Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Cọp con nửa năm tuổi

Hồng trần dõi bước (tt)

Cơn mưa rào đầu ngày đủ làm tươi mát lại cảnh vật. Không có thói quen chùm chăn, tôi vẫn phải rụt người dưới làn vải đắp mỏng, cảm nhận từng co giật nhẹ nhưng rả rời, chạy luồng qua các bắp thịt sau tuần làm lao động thật căng. Đứa nào bảo "càng già, càng dẻo, càng dai" là nói phét, tôi không tin thế. Cứ thế nầy thì từ điển có cơ hội sửa đổi, bảo rằng, phương châm vui là chính chỉ dành riêng cho các cha béo thịt, nghỉ ngơi mới thật sự vinh quang. Tấm nệm Kym Đan mỏng nhưng đủ dầy, ngăn va chạm của những khớp xương sắp hết chất nhờn bao bọc với nền cứng. Tôi cảm nhận sự khó nhọc của những thợ cạo nơi đồn điền, giả như không có những giọt mủ rịn chảy, đời sẽ bớt êm ái phần nào, mẹt-xi tút tút.

Cơn khoái  được giãn xương cuối tuần thật tuyệt. Không cần lối thời thượng, nằm nệm độn bên dưới đầy hơi ấm Huê Kỳ, điều ước giản đơn của tôi là đây, vang nhẹ dòng nhạc Tây, tư tưởng đắm chìm trong ngôn ngữ tôi vẫn cho là lãng mạn nhất. Tôi thích "petite fille" thơ ngây của Art Sullivan trong bài nhạc "Petite  Fille Aux Yeux Bleus", lòng chợt dấy lên rộn ràng tiếc nuối về "petite fille" qua diễn đạt của Joe Dassin trong "À Toi". Hồn của ngôn ngữ không thể dịch thuật, đem bí Tây sang đến xứ Huê Kỳ là hỏng, hẳn dân xứ ấy chỉ nghĩ đến việc khoét lổ trên cặp bí xinh, chả biết để làm gì!!!

Lao mình vào cuộc đua vội vã để cảm nhận được được những giây phút thật bình lặng. Từ "cuối tuần" chẳng bao giờ có ý nghĩa như lúc nầy. Tôi thả mình, lim dim nghe giọng thật "đầm", thật ngọt ngào của Elsa trong "Être Ensemble", đầm Tây quả số dzách.



Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Tuyết Rơi - Tombe la neige





Ngoài kia tuyết rơi đầy
Anh không đến bên em chiều nay
Ngoài kia tuyết rơi rơi
Trong băng giá tim em tả tơi
Ðâu đây đám tang u buồn
Mắt ai vương lệ thẫn thờ
Lũ chim trên cành ngu ngơ
Khóc thương ai đời bơ vơ
Không có anh vuốt ve đêm nay
Môi mắt em xanh xao hao gầy
Tuyết vẫn rơi đầy trên cây
Giông tố như vô tình qua đây
Tuyết vẫn rơi rơi
Chiều nay sao anh không đến bên em?
Tuyết rơi tuyết rơi
Phủ kín hồn em một màu tang trắng
Buồn ơi ta khóc thương thân mình
Vắng anh căn phòng giá lạnh
Nỗi cô đơn nào không đau
Nhớ thương bao giờ qua mau

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Một số tác phẩm gây "choáng" cho người thưởng lãm



Ngay cổng vào Bảo tàng Hà Nội là tác phẩm gỗ lũa hoành tráng có tên "Cửu Long Thành Cổ" - tức 9 con rồng tạo ra cổng thành của anh Phan Minh. Tác phẩm này làm bằng gỗ sao xanh, nặng 5 tấn. Mọi người chứng kiến đều trầm trồ vì vẻ đẹp của nó. Giá của tác phẩm này là... vô giá!  

Tác phẩm "Ngư long bảo ngọc" nặng 22 tấn này đến từ Đắk Lắk. Đó là một khối ngọc tự nhiên hình rồng. Có người trả giá 5 tỉ đồng từ nhiều năm trước, song ông chủ Phạm Quốc Lương không có ý định bán. Cái giá của nó cũng phải tính bằng nhiều triệu USD. 

