Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

CPI, PPI và áp lực tăng giá


Giá đầu vào (PPI) đã tăng nhanh hơn giá bán ra (CPI).

Trong khi giá trị sản xuất công nghiệp quý 1/2010 tăng tới 13,6% so với cùng kỳ, giá trị tăng thêm (value added) của ngành này chỉ tăng 5,65%. Điều này cho thấy hiệu quả của sản xuất công nghiệp đang ở mức thấp.

Tại cuộc họp giao ban sản xuất cuối tuần rồi, khi nhìn nhận về hai con số này và mức chênh lệch khá cao, tới gần 8 điểm %, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói đại ý rằng chi phí đang "lấn át" giá trị tăng thêm mà ngành công nghiệp mang lại.

Cùng chia sẻ quan điểm với lãnh đạo của mình, Vụ trưởng Bùi Bá Cường lưu ý, người bán hàng đang bị "thủng túi" do chi phí đầu vào tăng cao hơn giá bán. Ông Cường đưa nhận định trên dựa vào so sánh chỉ số giá bán sản phẩm người sản xuất (PPI) với chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

"Hiệu quả sản xuất thấp do chi phí tăng cao, điều này cũng có lý do của nó". Vụ trưởng Cường giải thích, nếu như CPI bình quân quý 1/2010 tăng 8,51% so với quý 1/2009, thì PPI nông nghiệp so với cùng kỳ tăng 11,6%, PPI công nghiệp nói chung tăng 9,4%, trong khi PPI dầu thô khai thác tăng tới 45,6%.

Điều đó có nghĩa là giá đầu vào (PPI) đã tăng nhanh hơn giá bán ra (CPI), cho nên, người sản xuất đang chịu gánh mức chi phí tăng cao hơn tốc độ tăng giá bán ra, ông Cường chốt lại.

Từ ngày 1/3, nhiều nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất đã tăng giá bán, như  giá than (bán cho điện) tăng đến 47% tùy loại, giá điện tăng 6,8%, giá nước (Tp.HCM) tăng khoảng 50%. Ngoài ra, giá gas, xi măng, sắt thép… cũng đã tăng trong thời gian gần đây.

Trong khi đó, chỉ có mặt hàng dầu là giảm giá bán vào ngày 3/3, được cho là có thể giúp giảm giá tiêu dùng khoảng 0,053%, theo như tính toán của Bộ Tài chính.

Về nguyên nhân tiền tệ, lãi suất cho vay đã được áp dụng cơ chế thỏa thuận. Tuy chưa có thống kê cụ thể về mặt bằng bình quân của lãi suất cho vay, nhiều thông tin cho biết đã có những khế ước vay với lãi suất lên đến 20%/năm.

Ở một góc độ khác, nếu so với chỉ tiêu Quốc hội đặt ra trong năm 2010 là tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng khống chế mức ở 25%, thì trong hai tháng đầu năm, chỉ riêng tổng phương tiện thanh toán giữ được trong mức này.

Tăng trưởng tín dụng tháng 1/2010 đạt 38%, tháng 2 vẫn tăng tương ứng xấp xỉ 37% so với cùng kỳ. Trong khi đó, mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2009 là 37,73%, ông Cường lưu ý tiếp.

Còn theo thông tin công bố của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng trong tháng 2 đã bắt đầu tăng trở lại, đạt 1,14%, trong khi tháng 1 chỉ tăng 0,26%. Tính chung lại, tăng trưởng tín dụng ước tăng 1,4% so với tháng 12/2009.

Người bán sẽ khó "chịu đựng" lâu độ vênh giữa CPI và PPI như thế. Những tháng sau, lực đẩy đối với CPI có thể sẽ lớn hơn, để sát với giá đầu vào PPI, ông Cường nhận định.

nguồn : vneconomy


Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Chuyện kỳ quái, đáng...xấu hổ của người...nước...tôi !!!

Theo chân nhóm "nữ quái" chuyên bắt chẹt du khách ở Bờ Hồ

Nguồn : ( Dân trí ) - Nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền "bo", chèo kéo khách mua hàng giá cao...
Nhóm phụ nữ trong vai người buôn bán tụ tập chờ "con mồi"
 
Ngày nào cũng vậy, khoảng 9h30 sáng, nhóm phụ nữ này bắt đầu tụ tập tại đầu phố Cầu Gỗ. Sau đó, họ chuẩn bị vài túi dứa xanh gọt sẵn, mấy quả chuối để lỏng chỏng trên đôi quang gánh  và bắt đầu một "ngày làm việc". Ai cũng đi đôi giầy ba ta buộc chặt chân gọn gàng. Khi "hóa trang" xong, nhìn hình thức bề ngoài, họ không khác gì mấy người buôn bán gồng gánh quê chân chất, nhưng thực chất chỉ nhăm nhe rình rập "chộp" những vị nước ngoài đang còn bỡ ngỡ để moi tiền.
 
Những phụ nữ này thường đứng "săn" khách ở vị trí có đông người nước ngoài qua lại, mắt láo liên nhìn các hướng để xác định "con mồi". Khi "con mồi" xuất hiện, họ bắt đầu tiếp cận bằng vẻ niềm nở, vồn vã để tạo sự thân thiện với du khách, sau đó vội vàng ấn đôi quang gánh vào vai mời chụp ảnh, tiếp theo là các hành vi úp nón lên đầu khách, lấy túi dứa dúi vào tay họ... Lúc này du khách vẫn chưa biết được ý đồ của mấy "bà bán rong", chỉ khi bị đòi đến 5 đô la một túi dứa, hoặc 50-100 nghìn đồng, thậm chí nhiều hơn  cho việc "thuê quang gánh chụp ảnh" hay "mua hàng" thì khách mới té ngửa. Sau đó lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ, họ dùng số đông để áp đảo và thường thắng thế trong lúc đôi co với khách nước ngoài.
 
Một thủ đoạn khác cũng rất trắng trợn, họ chuẩn bị sẵn nhiều tiền lẻ, khi khách trót trả tiền bằng đô la hay tiền mệnh giá lớn, họ moi ra một vốc tiền lẻ dúi vào tay khách rồi... chuồn.
 
Kết thúc màn "thuê quang gánh" và "bán hàng" như vậy, bao giờ cũng là cái lắc đầu, nhún vai ngán ngẩm chấp nhận việc đã rồi. Cứ thế rất nhiều du khách đã sa bẫy nhóm phụ nữ này, để rồi hằn lại một ấn tượng rất xấu về thủ đô Hà Nội, nơi đang chuẩn bị bước sang tuổi... 1000.
 
Trong khi chính quyền và nhân dân Thủ đô đang nỗ lực quảng bá với bạn bè quốc tế về Hà Nội nghìn năm thì cảnh tượng những người đội lốt hàng rong lừa đảo du khách diễn ra một cách công khai tại một không gian văn hóa tiêu biểu giữa thủ đô là điều không thể chấp nhận được.
 
Phóng viên Dân trí đã mất gần một tuần "theo" nhóm phụ nữ này để ghi lại những hình ảnh không đẹp dưới đây.
 

Lao tới ấn quang gánh vào du khách


Những hành động thiếu văn hóa khiến du khách bất bình


Nhưng không vì thế mà họ dễ dàng buông tha


Kẻ trước, người sau úp nón và ấn quang gánh vào vai  du khách và ... đòi tiền


Bị "hàng rong" quây thô bạo, nhiều du khách không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình


Nếu một người ép được du khách thì cả nhóm lao vào để dở nhiều thủ đoạn khác nhằm lấy tiền


Nhóm "hàng rong" này thường nhắm đến những du khách hiền lành đi đơn lẻ


  Hoặc đôi trai gái


Nếu du khách bất cẩn thì sẽ bị nhóm "hàng rong" móc tiền rất tinh vi và điệu nghệ 
 

Khi chưa hay, du khách vui vẻ vì lầm tưởng đây là những người bán hàng tốt bụng


Rồi ngã ngửa khi bị đòi tiền

Dưới đây là trọn màn lừa đảo:

Chèo kéo và chụp nón
 
Rồi mồm năm miệng mười để dồn du khách
 
Từ 5 đến 7 đô la cho vài ba quả chuối hoặc vài miếng dứa gọt sẵn
 
Bị đòi tiền giá cắt cổ khách đã phản ứng lại nhưng đành chấp nhận 


Hữu Nghị

Lục thập hoa giáp.

