôi lúc nào cũng không nguôi nhớ về kỷ niệm thời nội trú xa xưa...nơi đó một thời gắn bó tuổi niên thiếu mà ký ức còn mãi in đậm về
Người_ một người Thầy kính yêu mà tôi gọi bằng Frère; đó là Frère Léonard của một trường dòng Lasan đạo Thiên Chúa.
Ngày đó tôi nhớ vào một buổi sáng, ông nội dắt tôi vào ngôi trường to lớn. Ngoài trời lất phất những hạt mưa tháng tám giăng đầy cả sân trường, những cây còng rũ lá nhỏ những giọt nước trời lạnh lẻo, khiến cho thằng học trò nhỏ lần đầu tiên xa nhà đi học như tôi không khỏi bở ngở xao lòng ! Bước vào trường, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là bức tượng trắng xóa hướng nhìn ra cổng: một người Thầy trong áo tu dài nhìn xuống cậu học sinh (nhỏ như tôi) tay cầm quyển sách giở ra ngước nhìn lên :chút gì đó nghiêm trang, ân cần, gần gủi và lạ lẩm với tuổi thơ của tôi.Thế là tôi bước vào cuộc sống mới_học sinh nội trú của một trường dòng Lasan .
Một ngôi trường rộng lớn xây từ thế kỷ 19 dáng dấp kiến trúc cổ của Pháp, những cây còng to lớn phủ rộng cả sân, có tới ba sân bóng rổ, dãy hành lang dài hun hút …mình thật quá nhỏ bé và chút gì đó háo hức tò mò.
Thầy giáo của trường là người thuộc dòng tu đạo Công Giáo hiến thân cho giáo dục thế hệ trẻ. Chúng tôi gọi là Frère (thay cho từ Thầy), khoác trên người một áo dài đen rộng thụng phủ tới chân và hai mảng trắng ở cổ phiá trên ngực. Một màu đen lạnh lùng như quan tòa khắc khe cộng với gương mặt nghiêm nghị, làm pha chút rụt rè lẩn kính trọng nơi tôi. Khi Frère đến tiếp nhận cậu "tân binh" cùng nụ cười thân mật cởi mở, cảm giác tôi lúc đó trở nên gần gũi và dạn dĩ hơn. "Dáng con cao để Frère tập bóng rổ cho con"_Frère nói nhẹ nhàng làm vở òa niềm vui trong tôi (vì tôi rất thích và có năng khiếu bộ môn này).
Thắm thoát những năm tháng nội trú tiểu học, rồi trung học, rồi chuyển trường cũng thuộc dòng Lasan ở các tỉnh, tôi trãi qua nhiều Frère dạy bảo. Các Frère đa phần tốt nghiệp hoặc tu nghiệp ở nước ngoài về nên ảnh hưởng ít nhiều nền giáo dục của tây học. Môi trường nội trú với giờ giấc chuẩn mực trong học tập sinh hoạt và vui chơi. Một Bề Trên (Fr.Maxime) chăm sóc nội trú : nghiêm khắc và lạnh lùng ! Trong túi lúc nào cũng có sợi roi điện dành cho học sinh phạm luật. Ngoài việc học ra các Frère còn trắc nghiệm cá tính đề qua đó khám phá thêm tính cách đề định hướng, xử lý tình huống một công việc, cách làm cụ thể cho mỗi học sinh. Một thư viện phong phú đa dạng đầy đủ những đầu sách giáo dục tốt, những lần tổ
chức từ thiện tham quan thăm trại mồ côi, người già…đã dần dần hình thành trong chúng tôi một nhân cách sống đẹp. Câu danh ngôn :"HỌC CHỮ NGHĨA THÌ DỄ, HỌC ĐỂ THÀNH NGƯỜI THÌ KHÓ " của Sévigne (danh nhân Pháp) mà Frère thường làm đề tài giảng giải và cho học sinh viết thu hoạch.
Những nhu cầu về văn thể mỹ với cơ sở dụng cụ, vật chất đầy đủ chúng tôi được làm quen tất cả. Từ đó, các Frère tận tình theo dõi từng bước chân, bộc lộ những năng khiếu gì để đào tạo tới nơi tới chốn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tạo thành một phong trào trong giới học sinh chúng tôi. Mỗi cuộc thi văn nghệ, thi đấu thể thao, bích báo, thi đua trong học tập… Sức lan tỏa rộng khắp toàn trường gây cho chúng tôi một sự thi đua trong háo hức thích thú. Các Frère đã tạo động lực tinh thần, một bệ phóng kiến thức vững chải, một tâm hồn khoáng đạt nhân hậu để là hành trang cho chúng tôi bước vào đời. Mỗi lần khoác trên áo đồng phục học sinh với huy hiệu của trường Lasan là chúng tôi hảnh diện và tự hào cũng
như hô vang khẩu hiệu mỗi tuần làm lễ chào cờ : LASAN_PHỤNG SỰ.
Vì là tu hành nên các Frère không có gia đình, thường chọn một học trò mình thích để gần gủi làm "con nuôi", để an ủi tuổi già ấm áp trong lòng. Tôi cũng may mắn lọt vào "mắt xanh" của Fr. Léonard, tuổi đã ngoài 60 nhưng tóc đã bạc trắng dáng người mập mạp gương mặt trắng hồng với gọng kính trắng trông Frère nhân hậu gần gủi làm sao. Cứ hể chiều chiều hoặc sáng chúa nhật là tôi có khi cùng vài người bạn đến phòng Frère ra vườn hái những trái dưa gan tây chín quay sinh tố, câu cá bên ao sen, xem sách Pháp nhiều hình ảnh sắc màu hoặc mở cái máy nhạc cổ xưa cùng những chiếc đĩa hát nhạc Pháp thiếu nhi thật hay lạ. Frère còn dạy những bài hát thiếu nhi Pháp mà giờ tôi vẫn còn thuộc. Chúng tôi cũng giúp Frère chăm sóc hoa
