Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

Thu phí ôtô vào Sài Gòn là thí điểm liều

Tốn vài chục triệu USD song chưa chắc giải quyết được bài toán ùn tắc, cùng các vấn đề phải đối diện như phản ứng người dân... nhiều chuyên gia cho rằng thu phí ôtô là cách làm "liều" cho một lần thí điểm nhưng cần thiết.


“Kỳ nữ” trong “mối tình sâu bọ” 40 năm của Bùi Giáng

Em sẽ bỏ lại đằng sau em bỏ
Những nỗi đời về ở giữa nhân gian
Ta sẽ tạo lại mối tình sâu bọ
Về hư vô vĩnh viễn bóng buông màn

(Trò chuyện - Thơ Bùi Giáng)

Hèn chi !!! Quan hệ cá nhân Hun Sen-Thaksin khuấy động bang giao Cam Bốt-Thái Lan.

Thái độ công khai bênh vực cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin của đương kim thủ tướng Cambốt Hun Sen đang gây bất bình trong công luận Thái Lan. Nhật báo The Bangkok Post cho rằng ông Hun Sen đã vì tình bạn cá nhân mà sẵn sàng gây hấn với nước láng giềng.

Báo giới Thái Lan hôm nay 28/10/2009 không tán đồng chút nào về thái độ ân cần mà thủ tướng Cam Bốt đã bày tỏ đối với người bạn thất thế, và khả năng ông Thaksin đang sống lưu vong, có thể đến ở Cam Bốt nếu ông muốn, và thủ tướng Hun Sen sẵn sàng tìm việc làm cho ông. Cùng với những ngườI vẫn chống đối Thaksin, họ nhận thấy là cựu thủ tướng Thái Lan đang tìm cách quay trở lại khu vực, định cư ở Cambốt để gầy dựng lại sự nghiệp.

Tờ Bangkok Post đăng ảnh những người Thái Lan biểu tình trước Đại sứ quán Cam Bốt hôm qua đồng thời nhắc lại lời cựu thủ tướng Thái đã hứa là sẽ đến Phnom Penh để cám ơn ông Hun Sen, mà theo ông Thaksin, là một người bạn lâu đời.

Tờ báo cũng nêu phản ứng từ phía chính quyền Bangkok. Hôm qua, phó thủ tướng Thái cho biết là ông đã giải thích với thủ tướng Cam Bốt là ông Thaksin không phải là một nạn nhân. Phó thủ tướng Thái đồng thời cảnh báo nếu lãnh đạo cho phép ông Thaksin ở Cambốt thì Thái Lan sẽ sử dụng luật pháp quốc tế yêu cầu cho dẫn độ Thaksin.

Theo The Bangkok Post, Bộ Ngoại giao Thái đang chuẩn bị một công hàm gởi đến Phnom Penh giải thích tình hình. Trong lúc đó thì tư lệnh quân độI Thái Lan, khẳng định rằng thái độ của ông Hunsen sẽ không ảnh hưởng gì đến tình hình biên giới ở hai nước.

Tuy nhiên trong bài xã luận, The Bangkok Post tỏ ý không hài lòng về phản ứng của chính quyền Abhisit. Trước tiên là việc phủ thủ tướng và bộ ngoại giao, trong việc này, đã tấn công vào chủ tịch đảng Pua Thai, tướng Chavalit Yongchaiyudh, người đã phổ biến, công bố lời lẽ của thủ tưóng Cam Bốt. Theo tờ báo, chính quyền chỉ nhắm bắn vào ''người đưa thư''' thay vì bảo vệ quyền lợi quốc gia Thái.

Theo Bangkok Post, đáng lý ra chính quyền Thái Lan phải công khai nêu bật ''thái độ chia rẽ và không ngoại giao chút nào'' của lãnh đạo Khmer. Tờ  báo công nhận là khi đọc lại những lời chứng tỏ lập trường thân thiện Thaksin của ông Hun Sen - mà ông Chavalit đã trích dẫn - người ta đã thấy sáng tỏ nguyên nhân tại sao lãnh đạo Cam Bốt  lại thường tìm cơ hội để chống đối chính quyền và Nhà nước Thái Lan.

Tờ báo nhắc lại là từ giữa năm 2008, sau khi Thái Lan đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN, thì ông Hun Sen luôn có những lời công kích Bongkok. Ông cũng đã vận động làm dấy lên một phong trào để đẩy Thái Lan ra khỏi chiếc ghế chủ tịch ASEAN, và liên tục gây khó khăn trong vấn đề biên giới chung quanh đền thờ Preah Vihear. Vào tháng 9 vừa qua, thì thủ tướng Cam Bốt còn ra lệnh cho quân độI nổ súng vào bất kỳ người Thái nào thâm nhập vào vùng biên giới đang tranh chấp.

Theo nhiều ngườI thì sở dĩ thủ tướng Hun Sen hành động hung hăng như thế, đó là vì quyền lợi của Cam Bốt. Thế nhưng, nhờ chuyến đi của ông Chavalit, người ta thấy rõ thêm nguyên nhân đằng sau thái độ thù nghịch của ông Hunsen đối với Thái Lan : đó là ông đã đi theo tiếng gọi của  "tình bạn mạnh mẽ đối vớI Thaksin'', cho rằng bạn của ông đã trở thành một nạn nhân không khác gì bà Aung Suu Kyi, ở Miến Điện.

So sánh này, theo tờ báo, quả thật là khó chấp nhận, ngay cả đối vớI những ủng hộ mạnh mẽ ông Thakisn, không kể là nó đang làm cho các nhà dân chủ Miến Điện bất bình.

Khủng hoảng kinh tế vừa qua không phải là toàn cầu

Trên bình diện kinh tế, dướI tựa đề ''Châu Á vượt qua khủng hoảng, tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển dẫn đầu tăng trưởng'',  tờ báo Thái lan, The Nation hôm nay, đăng  bài nhận định của giáo sư Ivan Tselichtchev, đại học Niigata, Nhật Bản. Chuyên gia này nhận thấy là rốt cuộc trong thực tế, khủng hoảng không phải là chung của ''toàn cầu''. Những quốc gia đang phát triển mạnh ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, và trong một chừng mực nào đó, Philippines, chẳng những đã tránh được kinh tế suy thoái mà còn duy trì được tỷ lệ tăng trưởng gây ấn tượng.

Theo tác giả bài viết, sự bật dậy này bắt nguồn từ hai yếu tố. Trước tiên ông Tselichtchev nhắc lại các chính sách công nghiệp cũng như tài chính đề ra sau cuộc khủng hoảng 97-98. Kế đến, là sức cầu nộI địa cao - không chỉ trên mặt đầu tư , mà cả trong lãnh vực tiêu thụ cá nhân, bù đắp cho xuất khẩu giảm sụt.

Xu hướng này sẽ có ảnh hưởng tốt cho tăng trưởng cả Châu Á trong dài hạn. Nhưng ông Tselichtchev cũng cảnh báo là các quốc gia kể trên phải thận trọng. Thách thức lớn đối với họ sẽ là vấn đề năng lượng cũng như mô hình khai thác tài nguyên triệt để, phục vụ tăng trưởng.

Pháp : thanh niên vẫn tin tưởng vào tương lai mặc dù kinh tế khó khăn

Nhật báo Pháp La Croix phân tích kết quả thăm dò dư luận mà tờ báo củng thực hiện vớI hai cơ quan La Poste, Phosphore, trong giớI thanh niên Pháp, lứa tuổi từ 15 đến 25. Nhận xét đầu tiên của tờ báo: thế hệ 2009, là một thế hệ thực tế.

Theo cuộc thăm dò, 86% thanh niên được hỏi cho là tình trạng  thế giới không mấy tốt, nếu không muốn nói là rất xấu. 73% còn cho là sẽ còn xấu hơn nữa trong thờI gian sắp tới. Tuy nhiên, theo La Croix, nhận định trên không phải là vì họ bi quan, mà là vì họ không có ''ảo tưởng'' như thế hệ đàn anh. Nếu họ cũng không có sự luyến tiếc đối vớI một quá khứ mà họ không từng biết qua, thế hệ này cũng cho thấy là họ không chiụ xuôi tay trước nghịch cảnh.

88% cho là phải thay đổI, không  thay đổI một cách triệt để, mà một cách thực tế, thích nghi dần dần. 79% còn tin tưởng vào tương lai, cho là họ sẽ vưon lên.

Theo La Croix cho dù 2/3 số người được hỏi cho là họ dựa trên nổ lực bản thân để xây dựng tương lai của mình, nhưng tờ báo cũng nhìn thấy là thanh niên Pháp hiện nay ngày càng quay sang dựa vào gia đình, vào cha mẹ, anh chị em.  93 % không loại trừ khả năng nhờ đến gia đình. Đối vớI 40% đây là chỗ dựa đầu tiên.

 La Croix kết luận, gia đình ngày nay trở nên quan trọng, quan hệ giữa cha mẹ và lứa tuổi thanh niên bớt phần đối kháng.

Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu kêu gọi Hoa Kỳ cân bằng hoá ảnh hưởng Trung Quốc tại Châu Á

Theo cựu thủ tướng Singapore, Châu Á Thái Bình Dương là tâm điểm kinh tế, nơi mà Hoa Kỳ có nguy cơ đánh mất ưu thế vào tay Trung Quốc. Trong bài diễn văn đọc tại Washington, ông Lý Quang Diệu tỏ ra lo ngại trước tiềm lực quân sự không ngừng được tăng cường của Bắc Kinh.

Hôm qua, nhân việc nhận một giải thưởng tại Washington, ông Ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore, người đã đưa quốc đảo này trở thành một đô thị hiện đại và giàu có, đã đọc một diễn văn kêu gọi Hoa Kỳ dấn thân vào Châu Á để làm đối trọng với thế lực quân sự và kinh tế của Trung Quốc.

Theo ông Lý Quang Diệu, Châu Á Thái Bình Dương là tâm điểm kinh tế, nơi mà Hoa Kỳ có nguy cơ đánh mất ưu thế vào tay Trung Quốc, và điều này sẽ dẫn đến việc nước Mỹ sẽ mất thế vượt trội trên toàn thế giới. Trong diễn văn, ông Lý Quang Diệu tỏ ra lo ngại trước tiềm lực quân sự không ngừng được tăng cường của Bắc Kinh.

Một mặt, ông Lý Quang Diệu đã nhấn mạnh đến việc Trung Quốc đã phô trương nhiều vũ khí tối tân trong cuộc diễu binh nhân Quốc Khánh lần thứ 60. Điều này dự báo cho việc hình thành một lực lượng quân sự tối tân hiện đại của Trung Quốc, trong vòng 2 hoặc 3 thập niên sắp tới. Mặt khác, ông Lý Quang Diệu cho rằng mục tiêu của việc hiện đại hoá này không nhắm vào đối tượng Đài Loan, mà vào các nước Châu Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Ông Lý Quang Diệu biện minh rằng : việc Bắc Kinh xây dựng một hạm đội hùng mạnh, có tầm hoạt động xa ngoài khơi, với nhiều hàng không mẫu hạm, không phục vụ cho mục tiêu răn đe, đề phòng một sự can thiệp của nước ngoài, trong trường hợp có xung đột giữa Đài Loan với Trung Quốc. Ông Lý Quang Diệu cho rằng tại Đông Nam Á, hạm đội hùng mạnh này nhằm gây sức ép để tranh giành chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi củng cố quan hệ với quân đội Trung Quốc

Về quan hệ quân sự Mỹ-Trung, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Robert Gates đã kêu gọi củng cố hơn nữa quan hệ với quân đội Trung Quốc, tránh tình trạng lúc có, lúc không như trong thời gian qua.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố như trên vào hôm qua nhân buổi tiếp xúc tại Lầu Năm Góc với nhân vật số hai trong quân đội Trung Quốc là Phó chủ tịch quân ủy trung ương Từ Tài Hậu, hiện đang công du Hoa Kỳ.