Giáp tý, Kỷ sửu : Hải trung kim
Bởi ngũ hành của tý đối ứng là thủy, thủy còn gọi là hồ lớn, nơi đó thế thủy thịnh vượng. Trong ngũ hành kim tử ở tý, tang mộ ở sửu. Thủy thế thịnh vượng kim lại tử ở đó cho nên gọi là Hải trung kim.

Bính dần, Đinh mão: Lò trung hỏa
Dần ở địa chi là ngôi thứ 3, Mão ở địa chi là ngôi thứ 4, (bính, đinh trong ngũ hành thuộc hỏa) hỏa đã đạt đến vị trí chính lại được dần mão thuộc mộc. Trong ngũ hành trợ giúp. Khi này trời đất phảng phất như lửa trong lò mới sinh, vạn vật vừa mới bắt đầu sinh trưởng mà gọi là Lô Trung hỏa trời đất như lò lửa, âm dương như than củi.

Mậu thìn, Kỷ tỵ: Đại lâm mộc
Thìn đại biểu cho đất đai hoang dã, tỵ đứng ngôi thứ 6 trong địa chi. Mộc ở ngôi thứ 6 có lợi sinh cành lá xum xuê. Cây to xum xuê sinh ở nơi đất đai hoang dã mà gọi là Đại Lâm mộc.

Canh ngọ, Tân mùi: Lộ bàng thổ
Mùi ngũ hành là thổ sinh mộc, khiến cho ngọ ngũ hành là hỏa được thành ra hỏa vượng. Kết quả là thổ ngược lại bị chịu trở ngại. Thổ là nơi sinh vật (mộc), mộc lại sinh hỏa, hỏa phản lại đốt thổ. Cho nên thổ bị chịu hại lấy bản thân giống như đất bụi ven đường mà gọi là Lộ bàng thổ. Lộ bàng thổ nếu được thủy tưới có thể về với thổ mà sinh vạn vật. Nếu được kim giúp thì xây dựng cung điện phú quý một thời.

Nhâm thân, Quý dậu: Kiếm phong kim
Ngũ hành của thân dậu là kim, đồng thời kim trong quá trình sinh trưởng vị trí lâm quan ở thân, đế vượng ở dậu. Kim sinh ra nếu thịnh vượng thì rất cương cứng, sự vật cương cứng không thể vượt qua được lưỡi kiếm, nên gọi là kiếm phong kim.

Giáp tuất, Ất hợi: Sơn đầu hỏa
Tuất hợi là cửa trời ( giáp ất thuộc mộc) đốt lửa soi sáng cửa trời, ánh lửa nhất định chiếu đến cực cao. Cho nên đem nó gọi là lửa trên núi. Nắng chiều tà mặt trời gác núi tỏa sáng lung linh, do đó hỏa trên núi có thể phản ánh được ráng trời.
Sơn đầu hỏa có thể thông với trời nên mệnh này quý và hiển vinh. Nhưng cần núi có mộc, có hỏa không thì ánh lửa khó chiếu đến cửa trời. Ngoài ra lửa ở núi lại sợ thủy, nếu gặp đại hải thủy ( nhâm tuất quý hợi) tương khắc thì hung thần tới nơi.

Bính tý, Đinh sửu: Giản hạ thủy
Thủy ở trong ngũ hành vượng ở tý suy ở sửu. Thủy trong Bính tý đinh sửu thịnh vượng nhưng lại suy yếu. Cho nên không thể thành nước ở sông mà gọi là nước ở khe suối, khi mới thì lăn tăn gợn sóng, tiếp sau là đó hợp thành dòng chảy xiết va vào đá mà tung tóe như hạt tuyết. Cuối cùng hợp với các nhánh thành dòng lớn chảy về hạ lưu. Nước khe núi là nước trong thanh mảnh. Theo như trong sách là thủy được kim thích hợp gặp cát và kim lưỡi kiếm ( giáp ngọ ất mùi sa trung kim, nhâm thân quý dậu kim lưỡi kiếm). Nhưng không gặp được mệnh của thổ và hỏa. Thủy hỏa chẳng dung nạp nhau, thổ lại làm cho nước suối đục. Tốt nhất là gặp (giáp dần ất mão đại khê thủy) tương hợp tượng trưng cho suối nhỏ hợp thành sông càng chảy càng dài không phải lo nghĩ.

Mậu dần, Kỷ mão: Thành đầu thổ
Thiên can mậu kỷ ngũ hành thuộc thổ, dần mão ngũ hành thuộc mộc, giống như tích thổ thành núi, phảng phất như đắp đất thành tường cho nên gọi là đất trên thành.
Kinh đô của hoàng đế cư trú dùng đất đắp thành, lấy gạch xây thành như hình rồng cuốn chạy dài nghìn dặm, mãnh hổ tọa thế trấn bốn phương. Mệnh này gặp nước gặp núi là hiển quy. Trong thành gặp núi gặp nước là núi giả, nước tù không phải là quý. Nên kỵ nhâm tuất quý hợi Đại hải thủy mậu tý kỷ sửu Bích lôi hỏa, Tích lịch hỏa.

Canh thìn, Tân tỵ: Bạch lạp kim
Kim hình thành trong đất mà sau lại ở cùng với hỏa. Tuy hình thái của kim đã bước đầu hình thành nhưng chưa cứng rắn. Cho nên gọi là kim giá đèn. Khi này khí của kim vừa mới phát triển, giao hòa với tinh hoa của mặt trời mặt trăng mà ngưng kết khí của âm dương. Tính chất mới hình thành của kim giá đèn thích thủy như canh thìn tân tỵ gặp ất tỵ trong số mệnh gọi là " Phong mãnh hổ cách" thi cử học tập có đường đi tốt đẹp. Lại như gặp thủy thì thích gặp ở ất dậu, quý tỵ. Trong số mệnh cho là mệnh quý. Nhưng bởi vì Bạch lạp kim tính yếu cho nên sợ mộc khắc nó trừ khi nó gặp được hỏa yếu cần phải có mộc lại trợ giúp.

Nhân ngọ, Quý mùi : Dương liễu mộc
Mộc tử ở Ngọ mộ tàng ở mùi. Mộc đã tử vong tàng mộ, chỉ có thể mượn thiên can Nhâm quý thủy trong ngũ hành để cứu sống nó. Nhưng rốt cục sức sống mộc vẫn yếu đuối cho nên gọi là gỗ cây liễu. Nó giống như tằm nhả vạn mối dây tơ. Cây dương liễu chỉ thích hợp với Bính tuất đinh hợi thổ, nhưng lại thích thủy, trừ đại hải thủy ra thì đều tốt. Bản tính dương liễu tính mộc yếu đuối gặp hỏa thì dễ chết yểu, đồng thời nếu gặp Canh thìn tân dậu Thạch Lựu mộc sẽ bị cây thạch lựu thịnh vượng áp chế, khiến cho dương liễu mộc một đời bần tiện.

Giáp thân, Ất dậu: Tuyền trung thủy
Kim kiến lộc ở thân, vượng ở dậu. Kim sau khi sinh thịnh vượng đến cực điểm thì dựa vào hỏa để sinh thủy, nhưng thủy khi mới sinh thì ít ỏi, thế lại không vượng cho nên gọi là nước trong suối. Từ nguồn gốc của nó mà nói, có kim thì nguồn thủy không bao giờ dừng. Lấy giáp ngọ ất mùi sa trung kim, canh tuất tân hợi thoa xuyến kim là tốt, gặp thủy gặp mộc cũng tốt. Nếu như trong tứ trụ năm tháng ngày giờ thì năm và giờ trụ đều có thủy, ngày tháng hai trụ đều có mộc như vậy gọi là mệnh đại phú đại quý.

Mậu tý, Kỷ sửu : Bích lôi hỏa
Ngũ hành sửu thuộc thổ, ngũ hành tý thuộc thủy, thủy ở chính vị mà với nạp âm gọi hỏa. Đây là hỏa trong thủy, là thuộc tính rồng thần, cho nên ví nó như lửa sấm sét. Lửa sấm, sét thế như điện chớp biến ảo vô cùng. Bản chất thủy hỏa vốn chẳng bao dung nhau mà nay thủy hỏa hợp nhất, sách xưa cho là một loại rồng thần. Rồng thần khi đến không thể không có gió mưa sấm chớp, do đó Bích lôi hỏa với thủy thổ mộc gặp nhau hoặc tốt hoặc không có hại. Cái kỵ tức là hỏa, bởi vì hai hỏa gặp nhau tính khô nên xấu.

