Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

Sealed with a kiss

...tắt/mở bài hát, click vào icon kế bên...

Though we got to say goodbye for the summer.Darling I'll promise you this I'll send you all my love.Everyday in a letter,sealed with a kiss./

Guess it gonna be a cold lonely summer.But I'll fill the emtiness.I'll send you all my dreams.Everyday in a letter,sealed with a kiss./

Ref.I'll see U in the sunlight.I'll hear your voice everywhere.I'll run to tenderly hold U.But darling,U won't be there./

I don't want to say goodbye,for the summer.Knowing the love we will miss.Oh,let us make a pledge to meet in september.And sealed with a kiss./



Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Bút gắn liền với đời sống con người. Thời xưa dùng lông chim, hoặc gần gủi hơn, hình ảnh các ông đồ già viết liễng bằng cọ lông, xem như khởi đầu việc dùng bút để viết. Thời tôi mới nghoệch ngoạc tập viết chữ, bút trên đầu có ngòi bằng sắt, chấm vào bình mực tím, nắn nót từng hàng, cố lấy điểm tốt nơi các bà sơ. Tiến thêm mức, cây bút máy "Parker" có bình chứa mực, nếu được vắt trên túi áo sơ-mi, hoặc khiêm tốn hơn, vắt vào túi quần tây là uy thế ra phết. Mấy nàng nữ sinh cứ thấy chàng ấy vắt cây Parker thế đấy thì chả gì không trầm trồ. Bút bi hay bút "bic", với dòng mực chảy ra theo đường bi, ra đời vào thập niên 50 nhằm hiện đại hóa việc dùng bút. Không rõ vì đâu, tôi thường gọi cây bút nầy là "diết-nguyên-tử", càng suy gẩm lại càng tối mù, không nhẽ cây bút bé tí lại có khả năng làm nổ tung vật thể, thôi thì, bởi cây bút ra đời vào những năm thế chiến, tạm kết luận là thế.
Tư tưởng buộc phải phát xuất. Thạo việc dùng ngôn tự để phát biểu tư tưởng như Danh Tướng thì ít khi cần đến việc dùng bút, không thế nhất định phải viết ra văn tự khi phát biểu tư tưởng, quyết chí kiềm hãm, không cho phát chế, uất ức chạy vòng không lối thoát, e rằng có lúc sẽ nổ tung. Thời cách tân tại Việt Nam, dùng bút viết ra văn tự, tạo thành những văn thi phẩm vẫn được lưu truyền có Tự Lực Văn Đoàn, bút danh Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ, mấy ai không biết đến. Tình ngút ngàn, tha thiết, lãng mạn, dầy xéo trong vũng lầy tình ái như Bác Trùm, nhất định phải thích thơ Xuân Diệu...
Anh sắp giận, em mỉm cười vội vã
đến kề anh, và mơn trớn: "Em đây!"
Anh vui liền, nhưng bỗng lại buồn ngay,
vì anh nghĩ, thế vẫn còn xa lắm. (Yêu – Xuân Diệu)


Anh thế, em rằng, chẳng biết yêu.
Ái tình, năm tháng, thấy đìu hiu.
Em hỡi, tim già dâng em hết
Trọn quả tim nồng, tá "bi-dzu". (Tình nồng – PHT)

Bút danh vì thế cứ ra đời. Có mỗi cây bút, nhưng cứ theo tình huống lúc vung bút là tạo ra cả tá bút danh, bồi bút đi bên đường tà thì gọi Bút gian; cong thẳng không rõ hướng chọn ngay danh Bút cong, Bút vênh; bút hết mực được gán cho Bút nỡm, bút mực tràn đầy gọi ngay cho Bút phọt, cứ thế mà chọn.
Bút ngày nào đang trên đường thoái hóa. Mạng vi tính ra đời làm yếu dần sức mạnh của cây bút. Nguy ngập thấy rõ với sự ra đời rầm rộ của iPad, tương lai bút sẽ được quăng vào xó, mọi việc được thay thế bằng hình thức xử dụng ngón tay!
Giới trẻ có thể hân hoan vì không phải dùng bút, không bị roi quất vào tay khi nộp bài tập viết đầy nét chữ cua còng. Riêng tôi, vài dòng tưởng nhớ uy lực của vật thể gắn bó ngày nào...tôi thích lội về dòng sông năm cũ.


Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010

Hiểu rồi

Bizou : mi gió

Bizou từ chữ bisou ra, và bisou là từ chữ bise ra. Bise là tên của một ngọn gió lạnh khởi nguồn từ hướng đông bắc xứ pháp. Bise còn mang nghĩa hôn xã giao khi gặp người quen (faire la bise).

Bizou : chữ bisou, vì phụ âm (consonne) s nằm giữa hai nguyên âm (voyelles) io nên phát âm thành z.

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

Mắt lệ cho người.


...tắt/mở bài hát, click vào icon kế bên...

Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi mang niềm đau.
Đời em đã khép .. đi vội vàng
Tình ta cũng lấp lối thiên đàng
Như cánh chim khuất ngàn, như cánh chim khuất ngàn
Còn mong còn ngóng chi ngày yêu dấu.

Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi mang niềm đau
Thời nào yêu hết trái tim buồn, lời nào yêu hết trái tim buồn
Xin giữ trong mắt lệ, xin giữ trong mắt lệ
Nhòa theo từng gót chân người xa vời.

Mưa âm thầm buổi chiều thổn thức
Sẽ nhạt nhòa từ ngàn năm nữa như em khóc hồn nhiên
Nỗi muộn phiền ngày tàn hơi thở
Em thấy không cõi đời vô vọng.

Xin em hãy cho tôi tạ tình, khi em đã đi qua khoảng đời tôi.
Dù một khoảng khắc sớm phai tàn
Và lệ em rớt trên môi nhạt
Đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn
Vạn câu tình cũ, xin gửi cho đời.

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

'Ông tướng' này...'ngon' !!!

First-shocking-pictures-of-smoking-toddler-Ardi-Rizal.
Những bức ảnh về cậu bé người Indonesia, Ardi Rizal 2 tuổi, phì phèo điếu thuốc lá khiến dư luận nước này không khỏi bị sốc.

Mỗi ngày, 'ông tướng' hút tới 40 điếu. Hình ảnh trên The Sun.


Ardi chỉ trung thành với một loại thuốc. Mỗi ngày, cậu bé "đốt" của bố mẹ khoảng hơn 5 USD tiền thuốc lá.
Chú bé Ardi vừa chơi với chiếc xe vừa hút thuốc. Mẹ em, chị Diana 26 tuổi, cho biết: "Thằng bé nghiện nặng quá rồi. Không đưa thuốc cho nó, Ardi sẽ giận dỗi, gào ầm ĩ và đập đầu vào tường. Nó thấy mệt và chóng mặt nếu không có thuốc".
Giới chức ngôi làng nơi gia đình Ardi sống đã treo thưởng một chiếc ôtô cho gia đình nếu chú bé này bỏ thuốc.
Tuy nhiên, cha của Ardi dường như không thiết tới giải thưởng hấp dẫn này. "Tôi trông nó vẫn khỏe mạnh, chẳng có vẫn đề gì cả", người đàn ông này nói.

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

TÂY ÂU KHẢ NĂNG SẼ HỦY ĐỐNG TIỀN CHUNG EURO BỞI KẺ CĂN CƠ NGƯỜI VUNG PHÁ..


Châu Âu đang lao đến bến bờ thảm họa nếu tiếp tục duy trì những chính sách khắc khổ, bóp hầu bóp cổ đối đối với số đông dân chúng, Joseph Stiglitz, nhà kinh tế Mỹ được nhận giải  Nobel đã có nhận xét kể trên.

(đọc tiếp...)


Thứ Hai, 24 tháng 5, 2010

Phá cách !

...
Nhẹ nhàng
tia nắng mai xóa tan sương mờ.
Nhẹ nhàng cơn gió đùa,
cuốn đi lá sầu.
Đọng lại đây chút buồn
hạt sương trắng sau màn đêm...
Đọng lại đây
chiếc lá vướng trên thân gầy
...

em đã đợi anh giữa cuộc đời rất thật.
đợi nẻ cả vành môi,
cho ngọng câu cười.
cho vàng vọt, cho lặng câm.
tháng ngày mắc mỏ tìm hạnh phúc
nghe trái tim đau nhịp mồ côi,
tập sống, tập quen, tập hồn nhiên, tập chờ đợi những điều không thể,
tập cười bình thản đi hết tháng ngày

...
dẫu chẳng hẹn hò,
em cứ đợi, cứ say.
em vẫn đợi, vẫn chờ, dù chỉ là huyền thoại một tình yêu...
...
hăm mốt tháng tư,
rong chơi giữa chốn gian trần,
thần tiên thiên giới thất thần dõi theo.
chơi với bé, ta thấy mình trẻ lại,
hôn môi nàng, một khoảnh khắc biến tan...
rong chơi mấy độ miên man,
nàng thơ vạch chữ trên làn... da thơm.
...
gió mùa vàng lá
ngày nắng lưng trời
chút tình bé nhỏ
bay về nơi đâu
...

xin một lần bên em chiều mưa ấy,
xin một lần được ướt áo thay em,
che cho em
qua một mùa mưa bão
...
vì anh biết
thêm giọt nước tràn ly
nên chỉ ...lặng lẽ

còn em lo
gió về cuốn đi tình tri kỷ
và cứ...mãi hững hờ
...
nhờ gió mang anh về phía trước những cơn mưa.
lời xin lỗi bằng một lần mưa trong mắt
đôi mắt buồn xin khất nợ trăm năm
anh đã đi về phía không em
...
hãy để chúng ta đưa nhau về trên con đường đầy nắng
vì nhìn thấy nhau còn hơn vạn lời nói,
vì được xác tín chúng ta chưa bao giờ nông nổi
kể cả khi đánh đổi một phần đời
hãy để chúng ta đưa nhau về đến tận xa xôi
...
( Chất xúc tác một đôi khi là cần thiết để cảm xúc thăng hoa...(nhớ là đã nói như thế nhé!)
...bé trả lời theo sự thông minh của bé...)


hãy cứ là tình nhân
để mong mỏi đợi chờ
để chiều chuộng nâng niu
và sợ điều tan vỡ
dù mai xa cách, chỉ biết yêu anh
một lần ân ái, ngàn đời nhớ nhau hoài
hãy cứ là tình nhân
để tháng ngày hoa mộng
để hẹn hò yêu đương
và khắc khoải chờ nhau

Rong chơi...chút nhé !

