Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2010

Saigon 30-4-1975

Thế mà đã 35 năm ! Thời gian trôi qua mau quá !

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Quảng cáo cho Võng nôi tự động Long Hưng một phát

nnc409


Vừa khoe hình thằng cháu, vừa quảng cáo cho Long Hưng một phát, âu cũng là một công đôi chuyện.

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Thằng cháu sau 2 tuần

Post lên theo yêu cầu của Ông bác Rom.


Bài hay...

LÝ GIẢI NHƯ VẬY KHÁC GÌ DÙNG " VẢI THƯA CHE MẮT THÁNH"?

                                          Phạm Viết Đào.

Ảnh: Dùng tấm nhựa nilong che dầm gãy...

Theo tin của báo Tuổi trẻ: "Tại cuộc họp diễn ra chiều tối 22-4 giữa các bên liên quan, các thành viên của Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Ban quản lý dự án Thăng Long, đại diện Bộ GTVT, tư vấn giám sát và đại diện các nhà thầu đã thống nhất lý do xảy ra sự cố do việc gác dầm lên vị trí gối cao su ở trụ cầu không đảm bảo độ chính xác nên tạo sự biến dạng của gối cao su làm dầm nghiêng. Cùng với việc không có sự chống đỡ, liên kết tốt giữa các phiến dầm đã gây ra sự cố trên. Nguyên nhân sự cố do nhà thầu thi công không đúng quy trình dẫn đến không đảm bảo liên kết, gây mất ổn định vị trí các thanh dầm…"

( đọc tiếp ... )



Thủ tướng cắt băng khánh thành cầu Cần Thơ

10 giờ sáng nay (24/4), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức cắt băng khánh thành cầu Cần Thơ - cây cầu dây văng nối hai bờ sông Hậu và lớn nhất Đông Nam Á. 

Thủ tướng khẳng định: "Cầu Cần Thơ không chỉ có ý nghĩa to lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội và quốc phòng an ninh quan trọng đối với miền Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước, đã hiện thực hoá ước mơ ngàn đời nay của đồng bào hai bờ sông Hậu cũng như nhân dân ĐBSCL".

Cầu Cần Thơ từ đây sẽ tăng cường sự thông thương thuận lợi giữa TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh Tây Nam Bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Nam sông Hậu với trên 16 triệu dân.

Từ nay, toàn bộ tuyến đường bộ quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau được nối liền vì không còn bến phà nào nữa.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu cắt băng khánh thành cầu Cần Thơ

Thủ tướng cho biết, trong nhiều năm qua, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho Việt Nam những sự giúp đỡ to lớn, trong đó có nguồn vốn vay ODA ưu đãi giúp Việt Nam xây dựng và phát triển kinh tế, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông vận tải. Cây Cần Thơ được khánh thành hôm nay là biểu hiện sinh động của tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Xúc động khi nói về các kỹ sư, công nhân không may đã tử nạn trong quá trình xây dựng cầu Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong rằng, qua bài học xương máu này, ngành xây dựng cầu đường ta có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý, thiết kế, xây dựng… để việc xây dựng cầu đường tới đây được an toàn, bảo đảm chất lượng, từng bước vươn lên làm chủ công nghệ và kỹ thuật, xây dựng được nhiều cây cầu khác không chỉ bằng mà sẽ lớn và đẹp hơn cầu Cần Thơ.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba cũng gửi lời tri ân sâu sắc đến những nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ tháng 9/2007. "Tôi mong những người đã khuất được yên nghỉ, những người bị thương nhanh chóng trở lại cuộc sống thường ngày như mọi người".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba trên cầu Cần Thơ

Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đánh giá, cầu Cần Thơ cùng với cầu Mỹ Thuận đã nối liền phần còn lại của đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của cả nước.

Cùng với các các công trình giao thông trọng điểm trong khu vực như tuyến Nam Sông Hậu, Quản lộ Phụng Hiệp, cầu Rạch Miễu, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương… cầu Cần Thơ sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của 7 tỉnh miền Tây sông Hậu. Đồng thời hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, giao thông cho toàn vùng, giúp việc lưu thông hàng hóa, đi lại của người dân dễ dàng hơn. 

Khởi công năm 2004 với tổng đầu tư gần 5.000 tỷ đồng (thời điểm 2001) từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (khoảng 15%), cầu Cần Thơ là cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á với độ dài toàn tuyến 15,85km.

Cầu bắc qua sông Hậu, nối TP Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, quy mô gấp 3 lần so với cầu Mỹ Thuận qua sông Tiền; mặt cắt ngang của cầu rộng quy mô 4 làn xe ôtô và 2 làn xe máy; tốc độ thiết kế 80km/giờ.

Ngắm cầu Cần Thơ trước và trong ngày khánh thành:

Cầu Cần Thơ nối liền hai bờ sông Hậu hùng vĩ ban ngày...

Lung linh lúc hoàng hôn

Càng rực rỡ hơn khi màn đêm buông xuống

Thủ tướng cùng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Đại sứ Nhật Bản và lãnh đạo bộ, ngành sải bước trên cầu

10h20' sáng 24/4, những chiếc xe đầu tiên lưu thông qua cầu

 

Cầu Cần Thơ hiện thực hóa ước mơ bao đời của người dân miền sông nước

Dưới cái nắng gay gắt, người dân Vĩnh Long xếp hàng cả cây số chờ đợi được là những người đầu tiên lên cầu. 

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

Cầu Cần Thơ.

Ngày mai, cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á chính thức thông xe
Cập nhật lúc :9:21 PM, 23/04/2010
Đúng 9h sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng 14 cán bộ lãnh đạo sẽ cắt băng khánh thành cầu Cần Thơ.

Cầu Cần Thơ, công trình trọng điểm cấp quốc gia, được khởi công ngày 25/9/2004 và sẽ chính thức thông xe vào ngày mai. Theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đại diện chủ đầu tư dự án cầu Cần Thơ, để tránh tình trạng ùn tắc giao thông trong lễ thông xe như từng xảy ra với cầu Mỹ Thuận, chỉ những người có giấy mời, có thẻ đeo mới được lên cầu dự lễ khánh thành.