Bính tuất, Đinh hợi: Ốc thượng thổ
Bính đinh ngũ hành thuộc hỏa, tuất hợi như cánh cửa trời. Hỏa đang cháy lại ở trên cao vậy thì thổ tự nhiên không ở bên dưới, cho nên gọi là đất trên mái nhà. Ở đây giải thích không được đúng lắm vì đất trên mái nhà thực tế chỉ là gạch ngói. Tuất hợi như thổ một thủy hòa lại thành bùn, lấy hỏa nung mới thành gạch ngói xây nhà lợp phòng. Đất trên mái nhà đã là gạch ngói, nó là đồ để lợp nhà đương nhiên cần mộc là giá đỡ, sau mới cần kim để trang điểm. Phòng ốc kim huy hoàng là tượng trưng cho đại cát đại quý. Cho nên gặp kim lưỡi gươm, kim trang sức đều là mệnh phú quý. Nhà cửa sợ gặp hỏa hoạn cho nên ốc thượng thổ cũng sợ hỏa. Nhưng thiên thượng hỏa lại rất tốt vì thiên thượng hỏa tượng trưng cho ánh nắng mặt trời.

Canh dần, Tân mão: Tùng bách mộc
Mộc trong ngũ hành trưởng thành ở dần, thịnh vượng ở mão. Mộc thế sinh thịnh vượng không phải loại yếu đuối, cho nên gọi nó là gỗ cây tùng, tích huyết hứng sương che nắng mặt trời, gió thổi qua vi vu như nhạc cụ cành là dao động như lá cờ bay.
Cây tùng là loại cây có sức sống mãnh liệt, cho nên trong hỏa chỉ có Bính dần, đinh mão là lửa trong lò, trong thủy chỉ có Nhâm tuất, quý hợi đại hải thủy mới có thể hại được nó, ngoài ra tất cả đều vô hại. Tùng bách mộc sợ gặp đại lâm mộc, dương liễu mộc, tuy cùng là mộc nhưng chất không giống tùng bách mà sinh lòng đố kỵ. Tùng bách thích gặp kim, gặp nó là đại quý. Ngoài ra còn có một loại mệnh cách gọi là " Thượng tùng đông tú" tức là ba trụ tháng ngày giờ thuộc đông tức ( Nhâm quý hợi tý thuộc đông). Mệnh cách này là mệnh phú quý.

Nhâm thìn, Quý tỵ : Trường lưu thủy
Thìn trong ngũ hành là nơi tích trữ nước, tỵ trong ngũ hành là nơi sinh kim. Trong ngũ hành kim sợ thủy, kim trong tỵ có hàm chất thủy, bởi vì nơi tích trữ thủy gặp kim sinh thủy, cho nên nguồn thủy liên tục không ngừng mà gọi là nước sông dài. Nước sông dài ở Đông nam lấy yên tĩnh làm quý.
Nước sông dài thế có cuồn cuộn không dừng, kim có thể sinh thủy cho nên nước sông dài gặp kim là tốt. Nó sợ gặp thủy bởi thủy nhiều quá dễ gây úng lụt, đồng thời thổ thủy tương khắc gặp bính tuất đinh hợi canh tý tân sửu thổ thì khó tránh được tai họa, cần phải có kim sinh thủy ở lại ứng cứu. Ngoài ra, thủy hỏa cũng tương khắc nhưng cũng không tuyệt đối hẳn như thế. Nước sông dài gặp giáp thìn, ất hợi tuy giáp thìn và ất hợi có phân là lửa ngọn đèn và lửa trên núi. Nhưng thìn là rồng, rồng lại gặp thủy ý là rồng về biển mệnh,cách ngược lại là cực tốt.

Giáp ngọ, Ất mùi: Sa trung kim
Ngọ là nơi đế vượng của hỏa trong ngũ hành. Hỏa vượng thì kim suy. Mùi là nơi có hỏa vượng suy yếu trong ngũ hành. Hỏa suy yếu kim mới có thể từng bước trưởng thành. Hỏa vừa suy, kim mới có hình, cho nên lực không thể lớn mạnh mà gọi là kim trong cát. Kim trong cát là kim mới bắt đầu hình thành chưa thể dùng được cho nên cần có hỏa để luyện. Nhưng hỏa quá vượng, mà hỏa vượng thì kim bại đồng thời cần phải có mộc lại khắc chế kim, khiến kim không thể tùy tiện mà thịnh suy. Đồng thời phải lấy hỏa trên núi, hỏa dưới núi, hỏa ngọn đèn tính ôn hòa lại luyện nó. Trong số mệnh cho rằng đây là mệnh cục của thiếu niên vinh hoa phú quý. Sa trung kim cần có thủy tĩnh, sơ nếu nước sông dài và nước biển lớn ngược lại đem vùi cát đi. Cho nên cần phối hợp với nước khe núi, nước trong suối và nước trên trời mới tốt. Kim trong cát cũng sợ gặp đất ven đường, cát trong đất và đất vó ngựa, vì sẽ bị nó chôn vùi.

Bính thân, Đinh dậu: Sơn hạ hỏa
Thân là cửa mở xuống dưới đất, dậu là nơi về cửa thái dương. Một ngày đến chỗ đó là dần dần tối đi như mặt trời xuống núi. Cho nên, gọi là lửa dưới núi. Lửa dưới núi thực tế là chỉ mặt trời lúc buổ tối, mặt trời đã xuống núi thì tự nhiên gặp thổ gặp mộc là tốt. Nó là ánh sáng mặt trời vào đêm không thích gặp lửa sấm sét, lửa mặt trời và lửa đèn.

Mậu tuất, Kỷ hợi: Bình địa mộc
Ý nghĩa của mậu là đồng bằng, hợi là nơi sinh ra mộc. Cây sinh ở đồng bằng thì không thể là một quần thể lớn rộng mà chỉ là từng đám cây nhỏ, cho nên gọi nó là cây đồng bằng. Cây đồng bằng thích mưa nhưng không thích sương giá băng tuyết, nó cũng không thích nhiều đất mà cũng không thích rộng rãi, thường bị người chặt phá vì thế nên sợ kim, nếu gặp kim là bất lợi. Nó thích thủy thổ và mộc. Ngoài ra có một loại mệnh quý gọi " Hàn cốc hồi xuân" tức là người sinh ở mùa đông, trong mệnh lại gặp dần mão. Hai chi này đều thuộc mộc nên gọi là sinh trưởng của cây trong mùa đông cũng là một loại mện quý.

Canh tý, Tân sửu: Bích thượng thổ
Sửu là chính vị của thổ trong ngũ hành. Nhưng tý là nơi thủy trong ngũ hành thịnh vượng. Thổ gặp phải thủy tràn lan mà biến thành bùn, cho nên chỉ có thể đắp đập mà gọi là đất trên tường. Đất trên tường dùng để làm nhà, đầu tiên phải dựa vào xà cột cho nên gặp mộc sẽ tốt, gặp hỏa thì xấu, gặp thủy cũng là mệnh hay nhưng trừ gặp nước biển lớn. Còn với kim thì chỉ thích kim bạc kim.

Giáp thìn, Ất tỵ: Phú đăng hỏa
Thìn là trời đã sáng, tỵ là sắp đến buổi trưa. Mặt trời tỏa sáng thiên hạ không cần phải đốt đèn chiếu sáng, cho nên bị xem là lửa ngọn đèn, ánh sáng của đèn lung linh, cây đèn chiếu sáng đến những nơi mặt trời mặt trăng không thể chiếu sáng tới được.
Lửa ngọn đèn chính là lửa chiếu sáng ban đêm, nó không tách khỏi được với gỗ và dầu. Dầu trong ngũ hành thuộc thủy chi nên ngọn đèn gặp mộc gặp thủy là tốt. Đêm chủ âm do đó lửa ngọn kỵ mặt trời. Lửa ngọn đèn có hai loại mệnh quý, một là " Che đèn thêm dầu" chỉ lửa ngọn đèn gặp nước dưới giếng nước dưới khe, nước sông dài. Và một loại " Dưới đèn múa kiếm" chỉ lửa ngọn đèn gặp kiếm phùng kim. Ngoài ra lửa ngọn đèn còn sợ gặp thổ trong ngũ hành chỉ trừ Bính tuất đinh hợi. Đất mái nhà. Nó cũng thích hỏa nhưng trừ lửa sấm sét là lửa rồng thần tất phải có gió thổi làm tắt lửa đèn.