Theo một viên chức quốc phòng xin giấu tên, được AFP trích dẫn, thì Tướng Từ Tài Hậu sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự vớI Mỹ, nhưng đồng thờI đã liệt kê một số trở ngại. Cản lực trước tiên được nêu lên là chính sách của Mỹ yểm trợ quân sự Ðài Loan, kế đến là sự hiện diện của các tàu quan sát của Mỹ tại các vùng biển mà Trung Quốc coi là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của họ.

Cũng liên quan đến Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, ngoại trưởng nước này đã đến Manila vào chiều nay, khởi sự một chuyến công du kéo dài 2 ngày. Theo chương trình dự kiến, hai bên sẽ ký kết hai thỏa thuận được coi là rất quan trọng.

Trước hết là Kế hoạch hành động hỗn hợp trong công cuộc họp tác chiến lược Philippines-Trung Quốc, quy định hợp tác mọi mặt giữa hai nước trong vòng năm năm sắp tới. Văn kiện thứ hai là một thỏa thuận về lãnh sự cho quy định thủ tục giúp đỡ kiều dân hai nước trên lãnh thổ của nhau. Theo chính quyền Manila, đây là thỏa thuận lãnh sự đầu tiên mà Philippines ký kết với một nước khác.

Việt Nam, chủ tịch Asean 2010, cần nâng cao vai trò của khối này trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc

Việt Nam đã chính thức đứng ra nhận trách nhiệm làm chủ tịch luân phiên Khối Đông Nam Á vào năm 2010 nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh Hua Hin (Thái Lan) kết thúc ngày 25/10/2009. Thách thức đặt ra cho Việt Nam rất nhiều, nhưng quan trọng nhất là làm sao phát huy được vai trò của toàn khối Asean trong quan hệ với hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc.

nguồn : RFI

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

Quảng cáo giùm...bạn.

Máy đưa nôi tự động cho bé ngủ ngon
27/10/2009 09:39:30
- Các hãng sản xuất đồ dùng dành cho trẻ như Long Hưng, Autoru... đã tung ra thị trường một số kiểu nôi tự động rất độc đáo, giúp giảm bớt mệt mỏi cho các bà mẹ.



Nôi được đưa tự động.


( Ở Saigon thì mua ở đâu ? - Mua ở chỗ nào người ta bán, chứ mua ở đâu ??? Công ty Long Hưng và các đại lý trên toàn quốc.)


Chuyện dzui... : Ban tổ chức đòi lại giải, Vedan không trả !!!

Chiều 26/10/2009, Bộ Khoa học và Công nghệ và trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng TP.HCM (NATUSI) - Ban tổ chức giải thưởng Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng đã liên hệ với Vedan để kiểm tra và đề nghị thu hồi lại giải thưởng. Tuy nhiên, Công ty Vedan đã phản đối.

Chuyện sau đây cũng dzui... ngang ngửa với chuyện trên.

Nâng ngực bất thành, trèo cột điện ăn vạ.

theo Bee.net.vn

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009

Truyện cười...mếu : Sản phẩm Vedan nhận giải thưởng vì sức khỏe cộng đồng !!!

Chưa giải quyết xong hậu quả của việc xả bẩn ra môi trường, ba sản phẩm của Vedan lại vừa được trao tặng danh hiệu "Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009".


Nhật Bản đòi quyền bình đẳng trong quan hệ với Hoa Kỳ

Thủ tướng Hatoyama công khai tuyên bố Tokyo muốn có quan hệ bình đẳng với đồng minh chiến lược là Hoa Kỳ đặc biệt trong vấn đề tương lai căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa. Đây sẽ là bài toán trắc nghiệm về tính khả tín của chính phủ trung tả Nhật Bản.
Hôm nay (26/10) phát biểu trước Nghị viện về chính sách của tân chính phủ, thủ tướng Yukio Hatoyama đã công khai tuyên bố là Nhật Bản muốn có quan hệ bình đẳng với đồng minh chiến lược là Mỹ.
Theo giới quan sát, sau nửa thế kỷ thuần phục Hoa Kỳ giờ đây Tokyo dám đương đầu, có những tiếng nói khác biệt với Washington, đặc biệt trong vấn đề tương lai căn cứ quân sự Mỹ tại đảo Okinawa. Đây sẽ là bài toán trắc nghiệm về tính khả tín của chính phủ trung tả Nhật Bản.
Tuần trước, để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Nhật Bản của tổng thống Barack Obama, vào các ngày 12-13 tháng 11, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tới Tokyo và có ý định buộc chính phủ Hatoyama phải tôn trọng thỏa thuận được ký kết năm 2006 về việc quy hoạch lại các căn cứ quân sự Mỹ, được đặt trên lãnh thổ Nhật Bản từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai.
Ông Gates còn đòi chính phủ Nhật Bản phải giải quyết xong vấn đề này trước khi tổng thống Obama tới Tokyo.
Một trong những bất đồng chính giữa Mỹ và Nhật Bản trong hồ sơ này là dự án di chuyển căn cứu không quân Futenma. Sân bay trực thăng của lực lượng Marines Mỹ này ở gần thành phố Ginowan, trung tâm Okinawa, gây ra nhiều nguy hiểm và tiếng ồn đối với người dân.
Theo thỏa thuận 2006, căn cứ này sẽ được chuyển đến vịnh Henoko, ở phía bắc hòn đảo vào năm 2014 và khoảng 8000 binh sĩ Mỹ cũng sẽ được rút từ Okinawa về căn cứ Guam. Nhật Bản sẽ phải tài trợ một phần lớn các chi phí di chuyển nói trên.
Ngoài việc không chấp nhận các căn cứ quân sự, người dân Okinawa còn rất bất bình sau những vụ binh sĩ Mỹ gây tai nạn hoặc phạm tội ác đối với thường dân mà không bị trừng phạt thích đáng do họ được hưởng quy chế đặc biệt.
Do vậy, chính phủ của thủ tướng Hatoyama muốn xem xét lại thỏa thuận 2006 và liên tục nhắc đến mong muốn đưa ra căn cứ này ra khỏi hòn đảo.
Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Hatoyama đã cam kết sẽ thiết lập mối quan hệ « bình đẳng » với Washington và sẽ chuyển căn cứ không quân Futenma đến một khu vực khác trên lãnh thổ Nhật Bản, qua đó, giảm nhẹ gánh nặng cho người dân Okinawa.
Hiện nay, Mỹ có gần một chục căn cứ quân sự và 47 ngàn binh sĩ hiện diện trên lãn thổ Nhật Bản. Hai phần ba số căn cứ này và trên 20 ngàn lính đóng tại đảo Okinawa.
Trước đòi hỏi của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã đáp lại rằng Nhật Bản là một Nhà nước dân chủ, tôn trọng ý chí của người dân. Ông nói « Chúng tôi sẽ không chấp nhận điều mà Hoa Kỳ nói với chúng tôi, chỉ vì đó là Mỹ ».
Ngoài thỏa thuận 2006, chính phủ Hatoyama còn muốn xét lại quy chế ưu đãi dành cho binh sĩ Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản.
Vừa qua, Tokyo còn tuyên bố, kể từ tháng giêng năm tới, sẽ chấm dứt các hoạt động tiếp tế nhiên liệu cho các tầu của Liên quân quốc tế phục vụ chiến trường Afghanistan, mở điều tra về những thỏa thuận bí mật giữa Washington và Tokyo trong những năm 60 của thế kỷ trước liên quan đến việc đưa vũ khí nguyên tử vào Nhật Bản.
Theo chuyên gia phân tích chính trị Minoru Morita, tác giả cuốn « Chữa cho Nhật Bản khỏi căn bệnh phụ thuộc Mỹ », được AFP trích dẫn, « Đây là lần đầu tiên kể từ nhiều thập niên qua, Nhật Bản nổi dậy chống lại Hoa Kỳ ».
Tờ Washington Post còn trích dẫn nhận định của một quan chức bộ Ngoại giao Mỹ, là đối với chính quyền Obama, « hiện nay, hồ sơ khó  khăn nhất không phải là Trung Quốc mà là Nhật Bản ».
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại tỏ ra thận trọng hơn. Theo họ, những khó khăn trong quan hệ Washington-Tokyo có thể do tân chính quyền Nhật Bản không có kinh nghiệm và mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa hai nước khó bị đe dọa.
Ông Kiichi Fujiwara, giáo sư chính trị quốc tế thuộc đại học Tokyo cho rằng vấn đề các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản giống như một câu chuyện dài nhiều tập không kết thúc.
Trong khi đó, giáo sư Takehiko Yamamoto, đại học Waseda thừa nhận là quan hệ Nhật-Mỹ căng thẳng nhưng không ai có thể tính tới việc giải thể liên minh chiến lược song phương. Bởi vì điều này sẽ dẫn đến những hậu quả trong lĩnh vực đối nội.
Theo giải thích của chuyên gia Morita, « trong suy nghĩ của mình, người dân Nhật Bản không độc lập và nếu Hoa Kỳ cảm nhận thấy chính quyền Hatoyama mềm yếu thì họ sẽ lấn lướt và áp đặt các đòi hỏi ».
Về phần mình, giáo sư Mikitaka Masuyanma, thuộc Viện Nghiên Cứu Chính Trị Quốc Gia cảnh báo, « nếu chính phủ Nhật Bản không thể đạt được một thỏa hiệp thì người dân Nhật Bản sẽ bắt đầu nghi ngờ về khả năng lãnh đạo ».

Thủ tướng Nhật Bản hứa hẹn xây dựng một xã hội tương thân tương ái hơn

Trong khóa họp đặc biệt của Nghị viện ngày 26/10, thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã đọc một diễn văn nói về đường lối chính sách chung của tân chính phủ. Ông cam kết xây dựng một xã hội tương thân tương ái hơn, hạn chế lãng phí trong chi phí ngân sách.
Trong khóa họp đặc biệt của Nghị viện ngày 26/10, thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã đọc một diễn văn nói về đường lối chính sách chung của tân chính phủ.
Sau khi tố cáo những khía cạnh thái quá của chủ nghĩa tư bản, thủ tướng Hatoyama hứa hẹn sẽ xây dựng một xã hội tương thân tương ái hơn, hạn chế lãng phí trong chi phí ngân sách.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng công luận Nhật Bản đang chờ đợi những biện pháp cụ thể của tân chính phủ để thúc đẩy nền kinh tế, giảm nạn thất nghiệp.
Từ Tokyo, thông tín viên Frederic Charles tường trình.
"Trước Quốc Hội, thủ tướng Yukio Hatoyama chỉ lên tiếng tố cáo những yếu tố thái quá của tư bản, ông gợi lên con số 1000 người tự tử hàng năm ở Nhật vì gặp khó khăn tài chính. Ông muốn chống lại tình trạng này bằng cách khôi phục truyền thống liên đới, trương trợ lẫn nhau của người Nhật. 
Nhưng ông Hatoyama lại không hề nói đến từ ngữ cải tổ. Vấn đề là nếu không cải tổ thì Nhật không thể thoát ra khỏi nạn giảm phát.
Về quan hệ với Hoa Kỳ, trong bối cảnh thủ tướng Nhật sẽ đón tổng thống Mỹ Obama trong hai tuần lễ tới đây, ông Hatoyama chưa nói được là ông có dời căn cứ không quân của Mỹ tại Okinawa đến một cái vịnh trong vùng như Hoa Kỳ đã yêu cầu hay không, hay đưa đến một nơi khác trên lãnh thổ Nhật Bản, hoặc là đóng hẳn căn cứ này, bất chấp ảnh hưởng đến liên minh với quốc gia che chở mình.
Thủ tướng Hatoyama chưa đọc hết đoạn một trong chính sách chung của ông trước Quốc hội, thì thị trường chứng khoán Tokyo đã bắt đầu giảm sụt. Các nhà đầu tư cũng như đa số người dân Nhật chờ đợi thủ tướng của họ nói rõ là ông sẽ làm cách nào để tạo ra công việc làm, đưa kinh tế Nhật thoát khỏi tình trạng giảm phát, thu hẹp món nợ nhà nước, mà theo một số đánh giá, có thể chiếm từ 210 đến 240% của GDP, vào tài khoá này.
Về đối ngoại, cũng trong bài diễn văn hôm nay, thủ tướng Hatoyama nhắc lạ cam kết của ông trong chiến dịch vận động tranh cử là tạo vị thế để Nhật Bản bình đẳng trong quan hệ với đồng minh chiến lược Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên, kể từ nửa thế kỷ qua, một thủ tướng Nhật Bản dám đưa ra những tuyên bố cứng rắn, đòi bình đẳng trong bang giao với Mỹ".

nguồn : RFI





Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Mỹ không nên lo ngại quá đáng trước Trung Quốc

...về quan hệ Mỹ Trung, nội dung xác định là vào lúc này, hai nước rất cần đến nhau, nhưng vẫn chưa thể tin tưởng nhau...