kiểng, vẽ nhiều hình ảnh cho Frère làm đạo cụ dạy môn Pháp văn, Frère còn chụp chúng tôi nhiều tấm hình, dạy chăm sóc hoa kiểng, các kỷ năng của một hướng đạo sinh… thật một ký ức ngọt ngào, một kỷ niệm thời niên thiếu trung học sẽ mãi in đậm nơi tôi đối với Frère.
Rồi thời cuộc biến đổi, trường Lasan không còn, các Frère một số ra đời trôi giạt các phương, học trò tứ tán tản lạc, chúng tôi như con chim non lạc lỏng, ngơ ngác giữa bầu trời không định hướng…Riêng tôi trở về miệt Miền Tây tiếp tục năm tháng phổ thông trung học của mình. Hết bậc phổ thông rời ghế nhà trường tôi lên saigon buôn bán, tất bật sinh nhai.
Một thời gian dài, làm ăn chút ít khấm khá tôi trở lại trường Lasan ST-CT, thăm nơi chốn củ tìm về kỷ niệm xưa. Cầu thang gổ bên cạnh phòng ăn hoang vắng, sân bóng rổ vắng lặng tiếng reo hò cổ vũ, dãy hành lang với bậc thềm rêu xanh. Kìa căn phòng của Frère vẫn còn đó, giàn dưa gan tây dây leo phủ đầy lá to xanh chi trơ lại giàn sắt khô khốc rỉ sét, những chậu hoa tươi tắn, những giống xương rồng đủ loại mà Frère chỉ cách tôi chăm sóc và sưu tầm … giờ đâu rồi ?! những bậc thang vô hồn tôi khẽ bước lên như tiếng thời gian vọng về vang tiếng cười đùa chúng tôi, giọng nói đầm ấm của Frère. Căn phòng đó ai ở cửa đóng im lìm vắng lặng, ngoài vườn lơ thơ vài chiếc lá khô, như văng vẳng tiếng nhạc Pháp ngày ấy, như bóng
Frère thoang thoáng đâu đây !!! … cảnh đó người đâu ?! Thời gian vọng về dư âm đầy luyến tiếc, ngậm ngùi cô quạnh ! Chiều vàng nhạt nắng đã vươn vãi khắp nơi, tôi rảo bước đi mà lòng nặng trĩu mối tâm tư về hình bóng Frère_người thầy của mình.
Không biết Frère giờ nơi đâu ?! lòng vẫn canh cánh mong được gặp lại. Một hôm tình cờ trên phố, một bóng dáng quen thuộc chạy chiếc xe đạp phía sau là một cần xé to đùng. Tôi vội vượt lên thì bất ngờ đó là Fr. Nguyễn Tấn Kiệt ! (dạy môn Triết học lớp đệ nhất và nhị). Tuy không dạy trực tiếp tôi, nhưng có vài lần Frère xuống lớp dự giờ. Thế là tôi mời Frère về nhà chơi. Thật cảm động cái cần xé đó, xe đạp đó là Frère đi bỏ bánh mì (!), kiếm thêm sau những giờ dạy kèm .Thật buồn và xót sao ! Frère cũng dẫn tôi lại nơi ở_lầu bốn Lasan Taberd để tâm sự vui buồn. Và qua Frère tôi được biết những Frère cao niên được tập trung về ở Lasan mai Thôn thuộc quận Bình Thạnh (sát bờ sông Saigon). Thật vui và hồ hởi ! tôi cố
gắng thu xếp tự nhủ ngày gần đây bất ngờ đến thăm Fr. Léonard, sẽ quỳ dưới chân Frère tạ lỗi, sẽ ôm Frère dâng trào nổi nhớ thương gần 15 năm. Sẽ cung phụng tìm vể tuổi già cho Frère những niềm vui, sự chăm sóc trìu mến ân cần, sẽ tìm cho mình những tấm hình kỷ niệm ngày xưa Frère chụp rất nhiều và còn giữ.
Một buổi sáng, trên tay tờ báo với dòng tin : " Nguyên dãy nhà một tầng trong đêm khuya 2 h sáng đã sạt lở đổ sụp xuống bờ sông làm biến mất cả một cảnh quan ven bờ sông thuộc dãy nhà dòng tu Lasan Mai Thôn. Mang theo 5 vị cao niên thuộc dòng tu viện, đã tử vong 4 và 1 thoát chết bơi vào bờ", giật bắn người, không dám đọc tiếp… Nhưng rồi cái tên tôi hằng mong một ngày tìm đến đã nằm trong danh sách tử vong : LÉONARD LƯƠNG VĂN TRUNG . Tôi đã bật khóc, khóc cho hoàn cảnh mất mát thương tâm, khóc cho sự chia lìa tình Thầy trò chưa kịp trùng phùng, như con mất cha, chưa đền đáp một nghĩa tình thâm sâu mà mình mang nặng.
Vào một ngày tôi đến Lasan Mai Thôn, sau khi thăm các Frère già và hỏi thăm đường ra nghiã trang Lasan gần đó. Nằm sát bờ sông, cây thánh giá khắc tên hình đứng chơ vơ cùng phần mộ… tôi đã tìm thấy mộ Fr. Léonard và vài Frère khác mà tôi biết. Thật hiu quạnh cho một buổi chiều, phút ngậm ngùi tiếc thương. Những bó hoa tươi cho Fr. Léonard, Fr. Maxime, Fr.Samuel và Fr. Marcel. Con biết giờ đây không còn phút giây nào gặp được Frère nữa, tình cha nghĩa thầy con mang nặng. Frère đi rồi, trên dương trần con biết đền đáp gởi cho ai ??!! Kỷ niệm ngày xưa bên Frère con luôn nhớ, những dạy dổ ân cần như người Cha con càng không thể quên. Nhưng con hối hận, quá muộn đến nắm lấy tay Frère trong tuổi già cô quạnh thiếu bóng học trò, chút gì đó ấm
lòng Frère lúc xế chiều hoàng hôn. Giờ đây quỳ bên mộ Frère, có hối tiếc cũng đã muộn màng. Con hối hận, con đáng trách, con có lỗi với hương hồn của Frère.
 