Nhâm dần, Quý mão: Kim bạc kim
Dần mão ngũ hành thuộc mộc, là nơi mộc vượng. Mộc vượng thì kim bị gầy yếu. Kim trong ngũ hành tuyệt ở dần, thai ở mão. Tóm lại Kim ở đây mềm yếu không có lực cho nên gọi là kim loại trang sức.
Mọi người dùng kim bạc kim làm đồ trang sức, người xưa dùng nó để phủ chữ trong các đền chùa và các đồ khí cụ khác, ánh sáng của nó đẹp đẽ tôn quý nguồn gốc của nó là do kim gia công mà thành. Kim bạc kim gặp đất trên thành, đất trên tường mới có cơ hội phát triển. Trong sách nói mệnh kim gặp mậu dần, đất trên thành gọi là " Viên ngọc núi Côn Sơn". Quý mão trong kim bạc kim gặp kỷ mão gọi " Thổ ngọc đông thăng" đều là mệnh quý.

Bính ngọ, Đinh mùi : Thiên hà thủy
Bính đinh thuộc hỏa, ngọ là nơi ngũ hành hỏa vượng nhưng nạp âm gọi thủy. Thủy từ trong hỏa sinh ra cho nên xem như nước trên trời. Nguyên khí lên cao khí thế sung túc hóa thành mây mù rơi xuống thành mưa. Nó có công lao thúc đẩy sự sinh trưởng vạn vật.
Nước trên trời vốn ở trên cao, cho nên kim mộc thủy hỏa thổ ở dưới đất không thể khắc chế được. Duy chỉ có canh tý tân mùi là đất trên tường là tương xung với nó.

Mậu thân, Kỷ dậu: Đại dịch thổ
Than là quẻ khôn, quẻ khôn trong bát quái ý nghĩa là đất. Dậu là quẻ Đoài, quẻ Đoài ý nghĩa trong bát quái là đầm ao. Mậu kỷ trong ngũ hành thuộc thổ, nó ở trên mặt đất ao hồ giống như bụi bay trong không khí. Cho nên gọi nó là đất dịch chuyển.
Nguyên khí dần dần hồi phục, vạn vật sinh mệnh thu lại đều giống như đất dịch chuyển quay về với mặt đất. Đất dịch chuyển thuộc mệnh cách tương đối cao quý, nó đại biểu cho khuynh hướng quay về với bản tính. Đất chuyển dịch thích nước tương đối thanh tĩnh như nước giếng, nước dưới khe, nước sông dài. Nó cũng thích kim thanh tú như kim trang sức, kim loại trắng. Có một số can chi khí vượng thế mạnh nó gặp phải bị vùi chon như nước biển lớn, lửa trên núi, lử dưới núi, lửa ngọn đèn…Gặp phải lửa sấm sét đành phải dùng thủy hóa giải. Nhưng vật cực tất phản mệnh, cách khắc này ngược lại thành quý.

Canh tuất, Tân hợi: Thoa xuyến kim
Ngũ hành kim suy yếu tại tuất, bệnh tại hợi. kim đã suy yếu lại bệnh, cho nên rất mềm yếu mà gọi kim là trang sức. Kim trang sức là vàng bạc liệu có phú quý không? Không nhất định như vậy. Vạn vật cái quý nhất là được bản tính tự nhiên. Cho nên kim trang sức là vật để đeo trang sức đương nhiên đã bị làm tổn thương. Kim trang sức sợ gặp hỏa, thích gặp nước giếng, nước khe núi, nước trong suối, nước sông dài là tốt. Nhưng sợ gặp nước biển lớn ví như đá rơi đáy biển. Ngoài ra nó còn thích cát trong đất bởi vì thổ có thể sinh kim.

Nhâm tý, Quý sửu: Tang thạch mộc
Ngũ hành tý thuộc thủy, ngũ hành sửu thuộc thổ sinh kim. Thủy có thể làm cho mộc sinh trưởng tươi tốt nhưng kim lập tức có thể chặt nó. Nó giống như cây dây vừa mới sinh trưởng đã bị người ta chặt, cho nên gọi nó là gỗ cây dâu. Quá trình sinh trưởng của cây dâu nếu gặp cát trong đất, đất ven đường, đất chuyển dịch nơi sinh nó thì rất tốt. Gặp nước sông dài, nước dưới khe, nước trong suối sẽ giúp bỏ nó tươi tốt. Nếu gặp Canh dần Tân mão gỗ cây tùng bách, đây gọi là mạnh yếu giúp nhau, gặp gỗ cây liễu người ta gọi " Dâu liễu thành rừng" là cảnh an cư lập nghiệp. Gặp gỗ rừng lớn giống như nhánh sông gặp dòng sông là rất tốt. Chỉ có gặp gỗ đồng bằng, gỗ cây lựu sẽ bị tàn phá chèn ép là xấu.

Giáp dần, Ất mão: Đại khê thủy
Dần mão thuộc phương Đông, dần là nơi gió đông thịnh vượng. Mão ở chính Đông, nếu nước hướng chảy chính Đông thì tha hồ thỏa thích trên đường tụ hội thành dòng chảy ra sông mà gọi là nước suối lớn. Nước suối lớn cần chảy về biển mà điều quan trọng là chảy lien tục không dứt. Do đó nước suối lớn nên gặp kim sinh thủy giúp. Nếu gặp các loại thổ khác và phải sinh mộc đều không hay. Chỉ có Nhâm tý, Quý sửu là núi, lại gặp nước, trong sách gọi " Nước chảy quanh núi" mới là cục mệnh quý.

Bính thìn, Đinh tị:Sa trung thổ
Thổ trong ngũ hành mộ ở thin, tuyệt ở tỵ. Bính đinh ngũ hành thuộc hỏa trưởng thành tại thìn, hiển thân tại tỵ. Thổ này ở thế mộ tuyệt nhưng hỏa lại vượng khiến cho nó có thể làm lại mới tât cả. Nó giống như những đốm tro khi đốt bay lên rồi rơi xuống thành thổ, cho nên gọi là cát trong đất. Cát trong đất có kim là quý, lại cần nước trong mà lọc kim ra, cho nên gặp nước gặp kim là quý. Nó thích gặp lửa trên trời có ánh thái dương bãi cát chạy dài cảnh mới đẹp. Nó lại thích gỗ cây dâu cây dương liễu, vì hai loại gỗ này cát mới có thể trồng nó, ngoài ra gặp các loại mộc, khác đều không tốt.

Mậu ngọ, Kỷ mùi: Thiên thượng hỏa
Ngọ là giai đoạn cực thịnh vượng của hỏa trong ngũ hành, mà mùi, kỷ là nơi mộc sinh trưởng khiến cho thế hỏa càng vượng. Hỏa mạnh bốc cao mà gọi lửa trên trời, lửa trên trời là mặt trời nên thích gặp mộc, thủy, kim để điều hòa phối hợp biến hóa khiến cho thủy tưới mộc tươi tốt, mộc giúp hỏa bốc cháy. Nó thích lửa ngọn đèn ngoài ra với các hỏa khác đều tương khắc. Nó lại thích gặp thổ, nếu có kim mộc thì hình thành một mệnh cực quý. Lửa trên trời nếu đơn độc với thủy thì dễ hình thành thủy hỏa tương khắc.

Canh thân, Tân dậu : Thạch Lựu mộc
Thân đại biểu cho tháng 7, dậu đại biểu cho tháng 8. Khi này cây cối đã bắt đầu tàn lụi, chỉ có cây thạch lựu là kết trái mà gọi là canh thân tân dậu là gỗ cây lựu. Thứ cây này vào mùa thu kết trái cho nên tính mộc cứng rắn, với thủy mộc thổ kim qua lại có thể hòa hợp thành tốt. Duy chỉ có nước biển lớn thế thủy ào ạt gặp nó sẽ bần cùng bệnh tật. Có thể gặp lửa trên trời, lửa sấm sét, lửa trong lò cũng tốt, nhưng hỏa ấy sẽ dự báo điềm xấu. Gỗ thạch lựu thường bao hàm mệnh quý như sinh tháng 5 là ngày trụ hoặc giờ trụ lại có mang một hỏa thì gọi " Thạch lựu phun lửa". Gỗ gặp cây dương liễu gọi " Hoa hồng liễu xanh".