Theo em xuống phố trưa nay
đang còn chất ngất cơn say
Theo em bước xuống cơn đau,
bên ngoài nắng đã lên mau
Cho nhau hết những mê say,
cho nhau hết cả chua cay
Cho nhau chất hết thơ ngây,
trên cánh môi say
Trên những đôi tay,
trên ngón chân bước về tình buồn

Yêu nhau giữa đám rong rêu,
theo dòng nước cuốn lêu bêu
Đi qua những phố thênh thang,
đi qua với trái tim khan
Ði qua phố bước lang thang,
đi qua với trái tim khan

Theo em xuống phố trưa mai
đang còn nhức mỏi đôi vai
Theo em bước xuống cơn đau,
bên ngoài nắng đã lên mau
Cho nhau hết những mê say,
cho nhau hết cả chua cay
Cho nhau chất hết thơ ngây,
trên cánh môi say
Trên những đôi tay,
trên ngón chân bước về tình buồn

Qua đi, qua đi dứt cơn mê
Tình buồn chồng chất lê thê
Qua đi, qua đi dứt cơn say
Tình này tình rồi thay

Ta sống trong vũng lầy
Một ngày vùi dần,
còn vùi sâu, còn vùi sâu
Trong ngao ngán
không dứt hết cơn cơn ê chề
Ta sống trong vũng lầy
Một ngày vùi dần,
còn vùi sâu, còn vùi sâu
Trong ngao ngán
không dứt hết một, một lần đau

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Lãng mạn một chút nhé...

...
Một chút gió vẫn ru nhè nhẹ,
Như bước chân ai ghé qua thềm.
Cho ký ức vẫn vọng về khe khẽ.
Mây buồn, nỗi nhớ càng buồn thêm,
...

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010

Đồng Euro hấp hối?

Ngay giữa vụ khủng hoảng của Hy Lạp, có thể là người ta đã đang chứng kiến : những năm tháng cuối của đơn vị tiền tệ thống nhất giữa 16 quốc gia Âu Châu là đồng Euro ?!?!?!

đọc tiếp...



Cập nhật lúc : 10:19 AM, 20/05/2010
Hy Lạp nhận 14,5 tỉ euro tiền cứu trợ

Những khoản vay này nằm trong gói cứu trợ chung trị giá 110 tỉ euro của EU và Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành cho Hy Lạp, nhằm giúp nước này tránh nguy cơ phá sản

Những khoản vay đầu tiên này được giải ngân trong bối cảnh ngày 19/5 Chính phủ Hy Lạp phải thanh toán khoản trái phiếu đáo hạn đầu tiên trị giá gần 9 tỉ euro.

Tuần trước, Hy Lạp cũng đã nhận được 5,5 tỉ euro từ IMF./.

Tuấn Anh (theo Tân Hoa xã)

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Đồng euro mất giá kỷ lục kéo theo thị trường chứng khoán Á châu

Phải ngược dòng thời gian 4 năm về trước, vào tháng 4 năm 2006 mới thấy trị giá đồng tiền chung châu Âu rơi xuống mức thấp như thế. Hôm nay, một euro đổi 1,23 đôla và cũng thụt lùi so với đồng Yen. Kế hoạch 750 tỷ euro hỗ trợ các thành viên gặp khó khăn không làm an tâm giới đầu tư.

Từ Tokyo, Bombay, Hongkong, Đài Bắc cho đến Thượng Hải và Sydney, sàn giao dịch trượt giá từ trên 2% đến gần 4%. Tình trạng hưng phấn trôi nhanh như cơn gió thoảng. Mặc dù quy mô của kế hoạch cứu trợ các nền kinh tế châu Âu lên đến 750 tỷ euro không kể 110 tỷ tung ra trước đó để hỗ trợ Hy Lạp bị vỡ nợ, tâm lý hoài nghi xuất hiện trở lại một tuần sau đó. Euro tiếp tục rơi kéo theo thị trường chứng khoáng Á châu.

Vùng đồng tiền chung châu Âu trực diện với một tình thế mâu thuẫn : đầu tiên, khủng hoảng nợ của các nước nam Âu làm thị trường lo ngại. Kể từ nay, chính những biện pháp ban hành để giảm nợ lại gây ra tâm lý mất tin tưởng.

Các liều thuốc đắng giảm chi ngân sách ở những nước như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha có thể đe dọa sinh hoạt kinh tế trong vùng euro mà tỷ lệ tăng trưởng rất thấp so với Hoa Kỳ và nhất là châu Á. Một mặt , giới đầu tư mong đợi những biện pháp tài chính nghiêm nhặt nhưng mặt khác họ lại sợ kinh tế tăng trưởng thấp.

Do vậy, Liên Hiệp Châu Âu phải nhanh chóng tìm biện pháp trấn an thị trường. Cuộc họp của bộ trưởng tài chính vào chiều nay và ngày mai tại Bruxelles phải tìm cho ra giải pháp ngăn chận euro sụt giá và phối hợp chính sách tài chính trong khu vực đồng euro.

Tuy nhiên, giới phân tích tỏ ra bi quan. Chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu Jean-Claude Trichet cho rằng thị trường tài chính đang ở trong tình trạng mà ông gọi là « khó khăn nhất kể từ sau thế chiến thứ hai ». Đã vậy, từ bên kia bờ Đại Tây Dương, cố vấn kinh tế của Tổng Thống Hoa Kỳ là ông Paul Volcker đưa ra một lời tuyên bố không ích lợi gì cho euro. Nhân vật này tiên đoán vùng đổng tiền chung châu Âu có thể bị « tan vỡ ».

Euro chật vật, đôla thuận lợi 

Thêm vào đó là các thông tin bất lợi khác, tuy đã được cải chính, góp phần tạo thêm tâm lý lo ngại. Báo chí Tây Ban Nha thuật lại là Tổng Thống Pháp đã dọa rút khỏi vùng euro để bắt chẹt Thủ Tướng Đức phải chấp nhận kế hoạch cứu Hy Lạp vỡ nợ. Trong bối cảnh này , giới lãnh đạo châu Âu sẽ khó mà thuyết phục được thị trường tài chính dù có ban hành biện pháp gì liên quan đến đồng euro.

Chuyên gia tài chính Nhật Bản Daisuke Karakama của ngân hàng Mizuho cho rằng « thị trường không tín nhiệm euro ». Theo ông, con số 750 tỷ euro chỉ là « tủ kính » trưng bày, vì hơn phân nửa số tiền này còn chờ Quốc hội các nước chấp thuận. Một chuyên gia khác của Nhật, Hideaki Inoue, thuộc ngân hàng Mitsubishi, nhận định là chính sách "thắt lưng buộc bụng" tại châu Âu sẽ gây ra hậu quả tiêu cực cho sinh hoạt kinh tế.

Vào lúc các nước châu Âu chật vật đối phó với thâm thủng ngân sách, thì đây lại là thời điểm thuận lợi cho Hoa Kỳ. Đối với các nhà đầu tư thì xét về mặt an toàn, đổ tiền mua cổ phần tại Mỹ có lợi hơn. Đồng euro mất giá là một dấu hiệu cho thấy « thế vững chắc » của đôla Mỹ. Theo Reuters, trích dẫn các chuyên gia Mỹ thì giữa những món nợ của các nước vùng euro, sự mất giá của đồng tiền chung và bên kia là thành quả tốt của ngành công nghiệp Hoa Kỳ, lợi nhuận tăng 30% trong vòng 9 tháng, chính sách giữ lãi suất thấp của Ngân hàng Liên bang Mỹ, giới đầu tư trên thế giới chắc chắn sẽ khó mà không tập trung vào thị trường Mỹ.



Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Ôi...tai nạn giao thông !!!

Bị tai nạn, nghệ sĩ Hữu Lộc từ trần

(NLĐO)- Nghệ sĩ Hữu Lộc – em ruột nghệ sĩ Hữu Châu, cháu gọi NSƯT Bảo Quốc là chú và là cháu của bà bầu Thơ (Đoàn cải lương Thanh Minh, Thanh Nga) đã từ trần lúc 4 giờ ngày 17-5 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm của người nghệ sĩ 37 tuổi này là do tai nạn giao thông.

Lúc 24 giờ ngày 12-5 Hữu Lộc chở hai con là bé Khương Vy và Hữu Sang đi ăn kem, từ đường Nguyễn Huệ, quận 1, TPHCM về đến đường Pasteur, xe gắn máy của anh bị một chiếc xe gắn máy chở ba, do một thanh niên điều khiển vượt đèn đỏ, tông vào.

Vì bảo vệ hai con, anh đã va đập mạnh vào mặt đường. Tuy nhiên sau đó Hữu Lộc vẫn đủ bình tĩnh đưa hai con lên taxi chạy thẳng vào Bệnh viện Sài Gòn. Hai con của anh chỉ bị sây sát nhẹ, riêng anh thì ói ra máu.

Các bác sĩ đã chuyển anh sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Dù phẫu thuật chấn thương sọ não thành công nhưng Hữu Lộc vẫn hôn mê nhiều ngày qua.