Đúng 9h sáng mai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ cắt băng khánh thành cầu Cần Thơ. Ảnh: TTXVN


Dự kiến, lúc 16h cùng ngày, Bộ GTVT sẽ tổ chức nghi thức chuyến phà cuối cùng vượt sông Hậu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các bộ ngành sẽ đi chuyến phà này và ngược về hướng cầu Cần Thơ.

Trong thời gian đầu, việc qua cầu được miễn phí hoàn toàn và thời điểm bán vé cũng như giá vé qua cầu sẽ được Bộ GTVT ấn định vào thời điểm thích hợp. Sau khi thông cầu, phà Cần Thơ vẫn hoạt động bình thường cho đến khi có quyết định chấm dứt của Bộ GTVT.

Ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tin rằng cầu Cần Thơ thông xe sẽ làm thay đổi vận hội thu hút đầu tư về thành phố và các tỉnh Tây sông Hậu, tiếp tục đánh thức, vực dậy tiềm năng về kinh tế của vựa lúa, vựa cá và trái cây lớn nhất nước. Đồng thời, giao thông thuận lợi, hàng hóa trao đổi nhanh chóng, sẽ đảm bảo tăng trưởng GDP cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long là ba địa phương được hưởng lợi trực tiếp.

Cầu Cần Thơ đã trải qua 2.000 ngày xây dựng, có công lao đóng góp của hàng ngàn công nhân, kỹ sư, chuyên gia trong và ngoài nước thuộc liên danh ba nhà thầu Nhật Bản Taisei+Kajima+Nippon Steel (TKN) và 20 nhà thầu phụ trong và ngoài nước. Toàn tuyến cầu dài 15,85km, chiều rộng 23,1m với bốn làn xe, mỗi làn rộng 3,5m cùng hai làn dành cho người đi bộ. Điểm khởi đầu cầu tại km 2061 trên Quốc lộ 1, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, điểm cuối cầu tại km 2077 Quốc lộ 1, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á, với tổng mức đầu tư 4.832 tỷ đồng (thời điểm năm 2001 là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Ông Masayyuki Karasawa - Giám đốc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho rằng quy mô cầu Cần Thơ có thể tương đương một trong năm cầu lớn nhất Nhật Bản và là một trong 10 cây cầu lớn nhất thế giới.

Nguyên Anh (tổng hợp)

nguồn : ĐấtViệt


CPI tháng 4 tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2009


Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

Lại sập cầu...


Trưa 18 tháng 4, một "quả bom" đã nén xuống khu vực cầu cạn Pháp Vân làm cho

bao người dân bàng hoàng. Đó là việc một nhịp cầu dẫn Thanh Trì gãy gập. Ảnh; VNN

Trưa 18 tháng 4, một "quả bom" đã nén xuống khu vực cầu cạn Pháp Vân làm cho bao người dân bàng hoàng. Đó là việc một nhịp cầu dẫn Pháp Vân gãy gập. Đó đích thực là một "quả bom" ném xuống lòng tin của người dân. (đọc tiếp)

nguồn : tuanvietnam


Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Thằng cháu sau 1 tuần.



Xin cùng chung vui.

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010

Love is the light which can erase the darkness...


Love is the light which can erase the darkness

Thiên tai.


Sự hoạt động trở lại của núi lửa Eyjafjallajokull ở Islanda, đã mang một khối lượng khói bụi dày đặc lên không trung đã gieo rắc một số vấn đề cho các quốc gia châu Âu, gây nên một thảm họa cho ngành hàng không, hàng chục ngàn chuyến bay đã phải hủy bỏ…

Ngọn núi lửa này bắt đầu hoạt động vào 21/3 sau 200 năm không hoạt động, lúc đầu nó đã thu hút khách du lịch và đến thời điểm hiện tại thì đã gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Chính quyền tại nhiều quốc gia châu Âu đã buộc phải đóng cửa nhiều sân bay, một số nước đã phải thành lập ủy ban về tình trạng khẩn cấp để đối phó với thảm họa sinh thái. Bụi núi lửa thật sự gây nguy hiểm cho ngành hàng không, hạn chế tầm nhìn. Tính đến sáng ngày thứ 6 ngày 16/4 đã có tới 21.000 chuyến bay đã bị hủy bỏ trên toàn thế giới.


Các quốc gia Anh. Phần Lan. Austria, Na Uy, Thụy Điển, Dan Mạch, Hà Lan, Romania, Bỉ đã phải chịu sự tác động của tro bụi của núi lửa này. Ngành hàng không Anh là quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất của núi lửa, nặng nề hơn thảm họa khủng bố 11/9, theo lời phát biểu của người phát ngôn chính phủ Anh.

Theo các nhà khí tượng thì đám mây tro bụi này có thể tồn tại rất nhiều ngày và hết sức nguy hiểm cho sinh thái. Nếu đám tro bụi này thâm nhập vảo động cơ máy bay đe dọa làm cho động cơ ngừng hoạt động. Nếu nó thâm nhập vào máy bay sẽ làm cho hành khách bị ngạt thở và làm tê liệt hệ thống điện tử của máy bay.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một máy bay bay qua đám mây tro bụi do núi lửa phun?

Nhà nhiếp ảnh Patrick Koster và Martin Rietze đã trải qua nhiều tuần để chộp các hình ảnh rất ẩn tượng về các đám tro bụi nguy hiểm này. Nhà nhiếp ảnh Koster đã có thâm niên 10 năm chuyên săn các hình ảnh núi lửa phun nhưng hoàn toàn bất ngờ trước những đám tro bụi do núi lửa Eyjafjallajokull gây ra. Lần phun mới đây nhất của ngọn núi lửa này là vào năm 1821.

Năm 1815 ngọn núi lửa Tambora ở Indonezia đã tung lên trời một khối lượng tro bụi lớn, đám tro bụi này đã ảnh hưởng tới bầu khí quyển cho tới năm sau, Cho tới năm 1816 tại quốc gia này gần như không còn mùa hè.
Núi lửa ở Ixlanda có thể kéo dài tới những tháng tiếp theo thậm chí tới cả năm trời. Điều này đã từng xảy ra vào năm 1815 ở Indonezia khi ngọn núi lửa  Tambora hoạt động. Năm 1816 là năm tại Indonezia thời tiết rất lạnh kể cả trong mùa hè.