 
Frère ơi ! trong đêm ngồi gỏ đến dòng này, lòng con đã nghẹn lắm rồi ! cố kìm lòng để khỏi trào nước mắt, cố mím môi để khỏi bật thành tiếng trong đêm khuya. Nhưng …một trời thương tiếc, một nổi nhớ nhung con bật khóc trong xót xa ân hận. Con cũng biết Frère thương con lắm! Frère sưởi ấm một tuổi thơ bất hạnh con nhiều lắm! Frère cũng mong cũng chờ đợi có ngày gặp lại con ! Vậy mà… con nở sao vô tình, không vội kịp đến bên Frère .Và … Frère cũng đã mang theo nhiều tấm hình của con, từng để đầu giường, bên bàn làm việc của Frère xuống dòng sông lạnh giá về cỏi vỉnh hằng ...
Frère ơi ! với dòng này xin thay nén hương, một bó hoa tươi kính dâng lên Người. Và con tin rằng trên Thiên Đàng Frère đứng nhìn với nụ cười đôn hậu bao dung ngày nào đón nhận tâm tình này với lòng thành kính của con. Frère ơi ! Con mơ được trong giấc ngủ là một cậu học sinh ngoan ngày nào của Frère, quấn quýt bên Frère những buổi chiều bên vườn hoa kiểng đầy bướm lượn, giàn dưa gan tây cùng Frère tìm trái chín mộng, ly sinh tố ngọt thơm, tiếng nhạc bên máy hát cổ xưa và lời nồng ấm của Frère…Và con mãi mơ…
Nữa đời người đã bước qua, mỗi năm tôi vẩn đến nghiã trang Lasan với những bó hoa tươi. Nguyện cầu trên Thiên Đàng Frère thanh thản an lạc và bình yên nơi tâm hồn. Mùa Hiến Chương Nhà Giáo năm nay lại về, con tôi lại hối thúc đi Nhà sách nào thiệp nào quà cho Thầy cô giáo. Nhà sách tấp nập học sinh lỉnh kỉnh với quà thiệp. Giây phút chạnh lòng nhớ đến Frère !
Giờ đây tôi sẽ nói với con mình :"Ngày xưa, ba cũng có một người Thầy… nhân hậu kính mến lắm ! thương yêu dạy dổ và mang đến cho ba bao điều tốt đẹp. Nhưng ba chưa một lần đền đáp !? Để giờ đây ba xót xa mang nặng nổi luyến tiếc khôn nguôi. Con ơi ! Quà thiệp cũng chưa đủ. Con hãy ghé thầy cô mỗi khi có dịp, thăm sức khỏe thầy cô khi hữu sự nha con !".
Tiếc thương về Fr.Leonard
Học trò Nguyễn Đạt Luân
Nguyễn Đạt Luân
(Theo Ban Liên Lạc CHS Lasan Việt Nam