Đến 4 giờ ngày 17-5 anh đã ra đi trong sự thương tiếc của gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

Việt Nam nỗ lực ổn định tiền đồng

Hãng tin Bloomberg cho hay Việt Nam vừa mua vào khoảng 1 tỷ đôla từ các công ty tài chính và đang có kế hoạch nhằm giữ tiền đồng ổn định.

Việc các tổ chức tín dụng mua đôla vào trong điều kiện nguồn cung dồi dào được nói là không những để phục vụ nhu cầu của khách hàng, mà còn để bán ra.

Hãng tin tài chính nhận xét ngân hàng nhà nước Việt Nam đang tìm cách thúc đẩy lòng tin trên thị trường sau khi chỉ số VN Index giảm 6% trong năm ngày liên tục giảm sút.

Tiền đồng đã bị phá giá hai lần trong sáu tháng qua, với chênh lệch giữa giá quy định và giá chợ đen thu hẹp tới 12%.

Ông Hideki Hayashi, kinh tế gia tại công ty Mizuho Securities ở Tokyo, được trích lời nhận xét: "Khủng hoảng nợ ở châu Âu khiến áp lực lên các đồng nội tệ của các nước đang phát triển ngày càng tăng, nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lẽ không muốn để tiền đồng sụt giá quá nhiều".

Giá tiền đồng đã giảm 5,9% kể từ 25/11/2009.

Ông Hayashi cũng nói Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ không đưa ra quyết định phá giá tiền đồng trong khi đang có khủng hoảng nợ ở châu Âu.

Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu hạn chế thâm hụt thương mại. Trong bốn tháng đầu năm, mức thâm hụt là 4,65 tỷ đôla, tương đương 23% xuất khẩu, vì nhập khẩu tăng để phục vụ nhu cầu của nền kinh tế.

Lượng ngoại tệ dự trữ của Việt Nam trong năm 2009 giảm từ 23 tỷ đôla xuống 15 tỷ vào cuối năm, có thể một phần vì nỗ lực trợ giá tiền đồng.

Tuy nhiên theo Ngân hàng Nhà nước, kinh tế phát triển tốt mới là yếu tố chính để ổn định đồng tiền.

nguồn : bbc

Quân đội Thái Lan tuyên bố khu vực biểu tình là khu tác xạ tự do

Thêm ít nhất 8 người thiệt mạng trong ngày thứ bảy tại Bangkok, sau khi quân đội công bố khu vực người biểu tình chiếm giữ là khu vực tác xạ tự do.

Tổng số người chết trong những cuộc xung đột từ ba hôm nay là ít nhất 25 người. Trên 150 người bị thương, trong đó có cả những nhân viên cứu cấp và 4 nhà báo trong và ngoài nước.

Quân đội căng dây kẽm gai bao vây chặt khu thương mại bị người biểu tình chiếm giữ. Bảng ghi "vùng tác xạ tự do" và cảnh giác dân hãy ở trong nhà được giăng khắp nơi bên ngoài hàng rào phòng thủ của phe áo đỏ, dựng bằng tre gai, vỏ xe và đủ thứ vật dụng họ có thể thu thập. Tin CNN cho hay binh sĩ Thái cũng bị bắn, nhưng không rõ ai bắn họ.

Thủ tướng Thái Lan tố cáo phe áo đỏ cấu kết với các phần tử vũ trang

Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva tố cáo những người áo đỏ biểu tình cấu kết với những phần tử vũ trang tấn công lực lượng an ninh, loan báo quyết định sẽ giải tỏa khu vực bị chiếm giữ.

Họp báo truyền hình trực tiếp lúc khoảng 10 giờ tối thứ bảy, giờ Bangkok, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva nói đến nay không ai chối cãi được là cuộc biểu tình của những người áo đỏ diễn ra cùng lúc với những phần tử vũ trang sử dụng các vũ khí nguy hiểm để tấn công nhân viên an ninh, người thường và ngay cả những người cùng biểu tình với họ.

Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cho rằng sự chiếm giữ khu thương mại để mặc cả và đem cuộc sống của dân làm con tin để gây áp lực với chính phủ là điều không thể chấp nhận.

Ông nói thêm rằng Thái Lan không thể để tiếp diễn trên xứ sở mình việc một nhóm người muốn hủy diệt chính quyền chỉ vì họ không thích chính quyền. Thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh, chính phủ phải tiếp tục tiến tới, không thể lùi lại, trong khi đang làm công việc phúc lợi cho dân và đưa đất nước vào nền pháp trị.

Thủ tướng Thái Lan cho rằng nay chính phủ phải quyết định giải tán biểu tình với tổn thất ít nhất, để bảo đảm an ninh và lẽ phải về lâu dài. Đó là giải pháp tốt nhất cho quốc gia, trong tình thế hiện tại.


Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010

Sứ quán Mỹ tính sơ tán gia đình nhân viên tại Thái

Thứ bảy, 15 Tháng năm 2010, 17:28 GMT+7

Đại sứ quán Mỹ ở Bangkok đang xem xét việc sơ tán các thành viên gia đình nhân viên đồng thời đưa ra cảnh báo đi lại với mọi công dân Mỹ tại Thái Lan.

Tin liên quan

a
Đường phố Bangkok thành bãi chiến trường (Ảnh Reuters)
Phát ngôn viên sứ quán Cynthia Brown cho hay, Bộ Ngoại giao Mỹ "cho phép tự nguyện ra đi" với người thân của nhân viên sứ quán tại Bangkok và "sẽ cung cấp các hỗ trợ tài chính" cho những chuyến đi của họ.

Theo Brown, Mỹ cũng đưa ra một "cảnh báo đi lại với mọi công dân, yêu cầu tránh tới Bangkok".

Cho tới hôm nay, Mỹ vẫn xếp Bangkok vào danh sách "cảnh báo đi lại" và yêu cầu mọi công dân trì hoãn những chuyến đi không cần thiết tới đây.

Hôm nay (15/5), quân đội Thái Lan đã thiết lập tại khu vực trung tâm Bangkok một "khu vực bắn đạn thật" để cảnh báo người biểu tình cũng như người dân địa phương.

Binh lính đã trải các hàng rào sắc khắp những con đường dẫn tới vùng Ratchaprarop, và treo các biển báo tiếng Thái, tiếng Anh nhấn mạnh là "khu vực bắn đạn thật", "Khu vực hạn chế, cấm vào". Biển hiệu này đồng nghĩa với việc quân đội có thể bắn người biểu tình nếu họ vẫn trốn trong đó.

Ratchaprarop là một trung tâm thương mại với nhiều toà nhà cao tầng, khách sạn, cửa hiệu. Đây là nơi diễn ra cuộc đụng độ dữ dội giữa quân đội và người biểu tình áo đỏ vào đêm qua.

Các vụ nổ, đọ súng trên đường phố đã khiến 16 người chết, và gần 160 người bị thương kể từ đêm thứ Năm tại trung tâm Bangkok.

  • Kỳ Thư (Theo AP)

nguồn : vietbao



Hà Nội ngập trong cơn mưa lớn nhất từ đầu năm

Sau cơn mưa rào kéo dài khoảng một tiếng, sáng nay nhiều tuyến phố của Hà Nội đã chìm sâu dưới nước. Giao thông tại các "điểm đen" úng ngập ùn tắc dù là ngày cuối tuần.
> Có tiêu hết 550 triệu USD, Hà Nội vẫn ngập

Nội thành Hà Nội bắt đầu có mưa nhỏ từ khoảng 6h sáng. Nửa tiếng sau, mưa bất ngờ mạnh lên và kéo dài suốt một giờ sau đó với tổng lượng mưa được ghi nhận là 35 mm.
Ảnh người và xe lội bì bõm sau trận mưa
Nước ngập sâu trên phố Thái Hà lúc 8h15 sáng nay. Ảnh: Hoàng Hà.

7h30, khi mưa ngớt, nhiều tuyến phố chìm trong úng ngập. Nhiều "điểm đen" trên phố Thái Thịnh, Thái Hà, Lê Trọng Tấn... hơn 30 phút sau khi mưa dứt, đường vẫn ngập sâu 30-50 cm. Các nhà mặt tiền trên phố này không dám mở cửa hoặc phải lấy gỗ, bao bố ngăn không cho nước tràn vào mỗi khi xe chạy qua.

Nhiều xe đã bị chết máy giữa đường gây ách tắc cục bộ. Trên đường chở con đi học đến đầu phố Thái Thịnh, anh Lê Văn Thành đành quay xe vì dãy dài ôtô ngập trong nước ngay trước mặt. "Mới trận mưa đầu mùa mà đã thế này. Không biết những đợt tới thì sao", anh lắc đầu nói.

Cơn mưa lớn nhất từ đầu năm cũng khiến khá nhiều công sở làm việc sáng thứ 7 vắng vẻ vì nhân viên đến muộn. "Tôi phải gửi xe máy rồi đi nhờ ôtô đến văn phòng", anh Hà, nhà ở khu đô thị Mỹ Đình cho biết.

Trong sáng nay, nhiều công nhân Công ty thoát nước Hà Nội ứng trực tại các điểm đen từ sớm. Liên tục dùng vợt để ngăn rác hay lá cây bịt miệng cống trên phố Thái Thịnh, chị Trần Kim Oanh (xí nghiệp thoát nước số 4) cho biết, hai điểm đen úng ngập là do mương thoát phía sau còn đầy nước.
Chiếc Ford Mondeo chết máy nằm giữa đường chờ ứng cứu. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Theo Công ty thoát nước Hà Nội, mưa chỉ tập trung tại khu vực nội thành với cường độ 35 mm. Đây là cơn mưa có cường độ lớn nhất từ đầu năm. Ở ngoại thành chỉ có mưa nhỏ, không xuất hiện úng ngập. Công ty đã tung toàn bộ công nhân ứng trực tại các "điểm đen" úng ngập.

