Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Đọc báo Thứ hai

Cử tri Nhật Bản quyết tâm thay thế giới lãnh đạo với mong muốn bảo vệ cuộc sống ấm no

Với việc dồn phiếu cho Đảng Dân chủ, giúp phe đối lập chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 30/08/2009, cử tri Nhật Bản đã thể hiện mong muốn thay đổi chính quyền để giúp họ vượt qua các khó khăn kinh tế chống chất hiện nay.
* nguồn RFI

nhận xét của mình : để trong mục 'thì thầm...nói thật khẽ'

Vị đắng của đặc sản




Chủ Nhật, 30/08/2009, 16:37 (GMT+7)
Tẩy chay thịt rừng

TTCT - Vì sao phần lớn du khách nước ngoài, đặc biệt là người phương Tây, lại rất dị ứng với các món ăn được cho là "đặc sản" ở xứ ta: thịt rừng?

Câu trả lời có thể liên quan đến rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như mức độ phát triển kinh tế - xã hội, ý thức bảo vệ thiên nhiên, luật pháp liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã...
Theo tôi, một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến giành lại sự sống cho động vật rừng chính là giáo dục lòng yêu thiên nhiên nói chung, cũng như bảo vệ động vật và động vật hoang dã nói riêng. Nếu ngay từ thuở còn thơ trẻ em đã ý thức được sự sống còn của những loài động vật rừng có liên quan đến sự sống còn của chính con người, chắc chắn trong suốt cuộc đời của mình các em sẽ có thái độ rất khác những gì mà người lớn đang làm hiện nay ở Việt Nam.
Cách đây mấy năm, cháu tôi từ nước ngoài về có dự một buổi tiệc do gia đình thết đãi. Khi một món ăn được dọn lên, cậu bé tỏ ý ngần ngại và hỏi đó là món gì. Để thằng bé yên lòng, câu trả lời là thịt gà. Buổi tiệc diễn ra êm ả.
Tuy nhiên, cuối buổi tiệc một trục trặc ngoài ý muốn xảy ra. Thằng bé biết được món nó vừa ăn không phải thịt gà mà là thịt bồ câu. Thế là mặc mọi người can ngăn, thằng bé nôn ọe cho bằng hết những gì nó vừa ăn vào. Thái độ của thằng bé một phần xuất phát từ những gì nó được học ở trường. Lòng yêu thiên nhiên không phải tự nhiên mà có. Trẻ em cần được giáo dục tình yêu này một cách hiệu quả ngay từ những ngày đầu tiên chập chững đến trường.
Tuy nhiên, những bài học về lòng yêu thiên nhiên và động vật hoang dã trên ghế nhà trường chỉ có tác dụng khi trẻ em học được cách ứng xử đúng từ gia đình và xã hội.
Những bài học đó chắc chắn vẫn chỉ là lý thuyết suông khi người lớn vẫn ứng xử theo cách họ đang làm. Theo điều tra của Traffic, một tổ chức theo dõi việc kinh doanh động vật hoang dã trên phạm vi toàn cầu, tại Hà Nội người ưa thích thịt rừng nhất là những người có tiền và có quyền (doanh nhân, công chức). Đáng ngại hơn, đa số những người được hỏi chưa ăn thịt rừng nói rằng vì thịt rừng quá đắt chứ không phải vì họ quan tâm đến bảo vệ môi trường hay vì sự răn đe của luật pháp.
Như vậy, thật khó bảo một đứa trẻ hãy yêu động vật hoang dã trong khi nó vẫn thấy cha chú mình ăn thịt rừng ngon lành trong những bữa tiệc. Và chắc cũng rất khó nói rằng lớn lên đứa trẻ sẽ làm khác bằng cách tẩy chay thịt rừng.
QUỲNH THƯ (TP.HCM

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2009

Phá hoại môi trường bằng RĂNG.



Thứ Bảy, 29/08/2009, 15:25 (GMT+7)
Vị đắng của đặc sản
TTO - Biết lắc đầu từ chối những món ngon có được từ sự hủy hoại môi trường là bản lĩnh của văn hóa tiêu dùng. Cái lắc đầu xuất phát từ vị đắng hủy hoại của những món đặc sản...
..................................................   
Một tờ báo thản nhiên đăng một bài trên trang du lịch: người dân nô nức đi bán măng rừng. Nơi lấy măng là một huyện vùng cao của Quảng Nam. Bài báo nho nhỏ, được hỗ trợ bằng mấy tấm ảnh rõ rành: măng chất đầy gùi, xếp thành đống và nhiều người hớn hở cõng về xuôi. Cuối bài báo có ghi chú rằng việc hái măng đem lại thu nhập ổn định cho người dân tại chỗ. Chỉ vậy thôi.


Cảnh bán mua măng trúc trên đường lên Yên Tử (Quảng Ninh) - Ảnh: TTO
Chuyện khác, năm nào cũng lũ. Năm sau lũ to hơn, dữ hơn năm trước. Lũ quét bay cả mấy bản làng, cả nửa xã. Rồi người chết, mất nhà, rồi cả xã hội ùn ùn cứu trợ. Chắc trong số người mua măng cũng có người mủi lòng lá lành đùm lá rách. Nhưng măng thì họ vẫn mua, vẫn ăn hoặc biếu. Mấy ngọn măng thì liên quan gì đến bão lũ? Và mình không mua thì người khác cũng mua, chứ đâu phải là măng ế? Tức là mình không xông vào mua thì vẫn có bão có lũ, và dại là mất phần thôi chứ ích lợi gì?
Nghĩ thêm một chút thôi, đến trẻ nhỏ cũng biết ăn măng là phá rừng. Ăn măng thì không có tre. Không có tre thì không cản được lũ. Không có cây giữ đất thì sạt lở, chết người, mất nhà, tang thương. Người phá rừng bằng dao được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của những người phá rừng bằng răng. "Ăn của rừng rưng rưng nước mắt", câu ấy thì nhiều người thuộc.
Mà đâu chỉ có măng. Có những món dễ kiếm hơn măng. Chắc nhiều người biết và thích món cá ròng ròng kho tiêu. Ròng ròng là cá lóc (cá quả) sơ sinh, bé bằng đầu chiếc đũa. Người xúc cá lừa lúc cá mẹ dẫn con đi gần bờ, xúc gọn cả ổ. Những con cá bé xíu xiu ấy chẳng bao giờ được lớn khi đã bị kho tiêu để phục vụ cho miếng ngon lạ miệng của người thành thị.
Bắt cá ròng ròng được thì cá rô con (còn gọi là cá rô bí) cũng không thể thoát. Cá bé tí, người ta vẫn bắt, ra chợ bán cả mớ. Người mua sẵn sàng làm món cá rô bí chiên giòn để nhai rau ráu, để ngẫm ngợi về vật đổi sao dời, đến cá rô bí mà cũng hiếm dần để bây giờ sắp trở thành đặc sản.
Ở nhiều vùng, bây giờ dân đánh cá không dùng lưới nữa. Ghe cào trang bị ắc-qui điện thế mạnh, càn quét sông nước. Cây "xuyệc" kéo qua, cá tôm rùa rắn gì cũng phềnh bụng nộp mạng. Cứ vậy, mùa này qua mùa khác, sông nước bị tận diệt. Từ rừng xuống đến sông, cái gì ăn được là đều bị chặt bị quét để bán kiếm tiền. Mà đã vậy, chim trời cũng không thể thoát. Những cò vạc thân thuộc với đồng quê nay cũng trở thành món ăn đặc sản chim trong nhà hàng, quán xá.
Biết từ chối những món ngon có được từ hủy hoại môi trường cũng là bản lĩnh của văn hóa tiêu dùng. Sự từ chối ấy muốn thành một nếp nghĩ thì phải có đồng thuận của đám đông, của cộng đồng xã hội. Thói quen có được không phải bằng những kêu gọi to tát, mà bằng cái lắc đầu khi đi chợ hay chọn món khi đi ăn nhà hàng. Cái lắc đầu xuất phát từ vị đắng hủy hoại của những món đặc sản.
VŨ THƯỢNG

Đọc báo Chủ nhật

Lần đầu tiên lên cầm quyền tại Nhật Bản, liệu đảng Dân chủ có thể tại vị lâu dài ?

Nhân cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản ngày 30/08/2009, theo nhiều dự báo, cử tri sẽ lựa chọn đảng đối lập Dân chủ PDJ để lên thay thế đảng Dân chủ Tự do PLD đã lãnh đạo đất nước trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Tờ Straits Times của Singapore nêu câu hỏi : Liệu PDJ có trụ lại được 4 năm hay không ?

Hầu hết các báo Pháp ra hôm nay đều hướng về cuộc bầu cử này với những hàng tựa gần như khẳng định quyền lực đang chuyển sang tay đảng Dân chủ.

Le Figaro  nhận định «Nhật Bản đang ở trước ngưỡng cửa luân chuyển quyền lực ». Liberation thì mô tả «Nhật Bản chuẩn bị bước vào cơn địa trấn tuyển cử ». Còn Le Monde  thì tiên liệu cuộc tuyển cử ngày mai là « bước ngoặt chính trị lịch sử ở Nhật » .

Nếu diễn ra đúng như dự tính ở các cuộc thăm dò dư luận hay của các nhà phân tích chính trị thì đảng Dân chủ Nhật Bản PDJ sẽ lên nắm quyền. Trong khuôn khổ đó, tờ Straits Times của Singaport lại nhìn nhận sự việc với một khía cạnh khác trong bài : Liệu PDJ có trụ lại được 4 năm ?  

Theo bài báo thì đây cũng là câu hỏi đang đặt ra trong đầu của các cử tri khi đi bỏ phiếu lựa chọn sự thay đổi quyền lực hiếm hoi ở Nhật này.

Straits Time  phân tích thấy đảng PLD sau một thời kỳ đầu lãnh đạo thành công, đưa nước Nhật trở thành một cường quốc kinh tế thế giới, 10 năm trở lại đây, chính nhhững chính sách cải cách của đảng này đã làm mất lòng dân. Ngay nhiều nhóm từ trứoc tới nay vẫn là cử tri trung thành ủng hộ PLD thì giờ đây đã quyết định quay sang ủng hộ các ứng viên đảng Dân chủ.

Cử tri Nhật đã quá mệt mỏi với hơn 50 năm gần như là liên tục dưới quyền của đảng Dân chủ tự do,  với những cuộc cải cách thất bại, xô cuộc sống của người dân Nhật theo hướng bần cùng hóa, nảy sinh bao nhiêu vấn đề xã hội  nghiêm trọng. Vậy thì, theo bài báo, PDJ là một giải pháp thay đổi cần phải có và việc chuyển giao quyền lực sang cho đảng Dân chủ Nhật Bản là điều không thể tránh khỏi.

 Đặt trong trường hợp PDJ thắng cử, Straits Times  nhận thấy, chính phủ của ông Hatoyama sẽ phải bắt tay giải quyết vào hàng đống công việc để thực hiện lời hứa trong cuộc vận động tranh cử.

Sự thay đổi lớn nhất là trong cách điều hành lãnh đạo đất nước. Quyền lực lãnh đạo thực sự không còn nằm trong tay các nhà kỹ trị quan liêu như trước nữa. Những người này sẽ trở về với vai trò như là các chuyên viên làm việc dưới sự chỉ đạo của các nhà chính trị thuần túy. Người ta hy vọng chính phủ mới sẽ đem lại sự thay đổi cho nước Nhật. Nhưng cũng không thể bảo đảm cỗ máy PDJ sẽ vận hành một cách trôi chảy vì biết rằng đây là lần đầu tiên đảng này lên nắm quyền ở Nhật.

Sau khi nhắc lại lịch sử, đảng PLD cũng đã từng nhiều lần thất bại vì những bất hòa nội bộ và phải nhiều lần thay đổi chính phủ trơng hai thập niên trở lại đây, Strait Times đặt câu hỏi : Liệu lịch sử có lặp lại với PDJ?

Bài báo cho rằng  PDJ là kết qủa của cuộc hợp nhất bốn đảng vào năm 1998 và sau này trở nên mạnh hơn vào năm 2003 nhờ sự tham dự của đảng Tự do. PDJ vì vậy là tập hợp của nhiều luồng tư tưởng khác nhau trong đó có cả những ngừoi thuộc phái bảo thủ của PLD ly khai. Vì thế không thể nói là nội bộ của trong chính phủ mới sẽ thống nhất nhau hòan tòan và đó là mối nguy hiểm tiềm tàng mà ông Hatoyama, hơn ai hết là ngừoi phải nhận thức được và biết tạo được sự hòa hợp trong đảng. Nếu không, như kết luận của Straits Times, sự thay đổi chính phủ lịch sử này sẽ có thể kết thúc nhanh chóng bằng sự sụp đổ không kém phần ngọan mục.

Vẫn liên quan đến cuộc bầu cử Hạ viện Nhật. Le Figaro còn nhận thấy cánh tả Nhật hứa hẹn tấn công vào những bất bình đẳng xã hội. Giữa cuộc khủng hỏang  cho nên các vấn đề kinh tế xã hội  là chủ đề nổi trội được đặt ra cho cuộc bầu cử lần này. Mặc dù mới phục hồi được chút ít nhưng Nhật bản lại rơi vào tình trạng giảm phát. Vì thế mà ông Hatoyama, người có thể sẽ trở thành Thủ tướng, đã tuyên bố «chiến lược của chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc cải thiện thu nhập của các gia đình, điều này sẽ làm tăng trưởng kinh tế ».

Le Faro đã liệt kê một lọat các biện pháp trong chương trình được định giá tốn khỏang 125 tỷ euros của chính phủ mới  nư là là : Trợ cấp gia đình, miễn phí từng phần giáp dục, trợ cấp thất nghiệp, hạn chế các hợp đồng làm việc tạm thời, xóa bỏ lộ phí đường bộ, giảm thuế cho các xí nghịêp vừa và nhỏ, trợ cấp cho các sản phẩm bảo vệ môi trường. Nghe qua người dân Nhật đã thấy hấp dẫn rồi, nhưng vấn đề ở chỗ, lấy tiền ở đâu ra để chi trong khi mà nợ nhà nước của Nhật đang có thể lớn gấp hai lần tổng thu nhập quốc gia. Và có thể chính phủ mới sẽ phải bán bớt tài sản của nhà nước đi.