Khi một ngọn núi lửa hoạt động sẽ kéo vào trong bầu khí quyển ngoài tro bụi, dioxit sunfua, dioxit carbon, acid clorhidric, acid fluorhidric…

Đám tro bụi có thể bay cao tới 34 km như trường hợp những ngọn núi lửa từng hoạt động cách đây 70.000 năm: đã gây nên những thảm họa sinh thái, kéo theo một mùa đông dài đến hàng ngàn năm…

Sự hoạt động trở lại của ngọn núi lửa ở Ixlanda đã làm cho hàng ngàn máy bay không thể cất cánh, hàng trăm ngàn người bị ách lại tại các sân bay, hàng trăm triệu EURO đã mất do công việc bị lỡ dở. Sau đây là danh mục các sân bay đã phải đóng cửa:

- Austria: Sân bay ở thủ đô Vien đóng cửa vào lúc 18 giờ giờ địa phương.

- Bỉ: Sân bay Bruxeless đã đóng cửa vào lúc 18:00.
- Ceh: Sân bay Ruzyne tại Praga đóng cửa vào buổi trưa, sau đó là toàn bộ bầu trời nước này đã tuyên bố đóng cửa.
- Đan Mạch: sân bay đóng cửa vào lúc 02:00.
- Finlanda: Sân bay Vantaa ở Helsinki cũng đã đóng cửa  vào lúc 06:00 buổi sáng.

- Pháp: Những sân bay chính trong đó có Charles de Gaulle và Orly, đã đóng cửa vào lúc 16 giờ..
- Germania: Sân bay Frankfurt đóng cửa vào lúc 08:00 buổi sáng…Các sân bay Tegel và Schoenefeld tại Berlin và Hamburg, Bremen, Hanover, Muenster/Osnabrueck, Dusseldorf, Cologne/Bonn đều lần lươttk đóng cửa/
- Hà Lan: Sân bay Schiphol tại Amsterdam đã đóng cửa cùng với toàn bộ bầu trời Hà Lan…

Các quốc gia khác như Na Uy, Ba Lan, Thuỵ Điển,Thụy Sĩ, Nga: sân bay Seremetievo, Bungaria, Sip, Solenia, Luxambua, Italia đều đã tuyên bố đóng cửa..

Khói bụi núi lửa vô cùng nguy hiểm đối với con người, Tổ chứ ý tế thế giới khuyến cáo người châu Âu hạn chế ra đường để không hít phải khói bụi núi lửa…



Ngày 8/6/1784, một ngọn núi lửa ở miền nam Ixlanda đã hoạt động kéo dài hơn 8 tháng; điều này đã ảnh hường tới mùa màng và hoạt động giao thông đi lại của miền bắc nước Pháp. Chính sự nghèo đói và khan hiếm miếng ăn đã  trở thành một trong những tác nhân gây nên cuộc cách mạng 1789 tại nước Pháp; người dân đói khổ đã vùng lên làm cách mạng…


nguồn : PVĐ

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2010

Con-ong.net.vn chạy 'tít' hay phết !!!


Hà Nội cần tậu… bô hơn!
14/04/2010 20:00:56
- Mấy tuần nay bà con hàng phố cứ lèo xèo, ỉ eo về chuyện Hà Nội có ý định mở Đại xờ - pa (spa) mông má lên đời phố, đặng đón 1000 năm tuổi cho nó sáng sủa, tân cổ giao duyên, bằng cách quét sơn lại mặt phố, như chuyện tô son trát… vữa cho bốt Hàng Đậu (thực ra là tháp nước) chẳng hạn, nghe mà sốt cả ruột.
TIN LIÊN QUAN

Bèn cuối giờ chiều, liệng xe qua vườn hoa Hàng Đậu xem thực hư người ta phối màu, tô công vẽ phượng ra sao. Quả nhiên, thấy ở đây đang bắc giáo để "thẩm mỹ viện" cho cụ bốt những trăm tuổi có lẻ thực, chứ không phải chuyện eo xèo của hàng phố nữa.
Lại nghe nói, dự toán tiền "mông" của dự án cải lão hoàn đồng cụ bốt này lên những hơn 4 tỷ, chỉ để chít trát lại cái vỏ thì quả những người làm dự án vôi ve Thủ đô ta thật vĩ đại.
Điều oái oăm, ngược đời, không chỉ là các chuyên gia chuyên gia công dự án vẽ được ra những hơn 4 tỷ, mà hơn 4 tỷ quốc khố (dân gian gọi là tiền chùa) chỉ để xoá cái giá trị cổ thực, giá trị mà giới chơi đồ cổ hao tiền tốn của, lao tâm khổ tứ chỉ để làm cho đồ của mình nhái như cổ, đặng ra được chợ, còn không dễ ra. Thế mới nể mặt trình độ "mần" dự án tân trang của nước ta. Nó vẫn loanh quanh đâu đó ở tầm văn hoá… bờ hồ!
d
Tháp nước Hàng Đậu

Từ vài thập kỷ trước, Hà Nội đã xuất hiện thuật ngữ "tranh bờ hồ", hay "văn hoá bờ hồ", để chỉ những sản phẩm văn hoá quê không ra quê, tỉnh không ra tỉnh; đại loại, nó là những sản phẩm lai tạo, gán ghép kệch cỡm, uốn éo, tô vẽ loè loẹt, nhạt nhẽo…thể hiện rất chi là "bờ hồ" . Văn hoá bờ hồ quả là một phát minh ngôn ngữ thú vị của các bác dân gian nhà mình. Cũng giống như sau này, nhiều từ phát sinh na ná "bờ hồ" hay được nhắc đến: "cải lương, diễn, vôi ve, mông má... quá!".

Tu sửa, chỉnh trang là cần thiết. Ai mà không thích đẹp. Có những tu sửa, chỉnh trang tốn kém vẫn phải làm. Bà con hàng phố chỉ lo, có bao nhiêu hậu dụệ "bờ hồ", hoặc dị bản bờ hồ xuất hiện? Ấy là các dự án dạng ao chuôm, kênh rạch, cống rãnh, vỉa hè… cùng bám theo ngày đại lễ.
Mà các lò sản xuất dự án sinh lợi của ta rất manh mún, cò con, nhưng dự án trông vào hầu bao quốc khố thì thính nhạy, ra vào cửa sau một cách kỳ tài. Và như vậy, món nợ hầu bao trên vai con cháu ngày càng chồng chất, biết khi mô cởi nợ hè?