Ông Nguyễn Lê, Giám đốc Công ty thoát nước Hà Nội, cho biết năm 2010, khi mưa lớn, khu vực nội thành Hà Nội sẽ xuất hiện khoảng 25 điểm úng ngập. 13 điểm thường xuyên úng ngập khi mưa như Lê Duẩn, Thái Thịnh, ngã tư Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh... đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, việc khắc phục chỉ được tiến hành vào cuối năm, khi mùa mưa đã kết thúc.

Nguyễn Hưng



Sự hiểu biết quá kém

Mới có trận mưa 35 mm mà đã ngập úng nhiều đoạn phố thế này mới thấy hệ thống thoát nước của Hà Nội càng ngày càng xuống cấp trầm trọng. Trong khi đó mấy đồng chí lãnh đạo Hà Nội lại không dành kinh phí để tập trung vào hạng mục thoát nước đi, lại chi đến hàng chục tỷ cho cái việc sơn lại mấy cái nhà tuyến phố cổ, rồi lát lại vỉa hè (trong khi vỉa hè cũ vẫn còn đẹp và dùng tốt).

(Minh)

Quá chán

Tôi quá chán với những gì diễn ra ở HN này. HN là thủ đô, là bộ mặt của cả nước. Vậy mà tình trạng ách tắc giao thông vẫn diễn ra thường xuyên như cơm bữa. Hết ngăn đường, chặn ngã tư, rồi phân luồng, rốt cuộc tình hình càng thấy thậm tệ hơn. Rồi tình trạng đào đường đào cống triền miên, để lại hàng đống ổ voi ổ gà và chỗ lồi lên, chỗ lõm xuống. Hôm nay chứng kiến cảnh ngập nước chỉ sau một cơn mưa, tôi càng thấy thất vọng hơn nữa. Tôi không biết là các vị liên quan đến bộ mặt đất nước quá bận, hay quá... kém mà không thể giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay!

(Dũng Thế)

Mưa thì ngập, nắng thì bụi

Mưa thì ngập, nắng thì bụi, đường nội thành thì bị cày xới, nham nhở những gồ ghề do xới lên lấp lại cẩu thả. Hà Nội thủ đô của cả nước thật không thể tưởng tưởng tưởng được. Chính quyền chỉ lo Đại Lễ 1000 năm, lo giải ngân đại lễ ngàn năm, các dự án làm cẩu thả, chỉ được vẻ bề ngoài hào nhoáng, chứ thực chất 1000 năm tôi chả thấy lợi ích ở đâu. Đường tắc, ngập, cày, xới... tệ hại hơn chưa chuẩn bi 1000 năm. Nước ta còn nghèo, thay vì cái nào còn dùng được thì giữ lại, 1000 năm nên tạo 100 tuyến phố văn minh, 1000 trường học, bệnh viện thay vì vôi ve phố phường. Quá ư là hình thức mà không giữ được với thời gian.

Mà nhìn từ HN suy rộng ra nước mình, làm sao mà tiến được trong thế kỷ mới này. Buồn thay cho tư duy lãng phí.

(Nguoi HN)

Đầu tư ngược

Tôi nhận thấy rằng người ta đang đầu tư tiền của không phải là lãng phí nữa mà là "đầu tư ngược". Vì theo tôi đầu tư lãng phí tức là đầu tư không mang lại lợi ích, còn "đầu tư ngược" thì rất khác. Muốn chống ngập lụt trước hết hệ thống thoát nước phải đảm bảo, có nhiều sông hồ, ý thưc người dân tốt... Vậy bây giờ những điều cần thiết đó chúng ta đã làm được những gì. Hệ thống thoát nước không đạt tiêu chuẩn. Sông hồ lấp lại để xây nhà cửa, khách sạn... Như vậy việc cần làm thì không làm, còn việc lấp sông lấp hồ thì làm nhiệt tình. Vậy những lãnh đạo các cấp liên quan đã làm gì để khắc phục điều này. Hay vì các ngài đang ấp ủ một dự án tổng thể lớn hơn trên giấy. Hay vì các ngài bận quá không để ý đến việc này?

(Phạm Văn Hùng)

Hạ tầng kỹ thuật của chúng ta quá kém

Tôi đồng ý với ý kiến của Do Viet Dung. Đúng là một phần do ý thức của người dân khi xả rác. Nhưng không phải vì như vậy mà bỏ quên trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Chúng ta đang hướng tới ngày đại lễ lớn nhất cả nước, vậy mà bao nhiêu tiền của đầu tư nâng cấp hạ tầng vẫn không mang lại hiệu quả. Và cuối cùng là : Tiền lấy từ thuế của người dân nhưng nỗi khổ thì dân vẫn phải chịu. Nếu ngày đại lễ trời mưa và ngập lụt. Vậy còn ý nghĩa nữa không?

( vit con )
...

nguồn : VnExpress

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010

Thái Lan: Hòa bình bị "bức tử"

Thỏa thuận hòa bình ở Thái Lan đã chết. 10 ngày trước đây, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã nỗ lực phá vỡ cuộc khủng hoảng chính trị bằng tuyên bố chấp thuận bầu cử sớm như một phần thương lượng để chấm dứt việc chiếm giữ của phe Áo đỏ ở quận thương mại trung tâm Bangkok.

Hôm nay (13/5), khi người biểu tình vẫn từ chối rời đi, ông Abhisit tuyên bố bãi bỏ kế hoạch bầu cử sớm. Và tối nay, quân đội đang điều quân, bao vây khu trại của người biểu tình. Tướng Khattiya Sawatdiphol còn gọi là Seh Daeng - một thủ lĩnh của người biểu tình chống chính phủ - đã bị bắn vào đầu. Hiện chưa rõ viên đạn xuất phát từ đâu.

Bạo lực mới nhất xảy ra, tuyên bố của ông Abhisit đã thiêu rụi mọi hy vọng hai bên có thể nhanh chóng đạt được thỏa thuận hòa bình, chấm dứt cuộc biểu tình kéo dài hai tháng hao tiền tốn của.

Thị trường chứng khoán Thái Lan sụt giảm mạnh khi tuyên bố bãi bỏ kế hoạch bầu cử sớm được đưa ra. Trước đó, nỗ lực ngày 10/4 để giải tán người biểu tình ở một khu vực khác của Bangkok đã thất bại, đụng độ xảy ra giữa phe áo đỏ và lực lượng an ninh Thái Lan. Người biểu tình chống lại binh lính bằng lựu đạn và súng. 27 người thiệt mạng và 800 người bị thương.

"Tôi phải hủy bỏ ngày bầu cử vì người biểu tình từ chối giải tán", Thủ tướng Abhisit nói với báo chí hôm nay sau cuộc gặp với các nhóm hoạt động xã hội. Ông nhấn mạnh sẽ vẫn theo đuổi một lộ trình để chấm dứt chia rẽ chính trị. Trong kế hoạch ban đầu, ông dự kiến tổ chức bầu cử sớm ngày 14/11 trong khi nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào 2012.

"Tôi sẽ tiếp tục với kế hoạch hoà giải năm điểm", Thủ tướng Thái Lan khẳng định. Kế hoạch này còn bao gồm xây dựng một hệ thống an sinh xã hội, giải quyết những than phiền về mặt luật pháp và chính trị. Người biểu tình trước đó nói rằng, họ chấp nhận kế hoạch hòa giải về mặt nguyên tắc, nhưng sau đó lại đưa ra yêu cầu nhiều hơn và cuối cùng là từ chối việc chấm dứt chiếm giữ một phần thủ đô Bangkok.

Việc từ chối chấm dứt "hạ trại" tại quận thương mại Rajaprasong dường như là kết quả của những ý kiến chia rẽ, bất đồng trong các thủ lĩnh Áo đỏ - sự chia rẽ của những người ôn hòa và cứng rắn. Hơn 20 người được xem là thủ lĩnh của Áo đỏ bao gồm nghị sĩ, quan chức, sĩ quan quân đội.

Trong lúc đó, chính phủ đã bắt đầu áp dụng biện pháp cắt nguồn hậu cần cho người biểu tình. Họ triển khai thêm quân đội xung quanh khu trại của phe Áo đỏ. Các điểm kiểm tra được thiết lập để ngăn chặn nguồn cung cấp thực phẩm cùng những thiết bị khác, đồng thời hạn chế hoạt động của người biểu tình.

"Chúng tôi có một chút thành công trong việc đối phó với họ", Panitan Wattanayagorn, người phát ngôn chính phủ nói. "Họ sẽ không đi lại quanh Bangkok".

Người biểu tình chủ yếu là người nghèo, đến từ nông thôn. Họ ủng hộ cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra. Coi chính phủ hiện tại của Thái Lan đã nắm quyền lực một cách bất hợp pháp, họ yêu cầu ông Abhisit từ chức, giải tán quốc hội.

Tuy số lượng người biểu tình đã giảm nhiều trong vài tuần nay, nhưng họ vẫn đông, vẫn dựng trại ăn ở tại quận thương mại Rajaprasong, trung tâm Bangkok.

Trong hôm nay, viện đại học thuộc Phòng Thương mại Thái Lan ước tính tổn thất kinh tế do biểu tình lên tới 2 tỉ USD.

Hôm qua, chính phủ Thái Lan tuyên bố sẽ cắt điện và nước ở quận này như một phần chiến lược đối phó với người biểu tình. Tuy nhiên, kế hoạch này khó khả thi vì trong khu vực còn nhiều trường học, bệnh viện và đại sứ quán.

Trong khi đó, người biểu tình vẫn tỏ ra không hề e ngại trước động thái của quân đội cũng như chính phủ. "Chúng ta không sợ bất cứ thứ gì mà chính phủ có thể làm đối phó với chúng tôi", lãnh đạo Áo đỏ Weng Tojirakan nói trước đám đông biểu tình.