Trung Quốc muốn quản lý việc tặng nội tạng cấy ghép bằng luật

Tờ Le Monde có bài viết về Việc Trung Quốc đang muốn ban hành một số luật nhằm đấu tranh với tệ buôn bán nội tạng con người.

Tờ báo trích dẫn lời của thứ trưởng bộ Y tế nước này cho biết « Trung quốc phải triển khai nhanh nhất có thể một hệ thống trong việc hiến tặng nội tạng cấy ghép phù hợp với các chuẩn mực quốc tế ». Mục tiêu trên của Y tế Trung Quốc đưa ra nằm trong bối cảnh Trung Quốc đang rất thiếu nguồn nội tạng để cấy ghép cho người bệnh, trong khi mà đại đa số các cơ quan nội tạng để đáp ứng nhu cầu cấy ghép hiện nay ở Trung Quốc được lấy từ các tử tù bị hành quyết. Việc làm này dù đã được công khai hóa nhưng vẫn có nhiều mờ ám và đặc biệt nó hình thành một mạng lưới làm ăn xung quanh các vụ hàh quyết.

Le Monde cho biết, theo số liệu của tổ chức Ân xá Quốc tế thì năm 2008 Trung quốc hành quyết 1718 người, trong khi đó chính  vị thứ trưởng Y tế Trung Quốc trên đã viết trên tờ báo y học của Anh quốc The Lancet rằng « có tới 90% nội tạng cấy ghép ở Trung Quốc lấy từ các tử tù bị hành quyết».

Vậy mà cung vẫn không đủ cầu.Chính vì thế mới xuất hiện ở Trung Quốc những đường dây buôn lậu cơ quan nội tạng của con người. Thậm chí các tổ chức buôn bán nội tạng này còn tiến xa hơn bằng cách tổ chức những đường dây gọi là

«Du lịch cấy ghép», đưa người sang nước ngòai có khách hàng cần cấy ghép cơ quan để bán các cơ quan nội tạng. Những kẻ buôn lậu còn khai thác từ nhiều nguồn khác, không từ cả việc phạm tội giết người. Bài báo cho biết mới đây một địa chỉ internet chuyên về cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã phát giác ra một vụ việc rùng rợn. Cảnh sát đã phát hiện tại tỉnh Quý Châu xác một người vô gia cư mà các cơ quan nội tạng đã bị lấy mất. Cuộc điều tra đã đi đến kết luận là những kẻ buôn nội tạng đã giết chết người đàn ông nói trên để lấy cơ quan nội tạng đem bán cho ba bác sĩ ở một bệnh viện danh tiếng tại tỉnh Quảng Đông. Giáo phái Pháp Luân Công, bị chính quyền trấn áp, cũng lên tiếng tố cáo rằng hàng nghìn tín đồ của họ bị mất tích trong trại tù Trung Quốc có thể là những nguồn cung cấp nội tạng.

Google sẽ thống trị thị trường thư viện trên mạng

Sự kiện thời sự ưu tiên của Liberation hôm nay là Google đang ngốn hết các lọai sách. Cơ sở tìm kiếm dữ liệu trên Internet này của Mỹ  đang gần như chiếm thế độc quyền số hóa tất cả đầu sách của các thư viện thế giới.

Theo Liberation tì từ năm 2004 Google mới bắt đầu kết hợp với 5 thư viện lớn để đưa lên mạng một thư viện ảo. Giờ đây  thư viện Google đã số hóa trên mạng được 10 triệu đầu sách của 29 thư viện lớn nhất thế giới và của hàng chục nghìn nhà xuất bản cũng như cá nhân tác giả. Trong vòng 10 năm tới Google sẽ đầu tư khỏang 200 triệu đô la để số hóa từ 150 đến 20 triệu đầu sách  trên thế giới.

Đối phó với thế độc quyền của Google, hiện nay châu Âu cũng dự tính xây dựng một thư viện số hóa của mình, nhưng dự án này sẽ chỉ bắt đầu vào năm 2010.

Vì thiếu nguồn tiền hỗ trợ, mới đây Thư viện Quốc gia Pháp cho biết có thể sẽ phải giao cho Google đưa lên mạng tòan bộ sách lưư trữ của họ. Trong tương lai  Google sẽ trở thành một thư viện ảo lớn nhất thế giới, nhưng ngay từ bây giờ người ta đã lo ngại đến sự độc quyền của nó.

Internet, một công cụ dạy và học ở trường ?

Tuần sau học sinh Pháp trở lại trường học, La Croix quan tâm đến ngày khai giảng năm học mới của học sinh với tựa lớn: Máy tính trong cặp sách. Đây không phải là chuyện về chiếc máy tính xách tay mà tờ báo muốn đề cập đến việc phổ cập Internet vào trường học để sử dụng như là một phương tiện học và dạy.

La Croix khẳng định Internet là một công cụ dạy học không thể phủ nhận được. Công nghệ mới của thời đại ngày nay đang ngày càng bám sát bổ trợ nhiều hơn cho sách vở học sinh và làm thay đổi mối quan hệ thầy- trò.

Theo La Croix, với Internet học sinh có thể không cần phải trĩu nặng chiếc cặp đầy sách vở đến trường nữa. Một cuốn vở ghi chép trên mạng có thể giúp cho học sinh và cả các bậc phụ huynh, qua internet, biết được bài tập phải làm ở nhà trong từng môn, và thậm chí có thể biết được điểm của học sinh.

Qua các ý kiến của các chuyên gia về sư phạm và những thí dụ cụ thể, La Croix muốn khẳng định rằng sử dụng vào công nghệ Internet vào giảng dạy học đường  sẽ làm đa dạng hóa cách thức dạy và học. Đây sẽ là một hướng mới để các nhà nghiên cứu sư phạm suy nghĩ.
* nguồn RFI

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

Tìm được gia đình nhờ Facebook

Tìm được gia đình nhờ Facebook


(danghienIT) - Một cô bé tuổi teen tại Anh đã kiên trì lần theo từng dấu vết và cuối cùng cô tìm được 15 thành viên gia đình của mình thông qua mạng xã hội Facebook.

Sophie Featherstone tưởng mình đã trở thành người cô độc, không ai thân thích trên cuộc đời khi bà cô, người duy nhất nuôi cô từ lúc cô 18 tháng tuổi, qua đời.
Sophie kể lại: "Bà và tôi sống với nhau rất hòa thuận, tôi không bao giờ cảm thấy thiếu vắng cuộc sống gia đình khi tôi có bà ở bên. Đôi khi tôi hỏi bà về cha mẹ của tôi và bà thường kể cho tôi về những gì đã xảy ra với mẹ, nhưng bà thực sự không rõ cha tôi là ai. Mẹ tôi để tôi lại cho người giữ trẻ khi tôi được 18 tháng tuổi và cho dù đúng hay sai, người giữ trẻ rất lo lắng cho tôi và mang tôi đến cho bà".
Khi đến thăm một người bạn ở Liverpool, Sophie đã đăng nhập vào Facebook và nhận được một email khiến cô bị "sốc". Bức thư điện tử được gửi đến từ một người phụ nữ tên là Sarah Prescott có đoạn "Cha của con rất muốn liên lạc với con". Sophie bắt đầu chat trực tuyến với Sarah. Sarah tiết lộ rằng Paul, chồng của cô luôn luôn tin chắc rằng Sophie là cô con gái của mình nhưng các thành viên gia đình không tin vào điều đó.
Sophie đã thu xếp đến gặp cha nhưng chỉ gặp được người em cùng cha khác mẹ là Jessee, 19 tháng tuổi và các con của Sarah là Kerry Ann, 16 tuổi, Scott, 12 tuổi cùng với người chồng trước. Sophie cũng phát hiện ra rằng cô còn có 5 anh chị em cùng cha khác mẹ nữa, là kết quả từ những mối quan hệ trước của bố Paul. Hiện Sophie đang sống cùng với gia đình và tìm ra rằng cô có một đại gia đình lớn chứ không hề cô độc trên cuộc đời này "Thật tuyệt vời khi có một gia đình. Tôi đã từng rất cô đơn và hư hỏng. Tôi có những người bạn tốt nhưng không gì có thể thay thế được một gia đình mà ở đó bạn luôn được che chở, đùm bọc".




Theo Ananova
nguồn blog danghienIT

Nghe nhạc thứ bảy.


Cau Cho Cha Me 2 - My Tam

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Nghề giáo là một nghề nguy hiểm

Cách đây vài hôm, tại TPHCM, tin một thầy giáo môn tiếng Anh ở trường Đại Học Nông Lâm  bị chính học trò của mình tạt nguyên chậu a-xít 5 lít vào người vẫn còn gay xôn xao dư luận, hôm nay thì tại Hà Nội, cũng một thầy giáo bị đánh hội đồng :


Hà Nội: Một thầy giáo bị đánh hội đồng
Aug 27, '09 3:41 AM
for everyone
TP - Theo thầy giáo Đoàn Đình Thuấn - giáo viên môn Vật lý Trường THCS Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Chương Mỹ, anh không ngờ chỉ vì góp ý với gia đình một học sinh gần nhà lại bị chính phụ huynh học sinh và nhiều đối tượng khác hành hung.
Ngay cả em trai của vị phụ huynh nói trên là Trưởng Công an xã Hoàng Văn Thụ cũng tham gia đánh hội đồng.

Thầy giáo Đoàn Đình Thuấn với những vết thương nặng ở vùng mặt và đầu
Theo đơn kêu cứu của anh Đoàn Đình Thuấn - giáo viên môn Vật lý Trường THCS Hoàng Văn Thụ, khoảng 19 giờ ngày 17/8, khi gia đình anh chuẩn bị ăn cơm tối thì có nhiều mẩu gạch đá ném vào vườn và sân nhà từ hướng nhà anh Nguyễn Thanh Sỹ.
Khi thấy đá ném nhiều, anh Thuấn đi tìm hiểu và phát hiện cháu Nguyễn Thanh Sơn là con anh Sỹ và một em nhỏ nữa đang đứng trên trần nhà anh Sỹ ném đá. Khi anh Thuấn quát lên, hai em nhỏ mới bỏ chạy.
Khoảng 21 giờ 30 cùng ngày, anh Thuấn sang nhà anh Sỹ góp ý với anh Sỹ về việc cháu Sơn ném đá sang nhà để anh Sỹ uốn nắn con cái. Khi anh Thuấn góp ý, anh Sỹ to tiếng và cho rằng anh Thuấn vu khống cho con trai mình và đánh anh Thuấn.
Một số đối tượng khác đang có mặt tại nhà anh Sỹ như Khơ, Thuận, Đôi, Hợp và đặc biệt là Nguyễn Thanh Tuấn -Trưởng Công an xã Hoàng Văn Thụ (là em trai anh Sỹ) cũng lao vào đánh anh Thuấn.

Ông Lê Trung Hà
Thầy giáo Đoàn Đình Thuấn là người sống hiền lành. Là giáo viên của trường THCS Hoàng Văn Thụ, thầy Thuấn chưa hề có điều tiếng gì. Tôi tin thầy Thuấn không bao giờ làm điều gì sai  - Ông Lê Trung Hà - Chủ tịch HĐND xã Hoàng Văn Thụ
Anh Thuấn khẳng định, Nguyễn Thanh Tuấn không chỉ đánh vào mặt vào cổ anh Thuấn mà còn ngang ngược yêu cầu anh phải quỳ xuống xin lỗi anh Sỹ, viết bản tường trình về việc vu khống con trai anh Sỹ thì mới buông tha!...
Anh Thuấn vừa sụp xuống van lạy để các đối tượng dừng tay đánh nhưng họ vẫn không dừng. Cực chẳng đã, anh Thuấn vừa quỳ vừa viết bản tường trình khi cả hai mắt bầm dập chảy máu không nhìn rõ chữ...
Bị thương nặng ở mắt và mặt, cổ, sáng 18/8 anh Thuấn được gia đình đưa tới Viện Quân y 103. "Một số đối tượng tham gia đánh tôi hôm đó và gia đình anh Tuấn có lên Viện xin lỗi nhưng vẫn nói giọng hăm dọa" - Anh Thuấn cho biết thêm.
Trao đổi với Tiền Phong chiều 26/8, ông Lê Trung Hà - Chủ tịch HĐND xã Hoàng Văn Thụ cho biết: Khi nhận được đơn tố cáo của gia đình anh Thuấn, thường trực Đảng ủy xã đã họp và yêu cầu Trưởng Công an xã Nguyễn Thanh Tuấn giải trình sự việc.
Ông Tuấn thừa nhận có tham gia tát anh Thuấn vào mặt! Tuy nhiên, trong văn bản giải trình ông Tuấn lại cho rằng, có tát cho cả anh Sỹ và anh Thuấn mỗi người một cái để can ngăn (!?). Ông Nguyễn Thanh Tuấn cũng thừa nhận để sự việc xảy ra như vậy một phần là do uống rượu bia.
Ông Lê Trung Hà khẳng định, lãnh đạo xã đã mời đại diện Công an huyện Chương Mỹ là ông Tạ Dương về làm việc và báo cáo sự việc, đề nghị Công an huyện có hướng xử lý nghiêm minh vụ việc. Tuy nhiên, sự việc xảy đã gần 10 ngày mà cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp xử lý nào đối với các đối tượng hành hung anh Thuấn.
Phó Công an xã Nguyễn Văn Thu cho biết, bản thân mình nắm được thông tin muộn, hơn nữa chỉ là cấp phó nên không có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết sự việc liên quan đến cấp trưởng và đến nay vẫn chưa có ai chỉ đạo điều tra xử lý.
Nhóm PV Thời sự
nguồn blog DCT
Lời bình: nghề giáo là một trong những nghề nguy hiểm nhất VN, thầy Nguyễn Thiện Nhân nghĩ sao?

Phòng nghe nhạc 2

Đọc thử bài này! (... cõi hồng trần, ai dại, ai khôn...)


- "Các giáo dân Công giáo cần chứng tỏ - qua cuộc sống dựa trên bác ái, lương thiện, yêu chuộng công ích - rằng một tín hữu Công giáo tốt cũng là một công dân tốt", Giáo hoàng Benedict XVI nói trong cuộc tiếp kiến mới đây với 29 giám mục Việt Nam, tại Vatican.