Hèn gì, mấy bác quán nước, bia hơi quanh quanh vườn hoa Hàng Đậu cứ rỉ rả rằng, giá người ta bỏ tiền vào những công trình "kỷ niệm" thiết thực hơn, văn minh hơn, cũng đẹp cái mỹ quan đô thị. Chẳng hạn, sao Hà Nội không tậu thêm…bô?
Sao Hà Nội không dẹp mấy "nữ quái" giả dạng thôn nữ bán hàng dong, đeo bám, nhảy xổ, ấn quang gánh vào vai khách du lịch ngoại quốc bắt chụp ảnh và đòi cát - xê, quanh khu Hồ Gươm, Hàng Đào, như báo chí rộ lên, thì Tây cũng hãi muốn tè ra quần.

Tậu bô ư? Mấy bác bia hơi cười khì. Những nhà vệ sinh, những thùng rác công cộng, bác bảo chả là cái bô to thì là cái gì. Mà bô to, thùng rác đẹp còn qúa thiếu. Mấy bác xe ôm, mấy mợ hàng rong, mấy cụ rỗi việc, lại máu ăn thua, mài đũng quần suốt ngày ở vỉa hè, bờ hồ tá lả, cờ bạc, vốn quen tiện thể, coi phố như làng, làng như phố, lúc mót, đành nhắm mắt coi gốc cây, cột điện, tường bao là bô để xả, cho nó nhẹ cái người. Vậy ai bảo tậu bô không quan trọng, không đẹp mặt phố phường?

Chẳng nói đâu xa, gần cơ quan tôi, chân cầu vào Nhà văn hoá Thanh niên, tại bán đảo hồ Thiền Quang, thì cha mẹ ơi, là một bãi tiểu nồng nặc xú uế (tôi đã từng nói đến), đến nỗi, cứ mỗi lần vào ăn ở bán đảo này, khách ẩm thực phải bịt mũi, nhắm mắt vì "hương vị" rất đặc trưng của những người "ăn mặn đái khai".
Và không ít lần phải lấy làm xấu hổ, quay mặt lướt nhanh, không thể chấp nhận được mấy ông xe ôm, mấy tay cờ bạc vỉa hè, mấy thanh niên xì ke vạ vật trên ghế đá, cứ biến chân cây cầu cong duyên dáng này thành cái bô công cộng, ngay ở một công trình văn hoá.

Làm thế nào để Hà Nội không còn nơi xú uế, nhếch nhác; người Hà Nội có ý thức giữ gìn Thủ đô sạch đẹp, có lối sống văn hoá, thanh lịch của người Tràng An quả là một dự án khẩn thiết, khó khăn, nhưng đáng dồn sức, quyết tâm, bền bỉ mà cải cách nó từ trong những cái đầu, vào bậc nhất hiện nay.
Vôi ve lại lối sống, truân chuyên lắm, Hà Nội!
Trần Quang Quý               

nguồn : bee


Thứ Ba, 13 tháng 4, 2010

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2010

Xuất siêu ? Thấy vậy, mà...không phải vậy !

Lợi nhuận của FDI "trốn" ra ngoài

Theo Tổng cục Thống kê, quí 1-2010, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 8 tỉ đô la Mỹ, tăng 29,3%, nhập khẩu khoảng 7,1 tỉ đô la Mỹ. Vậy khu vực FDI đang xuất siêu. Phải chăng đây là một thành tích?

Quí 1-2010, kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI không kể dầu thô đạt gần 6,7 tỉ đô la Mỹ; tăng 40%, nhập khẩu tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Nhập tăng nhanh hơn xuất cho thấy, các doanh nghiệp khu vực này đang hoạt động vẫn lo làm ăn và xuất khẩu lâu dài ở Việt Nam.

Đi vào bản chất

Về cơ bản, sản phẩm của khu vực FDI thường được chia làm ba loại:

Thứ nhất là sản phẩm trung gian.

Thứ hai là sản phẩm cuối cùng nhưng được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài theo đơn đặt hàng của công ty mẹ.

Thứ ba là các sản phẩm được tiêu thụ trong nước.

Với loại sản phẩm thứ nhất, các doanh nghiệp FDI thực chất là một công xưởng với nguyên vật liệu chính được nhập khẩu, toàn bộ giá trị của sản phẩm được xuất khẩu để đi qua các công đoạn tiếp theo, từ đó mới hình thành giá bán.

Như vậy, về thực chất toàn bộ hoạt động của loại doanh nghiệp này hầu như không hạch toán lợi nhuận. Phía Việt Nam không những không thu được đồng thuế giá trị gia tăng nào mà ngược lại các doanh nghiệp FDI được hoàn thuế; thuế thu nhập doanh nghiệp cũng coi như không có vì không có lợi nhuận .

Với loại sản phẩm thứ hai, doanh nghiệp FDI tuy có chút lãi không đáng kể, nhưng đó là một quy trình gần như khép kín. Về hạch toán lợi nhuận phía Việt Nam không được phép biết hoặc tham gia gì vì vốn của chủ doanh nghiệp nước ngoài, như vậy việc xuất khẩu được bao nhiêu cũng không đóng góp giá trị gia tăng trong GDP.

Với loại sản phẩm thứ ba, tuy được tiêu thụ trong nước, nhưng hầu hết các nguyên vật liệu chính đều được nhập khẩu từ bên ngoài. Chẳng hạn như bột ngọt gần như 100% nguyên vật liệu là nhập khẩu, da cứng chiếm 83%; giày thể thao là 76%; sứ vệ sinh 74%; sơn hóa học 68,3%; bột giặt 56%...

Do quá trình hạch toán lợi nhuận khép kín của các doanh nghiệp FDI, nên dù là tiêu thụ trong nước cũng được xem thực chất là nhập khẩu.

Lỗ mà vẫn bung ra về quy mô; số lượng ?

Thống kê của Cục Thuế TPHCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn cho thấy, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ. Năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp FDI ở TPHCM thua lỗ cũng chiếm tới 61,3% và trước đó, năm 2007, năm hưng thịnh của kinh tế Việt Nam, vẫn có gần 70% doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này lỗ. Kết quả trên đồng nghĩa với TPHCM không thu được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp từ những công ty này.