Diễn biến mới nhất:

Người phát ngôn đơn vị chịu trách nhiệm chấm dứt biểu tình Sansern Kaewkamnerd khẳng định, xe bọc thép cùng đơn vị bắn tỉa sẽ bao vây khu biểu tình của phe áo đỏ. Phe này đã dựng các hàng rào chướng ngại vạt bằng lốp xe, gậy gộc tại khu vực trải rộng khoảng 3km vuông. Ông cảnh báo quân đôi có thể dùng đạn thật để phòng thủ nếu bị tấn công.

Các đại sứ quán Anh, Mỹ và Phần Lan tuyên bố ngừng các dịch vụ công cộng.

Các văn phòng, công sở cho phép nhân viên trở về nhà sớm vào lúc 3h chiều. Dịch vụ vận chuyển công cộng ngừng hoạt động vào lúc 6h chiều nay. Hàng loạt cửa hàng thông báo ngừng phục vụ.

Đã xuất hiện vài vụ nổ ở khu vực người biểu tình chiếm giữ tại Bangkok. Quân đội Thái Lan đã chuẩn bị triển khai 52 xe bọc thép để bao vây vùng biểu tình Rajprasong. Các xe này mang theo cả những bao cát để chống lại những vụ tấn công lựu đạn RPG và M79.

  • Thái An (Theo TIME, Nation)

nguồn : vietbao

Chuyện thật như đùa : chỉ có ở VN?

 

Thứ Tư, 12/05/2010, 08:12

Thưa Tòa, cáo trạng này do bạn tù... ký thay!

TP - Tại tòa, HĐXX mới ngớ ra là bị cáo chưa được tống đạt cáo trạng. Công tố viên lý giải, lỗi do sơ suất của một nữ kiểm sát viên mới vào nghề.


Chuyện thật như đùa trên vừa được Hội đồng Xét xử TAND TP Hà Nội làm rõ chiều qua, tại phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Văn Thiếp (SN 1974, trú Mê Linh, Vĩnh Phúc) về hành vi giết người.

Xin trích đăng nguyên văn đoạn hỏi đáp giữa chủ tọa và bị cáo, trong phần thủ tục phiên toà:

-Bị cáo có nghe rõ nội dung bản cáo trạng mà vị đại diện VKS đã công bố không?

-Dạ có.

-Bị cáo có thấy nội dung bản cáo trạng này giống với hành vi phạm tội của bị cáo không?

-Dạ có đúng, có sai ạ!

-Bị cáo có thấy nội dung bản cáo trạng này giống với nội dung bản cáo trạng mà bị cáo đã được kiểm sát viên tống đạt trong trại tạm giam không?

-Dạ, trong trại tạm giam có ai đọc cáo trạng cho bị cáo đâu mà biết giống hay không giống ạ.

-Tại sao?

-Dạ, khi tống đạt cáo trạng, bị cáo không được biết nội dung và người ký nhận bản cáo trạng là một bị can khác cùng phòng tạm giam với bị cáo.

Nghe đến đây, chủ tọa phiên tòa đã cho bị cáo Phạm Văn Thiếp xem chữ ký xác nhận "Đã nhận bản cáo trạng", thì bị cáo này bác bỏ, và vẫn khẳng định chưa bao giờ điểm chỉ hay ký vào văn bản này. Trước tình thế đó, HĐXX lập tức hội ý tại chỗ. Và với những cái lắc đầu ngao ngán, HĐXX đã buộc hoãn phiên tòa, đề nghị cơ quan tố tụng hoàn tất phần thủ tục theo quy định của pháp luật.

Điều đáng nói hơn nữa, bị cáo trong vụ án bị truy tố về tội "giết người", đối mặt khung hình phạt cao nhất đến tử hình, song kiểm sát viên đã làm việc hết sức tùy tiện, tắc trách.

Trao đổi với phóng viên sau phiên tòa, vị đại diện Viện KSND Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa cho biết, cô kiểm sát viên thụ lý vụ này mới vào nghề, ông này chỉ đi ngồi thay, may mà phát hiện ra sớm.

Bảo Thắng

(nguồn : báo Tiền Phong Online)

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

Bé Huy lắm...trò

copconcopcon

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2010

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010

Bé Huy sau 3 tuần



Vatican, Vietnam sacrifice a holy man

A major stumbling block to diplomatic relations between Vietnam and the Vatican has seemingly been removed with the resignation of a popular Vietnamese Catholic leader and government critic.

Joseph Ngo Quang Kiet was the archbishop of Hanoi for the past five years, overseeing parishes in the capital and in the northern third of the country. He quietly supported a wave of protest vigils calling for the return of government-confiscated church properties and greater religious freedom.

The Vietnamese government, which is often accused of violating religious freedom, hopes to silence human-rights critics, especially in the United States, by establishing full relations with  the Holy See. Vietnam, with approximately six million Catholics, offers the Vatican the second-largest Catholic population in Southeast Asia after the Philippines.

Kiet, 57, was succeeded by 72-year-old Pierre Nguyen Van Nhon, who was appointed by the Vatican to be coadjutor archbishop of Hanoi on April 22. According to church observers, his was an unusual appointment since the coadjutor archbishop is usually groomed to eventually take over the top post. Not only is Nhon 15 years older than Kiet, he is set to officially become archbishop any day now.

Relations between communist Vietnam and the Holy See have always been fraught. Two contentious issues have been the settlement of communist-confiscated church properties - beginning in 1954 in the north and after 1975 in the south - and the training and appointment of clergy.

Unlike China, which severed ties with the Vatican and created a state-sponsored "patriotic church", Hanoi allowed a Catholic church to exist under nominal Vatican control. In practice, Vietnamese authorities restricted the ordainment of clergy and cleared all appointments. This led to a generally pliant Catholic church leadership in Vietnam.

There was nothing in Kiet's history that indicated a dissident streak. But after becoming archbishop of Hanoi he inspired mass civil actions by church followers. In late 2007, Catholics began gathering by the thousands at the former site of the Vatican embassy in Hanoi, which was confiscated in the 1950s.

After a series of unprecedented vigils demanding the return of the property, municipal officials appeared to accede to the demands on the condition that the gatherings stopped. But authorities later reversed course and instead of returning the church land they bulldozed over the ground and turned it into a public park.

In 2008, vigils spread to the Thai Ha parish in Hanoi, again over the issue of confiscated properties. Authorities broke up the peaceful gatherings and subsequently convicted eight parishioners for causing public nuisances and damaging property. There were rumors then that Kiet would be arrested.

State-run newspapers have vehemently attacked Kiet, calling him unpatriotic and an instigator of social disturbances, and have repeatedly called for his dismissal. The chairman of the People's Committee of Hanoi reprimanded Kiet in writing and frequently criticized him in the media and to outside delegations.

At a meeting with foreign diplomats, a Hanoi official stated, "A number of priests, led by Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, took advantage of parishioners' beliefs and their own low awareness of the law to instigate unrest, intentionally breaking the law and acting contrary to the interests of both the nation and the church."

Over the past year, demonstrations spread to other parishes. In the heavily Catholic area of Vinh in north central Vietnam, half a million people reportedly protested the beatings of co-religionists by security police in July 2009.

Against this backdrop, President Nguyen Minh Triet paid a visit to Pope Benedict XVI in December 2009, following Prime Minister Nguyen Tan Dung's historic Vatican trip in 2007. The two sides are reported to be discussing normalization of diplomatic ties.

Following Triet's meeting with the pope, Kiet went on medical leave and traveled to Rome for treatment. Vietnamese Catholic websites report that Triet insisted that the Vatican remove Kiet as a condition for establishing closer ties. This request, if true, would be consistent with the tone of government-controlled newspapers.

On returning to Vietnam in April, Kiet announced that he was retiring, for "health reasons". His stepping down, though not unexpected, was a disappointment for many Vietnamese, Catholic and non-Catholic, who admired his courageous leadership. Several online petitions have been organized calling on Pope Benedict to keep Kiet as archbishop of Hanoi.

Vietnamese Catholics living overseas are a major source of funding for the church at home. They are also among the most vocal groups lobbying the United States administration and congress to blacklist Vietnam as a "country of particular concern" for its many well-documented religious rights violations.

In Vietnam, Catholic bloggers have extolled "the spirit of Ngo Quang Kiet" and compared him to the early martyrs of the church. Le Quoc Quan, a human-rights lawyer, wrote that there cannot be a universal church without the voices of the faithful. He wrote that Catholics in Vietnam had demonstrated their empowerment and were beginning to change the church from the ground up.

If the current pope eventually makes a grand visit to Vietnam, like Pope John Paul II did in Cuba, he will encounter a faithful inspired by Ngo Quang Kiet, a religious leader in the mold of John Paul.

nguồn : AsiaTimes

( đọc thêm Bắt tay hy sinh một thánh nhân )


Mother's day

- Người làm rạng danh Cha sẽ trường thọ, kẻ làm hài lòng Mẹ là thuận ý Chúa. - ( Đức huấn ca 9,6 ) -

Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời...

"Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?"
-Biết gì ?
 "Biết là, biết là con thương Mẹ không ?"
...



Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Đông và Tây mãi là hai phương trời cách biệt. Đông Phương huyền bí, thâm trầm, khép kín; Tây Phương hoành tráng, sôi động, hiện thực. Vật trời Tây uy dũng, dạn dĩ; vật trời Đông kết tụ, e dè. Nghìn xưa đến hiện tại, Đông và Tây vẫn là hai thái cực, tư tưởng khác biệt, hành động chẳng tương đồng. Hòa nhập cả hai về một mối, lý thuyết xem ra khá nhiều, thực chất, hình tượng Âm Dương là giải đáp, trắng đen được quy hoạch thành từng vùng, "quan hệ", "tác động", "sinh hoạt" nhưng không thể hòa nhập. Quán nnc409 chiều nay chỉ có cà phê đen, không phục vụ cà phê sữa. Bác Ròm, só-li nhá.