Trong huấn từ gửi các Giám mục, trong đó có Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Giáo tỉnh Huế Nguyễn Như Thể, tân Giám mục Buôn Ma Thuột Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng Châu Ngọc Tri..., Giáo hoàng Benedict khuyến khích sự quan tâm đến các linh mục: "Để là những người hướng dẫn đích thực và phù hợp với con tim của Thiên Chúa cũng như giáo huấn của Giáo hội, các linh mục phải hướng đến sự thánh thiện..."

Nhắc đến vai trò của giáo dân, Giáo hoàng kêu gọi các giám mục Việt Nam tăng cường giảng cho các giáo hữu hiểu rõ và đến lượt họ "dạy con cái sống hợp với lương tâm ngay chính, trong sự trung thành và sự thật, trở thành một tổ ấm các giá trị và các đức tính nhân bản... Các giáo dân Công giáo cần chứng tỏ - qua cuộc sống dựa trên bác ái, lương thiện, yêu chuộng công ích - rằng một tín hữu Công giáo tốt cũng là một công dân tốt".

Mô tả ảnh.
Tập hát thánh ca ở nhà thờ Lớn Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng

Giáo hoàng Benedict cũng nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của Giáo hội vào sự phát triển đất nước: "Sự tham gia của Giáo hội vào tiến trình này là một nghĩa vụ... Giáo hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân".

Huấn từ của Giáo hoàng không gợn chút mâu thuẫn nào với chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, đó là tôn trọng tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tôn giáo khác nhau, dù là Công giáo, Phật giáo hay Tin lành.

Đáng tiếc là, thời gian gần đây, ở một vài giáo xứ đã xảy ra những việc không đúng với tinh thần huấn từ của Giáo hoàng và của chính Hội đồng Giám mục VN trong Thư chung công bố năm 1980 nhấn mạnh về "Giáo hội của Chúa Kito giữa lòng dân tộc".

Sự việc Giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, Giáo xứ Tam Tòa ở Quảng Bình được các linh mục khác nhau liên tục trong những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 này, trong các bài giảng của mình, gọi là những vụ "đàn áp bất công", với nguyên do được cho là chính quyền "cướp đất" nơi tôn thờ của các giáo xứ, giáo phận. Một số linh mục này yêu cầu chính quyền "tôn trọng pháp luật", "tôn trọng tự do tôn giáo bằng cách trả lại quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp" nhà thờ và phần đất thuộc khuôn viên nhà thờ cho giáo dân.

Suy ngẫm về huấn từ của Đức Giáo hoàng và từ chính yêu cầu "tôn trọng pháp luật, tôn trọng tự do tôn giáo" mà một vài linh mục đã giảng cho giáo dân Tam Tòa, Thái Hà v.v... thì sẽ khách quan hơn: Việt Nam có chủ trương rất rõ ràng về đất đai các cơ sở tôn giáo. Như lời phát biểu của Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cuối tháng 7 vừa qua, sẽ tập trung giải quyết các khiếu kiện liên quan đến đất đai cơ sở tôn giáo "trên cơ sở chính sách pháp luật hiện hành".

Cụ thể hơn, Thường trực Ban Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá tình hình đất đai liên quan đến tôn giáo, "có quy hoạch tổng thể về sử dụng đất, có cơ chế giải quyết đất đai, xây dựng nơi thờ tự của các tôn giáo theo nhu cầu hợp pháp, chính đáng, phù hợp với thực tế của địa phương; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật".

Trước đó, trong một chỉ thị ban hành hồi đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ cùng địa phương rà soát quy hoạch tổng thể về quản lý, sử dụng đất và giải quyết kịp thời những vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo.

Khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là "nhu cầu tinh thần của nhân dân", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh Đảng và Nhà nước "bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất" để phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo.

Theo chỉ thị này của Thủ tướng, đối với nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng theo các quy định ban hành trước ngày 1/7/1991 thì thực hiện theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội.

Nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tình cảm tôn giáo của quần chúng tín đồ.

Trường hợp sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả thì thu hồi để bố trí sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; nếu cơ sở tôn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà, đất đó vào mục đích tôn giáo thì tùy từng trường hợp, có thể xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp. Hoặc tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở mới theo quy định của pháp luật.

"Những hành vi lợi dụng việc giải quyết nhà, đất liên quan đến tôn giáo gây rối trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong cộng đồng dân cư, vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật
".

Pháp luật là tối thượng. Ở Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh khẳng định nếu cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố có nhu cầu sử dụng đất đai chính đáng, thành phố sẽ xem xét, trong trường hợp nhu cầu đó phù hợp với quy hoạch thì thành phố sẽ giải quyết.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Giáo hoàng Benedict XVI đã nhấn mạnh với các giám mục cần quan tâm đến các linh mục, những người "phải hướng đến sự thánh thiện" để có thể giảng đạo và hướng giáo dân trong giáo xứ của mình theo tinh thần của Đức Giáo hoàng: "Một tín hữu Công giáo tốt cũng là một công dân tốt".

Giáo hoàng cũng nói với các giám mục Việt Nam: "Giáo hội góp phần vào sự phát triển con người về mặt nhân bản và tinh thần, nhưng cũng góp phần vào sự phát triển đất nước nữa".

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009

Chốn tao nhã, chẳng khôn, chẳng dại- Cõi hồng trần, ai dại,ai khôn?


Sáng qua, ngẫu hứng, mình 'tòi' ra được 2 câu thơ, nghe cũng tàm

tạm... (còn 2 câu lục bát, hẹn sẽ làm thêm...)
Đọc trên Phật giáo online, được bài này ( bài số 1 ), chỉ tiếc là ..
.tác giả không viết bằng chữ Nôm, chữ Phạn hay chữ Anh ... mà
lại viết bằng Quốc ngữ !!!
Rồi lại tình cờ, liền ngay sau đó, đọc được bài này ( bài só 2 ), tác
giả này... tình cờ hay là... 'thần giao cách cảm'... trả lời tác giả
bài 1...
Âu sao cũng là :
Chốn tao nhã, chẳng khôn, chẳng dại,
Cõi hồng trần, ai dại,ai khôn?

Bài 1 :
Dân tộc Việt Nam không có gì để tri ân Alexandre de Rhodes.
11/08/2009 12:10 (GMT+7)

(Các nhà truyền giáo làm ra chữ quốc với mục đích dạy cho tín dồ đọc
kinh sách, không nhằm mục đích vì lợi ích chung của nhân dân Việt
Nam).
Thời đại thực dân đã qua rồi.
Thời đại Alexandre de Rhodes là thời đại hoàng kim của các nước thực
dân châu Âu đua nhau đi chiếm các nước nhỏ, các nước lạc hậu làm thuộc
địa. Nước Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa nên những cố đạo Pháp đến
ở Việt Nam được dân Việt Nam đi đạo kính mến tuyệt đối. Cũng vì vậy mà
có người tôn vinh và nói thêu dệt rằng: Alexandre de Rhodes là người
đặt ra chữ quốc ngữ đầu tiên thì điều đó không phải là một điều lạ ?
Alexandre de Rhodes không phải là người đầu tiên làm ra chữ quốc ngữ.
Sự thật, Alexandre de Rhodes không phải là người đặt ra chữ quốc ngữ
đầu tiên vì ông không phải là một trong những giáo sĩ đầu tiên đến
Việt Nam. Những giáo sĩ đến đầu tiên gồm có:
- Lm. Francesco Buzomi người Ý và Thầy Antonio Dias người Bồ đến
Cửa Hàn, Đàng Trong ngày 18/01/1615 và ở liên tục đến năm 1639; tức là
2 giáo sĩ nầy ở Việt Nam đến 24 năm.
- Thầy Joseph người Nhật đến Đàng Trong năm 1617 ở đến 1639; tức là
ở Việt Nam 21 năm.
- Thầy Paulus Saito người Nhật đến Đàng Trong năm 1616 ở đến 1627
về Áo Môn, và đến tháng 10 năm 1629 cùng với Lm. Jaspar D'Amaral đến
Đàng Ngoài. Đến tháng 5 năm 1630 cùng với Lm. Pedro Marques và Lm.
Amaral về lại Áo Môn, ông được phong linh mục. Như vậy, Thầy Saito ở
Việt Nam được 12 năm.
- Lm. Pedro Marques cha là người Bồ, mẹ là người Nhật đến Đàng
Trong năm 1618 ở đến năm 1626 và đến Đàng Ngoài năm 1627 ở đến tháng 5
năm 1630 về lại Áo Môn. Đến năm 1637 trở lại Việt Nam ở đến năm 1639.
Lm. Marques đã ở Việt Nam tất cả 13 năm.
- Lm. Franciscio de Pena người Bồ đến Đàng Trong năm 1617 ở liên
tục cho đến ngày bị chết đuối là ngày 15/12/1625. Như vậy linh mục
Pina ở Việt Nam liên tục được gần 8 năm.
- Lm. Christoforo Borri người Ý đến Đàng Trong năm 1618, năm 1621
về Áo Môn. Tất nhiên ở Việt Nam được 3 năm.
- Những giáo sĩ kể trên có thể có sự tham dự của một số gíáo dân
Việt Nam đã hình thánh hệ thống phiên âm chữ Việt theo mẫu tự La-tinh
vào thời đó.
- Mãi đến gần 10 năm sau ngày Lm. Buzomi đến Việt Nam. Lm.
Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) mới đến ViệtNam vào tháng 12 năm 1624.
Mới đến, ông ta phải học chữ Việt, tiếng Việt với Lm. Francesco de
Pina và một thiếu niên người Việt mà ông đặt tên là Raphael Rhodes.
Khi Đắc Lộ đến Việt Nam thì đã có hệ thống chữ Việt được phiên âm ra
mẫu tự La-Tinh rồi và Đắc-Lộ đã phải học chữ Việt theo mẫu tự La-Tinh
với Lm. Pina. Xin nhấn mạnh, Đắc-Lộ không phải là người đầu tiên làm
ra chữ Việt; Đắc-Lộ chỉ là người đầu tiên học chữ Việt với Lm. Pina là
đúng vì sử sách có ghi như thế.
- Khi Lm. Jaspar D'Amaral đến Việt Nam vào tháng10 năm 1629 thì hệ
thống phiên âm chữ Việt theo mẫu tự La-tinh được Lm. Amaral cải tiến
khá hơn. Năm 1632, LM. Amaral đã viết chữ Việt rời ra (không dính
liền) và đã có đủ các dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, dấu ă, dấu mũ.
Thí dụ: Chúa bàng, quãng bố, hàng mấm … Đến năm 1637, Lm. Amaral viết
tiếng Việt khá hơn trước, đã có những chữ như chúng ta thường dùng
hàng ngày như: chúa thành đô, quang, già, bùi, tháng, sướng, đàng
ngoài, kẻ chợ, Nghệ An…. Và Lm. Amaral đã làm ra quyển Từ Điển
"Việt-Bồ-La" (La: là La-tinh) đầu tiên; nhưng quyển Từ Điển nầy chưa
được xuất bản. Theo Lm. Đỗ Quang Chính thì quyển Từ Điển nầy có thể bị
tiêu diệt. Còn theo chúng tôi nghĩ Đắc-Lộ đã "thuổng" cuốn từ điển
này đem in. Vì khả năng chữ Việt của Đắc-Lộ rất hạn chế, thiếu nhiều
từ ngữ khó có thể có đủ khả năng làm ra cuốn từ điển "Việt-Bồ-La". Đến
năm 1644, Đắc-Lộ còn viết chữ Việt dính liền tù tì, viết sai và không
có dấu như: ông nghè Bộ thì viết:oungghebo. Vì trình độ viết chữ quốc
ngữ như thế, chúng tôi thiết nghĩ Đắc-Lộ đã "thuổng" luôn cuốn "Ngữ
pháp tiếng Việt" của Lm. Jaspar D'Amaral chết ngày 23/12/1645, hay của
Lm. Antonio Barbosa chết năm 1647 hay của ai đó viết ra.
- Sở dĩ tôi phải viết dài dòng như thế là để bạn đọc nắm bắt được
vào thời đó những linh mục ở lâu tạiViệt Nam rất giỏi tiếng Việt vì
nhu cầu đi giảng đạo, giao dịch, tiếp xúc với tín đồ. Làm sao Đắc-Lộ
có thể so sánh với họ được mà qúy vị cứ "bốc" lên là Đắc-Lộ giỏi
tiếngViệt bậc nhất vào thời đó. Xin quý vị ca vừa vừa thôi !!!
Alexandre de Rhodes xin với vua Pháp mang quân lính sang đánh chiếm
Việt Nam làm thuộc địa
Trong quyền "Pétrus Ký tuyển tập" trang 126, tác giả Lê Trọng Văn đã
viết như sau:"Mấy từ ngữ: ga xe lửa, xà-phòng (xà-bông), Tây đoan …
trước thời Pháp thuộc không có. Mấy chữ: cứu cánh, Tôtem, thúc phọc,
chỉ có ở thế kỷ 20. Nhà làm Từ-Điễn bao giờ cũng phải so- sánh với
ngôn ngữ, với Từ Điễn mới nhất để cập nhật vì ngôn ngữ của các nước,
của loài người luôn luôn có thêm, có thêm có nghĩa là thay đổi. Thời
cuối thế kỷ 19 tức là thời ông Trương Vĩnh Ký, chữ soldats ở Pháp cũng
như ở Việt Nam, không có nghĩa là chiến sĩ. Như vậy ở thời ông Đắc Lộ
(Alexandre de Rhodes) chữ soldat có nghĩa là binh lính, quân sĩ, bộ
đội mà thôi. Cho là thời Đắc Lộ chữ soldat có nghĩa là "chiến sĩ", mà
Đắc Lộ xin nước Pháp nhiều chiến sĩ thì nghĩa chữ chiến sĩ ấy có nghĩa
là chiến sĩ hải quân, chiến sĩ Lê Dương, chiền sĩ thủy quân lục chiến
(lính thủy đánh bộ)…. Tôi đã lầm đánh giá các ông quá cao vì đâu có
ngờ các ông là nhà sử học, là tiến sĩ thần học mà đọc không hiểu được
câu văn của Đắc Lộ xin với nước Pháp binh lính để đi chinh phục toàn
thể phương Đông chứ có xin với giáo hoàng đâu mà bảo là chữ soldat có
nghĩa là "chiến sĩ Phúc âm", "các nhà truyền giáo"…..
Trong cuốn "Divers Voyages et Missions" (Các cuộc hành trình và
truyển giáo) của Lm. Alexandre de Rhodes do Cramoisy xuất bản tại
Paris năm 1653. Ở đoạn cuối, chương 19, phần thứ 3 nguyên văn câu
viết:
"J'ai cru que la France, étant le plus mieux royaume du monde, me
fournirait plusieurs soldats qui alillent à la conquête de tout
l'Orient, pour l'assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que
j'y trouverais moyen d'avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos
Maitres en ce Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein le 11ème
Septembre de l'année 1652 après avoir baisé les pieds du Pope".
Tạm dịch:
"Tôi tưởng nước Pháp là một nuớc đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có
thể cung cấp cho tôi nhiều binh lính đi chinh phục tòan cõi phương
Đông đưa vế quy phục chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám
mục, Cha chúng tôi và Thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó,
tôi rời bỏ Roma ngày 11/09/1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng".
Chúng ta cần chú ý và phân tích điểm nầy. Alexandre de Rhodes xin với
vua Pháp thì xin binh lính chứ không lẽ xin linh mục. Nêu Alexandre de
Rhodes xin với giáo hoàng thì mới nói là xin linh mục đi giảng đạo.
Phần khác quan trọng là từ "soldat". Vì không có bất cứ quyển "từ
điển" nào của Pháp từ Larousse hayBarbier… dịch "soldat" là linh mục"
hay "thầy giảng" ?
Alexandre de Rhodes đã mạ lỵ Đức Phật.
Trong một bài giảng mô tả về Đức Phật, có chỗ Lm. Alexandre de
Rhodes ví Đức Phật như thằng mọi đen.
Ví cách này là muốn gián tiếp mạ lị Đức Phật chẳng khác gì thằng mọi
đen. Vì thưở xưa người ta phân biệt giai cấp, dân châu Phi không được
quyền ngang hàng với người châu Âu vì họ là dân nô lệ.
Việc nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng tặng tượng Alexandre de Rhodes cho
lãnh đạo UBND thành phố Hà-Nội là một âm mưu.
Việc Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà-Nội nhận tượng Alexandre de Rhodes
của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng là việc không nên. Đây là một bẫy sập
được giăng ra. Vì sự kiện nầy sẽ gây ra tranh cãi vô ích, mảy may
không mang lại lợi ích gì thiết thực cho dân Hà-Nội nói riêng và cho
nhân dân Việt Nam nói chung.
_ 1- Sao lại phải đợi nhân dân Hà-Nội làm lễ kỷ niệm 1,000 Thăng-Long
rồi mới đề nghị tặng tượng Alexandre de Rhodes. Sao không tặng vào một
dịp khác ?
2- Theo tin tức các báo thì nhà điêu khắc Phạm Văn Hưng cho biết ý
tưởng về việc dựng tượng đài tri ân Alexandre de Rhodes ngay tại thủ
đô nước Việt Nam được chính cố thủ tướng Võ Văn Kiệt khởi xướng và đôn
đốc thực hiện …
Trình bầy lý do phản đối việc có thể UBND thành phố Hà-Nội sẽ:
1- Đưa pho tượng Alexandre de Rhodes cúa nhà điêu khắc Phạm Văn
Hưng tặng ra triển lãm nhân dịp làm lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng-Long
là.đi ngược nguyện vọng của đa số người Việt.
2- Ý kiến của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt chì là ý kiến cá nhân. Hơn
nữa không có bằng chứng rõ ràng.
Nếu UBND thành phố Hà-Nội thực hiện một trong hai điều trên đây thì
đương nhiên UBND thành phố Hà Nội đã công khai và chính thức nhìn nhận
Alexandre de Rhodes là người đã làm ra chữ quốc ngữ đầu tiên và chúng
ta, toàn dân Việt Nam cần phải tri ân.
Và nếu sự kiện xẩy ra như vậy thì UBND thành phố Hà-Nội đã đi ngược
lại ý kiến của đại đa số nhân dân quần chúng vì trong lúc mới có tin
tức về pho tượng của nhà điêu khắc Phạm Văn Hưng có ý định tặng UBND
thành phố Hà-Nội pho tượng đó mà Ủy Ban chưa nhận lời thì quấn chúng
nhân dân đã tỏ nhiều thái độ thắc mắc, phẫn nộ không những việc
Alexandre de Rhodes không là người đầu tiên làm ra chữ quốc ngữ mà còn
là người xin với vua Pháp mang binh lính sang đánh chiếm Việt Nam làm
thuộc địa. Đi xa hơn, việc nhìn nhận nầy sẽ làm rạn nứt tình đoàn kết
Dân Tộc vì ông Alexandre de Rhodes mạ lỵ Đức Phật là một tên mọi đen.
Hơn nữa, đất Thăng-Long là nơirất nhiều kỷ niệm của Dân Tộc, là cái
nôi văn hóa Việt Nam và có thể nói thêm Thăng –Long cũng là cái nôi
Phật giáo và hai chữ "Thăng Long" do vua nhà Lý, một vị vua theo Phật
giáo. Năm 1010, tương truyền rằng khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa-Lư
(Ninh-Bình) đến đất Đại-La thì thấy Rồng bay lên trời cho nên mới đặt
tên thủ đô mới là Thăng-Long. Ngày nay,Thăng Long còn dùng trong văn
chương,. Trong cụm từ như "Thăng Long nghìn năm văn vật" … Năm 2010 là
kỷ niệm một thiên niên kỷ của Thăng-Long – Hà Nội.
Làm lễ kỷ niệm Thăng-Long một nghìn năm là nhớ ơn những vị vua anh
hùng đã xây dựng nước, đánh đuổi ngoại xâm, là khẳng định tính thuần
khiết trường tồn của văn hoá Dân Tộc; một nhà truyền giáo ngoại quốc
như Alexandre de Rhodes đang gây ra tranh cãi không thể nào cho xuất
hiện tại Đại lể thiên niên kỷ Thăng-Long được. Cho Alexandre de Rhodes
hiện diện bằng cách nào đi nữa là phản bội lại tiền nhân, đi ngược lại
niềm tin của đại đa số nhân dân Việt Nam và sẽ gây bất ổn vì như đã
trình bày thì công hay tội cùa Alexandre de Rhodes đã rõ ràng. Cách
tốt nhất là UBND thành phồ Hà-Nội cứ nhận pho tượng Alexandre de
Rhodes do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng tặng rồi sau đó tặng lại Tòa
Giám mục Hà-Nội.