Có thể nói, thua lỗ là xu hướng chung của doanh nghiệp FDI, không chỉ ở TPHCM, mà trên cả nước. Nó được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia của khối này, không kể dầu thô, khá thấp. Trong các năm 2005-2008 chỉ dao động quanh 9-10% tổng thu ngân sách của quốc gia. Riêng năm 2009, phần đóng góp của doanh nghiệp FDI giảm 11,2% so với kế hoạch, trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4,4%, còn doanh nghiệp nhà nước tăng 6,2%. Có thể thấy, mức đóng góp cho ngân sách của doanh nghiệp FDI đã không tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và quy mô về giá trị sản xuất công nghiệp.

Các doanh nghiệp FDI thường "gửi giá" vào vật tư, máy móc nhập khẩu, làm tăng chi phí trung gian dẫn đến lỗ. Việc này làm ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ trong nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tỷ lệ thua lỗ cao bất thường của doanh nghiệp FDI không hẳn tại khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn do nhiều công ty thực hiện chính sách chuyển giá (transfer pricing) ra nước ngoài, nhằm trốn thuế ở Việt Nam.

Năm 2007, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh xác nhận có hiện tượng chuyển giá, nhưng ông cũng thừa nhận là "Chính phủ đã cố gắng kiểm soát nhưng không kiểm soát được. Vì người ta chuyển giá từ bên ngoài, qua thiết bị, máy móc, giá nguyên liệu... và hợp thức từ công ty mẹ chuyển sang".

Trên thực tế, vấn đề này đã được nhiều doanh nghiệp trong nước nghi ngờ từ cách nay hơn 15 năm, khi họ nhận thấy những dự án của nước ngoài có chi phí đầu tư ban đầu cao bất thường. Chẳng hạn như, cùng với số vốn đầu tư ban đầu như nhau, nhưng Công ty Pomina xây dựng được một nhà máy thép thiết bị, công nghệ của Ý, công suất lớn gấp đôi hai công ty FDI khác ở Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Cũng vậy, suất đầu tư của nhà máy dầu thực vật Bình An chưa tới một nửa những công ty liên doanh khác và có thể kể ra hàng loạt ví dụ khác trong các ngành bao bì, nhựa, sản xuất điện...

Về hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng

Về hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng: Một nghiên cứu của GS. Nguyễn Quang Thái và Bùi Trinh cho thấy trong 10 năm (1999-2009), ICOR của khu vực nhà nước, tư nhân và FDI lần lượt là: 7,76; 3,54; và 7,91. Nhìn ra thế giới, ICOR trung bình của nhóm tăng trưởng cao chỉ có 3,6. Khối FDI có chỉ số ICOR cao nhất và điều đó chứng tỏ hiệu quả của họ là thấp nhất.Còn về khía cạnh chuyển giao công nghệ, giai đoạn 2004-2009, hệ số TFP của các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp FDI lần lượt là: 8,6; 3,1 và -17,6.

Theo nghiên cứu trên, hệ số TFP của khối nhà nước cao nhất cho thấy mặc dù vốn đầu tư khu vực này chưa hiệu quả tương xứng nhưng sự chuyển giao công nghệ là có thật. Trong khi ở khối FDI thì chỉ số này lại âm (-17,6). Nghiên cứu cho rằng: "Như thế nghĩa là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, sự tăng trưởng chủ yếu nhờ vào các yếu tố khác, ví dụ lao động rẻ, chứ không phải do công nghệ. Trên thực tế, khảo sát ở nhiều doanh nghiệp FDI cho thấy máy móc, công nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam đều cũ kỹ hoặc đã khấu hao hết".

Có thể đã có không ít các doanh nghiệp FDI đã tận dụng yếu tố lao động rẻ trong các ngành công nghiệp gia công với công nghệ không cao, thậm chí với máy móc không phải thật hiện đại, để làm hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp này không chỉ thu lãi trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mà còn làm cho các công ty ở chính quốc lãi thêm khi tính cao giá công thiết kế, bản quyền, hậu cần hay tư vấn...

Cuối cùng, lợi nhuận thực đã "chảy" ra nước ngoài, tức cũng làm cho GDP thực phần nào bị "che khuất" và hơn thế nữa là làm cho GNI giảm bớt khi các doanh nghiệp FDI kê giá nguyên liệu phụ tùng nhập khẩu cao hơn – thực chất là một hình thức chuyển giá.

Ngoài ra qua một số khảo sát của Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy một số doanh nghiệp FDI như "một góc trời riêng", toàn bộ các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ và khâu hạch toán người Việt nam không được biết và hầu như "không liên quan gì". Như vậy việc tăng trưởng của các doanh nghiệp loại này thường không có sự lan tỏa, kích thích gì đến nền kinh tế trong nước.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam chủ yếu trong những ngành thâm dụng nhiều lao động. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu vẫn là nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài về thực hiện công đoạn gia công. Một số doanh nghiệp FDI không sử dụng nguồn nguyên liệu và vật tư có sẵn trong nước, họ chủ yếu tận dụng đất đai và lao động giá rẻ ở Việt Nam trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, số lao động mà các FDI thu nhận cũng không chiếm tỷ phần đáng kể trong thị trường lao động hiện nay, một thống kê cho thấy đây là thành phần kinh tế tạo việc làm thấp nhất sau khu vực Tư nhân và Nhà nước.

Cần có cơ quan kiểm soát tốt hơn

Thông tư về chống chuyển giá được ban hành tháng 12/2005 và có hiệu lực từ 26/1/2006 nhằm kiểm soát việc chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Bộ Tài chính cũng đã có những quy định hướng dẫn chống chuyển giá. Theo nhận xét của đại diện Công ty Kiểm toán KPMG, hướng dẫn này cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thể ngăn chặn thủ thuật chuyển giá này. Ngoài việc chưa có biện pháp xử phạt đủ sức răn đe, trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra chuyên ngành và thiếu cơ sở dữ liệu để hỗ trợ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động chống thủ thuật chuyển giá.