Ngóc lên rồi…tình hình đã khởi sắc

Tôi cũng như đa số người, theo dõi tin báo "Nền kinh tế Trung Quốc đang lại khởi sắc" trong vài bài nhận định gần đây. Thống kê đã dựa trên biểu đồ để đưa ra thì trăm phần là chính xác. Nền kinh tế Nhật trong thập niên vừa qua đang gặp khó khăn, Trung Quốc lại đang nằm trong thế mạnh trên thương trường thế giới, kết luận, Trung Quốc sẽ chiếm vị thứ số hai về kinh tế trong tương lai rất gần. Chả có ai phản đối về điểm nầy. Trung Quốc với nhân số khổng lồ như thế, từ lâu đã là mục tiêu béo bở cho tất cả các nước trên thế giới, thị trường Trung Quốc tựa như hai quả bưởi phúc hậu, lắm người thèm thuồng. Được giao dịch với Trung Quốc hiện giờ như đã nắm được hơn nửa phần thắng, gàn như Lão Bút Gian cũng muốn nhảy vào, không thế sẽ tự khắc chữ DẠI to tổ bố vào trán, đấy là thế.
Một số ít ỏi như Úc, nền kinh tế phần lớn dựa vào sản lượng khoáng chất (commodities) bán được để phân định tình hình kinh tế. Đơn giản là nếu than đá, vàng, iron ores được tiêu thụ mạnh trên thị trường, lúc ấy đồng đô la Úc lại tăng giá, ngược lại, sẽ lại tụt xuống còn $US 0.65 như độ nào, coi chừng đấy. Trung quốc hay Nhật và v.v… nền kinh tế phụ thuộc vào hàng hóa tiêu dùng bán được để phân định tình hình. Tôi đọc lại phần chi tiết (fine print) trong các bài nhận định, thấy rằng, tổng sản phẩm nội địa tăng dần, nhưng dòm xuống hướng Nam thì lại mang câu thòng "Một trong những mối lo lớn của Bắc Kinh là sự yếu kém của ngàng xuất khẩu, đến ngày hôm nay vẫn còn là yếu tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc". Tôi lại phải đồng ý với Ông Jing Ulrich của JP Morgan với nhận định "việc thay đổi vị thứ chỉ có "tính cách biểu tượng".
Khác với người Hoa Kỳ hoặc Âu Châu có truyền thống thích tiêu dùng. Người Á Đông lấy tính cần kiệm làm truyền thống. Điều nầy có nghĩa gì? Khi nền kinh tế Hoa Kỳ hay Âu Châu chưa bước vào tình trạng hồi phục, để sự tiêu dùng lại trôi chảy như độ nào, tôi lại mượn câu nhận định của Ông Brian Jackson của Royal Bank of Canada "nền kinh tế Trung Quốc tựa một chiếc máy bay cất cánh và chỉ bay với một động cơ". Dựa vào thống kê tăng trưởng mà nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc đang khởi sắc có thể hơi vội vàng. Kinh điển ghi rằng "Hoa Kỳ chưa ngóc thì các anh khác cũng trong tình trạng kẹt nòng mà thôi. Đồng ý? Không đồng ý?
Nhật tựa như anh thương buôn dày dạn kinh nghiệm chiến trường. Câu phát biểu của Thủ Tướng Nhật "sẽ rất có ý nghĩa khi chúng ta có tham vọng rằng Đông Á sẽ dẫn đầu thế giới", một phương cách tìm thị trường mới trong khi thị trường hiện có đang gặp khó khăn. Một phương cách chào hàng có tác động lớn và rất hiệu quả không hơn không kém.
Không ủng hộ, nhưng lúc nào tôi cũng nhìn nhận Trung Quốc cũng là một anh thương buôn rất giỏi, vậy hãy chờ xem. Ngóc được thì tốt chứ đâu có gì lo, phải thế không ?
PHT


Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

"Bị đẩy" hay "tự rút" có khác gì nhau. Dù từ dùng có hoa mỹ như thế nào, tôi sau cùng vẫn là một người xa xứ. Mùi Ngò Gai đôi lúc vẫn thoáng về. Sẽ bị xếp vào hạng lỗi thời, nhưng ngoài chiếc nón lá, tôi còn thích đôi guốc gỗ, sản phẩm đặc thù cho người phụ nữ Việt. Đi song song với chiếc áo dài hay áo bà ba phải là đôi guốc. Tiếng lạch cạch trang trọng của đôi guốc, hợp cùng tà áo dài thướt tha, áo bà ba mộc mạc, nước đen bóng của chiếc quần sa-tanh, tạo thành vẻ quý phái kiêu kỳ, điểm son không thể không nhắc đến trong thời trang nước Việt. Tôi muốn dành những lời trân trọng nhất cho Nước Việt Nam, cho quê Mẹ giờ chỉ còn trong ký ức.
Trại Kuching có những ngày dài lê thê. Ít khi có thuyền nhân cập bến. Ghe chúng tôi gần 50 người mà cũng chẳng nâng tổng số lên quá 200. Nhóm chúng tôi đa số từ thành phố, Anh ngữ biết đôi chút nên được Hội Chữ Thập Đỏ đề cử vào những chức vụ trong trại, người làm trưởng trại, kẻ làm thông dịch, cứ thế  chia nhau mà làm, đầy đủ ban ngành như hồi tôi còn ở xứ Củ. Tôi chẳng tha thiết gì, vì từ những ngày đầu, khi nghe người đến trước đã ở hơn năm rồi mà vấn đề đi định cư vẫn chưa nhúc nhích, phái đoàn Cao Ủy mỗi năm chỉ đến 2 lần cho có lệ, ít khi nhận người, kiểu nầy là chết cứng. Chẳng còn gì thối chí hơn khi nghe được những điều nầy, vừa chui ra khỏi hang lại đâm đầu vào rọ. Ngồi tù lỏng, lại nghe những bài hát đang thịnh hành thời ấy "Ai trở về xứ Việt", "Sài gòn ơi vĩnh biệt" loa cả ngày từ văn phòng trại, ai nghĩ sao tôi không biết, đang buồn thế nầy mà lại tiêm thêm u sầu, thế cứ như là xát muối vào trái tim đang lở loét, buồn muốn chớt!
Tư tưởng lớn thường gặp nhau, một dạo khoảng hơn vài tháng sau, tôi có nhận được tấm dây thép từ con Cún, vỏn vẹn hàng chữ "MỪNG CHO NÓ". Tổ sư! Không biết nó mừng cho thằng lớn "bị đẩy ra" hay vì thằng bé "tự rút" khỏi cuộc. Tôi thư trả lời, nếu không muốn bị chồng nó đấm cho phù mỏ thì không nên liên lạc nhiều với tôi. Chắc tại thấy mẫu tin tìm thân nhân trên báo như đa số thuyền nhân lúc ấy hay làm nên truy ra tôi. Chưa nhuần nhuyển triết lý nhà Phật như Ngài ấy, nhung tôi cũng lẩm bẩm "âu cũng là duyên số".


Đọc báo sáng Chủ nhật.

Thủ tướng Nhật thúc đẩy dự án thành lập cộng đồng Đông Á

Thủ tướng Hatoyama thúc đẩy các nước đối tác Á châu thành lập một cộng đồng chung theo mô hình Liên Hiệp Châu Âu, bao gồm 10 nước Asean, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Tokyo chờ đợi một sự hợp tác cởi mở, minh bạch và toàn diện với Asean
Theo AFP, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các đối tác khu vực họp tại thành phố biển Hua Hin, Thái Lan, tân  thủ tướng Nhật tuyên bố rằng các nước trong vùng "phải có khát vọng lãnh đạo thế giới với việc xây dựng một cộng đồng Đông Á gồm các quốc gia có những chế độ chính trị khác nhau nhưng cùng hợp tác cho viễn cảnh chung này".
Trong bài phỏng vấn thực hiện tại Tokyo trước khi sang Thái Lan tham dự hội nghị thượng đỉnh, thủ tướng Nhật thận trọng nhấn mạnh là ông không nói công trình này sẽ dễ dàng có thể thực hiện một sớm một chiều.
Theo thủ tướng Hatoyama, quan hệ Mỹ-Nhật vẫn là trụ cột trong chính sách ngoại giao của Nhật nhưng "cùng lúc đó Nhật là một nước Á châu nên cần phải tăng cường quan hệ tin cậy với Châu Á".
Ông nhận định là Trung Quốc "chắc chắn" sẽ  hùng mạnh hơn trong tương lai nhưng ông "không xem đây là một mối đe dọa".
Đồng tiền chung, theo thủ tướng Nhật là một điều "có ý nghĩa " nhưng  "quan trọng hơn cả là các nước phải hợp tác với nhau trên các vấn đề kinh tế, giáo dục, môi trường và thay đổi khí hậu".
Thủ tướng Nhật cũng bắn tiếng với các nhà lãnh đạo ASEAN là ông chờ đợi một sự hợp tác "cởi mở, minh bạch và toàn diện"  ( RFI)


Lãnh đạo châu Á muốn theo mô hình EU

Các lãnh đạo châu Á họp tại Thái Lan đang bàn thảo kế hoạch biến châu Á thành châu lục "dẫn đầu thế giới" bằng việc thành lập khối các nước theo kiểu EU vào năm 2015.
Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho rằng các nước trong khu vực cần tận dụng việc châu Á hồi phục từ khủng hoảng nhanh hơn phương Tây.
Ông nói: "Sẽ rất có ý nghĩa khi chúng ta có tham vọng rằng Đông Á sẽ dẫn đầu thế giới."
Đây là hội nghị của lãnh đạo các nước ASEAN với lãnh đạo các nước khác trong khu vực tổ chức tại khu nghỉ mát Cha-Am.
Tăng cường hội nhập
Các quan chức Nhật Bản cho biết cộng đồng các nước tại châu Á có thể sẽ gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc và New Zealand.
Các nước Đông Á sẽ thực hiện nghiên cứu khả thi cho một khu vực thương mại tự do khổng lồ.
Nhưng tại hội nghị vẫn có những tranh cãi rằng liệu cộng đồng này có nên bao gồm cả Hoa Kỳ hay không.
Tăng cường hội nhập đã trở thành chủ đề chính tại các cuộc họp ở Thái Lan lần này, bởi khu vực châu Á đang tìm cách thu lợi từ sự hồi phục nhanh chóng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hôm thứ Sáu, các lãnh đạo chính thức công bố thành lập một cơ quan kiểm tra nhân quyền mới.
Giới báo chí cho biết ủy ban mới này một phần là sự trả lời lại những chỉ trích rằng khu vực châu Á quá nhẹ tay trước những hiện tượng lạm dụng nhân quyền tại các nước thành viên như Miến Điện.
Nhưng các nhà quan sát đã đặt câu hỏi rằng cơ quan kiểm soát nhân quyền mới liệu có đủ quyền lực để thay đổi tình hình hay không.
Hội nghị thượng đỉnh lần này đáng lẽ được tổ chức từ hồi tháng Tư nhưng các cuộc biểu tình chống chính phủ đã buộc ban tổ chức phải hoãn lại.
Lần này, khoảng 18.000 lính cùng hàng chục xe có trang bị vũ khí hạng nặng đã được cử đến để bảo vệ hội nghị. 18.000 lính khác sẵn sàng đợi lệnh tại Bangkok. (BBC)
Miến Điện có thể giảm nhẹ điều kiện quản chế bà Aung San Suu Kyi
Bên lề hội nghị thượng đỉnh Hua Hin, phát ngôn viên chính phủ Nhật Kazuo Kodama báo tin là tập đoàn quân sự hứa sẽ giảm nhẹ biện pháp quản thúc lãnh đạo đối lập.
Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật thì chính quyền Miến Điện đặt điều kiện là nếu bà Aung San Suu Kyi tiếp tục "thái độ tích cực, không gây khó khăn cho chính phủ"
Tháng 8 vừa qua, tòa án Rangoun do chính quyền kiểm soát đã kéo dài thời gian quản chế nhà đối lập thêm 18 tháng.