Không mang tính dịu dàng như người nữ Phương Đông, hài lòng với người bạn đồng hành có chỗ đứng, người nữ Phương Tây mang tính sôi động nên luôn xông xáo , truy lùng cho bằng được những gì hoành tráng nhất. Kinh tế Phương Tây không ngoài lệ nên cũng đi theo chiều hướng ấy.

Ba mươi năm nhìn lại. Ngành tiểu thương hứng hóa cốt miên chưởng anh đại thương nên dần bốc khói. Tiệm tạp hóa góc đường dần biến mất, mua 5 cắc bánh "lổ tai heo" cũng phải tìm đến hệ thống siêu thị. Càng to càng tốt, trung tâm thương mãi choán cả một góc trời. Đuôi kăng-gu-ru Woolworth, Coles nội địa chỉ mới bày được một món, bà nội trợ chuột túi muốn thêm món xúc xích Aldi từ Đức, kèm đủ buổi ăn tối không thể thiếu tiệm chú Sam có món burger king Costco, Wal-Mart. Đến đây thì lưới đã gút lại đến điểm cuối cùng, quyền lực kinh tế nơi Phương Tây dồn về anh chàng có bộ dạng đồ sộ nhất, các bà Phương Tây lại thích thế.

Gô-Li-Át cũng có lúc nhiễm vi-rút sổ mũi. Quyền lực không được thực thi cách hoàn chỉnh, tư lợi riêng lấn chiếm nên thức ăn cho bữa cỗ đã được đưa vào tay anh đầu bếp tận phương xa. Kim ngân chạy vòng, không có trong túi anh tức nơi túi tôi đã đầy ấp. Titanic không đắm chìm nếu hoa tiêu ngày ấy được Sao Phương Đông dẫn đường thì mọi việc đã khác.

Gom gọn cục to như anh Phương Tây trông thật uy thế. Riêng tôi lại thích độ cứng chắc, xa nhưng gần, dính chặc nhau như sợi xích của anh Phương Đông.

Tình là tình nhiều khi không mà có. Tình là tình nhiều lúc có như không. Hứ, câu vô nghĩa!


Khủng hoảng Thái Lan, dấu hiệu kết thúc một vương triều ???

Đất nước Thái Lan thời kỳ hậu Bhumipol rồi sẽ ra sao ? Ngay cả những người bảo hoàng nhất cũng phân vân. Một hệ thống dựa vào một vị vua được tôn sùng như thần thánh, bao quanh là một ban cố vấn gồm các tướng lãnh trung thành ; và một quân đội vốn có quyền kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng đến chính phủ trước khi tuân lệnh chính quyền, có vẻ không còn phù hợp với nhu cầu dân chủ của người dân Thái.

Bài phân tích của đặc phái viên báo Le Monde tại Bangkok hôm nay nhận định : Cuộc khủng hoảng do phe Áo Đỏ gây ra đã làm nên một bước ngoặt tại vương quốc này. Đây là bước ngoặt cho một chu kỳ chính trị bắt đầu từ năm 2006 với cuộc đảo chính quân sự lật đổ ông Thaksin Shinawatra - thủ tướng duy nhất tại vị đến hết nhiệm kỳ và tái đắc cử. Chu kỳ này sẽ kết thúc khi vua Bhumipol Adulyadej băng hà - vị vua 82 tuổi đã ở ngôi suốt 64 năm qua, lâu đời nhất trong số các vương triều trên thế giới hiện nay.

Gọi là một bước ngoặt, là vì những người Áo Đỏ đã làm cho người Thái Lan thấy rõ sự phân cực của xã hội, giữa người giàu kẻ nghèo ; giữa giới thượng lưu bảo thủ, bảo hoàng, giàu có, và giới nông dân nạn nhân của công nghiệp hóa và nhập cư. Bên cạnh đó, một lớp người mới nổi lên trong những năm ông Thaksin cầm quyền, cũng không chấp nhận lớp lãnh đạo cũ. Những vết rạn nứt sâu rộng khó hàn gắn này, mà người Thái Lan đã ý thức được, làm cho họ sợ hãi.

Theo Le Monde, có hai cách nhìn nhận cuộc khủng hoảng. Cách thứ nhất : Ông Thaksin, thủ tướng được lòng dân nhất từ trước đến nay tuy độc tài và tham nhũng, đã bị lật đổ một cách bất công, và hai chính phủ thân Thaksin sau đó liên tiếp bị phe Áo Vàng lật đổ. Như vậy chính phủ của ông Abhisit Vejjajiva hiện nay là bất hợp pháp, tồn tại là nhờ các mánh khóe của hoàng gia và ý muốn của quân đội. Còn với cách nhìn thứ hai, cựu thủ tướng Thaksin hiện lưu vong, đang gầy dựng và tài trợ cho các nhóm vũ trang nguy hiểm, và những người dân quê ít hiểu biết lên chiếm đóng khu vực trung tâm thủ đô, gây bất ổn kinh tế cho một đất nước chỉ muốn hòa bình và dân chủ.

Nhưng theo Le Monde, động lực sâu xa của cuộc khủng hoảng là sự tiến triển của một xã hội quá bất bình đẳng, đang ở vào hồi kết của một vương triều, khiến người ta lo ngại tình hình sẽ trở nên đen tối hơn.

Tờ báo nhận định, không phải là ngẫu nhiên mà chính quyền Thái Lan đã tỏ ra ôn hòa trước phe phản kháng. Họ biết rằng phe chống chính phủ có được sự ủng hộ không chỉ của người nghèo, mà còn của nhiều người thuộc giới công chức, quân nhân, cảnh sát, trí thức và doanh nhân. Nguyện vọng về dân chủ và giảm bớt hố ngăn cách giàu nghèo không chỉ có ở những người Áo Đỏ.

Thủ tướng Abhisit đã cẩn thận ẩn mình trong một doanh trại quân đội trong thời gian khủng hoảng, nhưng liệu ông có sự chọn lựa nào khác ? Liệu quân đội và cảnh sát có tuân theo nếu ông ra lệnh đàn áp ? Tổng tham mưu trưởng quân đội, tướng Anupong Paojinda đã kêu gọi một thỏa ước chính trị, và cho biết sẽ không sử dụng vũ lực.

Quốc vương Bhumipol thì vẫn giữ im lặng, trong khi năm 1992 các bên đã phải cúi mình xin tạ tội. Nhưng liệu bây giờ các phe phái có còn vâng lời ông như trước hay không ? Đây là một chủ đề cấm kỵ, nhưng nhiều người đang nghi ngờ quyền lực của nhà vua.

Thái Lan « hậu Bhumipol » sẽ ra sao ?

Cũng theo Le Monde, cuộc khủng hoảng hiện nay không chỉ là do các yêu cầu về mặt chính trị và xã hội, nhưng còn cho thấy thời kỳ hoàng kim của vương triều Thái đã đến hồi kết cuộc. Thái tử Maha Vajiralongkorn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi kế vị vua cha đã trị vì hơn sáu thế kỷ qua, được tôn sùng như Thượng đế. Nhưng câu hỏi lớn nhất là : « Đất nước Thái Lan thời kỳ hậu Bhumipol rồi sẽ ra sao ? ». Ngay cả những người bảo hoàng nhất cũng phân vân. Một hệ thống dựa vào một vị vua được tôn sùng như thần thánh, xung quanh là một ban cố vấn gồm các tướng lãnh trung thành ; và một quân đội vốn có quyền kiểm soát hay gây ảnh hưởng đến chính phủ trước khi tuân lệnh chính quyền, có vẻ không còn phù hợp với nhu cầu dân chủ của người dân Thái. Người ta cũng bắt đầu chỉ trích việc hoàng gia Thái là một trong những hoàng tộc giàu có nhất thế giới trong khi dân nghèo bị quên lãng.

Le Monde cho rằng ông Thaksin bị lật đổ không chỉ vì ông ta tham nhũng, hay vì làm mất lòng nhà vua và quân đội ; nhưng do ông đã phần nào làm lu mờ vai trò của vương triều. Câu khẩu hiệu « Thaksin, tổng thống » mà những người Áo Đỏ dè dặt nói ra, nay không còn là hiếm hoi. Điều này không có nghĩa là nhân dân muốn thay chế độ quân chủ lập hiến bằng chế độ cộng hòa, nhưng đây là khát vọng đổi mới.

Bước ngoặt là đây, trong tự do ngôn luận : tất cả những chủ đề nhạy cảm nay đã được nêu ra, từ sự ngạo mạn của lớp người ăn trên ngồi trước, tham nhũng, vai trò của ban cố vấn quốc vương và quân đội…Một kỷ nguyên hậu Bhumipol đã bắt đầu. Trong một xã hội mà người dân được dạy dỗ phải vâng lệnh và mỉm cười, những chủ đề cấm kỵ đã bắt đầu được cởi trói. Chiếc van tâm lý đã được mở và không thể khóa lại được, tạo nên đồng thời nỗi sợ hãi và niềm hân hoan về một tương lai bất định.

Châu Âu cần cải tổ cơ cấu, sau bài học Hy Lạp

Liên quan đến Hy Lạp, báo chí Pháp hôm nay đã bày tỏ nỗi lo sợ cuộc khủng hoảng sẽ lây lan sang các nước châu Âu khác, vốn cũng đang nợ nần tuy có ít hơn. Nhật báo Libération cánh tả lo lắng : « Tất cả các yếu tố cho một cuộc hỗn loạn ở châu Âu đều hội đủ ». Tuy không muốn tin rằng khủng hoảng sẽ lây sang Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, nhưng tờ báo cũng nghi ngờ về những dự báo lạc quan của chủ tịch nhóm các nước sử dụng đồng euro. Libération kết luận : « Do quá chần chờ trong việc cứu vớt Hy Lạp, nay châu Âu phải đối mặt với một tai họa mà mình không còn chế ngự được nữa ».