Căn nguyên của việc chuyển giá, theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, là do nhiều năm qua Việt Nam đã thu hút đầu tư theo kiểu gia công, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong nước thấp. Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để nhìn nhận lại chiến lược thu hút đầu tư trong thời gian qua. Nhà nước cần sớm đưa ra chiến lược tái cấu trúc lại luồng đầu tư hợp lý hơn trong bối cảnh này, dựa trên cơ sở thu hút và chọn lọc những ngành mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.

Để kiểm soát vấn đề "lỗ giả lãi thật" của các doanh nghiệp FDI, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhiều hơn. Theo bà Phạm Chi Lan, Việt Nam cần gấp rút xây dựng một hệ thống theo dõi giá cả thị trường thế giới, ngành thuế cần kiểm tra những báo cáo tài chính, kiểm toán chặt chẽ hơn.

Những số liệu của các báo cáo cần được so sánh đối chiếu, căn cứ trên giá thực tế ở những thị trường nhập khẩu, những quốc gia có đặt trụ sở của công ty mẹ. Xác minh những số liệu này là không quá khó để các cơ quan kiểm tra có cơ sở bác bỏ những thông tin và báo cáo sai sự thật của các doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn "bó tay" trước tình hình báo cáo lỗ của các doanh nghiệp FDI. Kiểm soát việc chuyển giá theo thông tư của Chính phủ nhằm kiểm soát giá nhập và chi phí sản xuất đã không được thực hiện tốt. Các cơ quan nhà nước đưa ra các văn bản, quy định, nhưng các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành lại làm không tới nơi tới chốn...

Lẽ ra các cơ quan thực thi những quy định này cần "mạnh tay" hơn với các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu không minh bạch, nhưng ngược lại họ lại thả nổi vấn đề này vì nhiều lý do, trong đó có cả vấn đề năng lực cán bộ.

Nhà nước cần tăng cường năng lực đội ngũ làm chuyên môn, chuyên trách về những lĩnh vực như thuế hoặc kiểm soát giá. Cụ thể là mỗi chuyên viên cần được đào tạo về chuyên môn, trang bị phương tiện làm việc tốt hơn nhằm nắm bắt và cập nhất kịp thời về giá cả thị trường thế giới.

Công việc kiểm tra kiểm soát giá cả phải được tiến hành thường xuyên, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp FDI lách luật. Đội ngũ thực hiện công việc này phải tận tâm, trong sạch và tất nhiên họ phải được trả lương xứng đáng để tránh tình trạng móc ngoặc với doanh nghiệp trong vấn đề chuyển giá./.

nguồn : tuanvietnam


Có tiền, có mạng, có xe. Cứ thế mà...phang !!!

Ôtô Innova và Camry đấu đầu ở trung tâm Sài Gòn

Trưa 11/4, chiếc ôtô Innova 7 chỗ và chiếc Camry 4 chỗ đâm trực diện tại giao lộ Mạc Đĩnh Chi - Lê Duẩn (quận 1, TP HCM). Tai nạn làm hai tài xế bị thương nặng.

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: An Nhơn.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: An Nhơn.

Theo thông tin ban đầu, ôtô 7 chỗ hiệu Inova chạy trên đường Lê Duẩn, hướng từ Thảo Cầm Viên ra nhà thờ Đức Bà. Chiếc xe 4 chỗ đi chiều ngược lại. Khi đèn xanh tại ngã tư Mạc Đĩnh Chi bật lên, 2 chiếc xe chạy đã đâm vào nhau.

Cú tông khá mạnh làm ôtô 7 chỗ quay ngang giữa đường. Hai xe đều bị móp. Hai người trên hai xe đều bị thương, trong đó, người đàn ông quốc tịch Pháp đi trên xe 7 chỗ bị gãy tay trái đã được lực lượng dân phòng chuyển đi cấp cứu.

An Nhơn




Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010

Hồng Trần Dõi Bước (tt)


Khải Hoàn Môn là cổng quan nổi danh, thu hút nhiều du khách. Thiên An Môn cũng một thời xôn xao dư luận cho sự kiện xảy ra nơi quảng trường vào năm 1989. Cổng quan Mộc Bài được nhắc đến nơi đây, đơn thuần cho sự kiện các pho tượng đã được mang qua cửa khẩu nầy, bố trí khung cảnh tuyệt vời cho sân vườn năm xưa, nguồn hứng khởi cho nhiều bài viết.
Ảnh cổng quan tôi đang xem xét kiến trúc từ những tảng đá xanh, trông rất thực, tựa Vũ Môn được xây dựng bởi Lỗ Tri Phủ năm nào. Khắc sâu trên cột phía trái hàng chữ "WITH A GRAIN OF SALT". Nhất định người viết dòng nầy thuộc dòng tăng lữ, nên cột phía bên phải khắc bằng ngôn tự nơi xuất phát "CUM GRANO SALIS". Trên đầu cổng, màu xanh của đá không còn, phủ thật dầy màu sậm của những vệt máu khô loang lổ hằn sâu trên đá. Điểm khác biệt duy nhất với Vũ Môn, đây không là cổng quan dự thí hóa rồng. Phàm nhân chốn hồng trần buộc phải qua cổng quan nầy, không còn sự lựa chọn.
Ước mơ, từ rất mơ nhưng rất thực. Thường thì ước mơ luôn hướng về điều tốt lành, không hạn chế lại chẳng tốn xu hào nên "hồn" ai cũng chất đầy ao ước. Nguồn lực miễn phí nầy bất chợt dấy lên hay thu thập được từ khẩu hiệu có sức thôi thúc ý chí rất mạnh. Lịch sử cận đại xứ Huê Kỳ đề cập rất nhiều đến bài diễn văn "I have a dream", đọc bởi Dr Martin Luther King, tất nhiên bài diễn văn nầy đã có tác động mạnh nên trở thành slogan từ nhiều năm qua. Thời buổi kinh tế suy trầm, nhưng niềm ước mơ chưa tắc nghẻn, dân xứ Huê Kỳ vẫn nức lòng cùng Ông Obama giương cao khẩu hiệu "yes you can", nhất định khôi phục lại hình tượng một quốc gia hùng mạnh. "Dare to dream" nghe thật giòn tai và thôi thúc. Tôi có dám mơ...anh có dám mơ...
Rất nhiều thành tựu đạt được, lập luận cho rằng đấy là đã dựa vào khẩu hiệu "giấc mộng Huê Kỳ". Rất nhiều thất bại mấy khi được nhắc đến, những vết máu khô trên đỉnh quan hằn sâu theo ngày tháng, máu cá chép muốn hóa rồng!
Hành trang cho phen dự thí đã khắc rành đấy. Lực cho bước nhảy đầu tiên đã ghi rành "take it with a grain of salt".
"Muối cho đời". Tôi đã đọc nhiều lần, nhưng đọc lại lần nữa với một tư tưởng mới.


Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

Rớt máy bay !!!











Hiện trường rơi máy bay chở Tổng thống Ba Lan

Đây là hiện trường sau khi diễn ra vụ tai nạn máy bay thảm khốc chở phái đoàn của Tổng thống Ba LanLech Kaczynski xảy ra vào lúc 13:56  ngày 10/4/2010 theo giờ Hà Nội ở khu vực phía tây nước Nga.

đọc tiếp

 Lời nguyền tại Katyń



Thêm một máy bay rơi ở Nga

Hết sức bất ngờ, lại vừa có thêm một máy bay rơi ở trên đất Nga chỉ trong một ngày.

Sau vụ máy bay Tupolev 154 chở Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski rơi gần sân bay tại Smolensk ở miền Tây nước Nga, làm ít nhất 96 người thiệt mạng thì chiều nay, lại có thêm một vụ nữa tương tự, cũng trên lãnh thổ Nga.
Cụ thể, chiều 10/4, chiếc máy bay Mi-8 chở 18 người đã gặp nạn tại Kamtchatka...

đọc tiếp


Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010

Hình lạ






Tin...cực...lạ...

Trộm đột nhập nhà Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Đêm 7/4, tại nhà riêng ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TPHN đã bị mất trộm.

Tên trộm đã vượt bức tường rào sắt cao khoảng 2m để vào nhà Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trên đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Tài sản bị khoắng là một số phụ tùng của chiếc xe ô tô 4 chỗ để trong sân. 

Tên trộm đã lấy đi logo và la - răng của chiếc xe.

Công an quận Thanh Xuân, HN đang điều tra, truy bắt hung thủ.

Tháng 3/2010, tại khu tập thể Cơ khí Điện tử Thanh Xuân Bắc, cách nhà Chủ tịch Thảo khoảng 100m, cũng đã xảy ra 3 vụ trộm. 

Trong đêm, kẻ trộm đột nhập vào lấy đi máy tính xách tay, xe máy, kẻ trộm thậm chí còn mở ví của chủ nhà lấy tiền còn để lại các loại giấy tờ...


nguồn : VietNamnet


Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

Đồng tiền đi liền...cái...chết !!! - Nguy hiểm quá nha các bác !!!

Cập nhật lúc : 11:18 AM, 04/04/2010

TP Hồ Chí Minh phát hiện 57 máy ATM bị rò điện


Hiện tất cả số máy trên đã được Công ty Điện lực ngắt nguồn điện và cô lập.

Ngày 3/4, Công ty Điện lực TP.HCM đã tổng kiểm tra khẩn cấp an toàn sử dụng điện tại 866 máy ATM của tất cả ngân hàng đóng trên địa bàn TP.HCM và phát hiện 57 máy ATM bị rò điện.

Theo ông Trần Dũng - trưởng phòng kỹ thuật an toàn-bảo hộ lao động điện Công ty Điện lực TP.HCM: "Số lượng máy ATM bị rò điện trên nhiều khả năng do dòng tiếp điện không chuẩn hoặc không đóng tiếp điện. Hiện chúng tôi đã lập danh sách chuyển các ngân hàng đề nghị kiểm tra, khắc phục ngay".

Anh M., chạy xe ôm tại khu vực trụ thẻ ATM của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) đặt trước rạp Thăng Long (19 Cao Thắng, Q.3) cho biết đã nhiều lần chứng kiến khách hàng đến giao dịch bị điện giật. Cách đây vài hôm có một phụ nữ vào rút tiền đứng dựa vào khung sắt máy ATM bên trái liền bị điện giật hoảng hồn quăng cả túi xách. Nhiều khách hàng đến rút tiền phải dùng cây viết ấn bàn phím vì trước đó đã bị giật. Chị M., nhà ở đường Võ Văn Tần, cho biết tình trạng máy ATM bị rò rỉ điện gây giật đã xảy ra từ vài tháng trước. Bản thân chị hai lần bị giật điếng người khi vào rút tiền

Trong ngày 2/4, cơ quan điện lực đã kiểm tra và đo điện áp giữa bàn phím máy ATM trên so với đất là 98V. Đến chiều cùng ngày, nhân viên Công ty Điện lực đã cắt nguồn điện của máy ATM./.

nguồn : VOVnews

Các tin trước :

Điều tra làm rõ vụ điện giật chết người ở phòng máy ATM
Một bé gái tử vong nghi do rò rỉ điện ở máy ATM

762

Hồng Trần Dõi Bước (tt)