THÍCH ĐỨC TĨNH. (California).
* Nguồn : PhậtGiáo online

Bài 2 :
MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA THIÊN CHÚA GIÁO
ĐỐI VỚI VĂN HOÁ VIỆT NAM
(THẾ KỶ XVII – ĐẦU THẾ KỶ XX)

Ths. Phạm Thị Thanh Huyền Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội *

Đặt vấn đề

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, hầu hết các tôn giáo lớn trên thế
giới đều có mặt ở đây (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo,
Tin Lành giáo…). Trong quá trình phát triển đạo ở Việt Nam, các tôn
giáo đã trở thành cầu nối tiếp xúc văn hoá, vì tôn giáo bản thân nó
cũng chính là một thành tố của văn hoá. Do đó, không thể phủ nhận vai
trò đặc biệt quan trọng của tôn giáo đối với sự phát triển của văn hoá
Việt Nam.

Từ sau phát kiến địa lý (thế kỷ XV) cho đến thế kỷ XIX, có thể nói,
quá trình truyền bá Thiên Chúa giáo ra phạm vi toàn thế giới đã gắn bó
chặt chẽ như "hình với bóng" với sự bành trướng xâm lược của chủ nghĩa
thực dân phương Tây. Vì lẽ đó mà "Sự truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt
Nam trong các thế kỷ từ XV đến XIX, một bộ phận của sự truyền bá đạo
Thiên Chúa ra phạm vi toàn thế giới trong các thế kỷ nói trên, đương
nhiên cũng phải tuân thủ những quy luật lịch sử, thời đại đã chi phối
cuộc truyền giáo đó" [1]. Do đó, cũng thật dễ hiểu khi chúng ta thường
nói đến vai trò "công cụ" của Thiên Chúa giáo trong quá trình xâm lược
của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Nhưng theo các nhà tôn giáo học và
văn hoá học thì "tôn giáo là một phương diện của văn hoá và mọi sự
tiếp xúc tôn giáo đều có thể được coi là tiếp xúc văn hoá. Và sự
truyền bá các tôn giáo lớn sang các vùng đất mới, như trường hợp Thiên
Chúa giáo thời cận đại, ngoài những chức năng nào khác, còn được coi
là có chức năng chuyển tải văn hoá (transculturel), đương nhiên là văn
hoá phương Tây" [2]. Và trong sự chuyển tải văn hoá đó, những yếu tố
tích cực, góp phần phát triển nền văn hoá bản địa cần phải được chúng
ta nhìn nhận là những đóng góp của tôn giáo nói chung, của Thiên Chúa
giáo nói riêng đối với văn hoá Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, Thiên Chúa giáo ra đời ở Palextin, thuộc Trung
Cận Đông nhưng nó đã sớm được truyền bá và phát triển mạnh ở châu Âu
(từ thế kỷ IV đã trở thành quốc giáo của đế quốc Rô Ma rộng lớn). Vì
thế, Thiên Chúa giáo mang trong mình dấu ấn của nền văn minh phương
Tây. Khi truyền sang Việt Nam, Thiên Chúa giáo đã đóng vai trò là cầu
nối chuyển tải những thành tố của văn minh phương Tây đến văn hoá Việt
Nam. Các giáo sĩ đến truyền giáo ở nước ta lúc đó đều là những người
được đào tạo chính quy trong các chủng viện, đại chủng viện, do đó rất
nhiều người có trình độ uyên thâm và có những cống hiến nhất định
trong việc chuyển tải văn hoá, văn minh tới vùng đất ngoại. Giáo sư
Phan Huy Lê viết "Trong hàng ngũ giáo sĩ có những người chỉ hoạt động
vì đức tin và cũng có những góp phần truyền bá một số kỹ thuật phương
Tây vào Việt Nam" [3]. Chính họ là những người đầu tiên đã giới thiệu
những tiến bộ của văn minh phương Tây với Việt Nam.

Trong quá trình truyền bá đạo ở Việt Nam, Thiên Chúa giáo có những
đóng góp nhất định cho sự phát triển của văn hoá Việt Nam trên nhiều
lĩnh vực như kiến trúc, báo chí, văn chương, ngôn ngữ, lối sống, giáo
dục…Trong phạm vi bài viết hội thảo lần này, chúng tôi chỉ xin được đề
cập tới một số yếu tố tích cực mà Thiên Chúa giáo đã đem lại cho nền
văn hoá Việt Nam, đó là:

Sự tạo thành chữ "Quốc ngữ"

Sự du nhập công nghệ in hiện đại và sự phát triển của báo chí Việt Nam
đầu thế kỷ XX

Sự du nhập của nghệ thuật kiến trúc nhà thờ.

1. Sự tạo thành chữ "Quốc ngữ"

Đây là một trong những đóng góp quan trọng nhất của các giáo sĩ đạo
Thiên Chúa đối với văn hoá Việt Nam, tất nhiên đóng góp này nằm ngoài
ý thức chủ quan của các nhà truyền đạo khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ.
Động cơ chủ yếu và trước hết của các giáo sĩ Thừa sai khi sáng tạo ra
chữ Quốc ngữ là để phục vụ cho cuộc truyền giáo. Xuất phát từ mục đích
để hoạt động truyền giáo có hiệu quả nên các Thừa sai đã Latinh hoá
tiếng Việt để tạo ra một loại văn tự mới đó là chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc
ngữ ra đời chính xác vào thời gian nào, cho đến nay vẫn chưa xác định
được, nhiều người cho rằng thời điểm sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là
khoảng từ năm 1620 đến năm 1651, công lao đầu tiên thuộc về các nhà
truyền giáo dòng Tên. "Thời gian đầu, từ 1615 – 1663, chỉ có các nhà
truyền giáo dòng Tên đến làm việc trong vùng đất Chúa Trịnh, Chúa
Nguyễn, đã cùng nhau đóng góp vào công trình tạo ra chữ Quốc ngữ. Năm
1651 in sách Quốc ngữ. Sau đó còn nhiều công trình do nhiều người đã
làm cho thứ chữ này hoàn chỉnh hơn, phổ biến hơn suốt từ thế kỷ XVII
đến cuối thế kỷ XIX" [4].

Lúc đầu, chữ Quốc ngữ là thứ chữ ghi âm nhưng chưa định hình, chưa
phản ánh một cách khoa học và trung thực cơ cấu ngữ âm của tiếng Việt,
còn chịu ảnh hưởng sâu đậm tiếng nói và chữ viết của người Bồ Đào Nha,
người Ý, người Pháp.

Ví dụ: để ghi từ "sách", người ta viết sayc, để ghi từ "nước mặn",
người ta viết nuocman, để ghi từ "ông nghè", người ta viết ungue,
ungué, ungné, ounghe, oungueh…. Hay người ta viết ũ để ghi vần ung (ví
dụ cũ = cung), viết oũ để ghi vần ông, (ví dụ soũ = sông). Nhưng dần
dần qua nhiều lần cải tiến, chữ Quốc ngữ đã đạt đến dạng hoàn chỉnh
như ngày nay.

Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng người có công đầu tiên
tạo ra chữ Quốc ngữ là Thừa sai Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha.
Pina sinh năm 1585 tại Guarda, gia nhập dòng Tên lúc 20 tuổi. Ông đến
Đàng Trong năm 1617, "là nhà truyền giáo đầu tiên biết Tiếng Việt,
cũng là tu sĩ dòng Tên đầu tiên soạn một tập nhỏ về chính tả cùng các
dấu thinh của tiếng Việt và năm 1622 bắt đầu soạn ngữ pháp tiếng Việt"
[5].