« Nguy cơ đang lớn dần : một sự sụp đổ như những con cờ domino có thể xảy ra với khu vực đồng euro », Le Monde nhận định. Tờ báo cho rằng cần có những cải cách về cơ cấu trong Liên hiệp châu Âu. Trong tất cả các khu vực tiền tệ chung, đều có một ngân hàng trung ương và một bộ phụ trách vấn đề cân bằng ngân sách. Nhưng châu Âu chỉ có mỗi ngân hàng trung ương, và một « thỏa ước ổn định » mà không nước nào tôn trọng cả. Cần có một cơ chế cho việc hài hòa ngân sách, nguồn thuế, thể thức hỗ trợ cho các thành viên gặp khó khăn…Đây là sự khởi đầu cho việc hội nhập một « liên bang » để tránh việc các thành viên rút lui khỏi liên hiệp.

Tờ báo cánh hữu Le Figaro cũng kêu gọi cải cách, thành lập một chính phủ kinh tế châu Âu thực sự. Theo Le Figaro, « nếu thị trường tấn công vào đồng euro, thì đó chính là do châu Âu đã không có khả năng tổ chức », và nhấn mạnh, tạo dựng lại lòng tin vào châu Âu đang là yêu cầu khẩn thiết. Tờ báo cũng tỏ ý tiếc là cuối cùng đúng vào lúc châu Âu chịu bắt tay vào cứu Hy Lạp thì những sự cố đáng tiếc đã xảy ra. Sự chậm chạp của các nước và các định chế châu Âu chỉ khuyến khích nạn đầu cơ, làm tăng nguy cơ lây lan khủng hoảng, và hậu quả là cái giá phải trả tăng lên. Nhật báo công giáo La Croix cho rằng « đồng euro đã trở thành gót chân Achilles của châu Âu », và « cần thiết có một châu Âu vững mạnh, để ứng phó với quyền năng và sự biến hóa của các thị trường ». Còn tờ báo cộng sản L'Humanité thì gay gắt lên án những kẻ cơ hội làm giàu qua cuộc khủng hoảng này, và kêu gọi chiến đấu chống lại một « châu Âu tư bản ».

Một hồ sơ chuyển giao công nghệ hạt nhân nhạy cảm đang đè nặng quan hệ Pháp – Trung

Nhật báo Le Monde cho biết, đó là việc Pháp dự định bán cho Trung Quốc một nhà máy tái xử lý nhiên liệu nguyên tử. Kỹ thuật này nhằm chiết xuất chất plutonium từ chất thải của các nhà máy điện nguyên tử, có thể sử dụng cho mục đích dân sự lẫn quân sự - hoặc sản xuất ra nhiên liệu mới, hoặc làm vật liệu hạt nhân phân rã dùng cho vũ khí nguyên tử.

Tờ báo nhận định, trong bối cảnh thế giới đang bàn về việc cắt giảm và minh bạch hóa kho vũ khí nguyên tử, và một dự án cấm sản xuất vật liệu hạt nhân phân rã, hồ sơ này có thể đặt nước Pháp vào thế khó xử. Trong khi đó Bắc Kinh luôn giữ bí mật về kho vũ khí hạt nhân vốn đang liên tục tăng lên của mình, mập mờ về ranh giới giữa mục đích dân sự và quân sự, và từ nhiều năm qua vẫn cố gắng tìm mua các kỹ thuật tân tiến nhất của các nước. Việc leo thang quân sự của Trung Quốc luôn làm Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương e ngại.

Le Monde cho biết thêm, những người ủng hộ kế hoạch trên cho rằng việc bán nhà máy đã nêu không ảnh hưởng gì, vì Bắc Kinh đã là một cường quốc nguyên tử quân sự, và đã nắm vững kỹ thuật tái xử lý ; hơn nữa luật quốc tế cũng không cấm. Nhưng phe chỉ trích nhấn mạnh, điều này sẽ giúp cho Trung Quốc làm một bước nhảy vọt khổng lồ về kỹ thuật, và tăng tốc sản xuất vật liệu hạt nhân phân rã.

Cũng chính vì thế mà Pháp đã đặt ra ba điều kiện, nhằm ngăn trở việc sử dụng kỹ thuật trên đây vào mục đích quân sự. Trước hết là phải dời địa điểm mà Bắc Kinh đã chọn để xây dựng nhà máy sang nơi khác, không để gần các thiết trí quân sự. Một cơ chế kiểm tra sẽ do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế thực hiện, và tiến trình xử lý phải khép kín để tránh việc rút bớt chất plutonium cho mục đích khác.

Các điều kiện trên đây, ngay hôm trước khi tổng thống Sarkozy lên đường đi thăm Trung Quốc, vẫn luôn bị Bắc Kinh bác bỏ. Còn kết quả thương lượng sau đó thì như thế nào ? Cả Điện Elysée lẫn bộ Ngoại giao đều từ chối đưa ra lời bình luận về hồ sơ này, nhưng Le Monde nói thêm rằng, ông Sarkozy đang cần đến sự ủng hộ của ông Hồ Cẩm Đào trong các hội nghị G8 và G20 vào năm tới, mà nước Pháp sẽ là chủ tịch.

nguồn : rfi



Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2010

ĐỐ BỘ TRƯỞNG NÀO DÁM TỪ CHỨC VÀ NHỮNG KẺ LẮM MƯU

ĐỐ BỘ TRƯỞNG NÀO DÁM TỪ CHỨC VÀ NHỮNG KẺ LẮM MƯU

Bài hay, xin mời :

http://tuanvietnam.net/2010-05-07-do-bo-truong-nao-dam-tu-chuc-va-mot-ke-lam-muu-

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam:
Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc là vô giá trị


 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Nguyễn Phương Nga.

(VnMedia) - Chiều (6/5), tại cuộc họp báo thường kỳ được tổ chức tại Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, cho biết lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam và hoàn toàn vô giá trị.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 29/4 vừa qua, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2010 tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, bà Nguyễn Phương Nga cho biết Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Do đó, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc hoàn toàn vô giá trị.

Việt Nam sẽ tiến hành giao thiệp ngoại giao để phản đối việc làm nói trên của Trung Quốc.     

Cũng trong cuộc họp báo trên, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về các biện pháp của Việt Nam trong việc bảo vệ ngư dân khi bị phía Trung Quốc bắt giữ, bà Nga cho biết các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ có những biện pháp cần thiết để bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngư dân của Việt Nam tiến hành các hoạt động đánh bắt cá bình thường trong các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.

Hồng trần dõi bước (tt)

Giám đốc Bảo Tàng Lu-rồ chăm chú quan sát mảng da người dưới kính soi nơi bàn viết. Thời tiết Bắc Cali hôm nay tuyệt vời, nắng khá tốt, nhiệt độ vừa, không lý tưởng bằng phía Nam bởi những luồng gió mạnh vẫn còn quanh quẩn. Khí lực sung mãn sau buổi chơi banh bố buổi chiều, phóng ngay vào bàn để làm việc, quần tà lỏn áo ba lổ, chả ma nào dòm ngó chỗ riêng một góc trời nầy, làm việc tại gia có điều lợi là đấy.

Chàng Mập hít đầy khí vào lồng ngực. Thời tiết như hôm nay, chẳng nơi nào sánh bằng Nam Cali. Chỉ hơi uất khi ai nấy đều khao rằng đất Gô-Loa mới là nơi đáng dừng chân. Nhà tốt, việc tốt, con tốt, Bà Nội Tướng ngoài việc khó móc túi, chẳng còn điều chi để phàn nàn. Chơi banh bố hầu như thành môn thể thao cộng đồng nơi đây, điều nhỏ khá riêng tư, Chàng Mập lần nầy nhất định giải quyết phần bụng, tương lai gần, bụng phải là điểm thứ nhì chạm đích khi vào tư thế hít đất.

Ghét cái vòng lẩn quẩn, tưởng phen nầy chơi gấu bông nhưng toàn thấy lạc đà. Sao-tam-ba chẳng khác gì bên ấy, trời cực nóng, ẩm thấp, mồ hôi cứ rịn đầy người. Tuần rồi cứ mưa tầm tả, tuần nay lại nắng chói chang. Nắng quéo người thế nầy cũng trợ phần nào cho những cơn nghiện thuốc, gì thì gì, Yêu Như Thầy nên phen nầy quên bản thân, đều đặn bỏ xu vào ống heo, gộp đủ tiền cây Craven "A" mét-in-u-ết cho lần triều cống sắp tới.

Cùng thời điểm, tại 3 nơi khác nhau, số báo Chiến Quốc ban chiều vừa được quẳng vào tận cửa.

Năm Dần khắc tinh, Danh Tướng nhà vẫn ở đầu ngỏ nhưng cửa hơi khép lại phòng luồng gió suy trầm. Ngân lượng vẫn đầy ấp hai túi quần, chỉ sụt phần con số in trên tờ bạc, mất hẳn một con số không. Cả năm chẳng màng việc rái tai đèn mờ, tình dục đã mất. Chẳng hiểu vì tai kín rái hay bởi Bố Tây rải thuốc châm ngòi, Danh Tướng bê về rượu tình dục của Vua Voi A-Ma-Kông, quên đọc phần dẫn giải, rượu uống vào sau 30 năm mới phát sinh hiệu lực. Nhà hội Lu-rồ luôn có chuyện lạ, cha Danh Tướng tuổi 90 dẫn con út lên 5 đến trung tâm Bút Gian đăng ký chỗ vườn trẻ.

Tề Công năng động nhưng nông nổi, bê về rượu A-Ma-Kông khao đãi, không may đấy là nước thứ nhì, nhạt phèo. Quan lộ tỏa rực, pít-tông chắc cứng, dòm dèm chiếc ghế da cọp nhưng mộng ước chưa thành. Bù vào đấy, Tề Công đoạt ngôi vị thứ nhì trong danh sách màu da. Tuấn Đen dẩy nẩy, bảo họ Tề tên không có chữ đen kèm vào, thế là hơi thiên vị. Tề Công cười khà cho lần đoạt danh tước. Tuấn Đen dẩy nẩy, chẳng biết đến bao giờ! Phần "đen" không thể thiếu họ Bùi, người Mun nhưng chỉ thích loại mủ trắng. Tâm địa cũng trắng nên không thích chuyện đen, vừa được nhà Bác Ròm đề cử chức quan đen Bao Công trên bờ-lóc, chuyên trị phần xã hội đen, công an tội phạm.