Văn chương với tôi là đàng thương khó, không dễ nuốt. Văn có hồn, theo Ông Giáo Già, phải minh họa được "dòng lệ ẩn sau nụ cười", tôi chả hiểu ngụ ý câu nói ấy là bao, chỉ sột soạt gãi đầu thay cho lời "khó bà cố"! Thường các tay viết lách nam giới chỉ trội trong lãnh vực văn lồng tính chất dâm dật, đọc rất sốc, gây nhiều nguy hại cho đôi mắt. Văn viết bởi nam giới thường ngắn gọn, khô cằn, không mượt mà bóng bẩy, lãng mạn tình tự như văn viết bởi nữ giới. Tôi té lăn khi nghe lời đồn thổi rằng chỉ với "sợi dây thun", ngần ấy mà đã được kéo giãn đến vài trăm trang giấy...siêu đến mức ấy thì tôi té lăn cù.
Lần được giao triển khai đề tài "vòng quay...trái đất...vòng quay", bản tính thật thà, hả hê khi chộp được đề tài trúng tủ, tôi cóp nguyên văn từ bài học địa lý về quả địa cầu trong lớp Lão Bút Cong, chắc trăm phần sự việc chỉ có thế, tuy hơi ngắn gọn, nhưng từ dùng rất chuẩn, văn chương văn phạm đều có tất, bài viết thế kia thì chắc cú. Ông Giáo Già trả lại bài tập sau khi chấm, tôi không thấy điểm chấm nào trong ấy, chỉ thấy lời bình Ngô Tôn Cương ngắn gọn: "Thiếu phần đối thoại với bù lon". Chưa có buổi chiều nào tôi lại gãi đầu nhiều đến thế, văn chương là chuyên ngành của nữ giới, tôi chỉ đưa đến kết luận tạm cho vấn đề là thế. Nhìn mặt vênh váo của Con Cún với số điểm 8 tô đậm nét cho bài tập, thấy mà ghét!
Vòng quay thật đấy. Chỉ với những buổi chiều như thế nầy, khi tấm ảnh độc biết nói với đề tựa "hoàng hôn" nhảy ra từ quyển an-bum cũ, tôi nhận ra chân lý của lời bình năm nào. "Hoàng hôn" hay "bình minh" tuy khác thời điểm và màu sắc, nhưng chỉ là một cảnh vật. Trái đất quay tròn mà, quay đủ chu kỳ sẽ trở về khởi điểm. Cứ tin là thế.


Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010

Hồng Trần Dõi Bước (tt)


Tấm ảnh với đề tựa "bình minh" đã mang về cho Bác Phó Nhòm Trần Ánh giải ống kính vàng, ngang tầm mức với giải Pu-lít-dơ trong văn chương. Nền cho tấm ảnh là bải biển buổi ban mai, vài ghe chài vẫn còn nằm bến, chỉ có thế. Nghệ thuật dùng màu xanh nước biển, hòa cùng ánh trong vắt bầu trời lúc ban mai, điểm thêm vài cụm mây trắng, pha chế thành màu xanh tuyệt vời, tỏa tràn niềm hy vọng cho một ngày mới, xác nhận cảnh đẹp thiên nhiên vẫn còn hiện hữu. Chuyên gia về thuật chớp ảnh giảng giải rằng bí quyết chọn góc cạnh, để rồi bấm nút đúng thời điểm, gom trọn những điều muốn bày tỏ vào bức hình, "ảnh biết nói" như thế đấy, nếu chỉ dùng từ "có chỗ đứng" để bày tỏ lòng thán phục, e còn quá hạn hẹp từ ngữ trong lãnh vực văn chương. Đành chịu vậy, việc chính là Bác Phó Trần Ánh đi hẳn vào chuyên ngành từ dạo ấy.
Mươi năm sau...chuyên ngành mang về nhiều lợi nhuận, cảnh tất bật chạy rong lo gạo cơm chỉ còn trong dĩ vãng. Trong lần đánh chiếc ô-tô bóng nhoáng ngang vùng biển năm xưa, cảnh cũ khơi dậy mảng ký ức năm nào, Bác Phó dồn trọn tâm tư, ngừng thở, tay bấm nhẹ vào nút, ghi lại toàn cảnh như thưở ban đầu. Lần nầy, cảnh vật vẫn nguyên, chỉ màu sắc trên tấm ảnh khác đi, với đề tựa "hoàng hôn", màu chiều tà trông bắt mắt, ửng đỏ từ ánh mặt trời hòa xuống mặt biển êm, pha chế thành màu kỳ diệu. Triết lý gom gọn, không gì hơn an bình, nếu "nâng" thêm mức nữa, tìm được lắng đọng như hồn bức ảnh muốn diễn tả, tất tìm được nguồn cội sự vật. Tấm ảnh không đoạt giải vì chẳng bao giờ được gửi đi dự thí, nhưng theo Bác Phó, đấy là tấm ảnh ưng ý nhất, thu trọn tinh hoa của một ngành nghề.
Bác Phó Trần Ánh là người có tài năng.
Tài năng phần do thiên phú. Thoáng qua âm nhạc, chỉ vỏn vẹn ngũ cung dân tộc hay cung bậc trong âm nhạc phương Tây, bằng chừng ấy mà sáng tạo nên âm điệu du dương, khúc trầm bổng ru hồn không là chuyện đơn giản, cao siêu hơn, bấm phím để tạo nên âm điệu dìu dặt, cường độ rung điệu nhạc có thể làm co giật các bắp thịt, người đạt trình độ ấy nhất định tôi phục lăn, gọi tài năng là thế đấy.
Ngưng nơi mức nầy tất mang rắc rối. Thi ca luôn hòa điệu cùng âm nhạc. Vút lên tiếng rít thật dài, hòa lẫn vào âm điệu tung tăng tiếng nước chạy lòng vòng từ chiếc điếu cày tre, trong tích tắc, qua làn khói mù mịt trên trần nhà, hiện rõ những vần thơ tuyệt cú, ẩn đầy triết lý nhân sinh, đạt trình độ ấy tôi cũng cho là tài năng, có phải thế?

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

Ở TuanVietNam.net có bài báo hay.

Vua Hùng sợ ngày giỗ của mình và "đội ơn ông Nghị" ở... Hà Nội.

Tác giả: Trực Ngôn

Vua Hùng nghĩ đến ngày giỗ của mình thì kinh sợ vì con cháu chỉ chăm chăm vẽ dự án để khoe khoang và tiêu xài hoang phí.
Dân thở phào " xin đội ơn ông Nghị Hà Nội" vì đã bác bỏ một dự án ngốn tiền vô bổ của các Gia Cát Bụi, lắc đầu "vái lạy" ông nghị Nghệ An.
Phát ngôn, hành động ấn tượng tuần này đủ mọi cung bậc buồn vui.


đọc thêm tại đây để giải trí cuối tuần !!! ( 762 st )



Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

Cá tháng Tư.


Quần áo ngủ của phụ nữ nói lên điều gì?

Lý giải tại sao quần áo ngủ của phụ nữ lại in hoa còn quần áo ngủ của đàn ông (bộ Pijama) lại thường có kẻ sọc, tạp chí "Bí mật đàn ông" lý giải: Quần áo ngủ dành để mặc ban đêm. Ban đêm đối với phụ nữ là mùa xuân nên quần áo có hoa, còn với đàn ông là… lao động khổ sai nên quần áo kẻ sọc như tội nhân.

st