Các nước đang trỗi dậy muốn xây nhiều đập thủy điện

Hiện nay đa số các dự án xây đập thuỷ điện nằm ở châu Á, đặc biệt là tại Ấn Độ và Trung Quốc. Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính là một nửa lượng thuỷ điện được sản xuất trên thế giới trong khoảng thời gian 2007 – 2020 đến từ Trung Quốc.
Tại phần lớn các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), khả năng xây thêm đập thuỷ điện không còn nhiều và các nước này chỉ còn đầu tư để tu sửa những đập có sẵn.
Ngược lại các nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, như Trung Quốc, Ấn Độ hay Braxin, không ngừng đưa ra những dự án xây đập thủy điện, nhất là loại năng lượng này giúp hạn chế việc thải ra khí CO2.
Trên đây là nội dụng của một bài báo trên tờ Le Monde. Nhưng tờ báo cũng không quên nhắc đến những tác động tiêu cực của việc xây đập về mặt xã hội và môi trường.
Theo Le Monde, khi đến Paris vào giữa tháng chín vừa qua để dự cuộc họp cấp bộ trưởng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, ông Steven Chu, bộ trưởng năng lượng Mỹ đã nhấn mạnh trên sự cần thiết phải phát triển tại Hoa Kỳ một chính sách năng lượng cân đối gồm dầu hỏa, than đá và cả năng lượng tái tạo. Và ông Chu đã nói đến thủy điện như là một phương thức để có điện sạch hơn là với nhiên liệu hoá thạch. Đây là cũng là loại điện được cung cấp một cách đều đặn và dễ sử dụng hơn là năng lượng gió.
Tất cả những ưu điểm kể trên, cũng như kinh nghiệm kỹ thuật và kinh tế thu thập được từ mấy thập niên qua giải thích sự hấp dẫn của điện đến từ các dòng sông.
Điều này cũng giải thích sự kiện là năm 2006 thuỷ điện chiếm 16% trong khối lượng điện sản xuất trên thế giới và chiếm 18% trong toàn bộ khối lượng năng lượng tái tạo.
Đa số cá đập thủy điện ở châu Á nằm tại Ấn Độ và Trung Quốc
Sau hai thập niên bị khựng lại trên thị trường năng lượng, các dự án xây đập thuỷ điện khởi sắc trở lại. Nhất là trong trường hợp giá năng lượng hoá thạch gia tăng, sự cần thiết phải giảm thải khí CO2 và các chính sách tự lập về năng lượng.
Hiện nay đa số các dự án xây đập thuỷ điện nằm ở châu Á, đặc biệt là tại Ấn Độ và Trung Quốc.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính là một nửa lượng thuỷ điện được sản xuất trên thế giới trong khoảng thời gian 2007 – 2020 đến từ Trung Quốc.
Le Monde cho biết là các dự án xây đập thủy điện được đặt dưới sự kiểm soát gia tăng của các tổ chức bảo vệ môi trường và của các cơ quan Nhà nước.
Tác động của đập thủy điện trên cây cỏ và súc vật thuộc vùng đất gần đó, cùng với hậu quả đối với dân chúng sống ven sông và đối với nông dân được cứu xét một cách kỹ lưỡng. Nhất là những công trình vĩ đại như là đập Tam Hiệp ở miền trung Trung Quốc trên sông Dương Tử hay là dự án xây đập Ilisu tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy rõ những tác hại về mặt xã hội và văn hoá gây ra bởi những công trình to lớn.
Trên cùng một trang báo tờ Le Monde đưa tin là công ty đặc trách việc xây một đập thủy điện rất lớn tại Braxin, trên nguyên tắc sẽ được khánh thành vào năm 2011, sẽ đưa ra một dự án quan trọng nhằm bù đắp những thiệt hại gây cho môi trường. Trong dự án này có việc trồng lại rừng để bù đắp vào việc thải khí cácbonic đến từ các máy móc sử dụng trong thời gian xây đập.
Dự án sẽ được trình bày tại Hội nghị Thế giới về các đập lớn sẽ được tổ chức tại Lyon (ở Pháp) từ ngày 26 đến này 28 tháng 10.
Téhéran và các nước Tây phương về hồ sơ hạt nhân Iran
Thời sự thế giới nổi bật là vụ đàm phán hiện nay tại Vienne về chương trình hạt nhân Iran.
Tờ Le Figaro xem thái độ của Iran là một cái tát vào mặt các nước Tây phương. Trong xã luận tờ báo lấy làm tiếc là « Iran chưa hề một lần nào bỏ lỡ một dịp để bỏ mất một cơ may … Đây là một cơ hội bằng vàng mà Nga, Hoa Kỳ và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Thế giới đã đề nghị cho Teheran từ tháng sáu để thương lượng trong vòng bí mật việc xử lý 75% trữ lượng uranium đã được Iran làm giàu ở tỷ lệ thấp. ».
Tờ Le Monde thì quan tâm đến sự kiện bộ ngoại giao Israel và Ủy ban Israel về năng lượng nguyên tử đã xác nhận thứ năm vừa qua là chuyên gia về năng lượng hạt nhân của Israel và Iran đã cùng tham dự một hội nghị quốc tế chống phổ biến hạt nhân tổ chức tại Cairo trong hai ngày 29 và 30 tháng 9, và một cuộc đối thoại trực tiếp đã diễn ra giữa đại diện của hai nước. Đây là một sự kiện chưa từng diễn ra từ sau cuộc cách mạng hồi giáo tại Iran vào năm 1979.
Có một điều chắc chắn, theo Le Monde, là hai bên không xích lại gần nhau sau cuộc tiếp xúc tại Cairo và chính quyền Israel vẫn tỏ ra cảnh giác trước những tham vọng hạt nhân của Teheran.
«  Những lời tâm sự của Jean Sarkozy »
Trong các tờ báo toàn quốc ra ngày hôm nay tại Pháp, tờ Le Figaro và tờ Le Monde là hai tờ báo còn đưa vụ Jean Sarkozy lên trang nhất.
Dưới hàng tựa chính « Những lời tâm sự của Jean Sarkozy », Le Figaro thực hiện một cuộc phỏng vấn dài trong đó người con trai thứ của tổng thống Pháp giải thích vì sao anh từ bỏ ý định muốn giành chức chủ tịch cơ quan EPAD.
Jean Sarkozy thổ lộ anh đã quyết định một mình cùng với vợ Jessica. Nhưng trước đó anh đã hai lần đến gặp cha anh tại điện Elysée vào chiều thứ tư và ngày thứ năm (đến tối thứ năm anh lên đài truyền hình Nhà nước thông báo ý định không ra tranh cử chức chủ tịch EPAD).  Đồng thời anh tuyên bố sẵn sàng hy sinh khi cần thiết.
Còn tờ Le Monde, trong xã luận, nhận thấy là Jean Sarkozy đã từ bỏ ý định ban đầu một cách lịch thiệp và chín chắn, cho thấy rằng anh có cả một tương lai chính trị trước mắt.
Đối với Le Monde ông Nicolas Sarkozy đã tỏ ra mâu thuẫn với chính mình khi ông đã xây dựng cuộc vận động tranh cử tổng thống trên công lao và giá trị lao động. Cùng lúc ông cũng muốn trở thành biểu tượng của một « nền Cộng hoà không thể chê trách ».
Roman Polanski có sẽ vị dẫn độ hay không ?                      
Vụ Roman Polanski trở lại chiếm trang nhất của tờ Libération sau khi Hoa Kỳ chính thức yêu cầu dẫn độ nhà đạo diễn mang quốc tịch Pháp gốc Ba Lan vì tội có quan hệ tính dục với một em gái 13 tuổi cách nay hơn ba mươi năm.
Tờ báo chạy hàng tựa : « Polanski và mối bòng bong ». Trong xã luận tờ báo viết « Giờ đây ai còn nói là Roman Polanski được đối xử một cách ưu ái ? … Nhất là trong trường hợp này, nạn nhân đã yêu cầu lật sang một trang khác. Do vậy Polanski không hề được ưu đãi và trong vụ này tiếng tăm lẫy lừng của ông đã làm hại cho ông hơn là làm lợi. ».
Liên quan đến Thụy Sĩ, tờ Libération nhận thấy tinh thần trách nhiệm của nước này bừng dậy một cách đột ngột và muộn màng. Tờ báo gợi ý là nên tìm lời giải thích từ những khó khăn mà Thụy Sĩ gặp phải trong vụ ngân hàng UBS.
Theo Libération, giả thuyết mà nhiều nhà quan sát, nhân vật chính trị và nhật báo Thụy Sĩ Le Matin đưa ra là chính quyền Berne muốn làm vừa lòng Washington sau khi ngân hàng UBS bị chính quyền Mỹ buộc phải cung cấp tên của 4450 khách hàng bị nghi ngờ trốn thuế.
Tổng hợp : RFI và BBC


Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Ảnh hưởng sau mười ngày trên sóng nước đã có tác động, tôi lảo đảo…

Koibito Yo được ca sĩ người Nhật Itsuwa Mayumi trình bày và leo lên hàng top hit vào thập niên 70. Tôi thích bản dịch lời Việt của Khuc Lan, đây là một bản nhạc có tác động rất mạnh với riêng tôi, xin được miễn giải thích vì sao. Lời lẽ như đánh mạnh vào tâm tư, nhưng chính những dòng nhạc oằn oại, day dứt đã đưa hồn tôi đến một nỗi đau tuyệt đỉnh, mỗi lần nghe là một lần tâm hồn rướm máu...