Bố Tây nói bậy nhưng nói đúng, gác kiếm chứ không có gác côn, về vườn nhưng không có trong vườn. Chính sách "cây nhà lá vườn" của Ngô Lão khởi sắc hơn bao giờ. Chuyện phào nầy, sắt tự đào từ lòng đất, dây cu-roa mô-tơ tự lấy tóc vấn mà thành, mủ đạp xe lên nhà họ Bùi trộm về chế thành sơn, thành phẩm lời lãi không bàn cũng tất biết. Sân thượng là chuyện bên lề. Nhà Nghĩa Phát nơi sân thượng chỉ có phòng sauna, khoảng sân còn thừa khá rộng. Rễ đông sàng nhà Ngô bàn việc thiết kế tửu viên là thượng sách, biết thằng này muốn lấy điểm nhưng lại quá non, Ngô Lão kề tai bảo: "Thế là phí của giời! Tao đã lệnh cho quân lấy giống thuốc lào về trồng rồi, chẳng nhọc bây làm chuyện ấy." Tức tốc, rễ đông sàng vội ra chiêu thứ nhì. Thấy mối giao chỉ may cho nhà bố hay đưa ra yêu sách, rễ vội bay thẳng đến làng thêu may nhờ tư vấn nguồn cung cấp chỉ chất lượng và uy tín. Nhà Bác Ruồi dúi vào tay rễ quyển vỡ lòng, kèm câu nhắn: "Tao gốc gác chỉ biết nuôi tằm nhưng bố mầy gốc họ vua chỉ sợi, tao đơn thuần họ Ruồi nhưng bố mầy to gấp trăm lần ruồi tức chuồn chuồn. Ngưng ngay chuyện bá vơ, cứ chộp bằng cấp cao hơn tiến sĩ họ nhà Lu-rồ tao là tốt nhất."

Gió lạnh lại tạt ngang, cuốn mất theo chuyện Chiến Quốc.


Hồng trần dõi bước (tt)

Quyền lực nơi trần thế cũng theo vết thời gian dần biến dạng. Khởi từ lúc tri thức con người nhận ra phải họp thành từng nhóm từng đoàn chung sống, xã hội sơ khai hình thành. Sau nhiều niên kỷ, biến dạng, bổ sung, nâng cấp, tạo thành mạng xã hội hiện hành. Tôi chưa thấy từ điển thay đổi khi định nghĩa quyền lực, nhưng không ít thì nhiều, quyền lực cũng đổi thay theo năm tháng. Chẳng đâu xa, VUA nhà hội Lu-rồ bốn hai năm xưa uy lực đầy tràn, đến giờ chỉ lê đít vào nhà cơm đã có mâm dọn sẳn, thong thả không cần chạy vắt giò, phần gút-tê cũng sẳn ghi tên. Ôi hỡi, thời gian là thù địch, nay duy nhất còn chiếc ngai sa-lông vẫn chưa yên, Lão Phó cứ thích réo!!!

Thực đơn quyền lực, không như món văn tả-pí-lù của Lão Hủ Tíu, được chia thành hai phần rõ rệt trong xã hội hiện giờ, chính trị và kinh tế. Có thể là nhầm tưởng, nhưng việc gom gọn cả 2 quyền vào 1 không xảy ra cho thời nay. Nắm quyền chính trị, dàn xếp mọi việc êm xui, xã hội không loạn lạc đã là kinh bang tế thế. Lạc nghiệp phải tách rời an cư vì quyền lực thứ nhì đã hình thành, quyền lực kinh tế.

Thường thì chỉ có mấy gã to đầu mới thích nắm quyền lực chính trị. Nhằm tăng phần lôi cuốn, đầu bếp thường cho vào món đây gia vị chân dài cổ dài, tạo sự hấp dẫn. Thật thì, đến mức năm nhăm chả còn máy mó được gì, gác đoạn kiếm cho yên thân. Đây là quyền lực độc, không nên dính vào.

Từ "kinh tế" rất đại chúng, nhưng quyền lực thì không. Từ độ mảng lưới Bác Nông được giăng lên, quyền lực to béo nầy được nắm giữ bởi các tập đoàn. Quỹ đạo vạn vật được xác định xoay theo vòng tròn, vạn vật biến đổi nhưng không biến mất trong ý nghĩa kinh tế, dịch sát nghĩa theo từ điển Ông Giáo Sư là kim ngân chạy từ túi nầy sang túi khác, trường hợp thấm dung dịch a-xít hóa thành khói không thể xảy ra, đại khái là thế.

Đăm chiêu hay hân hoan về quyền lực? Tôi phải tạm ngưng để trở về Nhà Chúa. Tôi đi tìm quyền lực vĩnh cửu.


Thứ Tư, 5 tháng 5, 2010

Hồng trần dõi bước (tt)

 Bám móc thời gian quay tìm về quá khứ, bám móc thời gian cố gợi lại thoáng hương xưa. Tinh thể trắng ngần bám vào cột móc đầu tiên, thời điểm năm nhăm năm xa xưa ấy. Tinh thể màu xanh tung tăng nhảy lượn, trụ vào móc lúc trời còn điểm sương, khoảng thời gian đẹp nhất cho một ngày. Màu đỏ sôi động rực lên tháng ngày xuôi ngược tìm móc chốt, liền theo sau ánh đen vần vũ, xoáy trủng sâu vùng hố u sầu. Tinh thể "móc" đầy màu sắc chen chúc, xôn xao tìm chỗ đứng, rồi tựa như hoạt động máy vi tính hiện hành, tinh thể chọn điểm "rách-to" cho riêng mình, thu mình nằm im lìm trong vùng đồng bằng chất xám.

Bưu điện Sài Gòn không có điểm "rách-to", một trong rất ít công trình xây cất vẫn giữ được nguyên vẹn bộ mặt năm nào. Quầy giao dịch chạy dài theo hình chữ U bao kín phòng, thòng từ trần thật cao xuống thẳng đến gần quầy là những chiếc quạt trần đời Tây, vẫn chạy đều không mỏi mệt. Khen thay những vật dùng "fabriqué en France", cứng chắc, quay tít bao năm vẫn chưa lộ dấu hiệu suy mòn, tốt thấy ớn! Dãy phòng điện thoại hai bên kiểu xưa thật bắt mắt, chỉ thấy màu sơn đỏ, không có chuyên gia Bôn tháp tùng hôm ấy, tôi không chắc sau lớp sơn có còn những cánh cửa nguyên thủy, hay đã bị thay thế sau nầy vì mối mọt của thời gian.

Ánh chớp từ máy ảnh du khách Đại Hàn, Đài Loan, cả đến Tây Liên Sô, tôi nghĩ, vẫn nhá đều. Không dễ tìm được cảnh xưa cũ thế nầy nên ai nấy đều vào tư thế, cố gắng gom trọn hình ảnh trong căn sảnh vào máy. Cảnh thế đấy đã in hằn vào não bộ nên tôi chẳng cần ghi nhớ. Tôi xoay máy về một điểm thú vị hơn, người phiên dịch già.

Bản phiên dịch từ gú-gồ Bác Ruồi đăng lên dạo nào thật lủng củng, gà không đúng vịt cũng chẳng ra chi. Rất hiếm hoi trong thời buổi hiện đại, khi bộ óc vi tính phải nhường bước cho trí tuệ con người. Men lại gần dáng quen từ niên kỷ Bảo Đại, người phiên dịch gầy còm, thu gọn một góc trên băng ghế, khuỷu tay chống kệ viết dài bằng đá, bàn tay xoa nắn không ngừng vùng trán, mát-xa cho não bộ. Nhận ra ngay đây là người phiên dịch văn tự tiếng Tây qua mấy quyển từ điển, tôi thầm nghĩ không nhẽ chả người nào biết chạy đuổi thời thế, phiên dịch ra văn tự Đại Hàn, Đài Loan là chắc cú. Nghĩ thế nhưng lòng chợt nhói đau, "man of the year" tạo nên thời cuộc quá ít ỏi, thời cuộc tạo nên cảnh dở khóc dở cười lại tràn đầy, không biết Bác Nông có cùng chung ý nghĩ?

Bức thư được phiên dịch có lẽ chất chứa nhiều tình tiết, tôi thấy cứ đoạn ngắn, ông ta lại tô màu hai-lai, lại tra cứu từ điển, lại nắn trán trông thấy thương. Giận Ông Giáo Sư Tiến Sĩ nhà mình, không ra tay cứu nhân độ thế, cho phát hành quyển từ điển Con Bò Cười là mọi sự lại xong tuốt tuột, phiên dịch khi ấy chả còn là vấn đề, hội Lu-rồ vượt qua cả gú-gồ, bảnh cho nhà ta biết mấy!

Bức thư được hai-lai hơn nửa phần, hẳn $VN 65,000 hôm ấy nhất định qui thành $VN 100,000 cho việc bán chất xám.

Móc thời gian dấy lên, hằn lại đâu đó bao việc bao điều. Anh đã có rách-to chưa? Tôi có muốn rách-to? Tại thời điểm nào?

It has it all in Windows, at restore point.



Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2010

Bài hay, đọc tối ngày 01-5...

Ông Phạm Viết Đào :

KARL MARX TỪNG CÓ NHỮNG TUYÊN NGÔN DUY Ý CHÍ

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b6/Karl-Marx-Monument_in_Chemnitz.jpg


( đọc tiếp... )

Chào mừng ngày Quốc tế Lao động

Quốc tế Lao động 01-5-2010 .