Qua nghiên cứu cuốn sách "Công trình của một số nhà tiên phong Bồ Đào
Nha trong lĩnh vực ngôn ngữ học Việt nam cho đến năm 1650" của Roland
Jacque (nhà ngôn ngữ học người Pháp), Nguyễn Phước Tương cũng cho rằng
"chúng ta có đủ cơ sở khoa học để kết luận rằng giáo sĩ dòng Tên đầu
tiên có công trình phiên âm tiếng Việt thành chữ Quốc ngữ chậm nhất
vào năm 1623, trước khi Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong vào năm
1624, có tên gọi là "Nhập môn tiếng Đàng Ngoài" là Francisco de Pina"
[6].

Sau Francisco de Pina, phải kể đến giáo sĩ Gaspar d'Amaral, người đã
biên soạn cuốn "Từ điển Bồ – Việt" vào những năm 1636 – 1645, và giáo
sĩ Antonia de Barbosa, ông đã biên soạn cuốn "Từ điển Việt – Bồ" trước
khi Alexandre de Rhodes biên soạn và in cuốn "Từ điển Việt – Bồ –
Latinh" vào năm 1651.

Nhưng người có công lao to lớn trong việc hình thành chữ Quốc ngữ đó
chính là Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ). Ông sinh năm
1593 tại tỉnh Avignon, nước Pháp, là người gốc Do Thái. Năm 1612,
Alexandre de Rhodes gia nhập vào dòng Tên ở Rôma, năm 1618, ông được
thụ phong linh mục khi mới tròn 25 tuổi.

01

Những công trình đáng kể của Alexandre de Rhodes là "Từ điển Việt – Bồ
– Latinh" (Dictionarum Anamiticum Lusitanum et Latinum) và cuốn "Phép
giảng tám ngày" (Cathechimus). Cả hai cuốn đều được đúc chữ và ấn hành
ở Rôma vào năm 1651. Có thể coi đây là hai cuốn sách đầu tiên được in
bằng chữ Quốc ngữ. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, cuốn từ
điển của Alexandre de Rhodes vẫn được coi là tài liệu cơ bản để học
tập và nghiên cứu tiếng Việt qua chữ Quốc ngữ.

02

Các thế hệ Thừa sai sau Alexandre de Rhodes tiếp tục theo gương ông
biên soạn các loại từ điển tiếng Việt có bổ sung và ngày càng hoàn
chỉnh hơn. Đáng kể là năm 1838, một cuốn từ điển mới, đối chiếu hai
thứ tiếng Việt – Latinh, Latinh – Việt có ghi thêm chữ Nôm bên cạnh
chữ Quốc ngữ, được gọi là "Nam Việt dương hiệp tự vị" (Dictionarium
anamitico latinum) do Giám mục Taberd biên soạn, được xuất bản ở
Serampur – Ấn Độ. Về cơ bản, chữ Quốc ngữ trong cuốn từ điển này đã có
dạng thức như chữ Quốc ngữ ngày nay. Đó là một trong những tài liệu cơ
sở được dùng để nghiên cứu tiếng Việt thế kỷ XIX.

03Trang bìa Cuốn Tự điển Việt – La tinh do giáo sĩ P.J. Pigneaux de
Béhaine khởi soạn năm 1772; được giáo sĩ J.L. Taberd chỉnh lý bổ sung,
xb tại Ấn Độ năm 1838

Trang đầu Cuốn Tự điển Việt – La tinh

Tóm lại, chữ Quốc ngữ đã trải qua một quá trình liên tục cải tiến để
được hoàn chỉnh như ngày nay, song chúng ta không thể phủ nhận công
lao đầu tiên sáng tạo ra hình dạng của nó thuộc về các Thừa sai Thiên
Chúa giáo, nhất là các thừa sai dòng Tên gốc Bồ Đào Nha.

Kể từ lúc ra đời cho tới cuối thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ đã dần dần được
hoàn thiện từng bước nhằm phục vụ cho công cuộc truyền giáo như in
kinh bổn và các sách giáo lý. Nó cũng là phương tiện ghi chép những
hoạt động của các giáo sĩ và giáo dân. Như vậy, trải qua hơn hai thế
kỷ sau khi ra đời, phạm vi sử dụng của chữ Quốc ngữ chỉ hạn chế trong
khuôn khổ nhà thờ và giáo dân.

Cùng với việc xâm chiếm Nam Bộ, thực dân Pháp chủ trương mở rộng việc
phổ biến chữ Quốc ngữ để đào tạo tay sai thừa hành và đẩy mạnh công
cuộc tuyên truyền lừa bịp. Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm sáu tỉnh
Nam Kỳ (1867), chữ Quốc ngữ được chính thức dạy ở các trường "tân học"
ở Nam Kỳ. Ngày 22/2/1869, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định "Kể từ ngày 1
tháng 4 năm 1869, tất cả các giấy tờ chính thức đều sẽ được viết và
công bố bằng mẫu tự Âu châu". Chủ ý của chính sách này đã được Giám
mục Puginier nói ra một cách rõ ràng: "Sau khi đạo Thiên Chúa đã được
thiết lập, tôi coi việc bãi bỏ chữ Hán và thay thế trước tiên bằng chữ
Quốc ngữ, sau bằng chữ Pháp, là một phương pháp rất chính trị, rất
thực tế và rất hữu hiệu để lập ra ở Bắc kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn
Đông… Một khi đã đạt được kết quả to lớn đó, chúng ta đã đoạt được từ
Trung Quốc phần lớn ảnh hưởng ở xứ An Nam và giới nho sĩ An Nam vốn
rất thù ghét sự thiết lập thế lực Pháp sẽ bị tiêu diệt dần dần" [7].

Điều này đã gây ra sự ác cảm của các sĩ phu đối với chữ Quốc ngữ, vì
họ cho rằng đấy là "chữ của Tây", không học "abc" cũng có nghĩa là bất
hợp tác với Tây. Cụ Đồ Chiểu đã kiên quyết không cho con cái đi học
thứ chữ này. Trong phong trào Cần Vương và các phong trào khác của văn
thân sĩ phu yêu nước, chữ Hán và chữ Nôm được coi là những vũ khí tinh
thần lợi hại để chống lại thực dân Pháp.

Tuy vậy, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện một số văn bản Quốc
ngữ ghi lại các truyện Nôm như Kiều, Lục Vân Tiên, Quốc sử diễn ca và
một số bản dịch tiếng Việt các sách kinh điển Nho học như Trung dung,
Đại học in bằng chữ Quốc ngữ. Cũng trong thời gian này, một số tác
phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên đã được lưu hành như Chuyện đời
xưa, Chuyện khôi hài, Chuyến đi thăm Bắc Kỳ năm Ất Hợi…

Sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiếp tục đưa chữ Quốc ngữ vào các
hoạt động nhà nước và xã hội nhằm phục vụ cho công cuộc bình định và
cai trị của chính quyền thực dân. Một viên Thống sứ đã viết trong bản
tường trình: "Việc truyền bá chữ Quốc ngữ chỉ có thể coi là rất có lợi
cho sự mở rộng ảnh hưởng của chúng ta trong xứ này và làm cho quan hệ
của chúng ta với người bản xứ được dễ dàng…" [8]. Tuy nhiên, thực dân
Pháp cũng chủ trương không nên xoá bỏ hoàn toàn chữ Nho vì cho rằng
chữ Nho sẽ góp phần đắc lực trong việc duy trì tình trạng lạc hậu về
mọi mặt của xã hội Việt Nam.

Trong khi thực dân Pháp coi chữ Quốc ngữ là một công cụ đào tạo tay
sai thì các nhà "duy tân" ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã thấy được ở nó
những khả năng to lớn cho việc mở mang dân trí. Điều đó được thể hiện
qua những vần thơ cổ động:

" Trước hết phải học ngay Quốc ngữ

Khỏi đôi đường tiếng, chữ khác nhau

Chữ ta, ta đã thuộc làu,

Nói ra nên tiếng, nên câu, nên lời" [9]

Đông Kinh Nghĩa Thục, một tổ chức vận động cách mạng, đã ra sức cổ
động cho việc học tập và phổ biến chữ Quốc ngữ. Trong tập "Văn minh
tân học sách" do Hội xuất bản năm 1907, khi nêu 6 việc cần phải xúc
tiến để mở mang dân trí, việc sử dụng rộng rãi chữ Quốc ngữ được đặt
lên hàng đầu.

"Trầm ngâm suy nghĩ cho cùng, để tìm kế mở mang dân trí giữa nghìn
muôn khó khăn, thì thấy chỉ có sáu đường:

Một là dùng văn tự nước nhà… Văn tự đặt ra là cốt để ghi tiếng nói…Các
nước trên địa cầu nước nào chẳng vậy… Còn nước ta vẫn chưa có. Ấy là
một điều rất kỳ. Thiết nghĩ nước ta đời xưa hẳn là cũng có văn tự,
chẳng qua lâu ngày thất truyền đi đó thôi.

Gần đây, mục sư người Bồ Đào Nha chế ra chữ Quốc ngữ, lấy 26 chữ cái
châu Âu phối hợp với 6 âm 11 vận, đánh vần theo lối hài thanh mà đọc
ra tiếng ta, rất là giản dị, nhanh chóng. Tưởng nên một loạt học theo.
Phàm người trong nước đi học nên lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện đầu
tiên, để cho trong thời gian vài tháng, đàn bà trẻ con cũng đều biết
chữ…" [10].

Có thể nói, sự ra đời của chữ Quốc ngữ là một cuộc cách mạng trong
lịch sử hình thành chữ viết của dân tộc ta. Trước khi chữ Quốc ngữ
xuất hiện, ở Việt Nam đã tồn tại chữ Hán và chữ Nôm. Trong suốt một
thời gian dài, chữ Hán được sử dụng như một văn tự chính thức của nước
ta. Mặc dù vậy, giữa chữ Hán và tiếng Việt vẫn có một sự khác biệt rất
căn bản. Người Việt Nam chỉ viết và đọc chữ Hán nhưng không nói ngôn
ngữ Hán. Các văn bản bằng chữ Hán nếu muốn cho người Việt hiểu được
phải thông qua phiên dịch. Vì thế, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm
theo phương pháp hình thanh và hội ý của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt.
Nhưng chữ Nôm vẫn là một văn tự quá phức tạp, lại không được các triều
đình phong kiến Việt Nam ủng hộ nên nó chưa đạt tới trình độ chuẩn xác
và thống nhất cao giữa các địa phương.

Trong khi đó chữ Quốc ngữ lại có khả năng biểu thị chính xác bất kỳ âm
thanh nào của tiếng Việt, cấu tạo lại đơn giản, dễ học, dễ nhớ, người
Việt chỉ cần học 3 tháng là đã có thể sử dụng được chữ Quốc ngữ. Do
đó, chữ Quốc ngữ ra đời đã kết thúc thời kỳ kéo dài sự cách biệt giữa
tiếng Việt và chữ viết. Đây là lý do quan trọng nhất khiến cho chữ
Quốc ngữ ngày càng được phổ biến và sử dụng rộng rãi và có vai trò to
lớn trong sự phát triển văn hoá Việt nam các thời kỳ sau này.

Như vậy, rõ ràng "việc truyền giáo vào Việt Nam đầu thế kỷ XVII, nhìn
từ góc độ nó là một sự giao lưu văn hoá, với việc lập thành dạng chữ
viết cho tiếng Việt của A.de.Rhodes, đã chuyển tải đến cho nền văn hoá
Việt Nam một điều có ích, đó là dạng chữ viết có những ưu điểm hơn hẳn
dạng chữ viết đang lưu hành ở Việt Nam. Và, chúng ta có thể ghi nhận
công lao của A.de.Rhodes như là một nhà ngôn ngữ học có đóng góp nhiều
nhất cho sự ra đời của dạng chữ viết này" [11]. Vì thế, đứng về mặt
khách quan và công bằng "việc phục hồi lại công lao của A.de Rhodes
trong việc hoàn chỉnh dạng chữ Quốc ngữ, cho dù công việc đó của ông
có thể có những động cơ chính trị hay phục vụ cho việc truyền giáo,
cũng vẫn là cần thiết và hợp lý, vì đó vốn là một thành tựu khoa học,
một yếu tố văn hoá tích cực được chuyển tải đến Việt Nam qua con đường
truyền giáo, cũng đồng thời là qua con đường chuyển tải văn hoá vốn là
một chức năng tự thân của việc truyền giáo" [12].

2. Sự du nhập công nghệ in hiện đại và sự phát triển của báo chí Việt
Nam đầu thế kỷ XX

Cùng với việc truyền báo Thiên Chúa giáo, các giáo sĩ đã du nhập vào
Việt Nam rất nhiều thành tựu của kỹ thuật hiện đại phương Tây, trong
đó một ngành công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát
triển của văn hoá Việt Nam được các giáo sĩ Thừa sai đưa vào Việt Nam
khá sớm: đó là ngành in. Cùng với việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, sự du
nhập công nghệ in hiện đại vào Việt Nam đã góp phần làm thay đổi diện
mạo văn hoá bản địa những năm đầu thế kỷ XIX, đặc biệt trên lĩnh vực
báo chí.

Trước khi kỹ thuật in chữ rời được các Thừa sai Thiên Chúa giáo du
nhập, ở Việt Nam phổ biến là kỹ thuật in ván khắc. Thời Giám mục
Retord (1840 – 1858), một nhà in được lập ở Vĩnh Trị năm 1855 do Thừa
sai Theurel trông nom, chủ yếu là in các sách giáo lý bằng chữ Hán,
chữ Nôm, chữ Latinh và chữ Quốc ngữ. Nhà in này vừa áp dụng công nghệ
in khắc gỗ để in chữ Hán, chữ Nôm đồng thời kết hợp với in chữ rời để
in chữ Latinh và chữ Quốc ngữ. Công nghệ in chữ rời có thể được coi là
công nghệ in tiên tiến nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ. Do chính sách cấm
đạo gay gắt của chính quyền nhà Nguyễn nên nhà in này phải tạm ngừng
hoạt động trong một thời gian dài. Sau đó nhà in Vĩnh Trị được thừa
sai Puginier cho phục hồi lại vào năm 1862, đến tháng 4 năm 1864 đã in
được 7 – 8 cuốn sách bằng chữ Hán. Đến năm 1868, sau khi nhận chức
Giám mục địa phận Tây Bắc Kỳ, Puginier đã cho chuyển xưởng in về Kẻ
Sở, gửi mua thêm dụng cụ in từ Pháp như máy in chữ rời, máy in thạch,
máy đóng sách. Do vậy mà nhà in Kẻ Sở đã trở thành một nhà in lớn và
tương đối hiện đại. Chính tại nhà in này, cuốn "Tự điển Taberd" do
Thừa sai Theurel bổ sung đã được xuất bản vào năm 1877.