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Thánh ca

Mùa Hồng ân (Bài ca chính thức Năm Thánh 2010)

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Ngày Hạ thừa ánh nắng. Như tia nắng sớm, hy vọng bừng lên rực rỡ, oi bức dần như nắng ban trưa trong nôn nóng chờ đợi, chuyển thành tia nắng chiều úa nhạt với tâm trạng hoang mang lúc nghĩ về một hành trình vô định hướng. Ngày tị nạn đủ bốn mùa, dài đăng đẳng. Mà nầy, nỗi đợi chờ nào chẳng kéo theo những suy tư đầy sắc màu của bốn mùa, quờ quạng trong bóng đêm mờ mịt, héo hắt 30 năm úa sầu, rộn ràng theo tia nắng dấy lên từ tinh cầu xa lạ, tấu vang cung điệu xì tin đầy hơi hám niềm hy vọng. Thế đó, ngày tị nạn lửng lờ, ngày tị nạn rã rời, ngày tị nạn chợt đầy ấp…nắng Hạ đôi khi xa lạ wá!

Kịch bản "năm mười" thật sự có chiều sâu, một dàn dựng có tầm vóc. Vua voi ngỏng vòi, phất cung điệu mở đầu thật hoành tráng. Tôi thấy cả anh nài voi thấp bé đứng trên lưng voi, nguấy đít đánh đũa bắt nhịp cho nhạc phẩm Ngày Tân Hôn. Từng nghe qua Thanh Lan, và gần đây Diễm Liên rất xuất sắc qua bài nhạc, vẫn không thể so sánh với giọng ca đang hồi xuân chơi đến chiều trong ngày ấy, xuất thần qua từng lời nhạc. Không bức xúc, dầy vò qua từng năm tháng rã rời trong hạnh phúc hoan lạc, không diễn tả đạt trình độ đến mức ấy, con Cún cho lời bình như thế. Từng cặp trong nhóm hơn mười đôi năm chẳn bước nhịp nhàng vào khu hành lễ. Nhóm phái nam trông mãn nguyện vì thành quả đạt được trong cuộc sống hôn nhân, cười tươi tắn. Nhóm phái nữ lộng lẫy từng bước hãnh diện đi kề cận người phối ngẫu, hài lòng với anh phu quân theo đúng phóc ca-ta-lô "cơm là cơm, phở là phở". Xì xầm từ đám rờ-mọt "Mẹ bảo, phúc đức nên lấy Bố có cốt tu". Tán đồng, lời thì thầm thứ nhì "Thế mà lúc xưa, thiên hạ dèm pha, không ưng ai, lại vớ cái anh ếch-xích-ti-ách". Không nghe tiếng quát từ ông dáo-xư bảo im, chỉ vang vọng âm nhà đạo diễn kịch bản họ Lỗ "cắt…cắt…cắt…"