Nhâm tuất, Quý hợi: Đại hải thủy
Thủy trong ngũ hành tại tuất là giai đoạn đã thành thục, tại hợi cũng là giai đoạn thành thục. Do đó thủy ở đây thế lực hùng hậu, đồng thời ngũ hành của hợi thuộc thủy đại biểu ý nghĩa của sông đổ ra biển, cho nên gọi nó là nước biển lớn.
Biển cả mênh mông thế vô cùng tận không có gì có thể so sánh được. Nó là nơi quy tụ của các con sông, cho nên các loại nước trên trời, nước sông dài, nước suối lớn...gặp nước biển lớn đều tốt. Nhâm thìn trong nước sông dài phối hợp với nước biển lớn gọi " Rồng quay về biển" mệnh này phú quý một đời không ai so nổi.
Trong hỏa nó thích lửa trên trời vì mặt trời mọc ở biển Đông. Trong kim nó thích kim đáy biển, trong mộc nó thích gỗ cây dâu, gỗ cây dương liễu, trong thổ nó thích đất dịch chuyển và đất bên đường. Ngoài ra tất cả đều không chịu nổi nước biển lớn gặp nhau tất sẽ lớn, như nước biển lớn gặp lửa sấm sét tạo thành thế nước sung hãn, phong ba bão táp, mệnh người như vậy một đời lao khổ. Cho nên cần phải có thế núi hùng hậu để trấn giữ biển.

Xếp hạng theo TÀI NĂNG trong Lục Thập Hoa Giáp 60 cặp đôi


I) Rất nhiều tài năng – Kém may mắn

01- Quý Tỵ

02- Nhâm Ngọ

03- Ất Dậu

04- Giáp Thân

05- Ất Mùi

06- Ất Sửu

07- Giáp Tuất

08- Giáp Thìn

09- Kỷ Hợi

10- Mậu Tý

11-Tân Mẹo

12- Canh Dần

II) Nhiều tài năng – Ít may mắn

13- Tân Tỵ

14- Canh Ngọ

15- Đinh Dậu

16- Bính Thân

17- Đinh Hợi

18- Bính Tý

19- Quý Mùi

20- Quý Sửu

21- Nhâm Tuất

22- Nhâm Thìn

23- Kỷ Mẹo

24- Mậu Dần

III) Có tài năng – Có may mắn

25- Đinh Tỵ

26- Bính Ngọ

27- Kỷ Mùi

28- Kỷ Sửu

29- Mậu Tuất

30- Mậu Thìn

31- Ất Mẹo

32- Giáp Dần

33- Tân Dậu

34- Canh Thân

35- Quý Hợi

36- Nhâm Tý

IV) Ít tài năng – Nhiều may mắn

37- Kỷ Tỵ

38- Mậu Ngọ

39- Tân Mùi

40- Tân Sửu

41- Canh Tuất

42- Canh Thìn

43- Đinh Mẹo

44- Bính Dần

45- Tân Hợi

46- Canh Tý

47- Quý Dậu

48- Nhâm Thân

V) Kém tài năng – Rất nhiều may mắn

49- Ất Tỵ

50- Giáp Ngọ

51- Quý Mẹo

52- Nhâm Dần

53- Kỷ Dậu

54- Mậu Thân

55- Đinh Mùi

56- Đinh Sửu

57- Bính Tuất

58- Bính Thìn

59- Ất Hợi

60- Giáp Tý

 

Xếp hạng theo MAY MẮN trong Lục Thập Hoa Giáp 60 cặp đôi Thiên Can dính Địa Chi


I) Rất nhiều may mắn – Kém tài năng

01- Giáp Tý

02- Ất Hợi

03- Bính Thìn

04- Bính Tuất

05- Đinh Sửu

06-Đinh Mùi

07- Mậu Thân

08- Kỷ Dậu

09- Nhâm Dần

10- Quý Mẹo

11- Giáp Ngọ

12- Ất Tỵ

II) Nhiều may mắn -  Ít tài năng

13- Nhâm Thân

14- Quý Dậu

15- Canh Tý

16- Tân Hợi

17- Bính Dần

18- Đinh Mẹo

19- Canh Thìn

20- Canh Tuất

21- Tân Sửu

22- Tân Mùi

23- Mậu Ngọ

24- Kỷ Tỵ

III) Có may mắn -  Có tài năng

25- Nhâm Tý

26- Quý Hợi

27- Canh Thân

28- Tân Dậu

29- Giáp Dần

30- Ất Mẹo

31- Mậu Thìn

32- Mậu Tuất

33- Kỷ Sửu

34- Kỷ Mùi

35- Bính Ngọ

36- Đinh Tỵ

IV) Ít may mắn – Nhiều tài năng

37- Mậu Dần

38- Kỷ Mẹo

39- Nhâm Thìn

40- Nhâm Tuất

41- Quý Sửu

42- Quý Mùi

43- Bính Tý

44- Đinh Hợi

45- Bính Thân

46- Đinh Dậu

47- Canh Ngọ

48- Tân Tỵ

V) Kém may mắn – Rất nhiều tài năng

49- Canh Dần

50- Tân Mẹo

51- Mậu Tý

52- Kỷ Hợi

53- Giáp Thìn

54- Giáp Tuất

55- Ất Sửu

56- Ất Mùi

57- Giáp Thân

58- Ất Dậu

59- Nhâm Ngọ

60- Quý Tỵ

 


Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Thiên can - Địa chi.

Thiên can

Thiên can phối với phương hướng ngủ hành:

Có mười thiên can còn gọi là thập can ( Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý ) được phối với âm dương ngủ hành như sau:

Can Giáp: Ngủ hành thuộc dương Mộc hướng Ðông.
Can Ất:: Ngủ hành thuộc Âm Mộc hướng Ðông.
Can Bính : Ngủ hành thuộc Dương Hỏa hướng Nam.
Can Ðinh: Ngủ hành thuộc Âm Hỏa hướng Nam.
Can Mậu: Ngủ hành thuộc Dương Thổ Trung Tâm.
Can Kỷ: Ngủ hành thuộc Âm Thổ Trung Tâm.
Can Canh: ngủ hành thuộc Dương Kim hướng Tây.
Can Tân : Ngủ hành thuộc Âm Kim hướng Tây.
Can Nhâm: Ngủ hành thuộc dương Thủy hướng Bắc.
Can Quý: ngủ hành thuộc Âm Thủy hướng Bắc.


Địa chi

Có mười hai địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mảo, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất , Hợi )

Địa chi phối với ngủ hành và phương vị:

Địa chi Tý ngủ hành thuộc dương Thủy phối với hướng chánh Bắc.
Địa chi Sửu ngủ hành thuộc Âm Thổ phối với hướng Đông Bắc.
Địa chi Dần ngủ hành thuộc dương Mộc phối với hướng Đông Bắc.
Địa chi Mảo ngủ hành thuộc Âm Mộc phối với hướng Đông.
Địa chi Thìn ngủ hành thuộc dương Thổ phối với hướng Đông Nam.
Địa chi Tị ngủ hành thuộc Âm Hoả phối với hướngĐông Nam.
Địa chi Ngọ ngủ hành thuộc dương Hoả phối với hướng chánh Nam.
Địa chi Mùi ngủ hành thuộc Âm thổ phối với hướng Tây Nam.
Địa chi Thân ngủ hành thuộc dương Kim phối với hướng Tây Nam.
Địa chi Dậu ngủ hành thuộc Âm Kim phối với hướng Tây.
Địa chi Tuấtngủ hành thuộc dương Thổ phối với hướng Tây Bắc.
Địa chi Hợi ngủ hành thuộc Âm Thủy phối với hướng Tây Bắc.


Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

Học thuyết Ngũ hành

ThS. BS. Lê Hoàng Sơn

 I. Khái niệm

            Ngũ: năm; Hành: vận động, đi.

            Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ "động" (vì vậy mà gọi là Hành). Có hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Do đó mà có 5 vị trí (vì vậy mà gọi là Ngũ).

Sơ đồ 1: mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng: 5 vị trí và 2 mối quan hệ

Sinh (→) và Khắc (4)

 

 

            Người xưa mượn tên và hình ảnh của 5 loại vật chất để đặt tên cho 5 vị trí đó là Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy, và gán cho chúng tính chất riêng:

            - Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh).

            - Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng).

            - Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa).

            - Kim: có tính chất thu lại (Thu).

            - Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng).

            Sau đó qui nạp mọi sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên lẫn trong cơ thể con người vào Ngũ hành để xét mối quan hệ Sinh - Khắc giữa các sự vật hiện tượng đó.

            Như vậy, học thuyết Ngũ hành chính là sự cụ thể hóa qui luật vận động chuyển hóa của mọi sự vật hiện tượng. Học thuyết Ngũ hành được ứng dụng trong rất nhiều kĩnh vực Y học lẫn đời sống.

II. Qui loại Ngũ hành

            Có thể tóm tắt việc qui loại các sự vật hiện tượng trong ự nhiên lẫn trong cơ hể con người vào bảng sau (bảng 1)

Bảng 1: qui loại Ngũ hành

 

 

Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy

Vật chất

Cây, gỗ

Lửa

Đất

Kim loại

Nước

Màu

Lục

Đỏ

Vàng

Trắng

Đen

Vị

Chua

Đắng

Ngọt

Cay

Mặn

Mùa

Xuân

Hạ

Trưởng hạ

Thu

Đông

Hướng

Đông

Nam

Trung ương

Tây

Bắc

Quá trình phát triển

Sinh

Trưởng

Hóa

Thu

Tàng

Tạng

Can

Tâm, Tâm bào

Tỳ

Phế

Thận

Phủ

Đởm

Tiểu trường, Tam tiêu

Vị

Đại trường

Bàng quang

Ngũ thể

Cân

Mạch

Nhục

Bì mao

Cốt tủy

Ngũ quan

Mắt

Lưỡi

Miệng

Mũi

Tai

Tình chí

Giận

Mừng

Lo

Buồn

Sợ

 

III. Các qui luật của Ngũ hành

            Có 4 qui luật hoạt động của Ngũ hành (nói cách khác, có 4 kiểu quan hệ giữa các sự vật hiện tượng), gồm có:

A. Trong điều kiện bình thường:

            Có 2 qui luật:

            1. Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ):

            Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

            Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu - Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…

            2. Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở):

            Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

            Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hjai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…

            Sơ đồ sau đây do người đời sau trình bày để dễ học hỏi (không hoàn toàn chính xác với ý nghĩa của Ngũ hành).

            Sơ đồ 2: Quan hệ Tương sinh Tương khắc của Ngũ hành (Tương sinh "; Tương khắc 4)

 

            Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Thí dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc nhờ đó Mộc và Thổ giữ được thế quan bình, Thổ không bị suy. Có tương sinh mà không tương khắc thì không thăng bằng, không phát triển bình thường được. Có tương khắc mà không tương sinh thì không thể có sự sinh trưởng biến hóa. Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm Dương.

B. Trong điều kiện bất thường

            Có hai qui luật:

            Nếu một lý do nào đó phá vỡ sự thăng bằng giữa Ngũ hành với nhau, Ngũ hành sẽ chuyển sang trạng thái bất thường, không còn thăng bằng và hoạt động theo hai qui luật:

            1. Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp):

            Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó làm Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ. Thí dụ: giận dữ quá độ (Can Mộc thái quá) gây loét dạ dày (Vị Thổ bị tổn hại).

            2. Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn):

            Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hỏa (nói cách khác: Hỏa "khinh lờn" Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy. Thí dụ: Thận (thuộc Thủy) bình thường khắc Tâm (thuộc Hỏa), nếu Thận Thủy suy yếu quá không khắc nổi Tâm Hỏa sẽ sinh chứng nóng nhiệt, khó ngủ…

            Như vậy, quan hệ bất thường chủ yếu thuộc quan hệ Tương khắc. Có hai lý do khiến mối quan hệ Tương khắc bình thường trở thành quan hệ Tương thừa, Tương vũ bất thường.

            (1) Một hành nào đó trở nên thái quá. Thí dụ: Thủy khí thái quá làm tăng khắc Hỏa; đồng thời cũng có thể khinh lờn Thổ.

            (2) Một Hành nào đó trở nên bất cập. Thí dụ: Thủy khí bất túc làm Thổ tăng khắc Thủy; đồng thời Thủy cũng bị Hỏa khinh lờn.

            Tuy vậy, quan hệ Tương sinh cũng có bất thường, đó là trường hợp Mẫu bệnh cập tử, Tử bệnh phạm mẫu.

IV. Ứng dụng vào một số lãnh vực đời sống

A. Ứng dụng vào việc ăn uống:

            - "Trời nuôi người bằng Ngũ khí, Đất nuôi người bằng Ngũ vị".

            - Người ta phân loại thức ăn theo Ngũ hành dựa vào màu sắc, mùi vị mà suy ra tác dụng của món ăn đối với cơ thể. Thí dụ: món ăn chua đi vào Can, ngọt đi vào Tỳ… (bảng 1). Và sau đó áp dụng nguyên tắc ăn uống theo qui luật của Ngũ hành: dùng thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe của mình sao cho duy trì được thế quân bình (đối với người khỏe) hoặc tái lập mối quan hệ quân bình của Ngũ hành trong cơ thể (đối với người đau ốm). Món ăn đầy đủ Ngũ hành thường tồn tại rất lâu phong tục ẩm thực (tô phở, nước mắm…). Tránh tình trạng dùng thái quá một món ăn nào đó vì có thể hại sức khỏe. Thí dụ: ăn quá chua hại Can, quá mặn hại Thận; hoặc khi đang có bệnh về Tỳ (Thổ) nên tránh dùng thức ăn uống chua (Mộc) để tránh làm hại thêm Tỳ Vị (Mộc tăng khắc Thổ).

B. Ứng dụng vào tổ chức công việc, tổ chức sinh hoạt hàng ngày:

            Dựa theo tính chất của từng hành trong Ngũ hành: Sinh (Mộc), Trưởng (Hỏa), Hóa (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và qui luật của Ngũ hành mà tổ chức công việc hợac sinh hoạt thường ngày. Thí dụ:

            - Khởi đầu một ngày, công việc luôn có tính chất Mộc cần có thời gian để Sinh. Thí dụ: máy chạy một chút cho trơn máy, người tập thể dục hít thở để khởi động cho một ngày.

            - Kế tiếp là Hỏa (Trưởng): đẩy mạnh tiến độ công việc, đây là lúc năng suất công việc cao nhất.

            - Công việc có kết quả, có sản sinh ra một cái gì mới mẻ thì công việc mới tồn tại {Thổ (Hóa)}.

            - Khi đã có kết quả cần biết thu lại, rút lui từ từ về, nghỉ ngơi dần {Kim (Thu)}.

            - Và ẩn, chứa lại, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mới {Thủy (Tàng)}, chuẩn bị cho quá trình Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng kế tiếp. Tránh làm ngược lại hoặc làm rối loạn quá trình đó.

            Một thí dụ khác: Tổ chức hội họp: trước tiên cần có thời gian cho mọi người chuẩn bị, tập trung (Mộc); sau đó đi vào vấn đề bàn luận (Hỏa); việc bàn luận đó phải đi đến một kết quả, kết quả hữu ích (Thổ); rồi có đúc kết lại vấn đề (Kim), ra quyết định tiến hành công việc và chấm dứt cuộc họp (Thủy). Mối quan hệ của từng giai đoạn nêu trên cũng có Sinh, Khắc, Thừa, Vũ. Việc tiến hành một công việc bất kỳ nào cũng tương tự. Có như vậy công việc mới thành công vì diễn tiến phù hợp với qui luật Ngũ hành.

V. Ứng dụng vào Y học

A. Ứng dụng vào Triệu chứng học:

            Căn cứ vào Bảng qui loại của Ngũ hành, người ta phân loại triệu chứng bệnh để xem xét mối quan hệ của các triệu chứng ấy theo qui luật của Ngũ hành. Thí dụ: can có quan hệ với Đởm, chịu trách nhiệm hoạt động của gân cơ (chủ cân), tình trạng công năng của Can thể hiện ra mắt (khai khiếu ra mắt), móng tay móng chân (vinh nhuận ra móng), có liên quan đến tính khí giận dữ… Do đó, co giật, mắt đỏ, móng khô, nóng tính bất thường,… là triệu chứng của Can, vì Đởm, gân cơ, mắt, móng, tính khí giận dữ… tất cả đều cùng thuộc Hành Mộc (xem lại bảng 1).