04

Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, một xưởng in khác nữa cũng được thành
lập ở giáo phận Đông Nam Kỳ, in các sách chữ Hán, chữ Nôm, chữ Latinh
và chữ Quốc ngữ. Cuốn "Tự điển Việt – Pháp" của thừa sai Pénibrel đã
được in tại xưởng này vào năm 1898.

Nhà in Thừa sai (Im Primerie de la Mission), sau đó được đổi tên là
nhà in Tân Định, được thành lập năm 1874, hoạt động đến năm 1965 với 8
giám mục thay nhau làm giám đốc [13]. Gần một thế kỷ hoạt động, Nhà in
Tân Định cho in ấn hàng nghìn tác phẩm văn hoá Thiên Chúa giáo, trong
đó tiêu biểu là tờ báo Nam Kỳ địa phận.

Như vậy, sự thành lập và hoạt động của các nhà in nói trên của các
giáo sĩ đạo Thiên Chúa đã để lại một số ấn phẩm có giá trị, đáng kể
nhất là hai cuốn tự điển của Taberd và Pénibrel. Đây là những tư liệu
quý hiếm đánh dấu giai đoạn phát triển của chữ Quốc ngữ, là sự gợi mở
cho việc biên soạn các cuốn tự điển khác về sau này, góp phần hoàn
chỉnh thêm chữ Quốc ngữ. Thông qua những ấn phẩm in bằng chữ Quốc ngữ
của các nhà in này, chúng ta có thể dựng lại các giai đoạn phát triển
lịch sử của chữ Quốc ngữ về cấu trúc từ ngữ, cú pháp, âm, vần…

Rõ ràng có thể thấy mặc dù các xưởng in đó lúc đầu chỉ phục vụ cho
giáo hội, nhưng điều quan trọng là sự du nhập kỹ thuật in tiên tiến
của phương Tây vào Việt Nam đã là tiền đề vật chất quan trọng cho sự
phát triển của văn hoá bản địa sau này, mà trước hết là sự phát triển
của báo chí – một lĩnh vực của văn hoá được du nhập từ phương Tây vào
nước ta.

Thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển rầm rộ của báo chí Việt Nam, điều
đó là do sự phát triển của công nghệ in và việc phổ cập chữ Quốc ngữ.

Sau khi Gia Định báo, tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử
báo chí Việt Nam ra đời vào năm 1865 tại Sài Gòn, báo chí Việt nam
xuất hiện và phát triển phong phú, sôi nổi chưa từng thấy từ Nam ra
Bắc với những Nông cổ mín đàm, Đại Việt tân báo, Đăng cổ tùng báo, Lục
tỉnh tân văn, Trung Bắc tân văn, Phụ nữ tân văn, Đông Dương tạp chí,
Nam Phong tạp chí, Đại Việt tạp chí, Thực nghiệp dân báo, Hữu thanh
tạp chí, An Nam tạp chí, Tiếng Dân, Phụ nữ thời đàm, Văn học tạp chí,
Phong hóa, Ngày nay, Khoa học phổ thông, Thanh Nghị, Tri Tân … gắn
liền với tên tuổi của những nhà báo, nhà văn, học giả "Tây học" xuất
sắc : Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Hồ Biểu Chánh,
Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy
Tốn, Nguyễn Trọng Thuật, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố, Tản Đà, Huỳnh
Thúc Kháng, Đào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Văn Ngọc…

Có thể nói, một tờ báo, nhất là một tờ báo bằng chữ Quốc ngữ ra đời
trong thời kỳ này là một hiện tượng cực kỳ mới mẻ trong đời sống văn
hoá Việt Nam. Trong số các tờ báo Quốc ngữ thì Đông Dương tạp chí và
Nam Phong tạp chí có vị trí nhất định trong đời sống văn hoá và báo
chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, mặc dù hoạt động dưới sự trợ cấp
tài chính và kiểm soát chặt chẽ của Sở mật thám Đông Dương, nhằm tuyên
truyền cho chủ trương "Pháp – Nam hợp tác". Đông Dương tạp chí góp
phần đáng kể vào việc trau dồi ngôn ngữ văn xuôi tiếng Việt đầu thế kỷ
XX, còn Nam Phong tạp chí đã bước đầu chú trọng khai thác các đề tài
lịch sử, xã hội và văn hoá – văn minh của Việt Nam và thế giới với
tinh thần "bảo tồn cổ học" và "dung hoà Đông Tây". Nguyễn Văn Vĩnh
(1882 – 1936), chủ bút tờ Đông Dương tạp chí, là một dịch giả có tài.
Hai bản dịch thành công nhất của ông đã có ảnh hưởng tốt đến văn học
đương thời là "Thơ ngụ ngôn" của La Fontaine và "Trưởng giả học làm
sang" của Molière.

Trong buổi đầu phát triển của báo chí Việt Nam có sự đóng góp không
nhỏ của báo chí Công giáo. Tờ báo Công giáo đầu tiên là tờ Nam Kỳ địa
phận, ra số đầu tiên ngày 26/11/1908 ở Sài Gòn, có tuổi đời 37 năm (số
cuối cùng ra ngày 1/3/1945) [14].

Ra đời sau Nam Kỳ địa phận còn có Thánh thể (1919) (ở địa phận Phát
Diệm – Ninh Bình), Thánh giáo tuần báo Bắc Kỳ (1920 – 1923), Trung Hoà
nhật báo ở Hà Nội (1924 – 1943), Công giáo Tiến hành (1936 – 1938),
Công giáo Đồng Thinh (1927 – 1937)…

Ngay từ khi ra đời, báo chí Công giáo đã sớm tiếp cận được cách trình
bày, minh hoạ, cập nhật thông tin của báo chí phương Tây. Việc sử dụng
chữ Quốc ngữ của báo chí Công giáo góp phần phát triển tiếng Việt. Hơn
nữa, báo chí Công giáo còn là kho tư liệu về lịch sử tôn giáo, về tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam thời cận đại.

Không những chỉ làm thay đổi diện mạo văn hoá Việt Nam trên bình diện
chữ viết và báo chí, Thiên Chúa giáo khi du nhập vào nước ta còn góp
phần làm đa dạng hoá kiến trúc ở Việt Nam với sự du nhập của nghệ
thuật kiến trúc nhà thờ phương Tây. Và đặc biệt, sự du nhập này đã tạo
ra một sự giao lưu, hoà quyện văn hoá hết sức độc đáo.

3. Sự du nhập của nghệ thuật kiến trúc nhà thờ

Cùng với quá trình truyền bá đạo Thiên Chúa là sự du nhập kiến trúc
nhà thờ phương Tây vào Việt Nam. Trước năm 1874, nhà thờ Thiên Chúa
giáo Việt Nam có quy mô nhỏ bé giống như nhà dân, cửa được mở ra hai
bên cho tín đồ thực hiện "lễ vọng" vào những ngày người đến dự lễ quá
đông. Vật liệu xây dựng nhà thờ lúc đầu cũng rất đơn giản, mang tính
chất "tạm bợ", chủ yếu là tranh tre, nứa lá hoặc bằng gỗ.

Từ sau Hoà ước Giáp Tuất 1874 (trong đó có điều khoản đảm bảo cho
Thiên Chúa giáo được truyền bá tự do), nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt
Nam được xây dựng kiên cố hơn với hình thức đa dạng hơn, có thể quy về
hai phong cách kiến trúc: phong cách châu Âu (thường gọi là nhà thờ
Tây) và phong cách dân gian Việt nam (thường gọi là nhà thờ Nam)

Đặc trưng của lối kiến trúc theo phong cách châu Âu là kiểu kiến trúc
gôtích với tháp chuông cao vút hình tiêm. Tiêu biểu cho phong cách
kiến trúc này là nhà thờ Kẻ Sở (Ninh Phú, Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà
Nam), được xây dựng năm 1877 – 1882, chính Puginier – giám mục địa
phận Tây Bắc Kỳ là người đã vẽ mẫu thiết kế cho nhà thờ này.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng bắt đầu từ năm 1877 đến 1880 thì
hoàn thành.

05

Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng năm 1884, đến cuối năm 1887 được hoàn
thành cơ bản với quy mô nhỏ hơn nhà thờ Kẻ Sở.

06

Lối kiến trúc gôtích với hình tháp nhọn, vòm mái đòi hỏi kỹ thuật xây
dựng khác hẳn với lối kiến trúc truyền thống của người Việt. Qua việc
xây dựng những công trình kiến trúc này, những người thợ Việt Nam có
cơ hội được tiếp cận với kỹ thuật xây dựng của phương Tây: lối trang
trí, họa tiết trong nhà thờ châu Âu như trang trí mặt tiền nhà thờ,
trang trí cửa sổ, cửa ra vào, trang trí tháp chuông, vòm nhỏ hai bên
hông và vòm lớn trên cung thánh, nơi đặt tượng Chúa, tượng Đức Mẹ
Maria và các Thánh.

Nhưng số nhà thờ được xây dựng theo phong cách châu Âu như vậy không
nhiều, hầu hết các nhà thờ Thiên Chúa ở Việt Nam đều được kiến trúc
theo phong cách dân tộc Việt Nam, hoặc có sự đan xen giữa hai phong
cách: vừa có yếu tố châu Âu, vừa có yếu tố truyền thống. Lối kiến trúc
này vẫn được tiếp tục ở giai đoạn sau và có thể nói cho đến tận ngày
nay. Tiêu biểu cho loại hình này là nhà thờ Lớn Phát Diệm thuộc huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, một nhà thờ có quy mô lớn trong các nhà thờ
Thiên Chúa ở Việt Nam.

Có loại nhà thờ "vỏ Tây ruột Nam", tức là về hình dáng mang dáng dấp
nhà thờ Tây với tháp chuông nhọn cao vút, trang trí mặt tiền giống nhà
thờ Tây nhưng bên trong lại trang trí theo phong cách nhà thờ Nam. Ví
dụ như nhà thờ xứ Hà Hồi (Hà Tây), Yên Trì (Quảng Ninh), Tân Lộc (Nghệ
An)…

07

Bên cạnh đó có những nhà thờ "thuần Nam" kiến trúc theo phong cách Á
Đông như: Hảo Nho, Bình Sa (Ninh Bình), An Vân (Huế), Trung Lao (Nam
Định), Ba Làng (Thanh Hoá), đặc biệt là khu quần thể thánh đường Phát
Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình). Nét đặc trưng của loại hình nhà thờ "thuần
Nam" là không có tháp chuông cao vút gắn với mặt tiền nhà thờ, tháp
chuông có thể được làm rời phía trước hoặc bên hông nhà thờ như nhà
thờ xứ An Vân (Huế), Sơn Dương (Huế)…Phần lớn các tháp chuông đều xây
theo kiểu 3 lầu, càng lên cao càng thu nhỏ lại mang phong cách Á Đông,
bên trên có gắn thập tự. Trong các tháp chuông thường treo chuông Nam
(loại chuông do nhà thờ mua về hoặc đúc theo kiểu chuông chùa).

08

Nhiều nhà thờ Nam có mặt tiền được xây dựng theo phong cách tam quan:
giống như tam quan chùa, cửa ra vào có thể là 3 hoặc 5 cuốn tò vò hoặc
hình móng ngựa. Diềm cửa được trang trí hoa văn, hoạ tiết với nhiều
bức chạm tứ quý (mai, lan, cúc, trúc) theo lối trang trí cổ truyền của
người Việt. Hai bên mặt tiền nhiều nhà thờ Nam còn có câu đối, nội
dung thường ca ngợi Thiên Chúa đã sáng tạo ra vũ trụ, ca ngợi những
phẩm hạnh của Đức Mẹ Maria…

Ở một vài nhà thờ Nam, mặt tiền có gắn bia đá như nhà thờ Lớn Phát
Diệm, nhà thờ Trung Lao. Có thể nói mặt tiền nhà thờ Nam là sự tổ hợp
kiến trúc phương Đông và phương Tây trong đó yếu tố phương Đông giữ
vai trò chủ đạo. Kiến trúc phương Tây đã được các bàn tay tài hoa của
người Việt biến thể tạo ra một loại hình nhà thờ mới góp phần làm
phong phú loại hình nhà thờ Thiên Chúa giáo Việt Nam.

09

Cung Thánh trong các nhà thờ "thuần Nam" thường được sơn son thếp
vàng, chịu ảnh hưởng của quan niệm thẩm mỹ truyền thống của người
Việt: "đẹp vàng son, ngon mật mỡ": nhà thờ Trung Lao (Nam Định), Hảo
Nho ( Ninh Bình), Hà Hồi (Hà Tây), Phát Diệm (Ninh Bình)… Nơi đặt
tượng Thiên Chúa, tượng Đức Mẹ, tượng các Thánh ở nhiều nhà thờ Nam
được làm bằng gỗ, chạm trổ hoa lá cầu kỳ và được sơn son thếp vàng,
dân gian thường gọi là các toà vàng.

10

11

Vách Cung Thánh Nhà thờ Lớn Phát Diệm cũng rất tiêu biểu cho phong
cách Cung Thánh vách gỗ sơn son thếp vàng. Toà vàng ở chính giữa, hai
bên là hoa văn dây lá chạy dài. Bên trong toà vàng là tượng Đức Mẹ
Maria bế Chúa Hài đồng. Hai bên là những ô nhỏ được trang trí hoa văn
cách điệu, xung quanh có những đường chỉ gờ bao viền tạo độ sâu cho ô,
bên trong các ô gắn ảnh các Thánh. Điều này rất khác cách trang trí
Cung Thánh ở các nhà thờ Tây.