…Không phải là con Cún, nhưng lần nầy là tiếng vĩ cầm thôi thúc từ Ông Giáo Già thật huyền hoặc mở đầu, tiếng dương cầm quyện vào…đưa tôi về vùng trời thơ ấu. Thường nghe nói là những người sắp đi thế giới bên kia sẽ thấy dĩ vãng lại hiện về như thế. Tôi chỉ mới ngã quỵ, tất cả những gì êm đềm từ quê hương Việt Nam chạy đều trong tâm trí tôi lúc ấy. Cám ơn những ngày bình minh thoảng hương vị tuyệt vời. Cám ơn những hương tình bẻn lẻn một thời hằn sâu vào ký ức. Cám ơn những điều tinh túy nhất tôi đã thu thập được từ nơi chôn nhau cắt rún. Tôi cám ơn…

…Tôi lảo đảo…

Tâm tư nào đã đưa con người viết được những dòng nhạc thống thiết như thế? Sự hòa nhập giữa vĩ cầm và dương cầm đã đến mức tột đỉnh. Tiếng vĩ cầm làm hồn tôi mềm nhũn, mỗi nốt dương cầm như đánh thẳng vào hồn tôi, tất cả đều vỡ nát. Thúc lên tiếng nhạc đau đớn, tôi băng mình qua đoạn lịch sử bi thương của nước Việt. Chiến tranh đã làm vỡ nát tất cả, làm sụp đổ những gì cố công một thời gầy dựng. Tôi nghe được những rên xiết nảo nề từ người thân, từ bạn bè. Dòng nhạc đang vang bên tai, không hiểu Itsuma Mayumi hát gì, nhưng dòng nhạc đã quá đủ, tôi ngã quỵ…tôi khóc…

Tàn hơi…nhưng tôi phải gượng dậy. Dòng nhạc tuyệt vời đã đem tôi đến tận cùng của hư ảo, nhưng để đi đến bậc tột cùng trong kinh điển, tôi phải đứng thẳng dậy để hòa nhập về thực tế.

Bãi cát mềm với đôi chân không còn sức, tôi đảo những bước đi què quặt, nhưng tôi nhất định tiến bước.

Koibito Yo…Sayonara

Việt Nam…Sayonara

Khóc!!!


Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2009

Chùm ảnh: Kinh hoàng lễ hội ăn chay của người Thái.

Hàng năm cứ vào tháng 9 âm lịch, du khách khi đến Thái Lan lại được chứng kiến những cảnh tượng có một không hai trong Lễ hội ăn chay của người dân nước này.

Trong lễ hội, du khách có thể thấy những người sùng đạo sử dụng những thanh sắt, dao hay kiếm để đâm xuyên qua má của họ, hoặc sử dụng những hàng tá những cây sắt nhỏ để găm tứ tung lên mặt.

Lễ hội ăn chay là lễ hội độc nhất của người Thái có nguồn gốc từ một đảo phía nam của tỉnh Phuket khoảng 180 năm trước và dần dần lan rộng ra hầu hết tất cả các tỉnh thành trên đất Thái.

Ở Bangkok, Lễ hội ăn chay được tổ chức chủ yếu tại Yaowarat hay Chinatown - khu phố đặc trưng của người Hoa. Lễ hội bắt đầu vào ngày 1/9 âm lịch và trong suốt 10 ngày, ngoài việc ăn chay, họ còn sắm sửa rất nhiều lễ vật để dâng cúng các vị thần và tụng kinh cầu an cho gia đình cũng như cầu siêu cho tổ tiên. Màn trình diễn độc đáo nhất nhưng cũng không kém phần rùng rợn trong lễ hội này là cảnh những người sùng đạo tự đâm vào chính cơ thể mình bằng hàng trăm cây đinh, kiếm hoặc những vật nhọn khác.

Dưới đây là một số hình ảnh của Lễ hội ăn chay năm nay: 
1 khẩu súng còn có thể được những kẻ mộ đạo đâm xuyên qua mặt...
1 khẩu súng còn có thể được những kẻ mộ đạo đâm xuyên qua mặt...
...huống chi là dao kiếm và những cây đinh sắt
...huống chi là dao kiếm và những cây đinh sắt
 
 
 
 

Thịnh Nguyễn (Theo The Sun)


Trung Quốc khẳng định sẽ đạt 8% tăng trưởng trong năm 2009.

Trung Quốc công bố hôm nay các con số về tăng trưởng của ba quý đầu năm 2009, cho thấy sự khởi sắc rõ nét và nhanh chóng của nền kinh tế nước này. Chính quyền cũng tin chắc là sẽ đạt được 8% tăng trưởng, nhưng theo các chuyên gia sự phục hồi chỉ mang tính tạm thời....



Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

Trung Quốc sắp vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới

Ông Eric Fishwick, phụ trách nghiên cứu kinh tế ở công ty CLSA Asia Pacific Markets, được AFP trích dẫn, nhận định là việc Trung Quốc vượt qua Nhật Bản chắc chắn sẽ xẩy ra và đó là kết quả của hai yếu tố, tăng trưởng nhanh của Trung Quốc và nền kinh tế tương đối đình trệ của Nhật Bản.

Nhấp chuột vào tiêu đề để đọc.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2009

Ôi SEX - Ông trời sao chẳng bình đẳng giới.


Có rất nhiều tổ chức đã, đang  ngày đêm đấu tranh cho sự bình đẳng giới. Rất nhiều thứ người ta đang đấu tranh để phụ nữ phải được đối xử bình đẳng như đàn ông. Nhưng nghĩ cho cùng những cuộc đấu tranh đó chỉ mang tính phong trào, hình thức bởi thực tế vẫn tồn tại nhiều sự phân biệt đối xử, mà tựu trung là phụ nữ là thiệt thòi, là bất công. Nhiều tới mức em chẳng cần kể ra đây, vì ai cũng biết.
Có một thứ cũng rất mất bình đẳng, ai cũng biết, nhưng ít nói ra. Em cũng biết (tuy không nhiều) nhưng giờ đang có nhu cầu muốn nói (em chẳng hàm ý ám chỉ hay phê phán, biêu riếu chuyện của ai đâu nhé. Chỉ đơn giản là vì em cũng là phụ nữ như bao chị em khác mà thôi). Đó là chuyện sex.
Đây là đề tài tế nhị, nhạy cảm nên em phải dài dòng phi lộ mà rằng. Sex trước tiên là trời sinh ra thế. Mà cái gì đã là trời sinh, đã là lẽ tự nhiên thì chỉ có tuân theo chứ không thể đi ngược lại được, cũng chẳng bàn luận tốt xấu được. Nghĩ xấu, làm xấu thì nó là xấu. Nghĩ tốt, làm tốt thì nó là tốt. Nhưng tóm lại trời sinh ra thế, chẳng cưỡng lại được. Tại ông trời nên nó là nhu cầu thiết yếu (giống ăn, uống, ngủ...) mà thôi.
Nhưng cũng tại "trời sinh ra thế", lại rơi nhằm cảnh "nam nữ không bình đẳng" nên chị em thành chịu nhiều cảnh éo le, khốn khổ. Là nhu cầu của tự nhiên, tạo hoá nên ai cũng cần (tuy mức độ khác nhau) nhưng khi muốn cánh nam giới có rất nhiều cách. Thông dụng phổ biến nhất là về "dùng" vợ. Tuy nhiên bất chấp vợ có thích, có muốn, có sẵn sàng hay không, đám đàn ông đa phần là "không cần biết". Tớ thích, tớ "mần". Mần xong tớ làm việc khác (ngủ, ngáy, xem ti vi hay bỏ đi không một nhời gọi là có).
Chẳng thế mà có chị sau 10 năm lấy chồng đã quyết "bỏ" vì 10 năm ngủ với vợ, hắn hà tiện, đại lãm tới mức chỉ lấy chân ( không thèm dùng tay) tụt y phục phần dưới (mình và đối tác) còn áo (đối tác đã đành mà cả của mình) y vẫn mặc nguyên (dù đang áo bông mùa đông, hay may ô mùa hè, bữa nào đối tác diện váy, hắn càng nhàn). Đến "cởi"  y còn "hà tiện" đến vậy thì trông gì y chịu "khởi động" gọi là có. Chị cảm thán: ngủ với vợ mà hắn tranh thủ, quấy quá như vụng trộm với bà hàng xóm, bảo thiết tha, tình cảm gì.
Đàn ông thì vậy, chứ chị em, giờ được tuyên truyền bình đẳng, xem phim ảnh nhiều, nên cũng đã biết, mình cũng có (quyền) có nhu cầu như ai. Nhưng nghệ thuật lắm thì cũng chỉ biết nấu một bữa ăn ngon cho chồng (cảm động), mặc một chiếc áo ngủ (gợi cảm) để cho chồng hiểu ý, hoặc mãnh liệt hơn nũa là nửa đêm rụt rè hỏi chồng (bố nó ngủ chưa), hay e dè đắt tay lên người chồng. Hắn nằm im không phản ứng gì (mà thường là hắn sẽ nằm im, bởi nếu muốn hắn đã mần rồi), hay gạt tay ra là đành nhẫn nhịn dập tắt mọi ước muốn.
Đám đàn ông cứ có nhu cầu là dùng, chẳng cần biết địa bàn, môi trường, thời gian đối tác... là ai. Chẳng thế mà có lão, say rượu mò về giải quyết nhu cầu với vợ,  nhưng quen tay bo trăm nghìn. Bị mắng còn trơ tráo. Say rượu không đi với gái mò về với vợ là tử tế rồi.
Chán vợ, chê vợ, không có vợ, vợ bỏ, bỏ vợ...đám đàn ông đi "chơi" gái. Đối với họ việc chơi gái dễ dàng, đơn giản và hiển nhiên tới mức "chuyện thường  ngày". Chẳng vậy mà thị trường "gái" nhan nhản khắp nơi đâu đâu cũng có, hỏi đâu cũng ra... từ cao cấp đến bình dân, từ gái bao, vợ hờ đến tàu nhanh tàu chậm... Phổ biến công khai tới mức đem ra để chiêu đãi, cám ơn, khao, thưởng... Vui cũng đi, mà buồn cũng đi, khỏe cũng đi mà yếu cũng đi, rẳnh quá (cơ quan mất điện không làm việc) cũng đi, mà bận việc quá cũng đi (giải toả street)... Chơi gái như một thành tích được đem ra để khoe, đố có thấy ông nào cảm thấy tí ti xấu hổ. Thậm chí, không có vợ, không có tiền, cánh đàn ông "tự" xử lý cũng được, chẳng cần đối tác (em thấy bảo thế, món này không rành)
Cơ nhưng mà, với phụ nữ, vụ này lại khác, rất khác. Chưa có chồng, chồng bỏ, bỏ chồng, chồng thơ ơ, chồng yếu... khi có nhu cầu, chị em làm thế nào ?