Kịch bản đứt đoạn, giấc mơ đẹp bị những công việc thường nhật từ thực tế chen vào. Nghề võng nôi vốn một lãi mười, trở thành nghề gia công chính trong trại thời ấy. Lối đan lưới đánh cá được áp dụng, trở thành những chiếc võng chỉ sợi chắc chắn và bền đẹp. Suy diễn ra, không chỉ có anh cắt tóc nơi thành phố mới biết cải tiến ngành nghề, anh dân miền biển vận dụng chất xám chẳng kém ai khi cần thiết. Dĩ nhiên, luồng gió đổi thay cũng phải đến qua năm tháng, võng nôi có gắn mô-tơ ra đời sau sáng kiến cực độc đáo, đẩy lùi chiếc võng truyền thống vào bóng tối. Tôi chấp nhận canh tân để cải tiến, nhưng thiếu vắng bài ca dao đưa võng vang lên từng buổi trưa nơi khu xóm nhỏ ngày nào, back to the future or moving to the past, tôi phân vân…chất xám chạy hỗn loạn!

Lính canh trại gốc dân Malay nên theo truyền thống Đạo Hồi. Khi họ bắt đầu giờ cầu kinh lúc sáng sớm là lúc thuận tiện nhất cho việc lẻn trại đi bán võng. Ôm thùng thiếc lội băng ngang con sông phía sau trại, sông chảy ra cửa biển nên khá lớn, bì bõm khá lâu mới sang bờ phía bên kia. Từ đấy, ĐỨNG XE BUÝT ra thành phố, chen chút vào dòng người qua lại để bán hàng. Với vốn liếng Anh ngữ tiếng còn tiếng mất, nhưng chúng tôi bán hôm nào cũng sạch hàng. Nghĩ sau nầy có cơ hội gia nhập đội quân tiếp thị hãng võng nôi LH, tôi cầm chắc chức vụ trưởng tiếp thị, chào hàng bây giờ di chuyển bằng Honda xoáy nòng, tiện nghi quá, dân thành phố vương giả quá!!!

Cuối ngày, lúc nhóm lính vào buổi cầu kinh ban chiều, chúng tôi lại băng sông lội về trại, không quên đèo theo thùng bia đen bồi dưỡng cho chất xám vào buổi tối. Dzui là chính, Ngài Phó lúc nào chẳng bảo thế.


Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Học trò lăng mạ, hành hung cô giáo ngay trong lớp

Sắp đến ngày 20/11, ngày Nhà Giáo Việt Nam, đọc loại tin như thế này ' quá sốc'. Tìm đâu tình thầy nghĩa trò giữa một xã hội đã bị 'băng hoại' hôm nay…

Hoc-tro-lang-ma-hanh-hung-co-giao-ngay-trong-lop

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

GHÌM GIÁ NHÂN DẬN TỆ, TRUNG QUỐC ĐẨY THỊ TRƯỜNG TIỀN THẾ GIỚI VÀO HỖN LOẠN...

Giám đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan đã tuyên bố không úp mở: " Các quốc gia phát triển cần phải quan tâm tới các vấn đề chính trị sát sườn có thể giải quyết được..."

Bằng cấp và năng lực

Diệp Văn Sơn
Ðể xem xét việc đòi hỏi công chức lãnh đạo có bằng cấp tiến sĩ có hợp lý hay không, nên tìm hiểu thêm về phương thức quản lý công chức trên thế giới và cũng đang được tiến tới áp dụng ở nước ta. Đó là, hệ thống chức nghiệp và hệ thống theo việc làm hay còn gọi là theo vị trí.
 

Siêu dự án và cái bẫy nợ nần

Tác giả: TS Nguyễn Quang A
Đi vay để đầu tư là tốt, song nếu không khéo có thể rơi vào cái bẫy nợ nần. Chúng ta còn có quá nhiều các đại dự án dự kiến thực hiện trong 10-15 năm tới. Đã có ai thử cộng tổng dự toán của tất cả các đề án đó chưa? Và lấy đâu ra tiền để làm?

Chuyện này rất nhạy cảm

(TT&VH Cuối tuần) - Trước ngày Nhà vệ sinh thế giới - 19/11, tuần qua, tại TP.HCM có một cuộc họp báo về một chuyện mà nhà báo nào nghe xong cũng bịt miệng cười tủm tỉm: "Nhà vệ sinh...". Anh dẫn chương trình phải rào trước đón sau mãi, rằng thì là đây là một vấn đề hết sức con người, nó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, là một chuyện đáng báo động chứ không "nhạy cảm" như chúng ta nghĩ. Ông Jack Sim, nhà sáng lập và điều hành Tổ chức Nhà vệ sinh thế giới phải hết sức tươi cười, tỏ vẻ đồng cảm cùng những người Việt Nam đang rúc rích (hoặc rất nghiêm trọng): "Ban đầu tôi cũng ngại lắm...".
Lối sống