Xin được dẫn chứng một công trình kiến trúc tiêu biểu thể hiện sự kết
hợp yếu tố dân gian truyền thống vào kiến trúc nhà thờ Thiên Chúa giáo
ở Việt Nam: Nhà thờ Phát Diệm (có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp) được
xây dựng vào cuối thế kỷ XIX trên vùng đất mới khai phá Kim Sơn – Ninh
Bình. Linh mục Phêrô Trần Lục (thường gọi là cụ Sáu) đã chỉ huy việc
xây dựng quần thể thánh đường này. Nhà thờ Phát Diệm là một công trình
lớn trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, có nhiều giá trị về
mặt kiến trúc và đặc điểm nổi bật của nó là mang đậm dấu ấn kiến trúc
dân tộc, thể hiện rõ nét tâm thức Việt Nam. Khu quần thể kiến trúc
được kiến tạo theo trục chính Bắc – Nam, mặt tiền nhìn về phía Nam, là
hướng được ưa chuộng của các công trình đình, chùa, miếu, mạo. Theo
quan niệm của người phương Đông, "thánh nhân nam diện nhi thỉnh thiên
hạ", có nghĩa là thánh nhân ngoảnh mặt về hướng Nam nghe thiên hạ tâu
bầy.

Khu toà địa phận có 4 cửa, hai cửa phía Đông, hai cửa phía Tây. Cửa
phía Đông thường xuyên mở vì theo quan niệm xưa, hướng đông là nơi hội
tụ các thần linh, vì vậy người đi vào nhà thờ thường đi theo hướng
đông (điều này rất ít gặp ở những nhà thờ xây dựng theo kiến trúc
phương Tây).

Phía trước khu quần thể là một cái ao hình chữ nhật rộng gần 1 hécta,
đằng sau là núi nhân tạo, điều này không chỉ làm cho phong cảnh hữu
tình hơn với "sơn – thuỷ" mà còn dựa trên quan niệm về phong thuỷ của
người phương Đông.

Các nhà thờ trong khu quần thể này như nhà thờ thánh Giuse, nhà thờ
thành Phêrô, kiến trúc tập trung vào mặt tiền với ba lối vào vòm cuốn,
xây theo kiểu tam quan với ba tầng lầu, càng lên lầu trên cửa càng thu
nhỏ, mái cong lợp ngói mũi hài. Nếu bên trên không gắn cây thập tự thì
người ta sẽ nghĩ đây là một ngôi tháp cổ hay một mái tam quan của đình
chùa thường gặp trong các làng quê Việt Nam.

Ba công trình kiến trúc: Nhà thờ Lớn (còn gọi là nhà thờ Kính Đức Mẹ
Mân Côi), Phương Đình và nhà thờ Trái tim Đức Mẹ (còn gọi là nhà thờ
Đá) là những công trình kiến trúc tiêu biểu mang đậm tính dân tộc hơn
cả.

- Nhà thờ Trái tim Đức Mẹ được xây dựng đầu tiên, năm 1883. Nhà thờ
này dài 18 mét, rộng 9 mét, cao 5 mét, thường gọi là nhà thờ Đá vì
nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp, bàn thờ đều bằng đá.

Mặt tiền gồm 3 lối ra vào (tam quan), hai tháp hình vuông mỗi tháp 5
tầng đặt trên hai cửa ra vào phụ. Phía trên cửa ra vào chính giữa là
toà Đức Mẹ bằng đá uốn vòm, trong có đặt tượng Đức Mẹ.

12

Phía trong nhà thờ được xây bằng những phiến đá cẩm thạch nhẵn bóng
với những đường nét thanh thoát, nhẹ nhàng. Hai bên vách nhà thờ có
những bức chạm tứ quý: tùng, cúc phía đông, trúc, mai phía tây. Ngoài
ra còn có những bức chạm ở vách ngoài bằng đá hình chim phượng xoè
cánh, mang bút nghiên và sư tử có bờm dài, răng nanh, mặt giống mặt
người đang cười. Nhà thờ Đá được coi là một kiệt tác nghệ thuật, nhiều
người còn gọi đó là Viên ngọc.

- Nhà thờ Lớn (hay còn gọi là nhà thờ Kính Đức Mẹ Mân Côi)

Đây là ngôi nhà thờ lớn nhất, đẹp nhất và lối kiến trúc dân tộc cũng
được thể hiện rõ nét nhất. Mặt tiền của nhà thờ Lớn có 5 lối ra vào
bằng đá, phía trên là ba tháp vuông bằng gạch, đầu đao, mái cong, lợp
ngói mũi hài. Trên đỉnh tháp ở giữa có tượng hai thiên thần cầm thánh
giá, hai bên là hai thiên thần khác thổi loa, bên dưới có khắc 4 chữ
Hán "Thẩm phán tiền triệu" (điềm báo trước ngày phán xét). Điều đáng
nói là các thiên thần này đều mang gương mặt Á Đông, hai tai dài, dái
tai chẩy như tai Phật.

13

- Phương Đình

Phương Đình được hoàn thành năm 1899, là công trình sau cùng của linh
mục Trần Lục. Hình dáng của Phương Đình giống như đình làng, kích
thước gần vuông: ngang 24m, sâu 17m, cao 25m. Toà Phương Đình có 3 cửa
ra vào, bên trên là hai tầng lầu, các đầu dốc uốn mái cong uyển
chuyển, mái lợp ngói mũi hài. Tầng trên cùng (tầng 3) treo quả chuông
Nam (chuông nện vồ, khác với chuông Tây phải kéo chuông mới kêu). Xung
quanh chuông có khắc chữ Hán và chữ Latinh. Bốn tháp ở bốn góc kết cấu
chồng mái cong rất mềm mại, trên đỉnh mỗi tháp là tượng các Thánh chép
sách Phúc âm.

14

Với lối kiến trúc tam bậc, tam cấp, chồng mái, đầu dốc uốn cong vút,
lợp ngói mũi hài, toà Phương Đình đem lại cho người ta một ấn tượng
mạnh mẽ về một phong cách Á Đông. Tín đồ Thiên Chúa giáo đến nhà thờ
thực hành lễ có cảm giác như đến với đình, chùa vốn thân quen và ăn
sâu vào tiềm thức của người Việt.

Khu nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng
kiểu phương Đông, hay nói đúng hơn nó mang đậm nét tính dân tộc Việt
Nam. Vì vậy, quần thể kiến trúc này đã được Bộ Văn hoá xếp hạng di
tích văn hoá, công trình văn hoá của quốc gia.

Có thể thấy rằng trước khi có kiến trúc nhà thờ phương Tây, những công
trình kiến trúc như đình, chùa, miếu, mạo đã in đậm trong tâm thức của
người Việt. Phải chăng vì thế mà khi du nhập vào Việt Nam, kiến trúc
phương Tây đã kế thừa, hoà trộn những yếu tố Việt đó để dễ đi vào lòng
người của người dân quê Việt Nam? Có thể còn nhiều lý do khác nữa,
nhưng rõ ràng nhờ đó kiến trúc nhà thờ Việt Nam trở nên đa dạng và đặc
sắc. Sự xuất hiện của nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam đã du nhập
những phong cách kiến trúc mới, vật liệu xây dựng mới. Trên cơ sở lối
kiến trúc phương Tây, người thợ Việt Nam tài hoa đã tạo ra những kiểu
dáng mới, tiêu biểu là loại hình kiến trúc nhà thờ Nam – một sáng tạo
trong kiến trúc Thiên Chúa giáo Việt Nam. Đây được coi là một tư liệu
sống động về sự hội nhập văn hoá.

Kết luận

Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam từ khá sớm, khoảng nửa đầu
thế kỷ XVI, nhưng hoạt động truyền đạo chỉ thực sự có kết quả từ đầu
thế kỷ XVII. Cho đến nay, Thiên Chúa giáo đã có lịch sử trên 400 năm ở
Việt Nam. So với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thì Thiên Chúa giáo là
một tôn giáo đến muộn, tuy nhiên trải qua thời gian, văn hoá Thiên
Chúa giáo vẫn có một chỗ đứng nhất định trong văn hoá Việt Nam. Tuy
vậy, văn hoá Thiên Chúa giáo đã có vai trò quan trọng trong tiến trình
phát triển của văn hoá Việt Nam. Những đóng góp của Thiên Chúa giáo
đối với văn hoá dân tộc Việt Nam thể hiện trên rất nhiều lĩnh vực: lối
sống đạo, ngôn ngữ – chữ viết, báo chí, văn chương, kiến trúc… Sẽ là
thiếu khách quan và công bằng nếu như chúng ta phủ nhận những đóng góp
có thể coi là tích cực này của Thiên Chúa giáo. Cuối cùng, chúng tôi
xin mượn lời tác giả Nguyễn Văn Kiệm để làm lời kết luận cho báo cáo
của mình, bởi đây là một vấn đề lớn và phức tạp, cần có sự nghiên cứu
chuyên sâu hơn mà trong phạm vi bài viết hạn hẹp này, chúng tôi chưa
thể hiện hết được những nội dung cần chuyển tải:

"Những tôn giáo lớn trên thế giới, trong quá trình lan toả, cùng lúc
với sự truyền bá đức tin, còn có vai trò chuyển tải văn hoá nội sinh
của tôn giáo nào đó cũng như văn hoá của cộng đồng sản sinh ra nó. Khi
du nhập vào Việt Nam, Công giáo cũng thể hiện vai trò đó và có những
đóng góp vào nền văn hoá bản địa" [15]

———-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Kiệm, Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ
thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam – Trung tâm
UNESCO bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam, Hà Nội, 2001,
400 trang, tr 38.

2. Nguyễn Văn Kiệm, Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại
Việt Nam, Nxb Văn hoá – Thông tin, H.2003, 645 trang, tr 34.

3. (dẫn theo) Huy Thông, Ảnh hưởng qua lại giữa văn hoá Công giáo và
văn hoá Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, năm 2000, tr 56.
4. (dẫn theo) Nguyễn Hồng Dương, Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và
phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H.2004, 393 trang, tr 271
– 272.

5. (dẫn theo) Nguyễn Hồng Dương, Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và
phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H.2004, 393 trang, tr 272.
19

6. Nguyễn Phước Tương, Giáo sĩ Bồ Đào Nha Francisco de Pina – người
tiên phong sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5,
năm 2001, tr 29.

7. Nguyễn Văn Hoàn, Chữ Quốc ngữ và sự phát triển của văn hoá Việt Nam
trong thế kỷ XX, Tạp chí Văn học, số 9, năm 2000, tr 43.

8.9. (dẫn theo) Đặng Đức Siêu, Chữ viết trong các nền văn hoá, Nxb Văn
hoá, H.1982, 177 trang, tr 170.

10. (dẫn theo) Đặng Đức Siêu, Chữ viết trong các nền văn hoá, Nxb Văn
hoá, H.1982, 177 trang, tr 171.

11. Nguyễn Văn Kiệm, Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam
từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam – Trung
tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam, H.2001, 400
trang, tr 117.

12. Nguyễn Văn Kiệm, Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại
Việt Nam, Nxb Văn hoá – Thông tin, H.2003, 645 trang, tr 40.

13. Nguyễn Hồng Dương, Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát
triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H.2004, 393 trang, tr 275.

14. Nguyễn Hồng Dương, Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát
triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H.2004, 393 trang, tr 253.

15. Nguyễn Văn Kiệm, Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại
Việt Nam, Nxb Văn hoá – Thông tin, H.2003, 645 trang, tr 123.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

Viết ngắn (tt)- Bù cho những ngày không viết.


Chốn tao nhã, chẳng khôn, chẳng dại.
Cõi hồng trần, ai dại, ai khôn ?


Đọc được gì từ tiểu sử của ông Kim-Dae-Jung, giải thưởng No-ben hòa bình 2000, cựu Tổng Thống Hàn Quốc, vừa mới từ trần :

Ông Kim Dae-jung, cựu tổng thống Hàn Quốc, giâi Nobel Hoà bình năm 2000 qua đời ngày 18/8 ở tuổi 84. Báo Le Monde hôm nay đã nhắc lại cuộc đời đấu tranh chính trị của một nhân vật được sánh với cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.

Ông Kim Dae-jung vừa là biểu tượng của cuộc đấu tranh cho dân chủ của Hàn Quốc vừa là người mở ra con đường hoà giải dân tộc với cuộc gặp lịch sử năm 2000 giữa lãnh đạo hai miền Nam Bắc. Tháng 10 năm ấy, ông được trao tặng giải Nobel Hoà bình nhờ chính sách Vầng Thái dương.

Trang báo của Le Monde không chỉ nói những hào quang trong sự nghiệp của cựu tổng thống Kim Dae-jung mà còn kể về những mãng tối trong cuộc đời nhiều thăng trầm của một trong những nhân vật để lại dấu ấn trong lịch sử Triều Tiên cuối thế kỷ 20.

Con đường đấu tranh chính trị nhiều gian nan

Xuất thân trong một gia đình nông dân miền tây nam bán đảo Triều Tiên, ông Kim Dae-jung theo học ngành thương mại và trở thành doanh nhân. Tham gia hoạt động chính trị, ông đắc cử dân biểu năm 1961 và 10 năm sau là ứng cử viên tổng thống đối lập với tướng Park Chung-Hee.

Mặc dù thất cử, nhưng ông Kim Dae-jung vẫn bị chế độ cầm quyền liệt vào thành phần nguy hiểm. Tháng 8 năm 1973 ông bị bắt cóc tại một khách sạn tại Tokyo, mang lên một chiếc tàu để sát hại và dìm xuống biển. Nhờ sự can thiệp của Washington ông thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Sau vụ này, tổng thống Park-Chung Hee bị ám sát chết vào tháng 10 năm 1979.

Ông Kim Dae-jung trở lại sân khấu chính trị nhưng không quan hệ với đảng chính trị mà ông từng tham gia, đang đặt dưới quyền lãnh đạo của ông Kim Young-sam. Bị kết án tử hình về tội phản loạn năm 1980, ông Kim Dae-jung sau đó được giảm án và phải sống lưu vong tại Hoa Kỳ cho tới năm 1985. Sau khi trở về nước, ông bị quản thúc cho tới khi chế độ độc tài Chun Doo-whan bắt đầu đi vào con đường dân chủ hoá do áp lực đường phố trước ngày Seoul tổ chức Thế vận hội mùa hè 1988.

Lại thêm hai lần ra tranh cử tổng thống và hai lần thất bại vào năm 1987 và 1992, ông Kim Dae-jung giã từ chính trường, chọn con đường dạy học và du lịch các nước Âu Mỹ. Khi ông đắc cử tổng thống cuối năm 1997, Hàn Quốc đang đứng bên bờ phá sản, phải xin Quỹ Tiền tệ Quốc tế FMI giúp đỡ.