Cơ cực lắm ạ, buồn lắm ạ và cũng thương lắm ạ. Em nói với tư cách là một người phụ nữ Chúng em cũng có nhu cầu (đương nhiên). Nhưng sao khốn khó thế. Bạn em, chồng chẳng ra gì, chơi rông, nghiệm ngập, ăn cắp tiền của vợ như ranh, đã thế lại còn chửi bới đánh đập vợ dã man (không ít lần thương tích tới mức phải đi viện) ấy thế mà "tối đến tao vẫn phải đòi nó". Em mắng "mày hèn thế, cần đếch gì. Nó đánh cho như vậy, tình cảm gì mà tha thiết". Nó im lặng. Mắng quá nó rơm rớm nước mắt mà rằng " Mày chưa bị thiếu nên không hiểu. Nhục lắm. Nhưng khi bức bách làm thế nào. Dù sao cũng mang danh là chồng. Không có lẽ sang xin thằng hàng xóm. Mà đâu có sung sướng gì. Nó nghiện ngập, yếu, mình càng thiếu càng đòi nó càng sợ. Chẳng đâu tới đâu. thế là thiếu vẫn hoàn thiếu, lại càng cố, càng đòi. Cả đêm vật vã hành nhau, nó không  ngủ được nó chửi, nó đánh. Sáng nghĩ lại, thấy mình không bằng con chó. Nhiều lúc chỉ muốn tự tử chết quách đi. Nhưng nghĩ chết vì thiếu chồng thì khốn nạn quá". Em lặng người vì thương bạn, thương cái kiếp phụ nữ. Giờ chồng nó đi tù, nó buôn bán bán vặt, nhưng kiếm được đồng nào bao giai hết đồng đó.
Chúng em có mắng, nó lại khóc mà rằng " Trời hành tao. Đà xấu, mà còn già, nhưng nhu cầu cao, không có không được. đã thế chồng đầu gấu đi tù đứa nào dám yêu, dám lấy. Đành được ngày nào biết ngày đó. Nghĩ ra còn đỡ nhục hơn cảnh đêm đêm cấu xé chồng". Ôi ông trời oái oăm. Sao mà cơ cực thế. Em ghét lắm, có một bà nữ nhà văn, viết về cái chuyện chị em vì khinh ghét đàn ông, để giải quyết nhu cầu đã tìm đến đồ giả để hỗ trợ. Cái bà này cũng giống em, không "ăn cơm nhạt nên chẳng thương đến mèo". Vấn đề là phụ nữ khác đàn ông, món này phải dính dáng đến tý (của hiếm hoi) là tình cảm  chứ không thể trơ trơ là "nhu cầu sinh lý" nên làm sao cách đó giải quyết được. Cơ nhưng mà, khi cần đàn ông không có sẵn thì làm thế nào. Quả là nan giải.
Không thể như cánh đàn ông đi "chơi" giai được. Thứ nhất là thị trường không có nhiều dịch vụ này để đáp ứng chị em (bất bình đẳng không). Nếu có cũng ít và chị em mình không đủ trơ mặt, không dũng khí đi "mua" được. Thứ hai quan trọng hơn, về mặt sinh lý, chị em không thể trả ăn bánh trả  tiền, ngả đâu cũng là giường như đám đàn ông được mà lại đòi hỏi "cao cấp" hơn rất nhiều. Đó là phải có (dù là tý ti tình cảm). Mà muốn có tình cảm thì phải có giao tiếp, trò chuyện, ít nhiều tâm đầu ý hợp, trình độ, nhận thức không quá chênh lệch, hình thức không quá tệ... nên rõ là theo kiểu "tàu nhanh, tàu chậm" hay nhắm mắt làm bừa là không được. Chịu không thể "làm" được.
Em đi tập, có một nàng, trên 50 rồi, tập chăm chỉ lắm. Khen mà rằng chị lớn tuổi chịu khó giữ người thế. Chỉ mủm mỉm cười im lặng. Khi quen thân rồi, có lần nhân có chén rượu, nàng giãi bày tâm sự mà rằng: chị đi tập cho quên thời gian. Hoá ra vợ chồng nàng đã từng có giai đoạn "oanh liệt" với nhau. Chồng vì dùng nhanh hết nhanh ( không đảm bảo 100% cho vợ) nay đã hưu sớm. Nàng (chết nỗi tạo hoá oái oăm) cho hồi xuân đúng lúc chồng "gác dao kiếm", thằng bé vốn rất oanh liệt khi xưa giờ chỉ còn dùng được mỗi một việc. Nàng thiếu. nàng thèm. nàng bức bối. Mua đủ thuốc, sưu tập đủ món ăn tẩm bổ, đủ bài thuốc gia truyền từ vua chúa đến bác tiều phu đốn củi quen dùng, thậm chí cả "A ma Công cho đến ông già leo núi, cụ già đi bộ, một người ăn hai người vui..."  cho chồng, lão ăn chỉ béo tấm thân mà mục đích chính vẫn không đạt được. Viện tới bác sĩ, kiên trì nhẫn nại không ít thời gian tiền của, công sức nhưng "y học pó tay".
Khốn khổ khốn nạn quá đành theo đám bạn già (có tiền, còn sức) "bao giai". Tốn tiền đã đành (tốn hơn đám đàn ông bao gái gấp nhiều lần), tốn thời gian đã đành ( thì cũng phải có tí tị tình cảm chứ) nhưng quan trọng hơn là không vượt qua được sự xấu hổ với chính bản thân mình. Nàng bảo " Giải tỏa được cái này thì lại căng thẳng cái kia. Lúc nào cũng nghĩ, cũng đấu tranh, thấy mình tồi tệ, khốn nạn lắm. Cảnh vừa phải bỏ tiền, vừa phải nịch một thằng oắt con chỉ vì mỗi việc ấy thấy chát chúa, tủi hổ lắm. Oán trời khéo trêu ngươi. oán mình không đủ nghị lực đấu tranh, oán chồng hưu sớm.... Vậy nên đành đi thể dục, vừa là giết thời gian, tránh nhàn dỗi nghĩ bậy bạ, cũng là cách thanh lọc cơ thể". Chị tặc lưỡi " Thấy bảo thời gian hồi xuân cũng ngắn thôi. Chắc là cũng vượt qua được. Nghĩ mà thương cảnh chị em ngày xưa ôm con chờ chồng nơi chiến trường".
Chẳng cứ chồng ra chiến trường mới phải "nghiến răng". Chồng yếu, nhịn đã đành. Có nàng vò võ chờ chồng đêm đêm chỉ vì chồng... bận.  30 tuổi, vợ chồng lấy nhau được dăm năm nhưng nàng có thể tính được số lần chồng nhớ tới. Chết nỗi vợ chồng đều đẹp như tranh, to cao khoẻ mạnh. Nhưng chồng thì cứ bận (việc đã đành, còn bận tá lả, bận nhậu, bận thể thao, chơi game...) tới quá nửa đêm. Nàng, xinh đẹp, khoẻ mạnh, phơi phới  tối nào cũng 8 chữ S (*) chờ chồng. Gần sáng nó về, quay ra ngủ như chết (đổi lại nếu là vợ đang ngủ say, 10 ông thì 11 ông cứ việc ông ông làm chứ không chịu cảnh nằm thở dài như thế đâu). Sáng ra đi làm nó chưa dậy, tối lại 8 chữ S chờ (phải chồng thì hắn đã có cả tá bồ bịch, vợ bé rồi). Nghiến răng chịu đựng 6 năm liền (quá giỏi) không nói được với ai, đành xin ly hôn, lý do là "không hợp".
Vì sao không hợp thì đến giờ nàng vẫn chịu không đoán ra. Bảo không yêu vợ, cũng có thể, nhưng không yêu vẫn có nhu cầu, đằng này tuyệt không. Bảo vợ xấu cũng chưa hẳn vì nàng không đẹp như hoa hậu, nhưng dáng cao, da trắng, môi đỏ, đẹp đứng đầu cơ quan. Bảo vợ khô cứng, thiếu tình cảm cũng không, vì gái miền Trung bỏng rẫy như lửa. Bảo có bồ bịch, vợ bé mà thơ ơ đã đành. Nhưng bỏ nhau rỗi vẫn thấy (nguyên) mẹ chồng phàn nàn lịch sinh hoạt của hắn vẫn vậy. Và tuyệt cũng chẳng thấy "dắt" con nào khác về. Thôi đích thị hắn hifi rồi, không thích phụ  nữ rồi. Nàng nhớ năm tháng đầu lấy nhau lắc đầu mà rằng "không phải vậy". Vậy nên bỏ rồi, vẫn ấm ức không hiểu nguyên nhân, vẫm ám ảnh cảnh nhiều đêm hồi hộp thao thức chờ chồng về, thất vọng, cay đắng  nhìn chồng ngủ.
Vậy nên em có đứa bạn đang cảnh "mới đòi lại tự do đang không thuộc về ai", một lần nó nửa đùa nửa thật mà rằng: bỏ chồng rồi mới hiểu món ấy cũng quan trọng. Chết nỗi giờ thấy quan trọng thì chẳng biết làm sao. Không vạ vật bậy bạ được, bồ bịch cũng phải lựa chọn người tương xứng. Mà người tương xứng thì hoặc đang thuộc sở hữu người khác, không nỡ phá, hoặc vì "hay" quá mà không dám đi tới cùng (sợ mất hình ảnh đẹp trong tâm trí nhau). Kiếm bậy bạ một "hắn" chỉ đơn giản để "có đàn ông" thì tự mình lại chịu không "làm" được. Mà có liều tặc lưỡi thì lại không biết "hành sự" ở đâu. Nhà mình không được, nhà chàng không xong, ra nhà nghỉ thấy "kinh" vào khách sạn sợ ai nhìn thấy... (túm lại, lo lắng tính toán đủ thứ thấy sao nan giải thế). Nghĩ không hiểu sao với cánh đàn ông "vụ " này lại đơn giản, dễ dàng thế.
Bạn nói vậy em chẳng biết nói gì. Cũng chẳng dám than, tớ tiếng "no đủ" nhưng không ở trong chăn, không biết chăn có rận cũng nhiều "hờn trách" ai oán lắm.
Em  thương bạn, thương em, thương đám phụ nữ.  Ôi sex. Ông trời sao chẳng bình đẳng giới.

(Theo Nhện đen blog)

 

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2009

Cơn thịnh nộ của 5 vạn nông dân Pháp

Một trong những sự kiện gây chú ý lớn tại châu Âu tuần vừa qua là sự kiện nông dân Pháp đã tiến hành biểu tình trên toàn quốc.

Con thinh no cua 5 van nong dan Phap

Sự việc xảy ra hôm 16/10 khi nông dân Pháp đã tiến hành biểu tình rầm rộ để gây sự chú ý về tình cảnh khó khăn mà họ đang gánh chịu.
Con thinh no cua 5 van nong dan Phap

Đặc biệt tại thủ đô Paris, người biểu tình đã phong toả đại lộ Champs-Elysees và đốt lửa, đổ táo ra đường, đốt lốp xe làm chướng ngại vật gây ách tắc giao thông. Nhiều nông dân Pháp cũng bày rơm rạ chiếm lòng đường trong 2 giờ đồng hồ.
Con thinh no cua 5 van nong dan Phap

Ngoài Paris, nông dân ở thành phố tây nam Toulouse và thành phố phía đông Nancy của Pháp, còn dùng máy kéo cố ý gây nhiễu loạn giao thông.
Con thinh no cua 5 van nong dan Phap

Ước tính có hơn 50.000 nông dân Pháp đã xuống đường, mang theo các phương tiện sản xuất và nông sản của mình (như công nông, bò, lợn, cừu, hoa quả...) xuống đường tại các thành phố lớn của Pháp. Tuy nhiên, các cuộc tuần hành diễn ra trong hoà bình, không có bạo động.
Con thinh no cua 5 van nong dan Phap

Giới nông dân Pháp kêu gọi chính phủ giúp đỡ giải quyết vấn đề giảm thuế và chống nhập khẩu nông sản.
Con thinh no cua 5 van nong dan Phap
Biểu tình bằng quan tài và lẵng hoa.
Do vụ thu hoạch mới đây được mùa, giá ngũ cốc cũng như nông sản nói chung ở Pháp giảm đáng kể, riêng trong tháng 8 vừa qua đã giảm 15% theo điều tra của Cơ quan thống kê Pháp INSEE.
Con thinh no cua 5 van nong dan Phap

Thu nhập của nông dân Pháp đã liên tục giảm trong những năm gần đây. Năm ngoái, thu nhập của nông dân Pháp đã giảm 20%, và tiếp tục giảm từ 10% đến 20% trong năm nay, đe doạ ngành nông nghiệp của nước này.
Con thinh no cua 5 van nong dan Phap

Chính vì vậy, FNSEA, tổ chức nông hội lớn nhất của Pháp đã kêu gọi nông dân kháng nghị nhằm gây áp lực, yêu cầu chính phủ khởi động kế hoạch viện trợ nông nghiệp trị giá 1,4 tỷ euro.
Con thinh no cua 5 van nong dan Phap

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Pháp Bruno Le Maire đã phải xuất hiện trên truyền hình, cho biết việc thu nhập năm nay của nông dân giảm từ 10-20% đem lại những khó khăn nhất định nhưng chính phủ sẽ có những biện pháp hỗ trợ khẩn cấp.
Con thinh no cua 5 van nong dan Phap