B. Ứng dụng vào việc phân tích bệnh và chẩn đoán:          

            - Tạng Phủ được qui vào Ngũ hành (bảng 1). Mối tương quan của Tạng Phủ trong trường hợp bệnh lý được phân tích theo qui luật Tương thừa – Tương Vũ. Thí dụ: bình thường Phế Kim khắc Can Mộc để duy trì sự cân bằng, khi thở quá mức (Phế Thịnh) sẽ gây tê rần và co rút chân tay (Mộc).

            - Học thuyết Ngũ hành giúp truy tìm nguyên nhân hay gốc phát sinh bệnh ban đầu. Thí dụ: mất ngủ là chứng của Tâm (Hỏa) có thể do: (1) chính Tâm gây ra, hay (2) do Tạng Sinh nó gây ra: Can (Mộc), hay (3) do Tạng nó Sinh gây ra; Tỳ (Thổ), hay (4) do tạng nó Khắc gây ra; Phế (Kim), hay (5) do Tạng Khắc nó gây ra: Thận (Thủy).

C. Ứng dụng vào việc điều trị bệnh:

            Điều trị bệnh chủ yếu dựa vào nguyên tắc: "Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con". Thí dụ: Phế yếu (Phế Hư) phải làm mạnh Tỳ Vị lên (Kiện Tỳ) gọi là nguyên tắc Bồi Thổ sinh Kim.

            Nguyên tắc này được ứng dụng nhiều nhất trong lãnh vực Châm cứu.

D. Ứng dụng vào việc phân loại, bào chế và sử dụng thuốc:

            Người xưa dựa vào màu sắc và mùi vị của thuốc mà phân loại thuốc theo Ngũ hành và từ đó suy ra tác dụng của thuốc đi vào Tạng Phủ tương ứng. Thí dụ: thuốc vị chua, màu xanh đi vào Can, vị ngọt, màu vàng đi vào Tỳ. Người xưa cũng dựa vào Ngũ hành để tìm thuốc mới và bào chế thích hợp để biến đổi tính năng của thuốc. Thí dụ: sao thuốc với giấm để thuốc đi vào Can; sao với đường, mật để vào Tỳ; tẩm muối để đi vào Thận; sao với gừng để vào Phế, sao cho vàng để vào Tỳ, chế cho đen để vào Thận…

            Tóm lại, Học thuyết Ngũ hành là học thuyết về mối quan hệ giữa mọi sự vật với nhau. Muốn nghiên cứu bất kỳ một sự vật, một hiện tượng gì luôn phải biết đặt trong mối quan hệ của nó với những sự vật hiện tượng xung quanh nó. Điều quan trọng trong mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng chính là quá trình Sinh và Khắc chứ không phải là con số 5 hoặc cái tên Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy. Đó mới thực sự là tinh thần của Học thuyết Ngũ hành.



Thứ Năm, 25 tháng 3, 2010

Hình đẹp

dong-vat-bien-xanh03.jpg

dong-vat-bien-xanh05.jpg

dong-vat-bien-xanh07.jpg

suutam

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

Tím - biểu tượng của hoàng hôn.

Trong số tất cả màu sắc, tím được xem như một màu linh hoạt. Nó là sự kết hợp giữa lửa đỏ và trầm lắng của các màu xanh lam. Hơn nữa, có thể đến giao diện điều khiển nỗi buồn cũng như kích thích các niềm đam mê. Bạn có thể nhìn thấy màu tím ở tất cả mọi thứ trong tự nhiên từ eggplants, hoa oải hương để amethysts. Thêm thú vị, những màu tím được coi là một biểu tượng của hoàng hôn.

Ross Bridge in Tasmania in a mauve sunset

Cầu Ross ở Tasmania trong một hoàng hôn

Lavender fields at Bridestowe Estate, Tasmania (Australia)

Lavender các lĩnh vực tại Bridestowe động sản, Tasmania (Australia)


Purple sea star in the waters off Sulawesi, Indonesia

Tím biển ngôi sao trong nước giảm Sulawesi, Indonesia


Purple crocuses with bright yellow pollen in Washington, D.C

Tím crocuses với phấn hoa màu vàng sáng ở Washington, DC


Antelopes are resting in a purple glow in the sunset on Botswana's  Okavango Delta

Linh dương được nghỉ ngơi trong một sáng tím trong hoàng hôn trên của Botswana Okavango Delta


Two polar bears in the snow in a purple sunset over Churchill,  Manitoba, Canada

Hai gấu Bắc cực trong tuyết trong một hoàng hôn tím trên Churchill, Manitoba, Canada


A lavender-colored hydroid in Vatu-i-Ra, Fiji

Một hoa oải hương màu hydroid trong Vatu-i-Ra, Fiji


A purple anemone in Sulawesi, Indonesia

Một hải quỳ tím ở Sulawesi, Indonesia


A man dances on the top of sand dune in the Saudi Arabian's purple  sky at the sunset

Một người đàn ông điệu múa trên đầu cồn cát trên bầu trời tím của Ả Rập Saudi tại hoàng hôn


A Joshua tree stands under a purple-black sky in California's  Mojave Desert

Một cây Joshua là viết tắt dưới một bầu trời tím đen ở California's Mojave Desert



Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

Vì sao bão mang tên phụ nữ?


Trên thế giới, chỉ có Việt Nam là gọi bão theo số, còn toàn cầu đều đặt tên bão theo các danh từ mỹ mìêu và thơ mộng vẫn dùng để gọi các cô gái dịu dàng và xinh đẹp.

Đã nhiều lần tổ chức bảo vệ nhân quyền kêu ca về vấn đề này, và các quốc gia cũng thử sữa chữa. Nhưng than ôi, hễ đặt tên bão khác đi, thì hoặc nó không đến, hoặc tệ hơn nó đến mà hổng ai đề phòng, gây hậu quả thảm khốc.

Gần đây , các nhà khoa học đã tổ chức hội thảo, xem xét sự giống nhau và khác nhau giữa 1 cơn bão và 1 "quý cô". Cuối cùng họ đã đư ra kết luận như sau:

Sự giống nhau:

1 - Bão và phụ nữ đều hình thành từ những vùng bí hiểm và từ những nguyên nhân bí hiểm.

2 - Đường đi của bão và phụ nữ đều không thể đoán trước.

3 - Cả phụ nữ và bão đều có thể bất ngờ mạnh lên.

4 - Cả 2 đều có kèm theo mưa.

5 - Cả hai đều có thể gây hư hại cho cây cối, nhà cửa và hoa màu.

6 - Trước khi bão tới và trước khi phụ nữ nổi giận, trời rất đẹp.

7 - Vật thổi tung trước tiên thường là quần áo.

8 - Phương pháp đề phòng tốt nhất là đóng cửa ngồi im trong nhà,

9 - Có nhiều tiếng nức mạnh.

10 - Muốn tồn tại đều phải biết sống chung.

 

Còn sau đây là những điểm khác nhau cơ bản:

1 - Bão nổi lên theo mùa, phụ nữ nổi lên quanh năm

2 - Bão tàn phá lung tung, phụ nữ nhiều lúc chỉ tàn phá 1 chỗ

3 - Bão càng ngày càng yếu đi, phụ nữ càng ngày càng mạnh lên

4 - Bão ồn ào mới đáng sợ, phụ nữ yên lặng mới đáng sợ hơn.

5 - Trời nổi bão khi khí lạnh về, phụ nữ nổi bão khi quý ông không về.

6 - Bão mạnh khi nó to, phụ nữ mạnh khi họ nhỏ

7 - Muốn an toàn ta phải chạy xa bão, muốn an toàn ta phải lại gần phụ nữ.

8 - Bão làm đắm thuyền, phụ nữ làm đắm mình.

9 - Bão cần mây tan, phụ nữ chẳng cần mây gì hết.