Trong tình hình đen tối này của đất nước, ông Kim Dae-jung đã chứng tỏ được khả năng lãnh đạo. Sau một năm suy sụp, kinh tế Hàn Quốc đã trỗi dậy và lúc này nhà lãnh đạo Kim Dae-jung có thời gian thực hiện chính sách ôm ấp lâu nay, là hoà giải với miền bắc. Chính sách Vầng Thái dương đã mở đường cho hai miền nam bắc tiến tới gần nhau trong 8 năm bất chấp chính sách cứng rắn lúc đó của Washington đối với Bình Nhưỡng.

Đoạn cuối cuộc đời u tối

Những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống đối với ông Kim Dae-jung có lẽ là đoạn đường xuống dốc thê thảm hơn cả trong cuộc đời hoạt động chính trị.

Hai người con trai bị bắt giam về tội hối mại quyèn thế đã bôi xấu hình ảnh thanh liêm chính trực của người cha và công luận Hàn Quốc không quên lời cam kết đấu tranh chống tham nhũng của ông Kim Dae-jung.

Công trình hoà giải dân tộc của ông cũng gặp trở ngại khi một phần công luận Hàn Quốc đã tán đồng những lời chỉ trích từ phiá đối lập, cho rằng chính sách Vầng Thái dương đã không mang lại kết quả đối xứng từ phía Bắc Triều Tiên.

Lại thêm câu chuyện những khoản tiền bí mật được chuyển cho Bình Nhưỡng trước ngày gặp gỡ liên Triều cấp cao năm 2000 bị vỡ lở, những cộng sự viên thân tín bị bắt, càng bôi đen thêm hình ảnh của tổng thống Kim Dae-jung.

Ngày rời khỏi chính trường Hàn Quốc, tổng thống Kim Dae-jung là một người cay đắng, bị suy yếu cả về thể lực lẫn uy thế chính trị. Chỉ vài tuần trước khi vĩnh biệt cõi đời, nhân kỷ niệm 9 năm tuyên bố bắc nam ông mới lên tiếng kêu gọi hoà giải giữa hai miền sau khi đã chỉ trích chính sách cứng rắn của chế độ Lee Myung-bak.

Rồi đây khi thời gian đã làm lắng đọng hết mọi lời chỉ trích cay nghiệt cuối đời tổng thống Kim Dae-jung, ông sẽ được mọi người nhắc đến như một nhân vật lừng lẫy trong lịch sử Triều Tiên cuối thế kỷ 20.

* (đọc báo)

Viết ngắn.

Đọc được trên VN.Express, đại ý như sau :

* Ít nói câu cảm ơn hay nở nụ cười, hàng kém chất lượng cũng không một lời xin lỗi - tình trạng này khiến nhiều người cho rằng muốn được người tiêu dùng yêu, trước hết doanh nghiệp Việt cần biết thương khách hàng.

*Ngoài những lý do như tâm lý thích hàng ngoại, thì việc doanh nghiệp trong nước chưa thuyết phục được người tiêu dùng được nhận định là do họ chưa nghĩ cho khách hàng.

Muốn được người tiêu dùng yêu, trước hết doanh nghiệp trong nước phải biết thương các "thượng đế" của mình, ông Vũ Vinh Phú nhận xét. Từ khi còn làm quản lý trong ngành thương mại tại Hà Nội, ông đã chú ý đến điều này. "Nhưng bây giờ đến siêu thị, bị nhầm lẫn mà không được xin lỗi vẫn xảy ra, hay hiếm hoi nhận được lời cám ơn hay nụ cười của người bán hàng. Nhiều khi người ta chỉ đưa cho khách túi hàng cùng cái hóa đơn, mà cũng không buồn ngước lên nhìn", ông Phú nói.

Một hiện tượng khác được ông Vũ Vinh Phú nhận thấy, là chất lượng hàng hóa có xu hướng giảm sút sau một thời gian thành công trên thị trường. Với các nhãn hàng nước ngoài, chất lượng được bảo đảm từ khi ra mắt trên thị trường cho đến nhiều năm về sau.

Mới đây, Bộ Công Thương xin ý kiến dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng. Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh nhấn mạnh, Luật bảo vệ người tiêu dùng tạo môi trường pháp lý cho người tiêu dùng khiếu kiện khi quyền lợi của họ bị vi phạm. Luật không trực tiếp cung cấp kiến thức cho người tiêu dùng.

Song bởi không được cung cấp đầy đủ thông tin, người tiêu dùng khó lòng trở nên "thông thái" và có thể lựa chọn hàng hóa tốt nhất cho mình. Theo ông Lê Hồng Hanh, Viện trưởng Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, người tiêu dùng đang chịu thiệt bởi sự mất cân bằng thông tin về chất lượng hàng hóa. "Hệ thống quảng cáo của Việt Nam thiếu kiểm soát khiến thông tin bị nhiễu loạn. Ở các nước châu Âu, nếu quảng cáo hàng của một hãng nào đó dùng từ "tốt nhất" là vi phạm pháp luật. Khi đưa ra khái niệm tốt nhất, nhà sản xuất phải chứng minh", ông Hanh nói.

* nguồn : VNExpress.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2009

Đọc được trên website của Tổng Giáo phận

Nghĩ về giải pháp cho những xung đột

1. Trong thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện về nhà đất diễn ra công khai, được phản ánh qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc lan truyền trong dư luận, đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đặc biệt một số vụ việc cụ thể mới đây, liên quan đến đất đai của cơ sở Công giáo, đã kết thúc bằng việc chính quyền sử dụng công lực (bắt giam và khởi tố hình sự nhiều người liên quan), càng khiến dư luận quan tâm với nhiều quan ngại. Mối quan ngại trong các tầng lớp nhân dân nảy sinh từ diễn tiến và cách giải quyết một số vụ tranh chấp.

Cách giải quyết tranh chấp đất đai, dựa trên Luật đất đai 2003 và các nghị định hướng dẫn thi hành, đã bộc lộ những bất cập. Do đó Luật đất đai 2003 đang được tu sửa cho phù hợp với tình hình mới.

Giáo Hội tại Việt Nam, qua văn kiện Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay do Đức cha Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày 25-09-2008 tại Xuân Lộc, đã từng chính thức đưa ý kiến về sự cần thiết phải “sửa đổi cho hoàn chỉnh” đối với Luật đất đai 2003.

Trong văn kiện này, HĐGMVN thẳng thắn góp ý về tinh thần mà bộ luật về đất đai cần phải thể hiện:

“Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.”

Đất đai vốn là một tài sản, tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong mọi nền kinh tế. Vì thế quản lý nhà nước về đất đai là một trong những chức năng đặc biệt quan trọng của các nhà nước.

Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Dù mang tư cách là đại diện chủ sở hữu nhưng Nhà nước có quyền gần như tuyệt đối trong việc định đoạt đối với đất đai. Ví dụ, theo điều 5, Luật Đất đai, Nhà nước có các quyền: quyết định mục đích sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất; định giá đất; quyết định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất... Với những quyền to lớn đó, nếu không có quy định ràng buộc chặt chẽ và cơ chế giám sát hữu hiệu thì khó tránh khỏi sự lạm dụng cuả những người nắm giữ quyết định đối với mọi vấn đề liên quan đến đất đai. Đó là tình trạng lạm dụng để đoạt lợi, nhất là khi đất đai trở thành một thứ hàng hóa có giá trị như hiện nay.

Thực tế cho thấy, đất đai hiện đã trở thành “tài sản”, “nguồn vốn”, “hàng hóa” trong nền kinh tế thị trường. Đây là tiền đề phát sinh lòng tham chiếm đoạt, thủ lợi trên đất đai.

Có thể nói, đất đai đã và đang trở thành một nguồn lợi béo bở nhất, đồng thời cũng dễ dàng nhất cho nạn tham nhũng. Do đó, không được bỏ qua mục tiêu ngăn chặn tham nhũng trong nội dung của Luật Đất đai.

Công nhận và bảo vệ quyền tư hữu của con người đối với đất đai, ngăn chặn tham nhũng, đó là những mục tiêu phải đạt được khi sửa đổi Luật Đất đai.

Thể hiện được tinh thần vừa nêu, Luật Đất đai mới thực sự được thiết lập vì con người và cho con người.

Đó cũng là một trong những cách giải quyết thiết thực những vướng mắc về đất đai, trong đó có vướng mắc về lịch sử sở hữu đối với nhà, đất, trường học, bệnh viện, cơ sở thờ tự của tôn giáo đã từng bị trưng thu, chiếm dụng.

2. Những vụ khiếu nại, khiếu kiện về đất đai đang tồn đọng thành núi “hồ sơ chờ giải quyết” tại các cơ quan hữu trách, từ địa phương đến trung ương. Hơn nữa nó đã chuyển thành nhiều cuộc tụ tập đông người tại những cơ quan tiếp nhận dân nguyện ở Hà Nội, TP.HCM. Nhất là trong thời gian gần đây, đã xảy ra sự việc tại nhà thờ Tam Tòa (Quảng Bình) từ ngày 20-07-2009, khi sự kiện Tòa Khâm sứ Hà Nội, nhà thờ Thái Hà vẫn còn dư âm, chưa dứt.

Tại ba nơi vừa kể, đã diễn ra những sự việc đáng tiếc và đau lòng: xô xát giữa nhân viên công lực và giáo dân; chỉ trích nhau trên các phương tiện thông tin.

Trước tình hình đáng bi quan của hai sự kiện Tòa Khâm sứ và Thái Hà năm 2008, đặc biệt bàu khí đối đầu do các phương tiện thông tin tạo ra, Hội đồng Giám mục Việt Nam trong văn kiện Quan điểm của Hội đồng giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, đã phải đưa ra nhận định:

“Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ.”

Và thẳng thắn yêu cầu những người có trách nhiệm truyền thông xã hội:

“Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Toà Khâm Sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính.”

Quan điểm trên được HĐGMVN phát biểu trong bối cảnh căng thẳng của hai sự kiện Tòa Khâm sứ và Thái Hà năm 2008. Tuy hiện nay chưa được nhắc lại trong sự kiện nhà thờ Tam Tòa, nhưng chắc chắn quan điểm của HĐGMVN về yêu cầu đặt ra cho giới truyền thông sẽ không hề thay đổi. Tinh thần cơ bản mà HĐGMVN mong muốn giới truyền thông, và không chỉ giới truyền thông mà còn mọi thành phần trong đời sống công cộng, là phải tôn trọng sự thật, vì:

“Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Phải luôn tôn trọng sự thật. Sự thật là trên hết. Nền tảng giải quyết mọi tranh chấp, đối đầu và xung đột là mưu tìm, thừa nhận và tôn trọng sự thật.

Sự thật của vấn đề tranh chấp vốn thuộc lãnh vực dân sự, thì không giải thích theo hướng chính trị.

Sự thật của việc diễn tả sự khiếu nại không phải là một hành vi hình sự, thì không dùng phương án giải quyết khiếu nại bằng con đường hình sự hóa vụ việc.

Sự thật của vấn đề đất đai thuộc về lịch sử quyền sở hữu, thì chỉ nên cùng nhau tìm kiếm và lắng nghe tiếng nói của các chứng cứ.

Sự thật của những việc “đòi đất” vừa qua - và của những đất đang được khiếu nại - không phải là những động thái đối đầu hoặc mưu tìm một lợi ích nào khác, ngoài việc phát biểu yêu cầu phải xác định sự chính danh khi sử dụng đất.

3. Người công giáo Việt Nam, qua các mục tử của mình trong chuyến Ad limina 2009, đã đón nhận những hướng dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về cuộc sống làm chứng cho Tin Mừng giữa lòng dân tộc:

“Anh Em cũng như Tôi đều biết rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được. Về điểm này, Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, Giáo Hội có thể góp phần mình vào đời sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân.” (Trích Huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại buổi triều yết dành cho các giám mục Việt Nam ngày 27-6-2009 tại Vatican).

Quả thật, ngay trong những sự kiện “căng thẳng” giữa nhà chức trách ở một số địa phương với cộng đoàn công giáo tại đó, các Kitô hữu vẫn không từ bỏ và mất niềm tin về triển vọng “một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được” như lời ĐTC căn dặn.

Người công giáo Việt Nam thấu triệt hướng dẫn của Giáo Hội: “Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, Giáo Hội có thể góp phần mình vào đời sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân” (tlđd).

Vì thế, khi tình thế đòi hỏi phải nêu ý kiến phản biện, thì chỉ nhằm ích lợi chung của đất nước, không hề có bất kỳ tham vọng nào, ngoại trừ ước muốn góp phần thăng tiến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Động thái phản biện của mọi người dân, trong đó có người công giáo Việt Nam, cần được hiểu đúng đắn là sự thực thi quyền được đối thoại thẳng thắn và chân thành, hướng đến mục tiêu công ích. Do đó mọi xuyên tạc đối với hành vi thiện chí nêu trên sẽ phá hoại con đường tìm kiếm chân lý, gây bàu khí bất hòa và bất tương kính, hơn nữa sẽ dập tắt nhiệt tình cống hiến cho đất nước của những công dân thành tâm.

Tất nhiên, cũng như mọi người dân thiện chí khác, người công giáo hoàn toàn hiểu rõ mọi thành quả đều phải có tiến trình. Muốn công cuộc đổi mới đạt kết quả tốt đẹp cũng phải có thời gian.

Cuộc sống xã hội ở nước ta, trong một thời gian dài, được tổ chức theo một lề lối khác với cộng đồng thế giới. Nay đất nước chuyển mình hội nhập, chưa thể ngày một ngày hai đạt đến những chuẩn mực đã mang tính toàn cầu. Vì thế cùng với mọi người dân thiện chí, người công giáo kiên nhẫn góp phần vào sự tiến bộ chung, khoan dung trước những thiếu sót, cùng ưu tư và cùng hy vọng với mọi anh chị em đồng bào của mình, trong đó có cả anh chị em đang đảm nhận chức trách trong bộ máy công quyền.

Mong ước thiết tha của chúng ta lúc này là, mọi thành phần trong xã hội đều được mời gọi bước vào mọi cuộc đối thoại, thảo luận, tranh biện.

Những cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.