Con thinh no cua 5 van nong dan Phap

Với cuộc biểu tình của hơn 50.000 người, Liên đoàn các nghiệp đoàn khai thác nông nghiệp Pháp hy vọng có thể gây sức ép để chính phủ Pháp bỏ ra 1,4 tỷ euro hỗ trợ nông dân vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

Nhật Vy (Theo AP, Reuters, Financial Times)

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Đêm ấy là đêm thứ tám kề từ hôm chúng tôi xuống ghe. Biển với mối hiểm họa cận kề như thế quả thật đáng sợ. Ngay lúc ấy thì chẳng nghĩ gì, nhưng sau nầy mỗi khi được hỏi đến chuyện ấy, tôi chỉ bảo đấy là kinh nghiệm không bao giờ muốn gặp phải lần thứ nhì. Dù bị bắt buộc hay tự nguyện, dùng sinh mạng để đánh cuộc cho một ván bài thật quá liều lĩnh và ngu xuẩn. Tại sao? Đây là câu hỏi mang nhiều bức xúc, tôi sẽ tự tìm câu trả lời và mang theo bên mình suốt đoạn hành trình còn lại, đoạn đường trần thế.
Người trưởng nhóm lệnh cho anh thợ máy kiểm soát lại máy và tăng tốc. Đây là ván bài chót vì sau 8 ngày thì nhiên liệu và thực phẩm cũng chẳng còn là bao. Tài công quay mũi ghe, bẻ nghịch hướng, đi theo tọa độ vạch định nhằm đưa chiếc ghe ra khỏi vùng nước xoáy. Tiếng máy dầu khi ấy rú cũng khá mạnh, nhưng chắc cũng không bằng ngày tôi nghe tiếng động cơ trực thăng rú ở Tòa Đại Mỹ. Cường quốc thì lúc nào lại chẳng rú mạnh và rút thật nhanh. Lúc ấy, tôi chỉ nằm bên mạn ghe nhìn con nước, chẳng nghĩ gì, con Cún cũng quên mà con bạch tuột cũng chả nhớ. Qua một đêm, khi không còn nghe nước vỗ mạnh vào mạn ghe, không mừng nhưng cũng thấy nhẹ đi phần nào, cuộc hành trình vẫn còn đang tiếp diễn vô hạn định.
Cả ngày thứ chín, chúng tôi cứ lềnh bềnh chứ chả biết làm gì, đừng có hy vọng đám con E-li lại hiện ra làm trò, chúng đã ở lại vùng biển Việt Nam cả rồi. Mọi người trên ghe chắc cũng kiệt lực vì tôi chẳng còn nghe tiếng cãi vã nào. Ghe vẫn theo hướng ấy, cứ đâm thẳng về hướng Nam. Quả xuống đúng ba gang tay là tới mức, nên đêm ấy chúng tôi lại thấy được một chiếc tàu trong khoảng tầm nhìn. Tôi đâu dại nghe lời Bác Ruồi, còn chỉ cái quần đùi mà bảo cắt dây thun đốt thì lại lõa lồ giống Tề Công. Sau khi nhìn thấy ghe chúng tôi đốt tín hiệu, chiếc tàu ấy không tiến lại gần mà lại bỏ đi. Nhưng sau khi kêu trời đến lần thứ mấy trăm, khoảng tiếng đồng hồ sau, chiếc tàu ấy tiến đến gần và nhá đèn cho chúng tôi, bảo chạy theo họ. Qua đến sáng, khi không còn nhìn thấy chiếc tàu, chúng tôi đã nhìn thấy đất liền. Qua một cuộc hành trình như thế, cho dù là Côn Đảo, chúng tôi cũng nhất định đâm vào.
Sau mười ngày, ghe chúng tôi đâm vào bờ biển thành phố Kuching, thuộc Bang Sarawak, Malaysia.
Tôi mừng nhưng không còn nước mắt để khóc. Đưa tay lên làm dấu, tôi vội đi theo người trưởng nhóm, tìm cấp cứu nơi gần nhất. Phía sau, vài nấm mồ chôn vội, nghe nói có vài phụ nữ bị xẩy thai trong cuộc hành trình. Tội thật!


Vui cuối tuần

Liverpool thất bại vì bàn thua kỳ lạ
Pha dứt điểm của Darren Bent đập trúng một quả bóng bay của chính fan Liverpool đi vào lưới khiến "Quỷ đỏ" phải ôm hận...



Pha thủng lưới kỳ lạ của Liverpool.

Câu chuyện Phú Mỹ Hưng (nhiều tập)

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=174264&ChannelID=3
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=174487&ChannelID=2
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=174578&ChannelID=2
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=174703&ChannelID=2
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=174844&ChannelID=2

Sáng mới đọc Câu chuyện Phú Mỹ Hưng nhiều tập, chiều lại đọc Sống không chủ quyền ở khu đô thị mới
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Bat-Dong-san/2009/10/3BA14A4B/

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

Đọc báo tối thứ bảy

Thâm thủng ngân sách Mỹ 2009 : gần 1500 tỷ đô la

Kết thúc năm tài khóa 2009, thâm thủng ngân sách của Hoa Kỳ đã lên đến 1.417 tỷ đô la, mức kỷ lục kể từ năm 1945, tăng hơn 200% so với 2008 và chiếm tới 10% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ.
Việc ngân sách Mỹ thâm thủng không phải là điều bất ngờ, đặc biệt năm vừa qua nền kinh tế nước này bị đình trệ, trong khi chính phủ lại phải tung ra rất nhiều tiền để cứu với các ngân hàng thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thông tín viên  Donaig LEDU từ Washington.
"Đây là những con số thường được công bố vào chiều thứ sáu với hy vọng là ai nấy đều đã đi nghỉ cuối tuần : 1 417 tỷ đôla, nghĩa là tăng 212% so với năm ngoái.
Tất nhiên là sự gia tăng này được báo trước. Do hoạt động kinh tế bị chậm lại tiền thuế thu vào đã giảm sút. Và cũng chính vì hoạt động kinh tế bị chậm lại mà một số chi tiêu của Nhà nước đã tăng lên, như là các biện pháp cứu nguy ngành ngân hàng hay là việc áp dụng những kế hoạch vực dậy kinh tế. Tất cả những yếu tố này hiển nhiên làm cho thâm thủng ngân sách của chính quyền liên bang Mỹ bị phình lên.
Tính theo tỷ lệ tổng sảm phẩm nội địa thì trước đây kỷ lục đã được đạt vào năm 1945. Vào lúc đó, với cuộc Đệ nhị Thế chiến, thâm thủng ngân sách tương đương với 21% của cải Hoa Kỳ làm ra.
Năm nay, tỷ lệ mới chỉ là 10%. Nhưng dù sao đi nữa thì nó cũng gấp ba lần năm ngoái.
Chính quyền Mỹ hy vọng là sự vực dậy của nền kinh tế cộng thêm với một chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn các chi tiêu, điều đó sẽ giúp cho thâm thủng ngân sách Nhà nước trở lại với những tỷ lệ dễ chấp nhận hơn. Nhưng có lẽ chuyện này sẽ không xảy ra trong năm nay.
Tổng cộng món nợ của Nhà nước Mỹ, với tất cả các thâm thủng chồng chất từ mấy năm qua, lên đến một con số khủng khiếp là 11 900 tỷ đôla".