 

Sau khi kết luận này đưa ra, chị em phản đối kịch liệt, đến mức các nhà khoa học phát hoảng, phải triệu tập khẩn cấp một cuộc họp so sánh bão với đàn ông và đưa ra bảng tổng kết là:

A- Sự khác nhau giữa bão và đàn ông:

1. Bão kèm theo sấm chớp, đàn ông chỉ kèm theo những lời hứa suông.

2. Bão hay đổ bộ vào vùng quen. Đàn ông hay đổ bộ vào vùng lạ.

3. Bão đôi khi khôn chịu vào bờ, đàn ông đôi khi không chịu xa bờ.


B- Sự giống nhau giữa bão và đàn ông:

1. Cả hai càng đi xa càng yếu đi

2. Cả hai nhiều lúc đều đe dọa rất cao rồi chả làm gì cả.

3. Cả hai khi tàn đều làm ướt cảnh vật.

4. Cả hai đôi khi chỉ được thiên hạ nhớ đến do sức tàn phá mà thôi.

-suutam-


Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Người đẹp và chính trường.

Ảnh cô siêu mẫu nóng bỏng đang hút hồn các đại gia
nguồn : VNN


Ngôi sao khiêu dâm trong Hạ viện Ý
nguồn : VNN



Napoleon: " Sóng mắt người đàn bà đẹp bao giờ cũng có tác dụng như một ly rượu mạnh mà người đàn ông chỉ là một tên bợm rượu."

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Hồn là vật thể không hiện hữu, nghiêng về tâm linh nên không được bàn đến nhiều. Chuyên gia vấn đề hẳn đã trải qua năm tháng nghiên cứu thần học. Mấy ông năm nhăm hội Lu-Rồ khá sành và vẫn hay bàn đến vật thể trừu tượng nầy, từ rất dễ thương trong từ điển Con Bò Cười gọi là "suy tư thần học".


Nguồn thiên nhiên, gần với con người, hiện thực và cần thiết cho đời sống là gió Tùy theo cường độ, như cơn gió bấc rất mạnh, thổi văng tôi khỏi một lục địa, xuyên qua cả biển khơi rộng lớn, mạnh như cường độ ấy gọi là lốc. Kém độ mạnh, cơn gió lạnh đủ sức cuốn lá vàng, không nhọc công Bác Phó Nhòm trèo cây rung cành để tạo cảnh...hay... cơn gió tinh quái hất tung tà áo dài, đủ cho tôi nhìn thấy những việc muốn nhìn thưở năm tháng học trò, khoảnh khắc duy nhất tôi gật đầu xác nhận hồn là vật thể hiện hữu. Ấy không thế thì các cha viết lách đâu có tài cán chi để tạo ra các từ rất ấn tượng "hồn ngây ngất", "hồn dại khờ", "hồn què quặt". Ừ, chỉ muốn nói, tôi thích gió heo may hơn là cơn gió bấc. "Nâng hồn lên", tôi có thể đồng cảm với dòng nhạc họ Trịnh "Gió heo may đã về...chiều tím loang vỉa hè...và gió hôn tóc thề..."cực lãng mạn, cực kịch liệt.


Xác nhận là tôi bị ám ảnh bởi câu nói "Lại dài dòng hệt Anh cầm micro", không thế thì nhất định phải thổi ngang đủ năm châu lục địa mới trọn khi bàn về gió. Xã hội hiện đại mất dần ngọn gió hiện thực, không còn đủ lực mạnh nâng cánh diều hay xát hơi lạnh vào làn da buổi ban mai, đủ để mang về một ngày tươi đẹp. Không là đây...không là đó, gió thời nay yếu dần, cao ốc mọc ngập đường, ngăn chặn nguồn lực thiên nhiên rất cần thiết cho đời sống, thật là không còn nhiều lựa chọn! Quả địa cầu đang bị hâm nóng, tôi không được cập nhật vấn đề nầy, nhưng trái đất thu nhỏ hơn, tôi nghĩ hình như là thế.


Nghìn mối phúc thật...Phúc cho ai còn được nhìn cánh đồng xanh rì rào ngọn gió. Phúc cho ai còn được đong đưa võng lác, nhìn lá cao su vàng chạy cút bắt cùng ngọn gió mùa thu. Phúc cho ai còn được hớp ngụm đế Gò Đen, khè đủ mạnh ngăn tiếng gió buổi chiều tà...


Với riêng tôi, "nâng hồn lên" là phương thức duy nhất còn lại trong quá trình tìm ngọn gió heo may rất lãng mạn... SURSUM CORDA.


Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

Ảnh lạ

Thằng điên 2...


Đề nghị gây sốc của ông Gaddafi 
 
19/03/2010 23:39 
Ông Gaddafi gây giận dữ với đề xuất chia đôi Nigeria - Ảnh: AFP

Lãnh đạo Libya khiến Nigeria phẫn nộ với ý tưởng chia nước này thành hai phần cho người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo để tránh xung đột.

Nigeria hôm 18.3 đã triệu hồi Đại sứ nước này tại Libya để phản đối đề xuất "lạ" của ông Muammar Gaddafi. BBC dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Nigeria nói chính phủ gọi ông Isa Aliyu Mohammed về để "thảo luận khẩn cấp vì những phát ngôn vô trách nhiệm của đại tá Gaddafi". "Chúng tôi luôn cám ơn những bình luận thiện chí từ cộng đồng quốc tế", thông cáo viết, "Nhưng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nigeria là một điều thiêng liêng và phải được tôn trọng".

Từ đầu năm đến nay, miền trung Nigeria mà cụ thể là bang Plateau chấn động vì hàng loạt vụ thảm sát khiến hàng trăm người thiệt mạng. Chính quyền trung ương gần như bất lực khi xung đột thường xuyên bùng phát tại khu vực "phân cách" giữa miền bắc của người Hồi giáo với miền nam của người Thiên Chúa giáo. Ngoài tôn giáo và sắc tộc, bạo lực còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân phức tạp về chính trị, xã hội và kinh tế tại quốc gia đông dân nhất châu Phi.

Hồi đầu tuần, đại tá Gaddafi tuyên bố Nigeria nên nhìn vào Nam Á để tìm giải pháp cho bất ổn, theo hãng tin JANA của Libya. Cộng đồng Hồi giáo vào năm 1947 đã tách khỏi Ấn Độ và thành lập nước Pakistan sau lịch sử thường xuyên đụng độ với đa số theo đạo Hindu. Ông Gaddafi ca ngợi sự kiện đó là một giải pháp "triệt để và lịch sử" để chấm dứt đổ máu. Lãnh đạo Libya đề nghị thành lập một quốc gia của người Thiên Chúa giáo tại miền nam lấy Lagos làm thủ đô còn người Hồi giáo sẽ lập quốc ở miền bắc và giữ thủ đô hiện tại là Abuja. Ông nói "hai nước" nên cùng chia sẻ các mỏ dầu khổng lồ và các tài nguyên khác.

Sau cuộc chia cắt năm 1947, cả Ấn Độ và Pakistan rơi vào tình trang hỗn loạn trong một thời gian dài với hàng trăm ngàn người thiệt mạng, hàng ngàn phụ nữ bị cưỡng hiếp và khoảng 12 triệu người mất nhà cửa. Đến nay giữa hai nước vẫn tồn tại nhiều xung khắc chưa thể giải quyết. Ngay tại Nigeria, nỗ lực ly khai của sắc tộc Igbo năm 1967 cũng gây ra một cuộc chiến giết chết hơn 1 triệu người.

Hãng tin AFP dẫn lời Ngoại trưởng Ozo Nwobu cáo buộc đại tá Gaddafi luôn tìm dịp "diễn kịch và gây sốc" để thu hút chú ý. "Không thể chấp nhận những bình luận như vậy từ một người luôn tuyên bố tìm kiếm sự thống nhất và hòa nhập cho châu Phi", ông Nwobu nói. Phát biểu trước Quốc hội hôm 18.3, Chủ tịch Thượng viện David Mark còn gọi ông Gaddafi là "một gã điên", theo báo chí Nigeria. Cùng ngày, Nigeria yêu cầu Liên minh châu Phi điều tra động cơ của nhà lãnh đạo Libya và liệu những tuyên bố của ông có liên hệ với "những kẻ đang xâm nhập và gây rối trong lãnh thổ Nigeria" hay không.

Tuy nhiên Nigeria cũng khẳng định không muốn căng thẳng lần này gây ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác với Libya. Quyền Tổng thống Nigeria - Goodluck Jonathan - đang bận rộn thành lập nội các mới để củng cố quyền lực trong cuộc tranh chấp với Tổng thống Amaru Yar'Adua đang bệnh nặng nên cũng sẽ không để tranh chấp ngoại giao gây thêm rắc rối. 

Trọng Kha

nguồn : thanhnien