Người Pháp chủ trương tiếp tục trợ gíup để xóa nạn đói

Nhân « Ngày lương thực thế giới » với chủ đề năm nay là « Đạt mục tiêu bảo đảm an toàn lương thực trong thời kỳ khủng hoảng », La Croix chạy tựa trên trang nhất « Nỗ lực hơn để chống nạn đói ».
Trong xã luận, La Croix không khoan nhượng : một phần sáu nhân loại đói ăn, đó là một điều không thể chấp nhận được, và lại càng không thể chấp nhận hơn nữa khi mà các quốc gia trên thế giới đã từng đưa ra nhiều lời cam kết cùng với những mục tiêu cụ thể, nhưng rồi chẳng hề có một chút gì thay đổi.
Ngành nông nghiệp trên thế giới đã có biết bao nhiêu tiến bộ. Hệ thống thương mại cũng đã bao lần được tổ chức lại để hoạt động có hiệu quả hơn, nhưng nông nghiệp của các nước chậm phát triển thì đã bị « nhận chìm xâu xuống đất đen » hơn nữa. Các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau ra đời, đấy là chưa kể đến các cuộc chiến tranh tàn khốc, đến các chiến dịch vơ vét do những chính quyền tham ô tiến hành.
Người Pháp vẫn muốn đóng góp đẩy lùi nạn đói
Trong toàn cảnh u ám đó, may mắn thay là lòng nhân đạo của người Pháp còn chưa cạn. Theo một cuộc thăm dò dư luận thục hiện cho báo La Croix 80% những người được hỏi cho rằng chỉ cần cải thiện năng suất của giới nông dân ở Châu Á, châu Phi hay châu Mỹ La Tinh là đủ để đẩy lùi nạn đói trên toàn thế giới.
Mặt khác, những người được hỏi không còn tin tưởng vào vai trò của các chính phủ để mang lại cơm no cho nhân loại. Ngược lại có đến 60% tin rằng chỉ có các tổ chức phi chính phủ mới đủ nghị lực để làm công việc này. Chính vì vậy số này cho rằng, ngay cả trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, ngay cả khi nạn thất nghiệp đe dọa nhiều hộ gia đình nhưng người Pháp vẫn ủng hộ nguyên tắc trợ giúp phát triển.
Cũng La Croix nêu lên vài con số cụ thể : lần đầu tiên trong lịch sử hơn 1 tỷ người không đủ ăn. Trong số đó có đến 642 triệu người sống trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và ngay cả tại một số quốc gia công nghiệp phát triển thì cũng có đến 15 triệu người cơm không đủ ngày hai bữa.
Trong 10 năm qua, số người bị nạn đói đe dọa liên tục gia tăng.  Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc trong số 16 quốc gia nơi nạn đói hoành hành nghiêm trọng hơn cả có Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Afghanistan, Tadjikistan.
Dù sao, trong cuộc chiến chống lại nạn đói cộng đồng quốc tế vừa có thêm một đồng minh : trên báo Le Figaro ngoại trưởng Mỹ khẳng định « bảo đảm an ninh lương thực là một ưu tiên của chính quyền Obama » đặc biệt là trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vì « nạn đói ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, đấy là một mối đe dọa đối với con người, đối với các chính quyền, đối với nhiều xã hội ».
Ngành tài chính Mỹ hoàn toàn thoát nạn
Trong lúc một phần sáu nhân loại phải đương đầu với nạn, kinh tế thế giới còn chưa bình phục sau cơn bão tài chính đã thổi qua thị trường Wall Street hồi tháng 9/2008, thống kê thất nghiệp còn tiếp tục leo thang thì được biết giới tài chính và ngân hàng ở Mỹ đã hoàn toàn thoát nạn. Hơn thế nữa, họ đã bắt đầu kiếm lại hàng trăm tỷ đô la tiền lời. Le Monde ngay trên trạng nhất nêu lên một vài con số : trong 13 tháng qua, 23 tập đoàn tài chính của wall street đã thu được 437 tỷ đô la tiền lời, và 140 tỷ trong số đó rơi vào túi các ông vua tài chính của Mỹ. Ngân hàng Bank of America dành 30 tỷ đô la để trả thù lào cho các nhân viên giỏi, khoản tiền này cao gấp sáu lần so với ngân sách của Chương trình Lương nông Liên Hiệp Quốc.
140 tỷ đô la, một kỷ lục
Le Monde  nhắc lại : vào thời kỳ thịnh vượng nhất tức năm 2007 khoản tiền thù lao đó củng chỉ là 129 tỷ, vào năm ngoái do khủng hoảng các tay môi giới đã phải chia sẻ gánh nặng với ngân hàng, chấp nhận một gói thù lao là 117 tỷ đô la.
Điều quan trọng hơn cả, theo nhận xét của một giáo sư kinh tế được tờ báo trích dẫn, là gói thù lao 140 tỷ kể trên cho thấy người ta chẳng rút được bài học nào sau sự sụp đổ của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ hồi tháng 9 năm ngoái, đồng thời chính quyền Obama hoàn toàn bất lực trong việc lành mạnh hóa hoạt động tài chính.
Ngân hàng Goldman Sachs đang sửa soạn tặng thưởng đến 23 tỷ đô la cho những người « có công làm giàu » cho tập đoàn. Goldman Sachs ngang nhiên nhìn nhận đó là việc làm chính đáng để duy trì một « công ty kiếm ra tiền »
Mầm mống của một cuộc khủng hoảng mới ?
Câu hỏi đặt ra ở đây là bằng cách nào  mà các ngân hàng của Mỹ đã nhanh chóng vươn lên như vậy ? Số tiên lời 437 tỷ đô la tích lũy được trong một năm qua phá kỷ lục và lại càng đáng nói hơn nữa là họ đã bội thu trong khi kinh tế toàn thế giới co cụm lại.
Nguyên thủ quốc gia 20 nước giàu có nhất địa cầu phải họp nhau đến ba lần từ thượng đỉnh Washington đến Pittsburgh để tìm ra những giải pháp mang lại tăng trưởng, nhiều quốc gia đã phải bơm thêm hàng trăm tỷ đô la cho ngành ngân hàng ?
Theo lòi một chuyên gia cố vấn cho chính quyền Obama thì giới ngân hàng chỉ có thể làm giàu một cách nhanh chóng như vậy nhờ họ đánh cuộc vào những sản phẩm tài chính mang tính rủi ro cao.
 Không nói ra nhưng độc giả của Le Monde ngầm hiểu rằng có lẽ mầm mống của một trận bão tài chính khác đang được tùng bước được hình thành !
Báo chí Á châu
Nhìn đến các đề tài chính trên các tờ báo lớn ở Á châu : các vụ tấn công tại Pakistan thu hút chú ý báo The Times oF India. Tác giả bài viết xoáy vào chiến lược của quân Taliban. Theo đó quân Taliban không ngây thơ chút nào về phương diện chính trị. Họ thừa sức khai thác những kẽ hở trong bang giao quốc tế, đặc biệt là giữa một bên là Hoa Kỳ và bên kia là Trung Quốc và Nga khi biết rằng Bắc Kinh và Matxcơva hòa thuận với nhau trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải để khống chế tầm ảnh hưởng của Washington ở trung Á.
Tại khu vực đông bắc á : nhật báo The Korea Herald nói đến một cuộc mặc cả của Bình Nhưỡng. Bắc Triều Tiên  thì cần gạo và phân bón, còn Hàn Quốc thì muốn để cho các gia đình ly tán được thường xuyên gặp lại người thân ở bên kia biên giới. Thế nhưng bài toán trở nên nan giải cho cả hai miền khi đặt ra vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Nhìn sang Nhật Bản, vài tuần lễ trước chuyến công du nước Nhật đầu tiên của tổng thống Barack Obama các cuộc tranh cãi chung quanh căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa nổi cộm lên trở lại : xã luận của tờ Asahi Shinbun coi đây có thể hồi kết của tuần trăng mật giữa tân thủ tướng Hatoyama với dư luận Nhật Bản, vì đây sẽ là lần đầu tiên ông Hatoyama không giữ đúng lời hứa trong thời kỳ tranh cử.
Cuối cùng tại Thái Lan tình trạng sức khỏe của quốc vương Bhumibol tiếp tục chi phối các hoạt động kinh tế nước này. Nhật báo Bangkok Post cho biết chỉ số chứng khoán của Bangkok đã sụt mất năm điểm cho dù êkip điều trị cho nhà vua ra sức trấn an dư luận.
Pháp, một cuộc nổi dậy trong đảng UMP ?
Truớc khi đóng lại các tờ báo xin điểm qua về thời sự nước Pháp trong ngày : độc giả khó có thể bỏ qua bài phòng vấn mà tổng thống Nicolas Sarkozy dành cho tờ báo Le Figaro thân hữu.
Trong đó ông khẳng định nhất quyết không tăng thêm thuế, và cũng sẽ không đụng đến các điều khoản ưu đãi thuế khóa mà ông đã cố ý dành để tặng cho giới nhà giàu !
Đánh giá về chính sách của ông ở giữa nhiệm kỳ, cũng Nicolas Sarkozy cho rằng « toàn cảnh chính trị của nước Pháp (dưới thời kỳ ông cầm quyền) khả quan hơn nhiều so với tất cả những người tiền nhiệm, từ thời kỳ của tướng De Gaulle đến các cựu tổng thống Giscard, hay Mitterrand và Chirac ».
Trong khi đó Libération thiên ta chạy tựa lớn trên trang nhất « cánh hữu, một cuộc nổi loạn ». Tờ báo nói rõ : không ngày nào không có những tiếng nói từ trong hàng ngũ của đảng UMP cầm quyền chỉ trích chính sách của phủ tổng thống, từ kế hoạch cải tổ luật bầu cử, đến thuế carbon, hay là việc cậu con trai của ông tổng thống có khả năng đứng đầu một khu La Défense, khu hoạt động kinh tế được coi là lớn nhất của châu Âu.

nguồn RFI



Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Con Thảo My hỏi cảm giác khi vượt biển có thấy sợ không, tôi trả lời, khi KHÔNG ĐƯỢC DỪNG LẠI có sợ cũng bằng thừa. Nó lại cười khúc khích, loa qua điện thoại "Cha Ròm dở ẹc! Mưa có chút xíu mà đã toáng, Ở Sài gòn bây giờ bước ra đường sợ quá". Lại chất vấn tôi đủ thứ chuyện, từ chuyện "ngọc" "trác" "khí" của Bác Bùi, sang qua chuyện bên Tây của pha-mi họ Sạc, tôi bảo, sao không điện cho con A-lin mà hỏi cho rõ ngạch nguồn, nó suỵt tôi, A-lin nó suỵt gió lẹ quá, nghe không hiểu gì ráo trọi. Tôi xin lỗi, kèm thêm câu lẩm bẩm cho đỡ bực mình, hồi đó Ông Giáo Già năn nỉ cũng không chịu học, giờ cứ đè tôi ra mà hỏi việc kinh điển.
Những phụ nữ mà tôi quen biết, có lẽ con Thảo My là người thành thật nhất, tôi rất thích. Không gì thích hơn khi nghe "Đáng lẽ anh KHÔNG ĐƯỢC kể chuyện hồi tắm mưa, ướt vậy người ta thấy hết ráo, nhưng đừng DỪNG LẠI khúc bắn bì giấy, anh tả khúc vòng ba của em hay thiệt. Em đọc thuộc lòng đoạn đó luôn, em rất tự hào về điểm nầy, hơn con Cún là vui rồi, kẹt là không hạ nổi con A-lin, nó mang máu Tây, mình cạnh tranh không lại. Tôi ga-lăng Anh cũng Việt chính gốc chứ có Tây tiếc gì. Con Thảo My khoái chí, cười rổn rảng qua điện thoại, át hẳn tiếng nước róc rách ngày càng to bên mạn ghe, tôi vội chui vào khoang lay dậy người trưởng nhóm.
Nhìn vẻ đăm chiêu trên mặt người tài công, tôi cũng đoán được chuyện rắc rối chắc lại đến. Sau một hồi đo đạc trên tấm hải đồ, người trưởng nhóm khẻ giọng, đồng ý với tài công là ghe chúng tôi đã bị cuốn vào vùng nước xoáy, xác nhận sau hơn nửa ngày, ghe chúng tôi vẫn dậm chân tại chỗ, chỉ di chuyển theo vòng xoáy, đấy là lý do tại sao luồng nước ngày càng mạnh. Ông ta dặn dò đừng làm kinh động đến nhóm phụ nữ trong khoang. Gì chứ việc nầy tôi hoàn toàn đồng ý, có chết cũng phải ra đi trong êm ái, thân thể rã rời, lại mang thêm lời than oán trách móc, cả hai dồn lại thì cho dù các Bác Trùm khởi xướng cầu kinh, e rằng cũng khó mà siêu thoát, tôi nghĩ thế.


IMF: 'Châu Á nên tiếp tục kích cầu, Việt Nam thì không'

Với quan điểm thận trọng về các gói kích cầu, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng Việt Nam nên chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, tránh những nguy cơ bất ổn như năm 2008.

Nhấp chuột vào liên kết để đọc thêm.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009

khôn và dại

Người khôn ăn rau dại




Bài giới thiệu ẩm thực rất khiêm nhường trong mục Giải trí trên Thanh niên online (13/10/2009) có một mở đầu rất thú vị: "Ngẫm lại, người khôn nên biết ăn rau dại. Bởi rau dại chứa nhiều vị thuốc, lạ miệng và nếu bạn biết rõ nguồn gốc, rau dại có thể an toàn hơn rau trồng hiện nay", lương y Đinh Công Bảy tâm đắc nói.
Đó là bài báo lọt thỏm trong mớ tin bài nóng bỏng khắp các mặt báo tuần qua về vệ sinh thực phẩm: Tẩy trứng gà Trung Quốc thành gà ta bằng axit, dưa vàng, nho xanh không hạt, hồng ngâm ngấm thuốc... Thành ra, tâm lý hiện nay của người tiêu dùng là: cái gì ngon, xanh, tươi ắt "có thuốc".
Thế nhưng chắc chưa ai quên khuyến cáo cả năm nay của "Gặp nhau cuối tuần", mới đây được GS.TS Nguyễn Lân Dũng nhắc lại: "Ra chợ mua loại rau có một ít vết sâu ăn chưa chắc đã là rau sạch. Các bà buôn rau đã xui nông dân để sâu ăn một ít rồi hãy phun thuốc trừ sâu đấy (!). Thậm chí có những bà bán rau còn ma mãnh thỉnh thoảng tung một ít sâu sống lên trên mặt rau để đánh lừa người mua". (Thể thao & Văn hóa, 13/10/2009).
Trong hoàn cảnh như thế, bài báo giới thiệu những món "rau dại" bỗng mang một ý nghĩa to lớn. Nó vừa trở thành một sưu tầm hữu ích với người đọc, khiến vị giác của họ hào hứng với một món lạ, ngon, sạch, đồng thời cũng đắng đót, uất nghẹn. Tại sao khi đời sống nâng lên, năng suất nông phẩm, kĩ thuật nông nghiệp đều phát triển, thì chúng ta lại "đói" chính thứ thức ăn sẵn có, rẻ tiền, vốn thường từng chẳng bao giờ lo thiếu trên mâm cơm người nghèo trước kia?
Người dân thì ám ảnh với những chất độc ở mọi thực phẩm như vậy, nhưng không có cách nào vẫn phải hàng ngày, hàng giờ quên bệnh mà nuốt chúng vào ruột. Thử hỏi nếu không "tặc lưỡi", thì chả lẽ chịu chết đói?
Nếu, những nhà quản lý cứ không có biện pháp nào cải thiện chất lượng thực phẩm, một vài người dân bức xúc quá đã đồ rằng: Ít thế hệ nữa, chỉ còn mỗi những lãnh đạo này còn khỏe, vì có cơ hội ăn đồ nhập khẩu có bảo đảm rõ rệt, có đủ các máy móc thử vệ sinh, tiệt trùng mọi thứ trước khi ăn.
Hi vọng, loại rau có bảo đảm với bao bì ghi rõ: "Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu còn có dư lượng thuốc trừ sâu hóa học" như dự án của nhà khoa học Nguyễn Lân Dũng giới thiệu sắp thành hiện thực và sớm phổ biến cả nước.
( Tuần Việt Nam ngày 16/10/2009.)