 
Tác phẩm "Tứ linh quy tụ" là một cây lũa sao xanh nặng 6 tấn, có tuổi hàng ngàn năm. Nếu hầu bao không có nhiều triệu đô thì xin đừng hỏi giá! 
 
Tác phẩm "Voi thần" đến từ Bắc Ninh không thể mua được bằng tiền. Chỉ có nhiều tiền mới hy vọng mua được! 
Ông chủ Võ Ngọc Hà đến từ Lâm Đồng với dáng vẻ ngạo nghễ tuyên bố tác phẩm gỗ lũa hình con rùa này có giá 1 triệu USD.  

Còn tác phẩm "trứng rồng" nhỏ bằng quả trứng gà so này, cũng của anh Võ Ngọc Hà, thì phải... 2 triệu USD. Đây là viên mã não hình quả trứng hoàn toàn tự nhiên. Khi xoay chuyển tứ phía, màu hồng bên trong đều lắng xuống dưới, giống như lòng đỏ trứng gà lắng xuống. Giá trị khủng khiếp của nó là ở chỗ đó. 

Siêu cây cảnh "Ông Bụt" của đại gia Toàn "đô-la" ở Việt Trì cũng xuất hiện ở triển lãm. Siêu cây cảnh này đã được trả 25 tỉ đồng từ 3 năm trước, song anh chưa bán. Đại gia này không phát giá nó bao nhiêu vì anh không có ý định bán.  

Siêu cây cảnh của Toàn "đô la" đã bị "đánh bẹp" bởi siêu cây của đại gia Phạm Gia Thịnh đến từ Hải Phòng. Anh phát giá cây này 1,5 triệu USD. 
Cây sanh cổ "Đằng vân thập toàn" này của đại gia Phạm Gia Thịnh thì rẻ hơn. Nó chỉ có giá... 20 tỉ đồng mà thôi!  

Mọi sinh vật cảnh trong diện tích mấy chục ha đều ngả mũ chịu thua giá trị của cây sanh "Mâm xôi con gà" của đại gia Thành "vàng". Đại gia này cho rằng, nhiều người đã định giá cây sanh của ông lên tới 6 triệu USD, tức 120 tỷ đồng!

Tác phẩm rồng cuốn lộc bình khổng lồ tạo tác từ lũa này không thể định giá nổi. 
Tác phẩm lũa "Bát tiên quá hải" cũng khiến người xem phải vỡ tim khi biết giá của nó. 
Cây dó bầu cao 6,8m chứa trầm 120 tuổi... 

...và chiếc giường bằng gỗ dó bầu có chứa trầm hương đến từ Phú Yên này cũng là... vô giá. Chủ nhân của nó, nghệ nhân Võ Hiệp, tuyên bố không ai có thể mua được. Anh ta vất vả đem ra Hà Nội để các đại gia... thèm muốn. Anh này bảo, không đại gia nào có đủ tiền để được ngả lưng trên chiếc giường có một không hai này.  

Khiêm tốn nhất về giá cả ở triển lãm có lẽ là chiếc trường kỷ đến từ Nghệ An. Nó được làm từ một cây gỗ nguyên khối khổng lồ, cỡ chục người ôm mới xuể. Giá của nó chỉ ít ỏi ở mức... 3 tỉ đồng. 

Giản dị nhất có lẽ là cây thông có tên "Đôi bờ" đến từ Quảng Ngãi. Cây thông này cực kỳ đặc biệt vì nó nảy rễ từ thân khi thân cây gác ở "bên kia bờ". Giá của nó chỉ là 1,7 tỉ đồng.


 

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Hồng trần dõi bước (tt)

Thiên tài là những người thi rớt ĐH, cháu nhà ta xém rớt nên được gọi "cận thiên tài".
Nếu suy ngẩm về nguồn xuất xứ câu nói đây, tôi không nghĩ là câu nói đùa. Ý tưởng đầu tiên, có nhẽ vì cao ngạo, cha dáo-xư so sánh học vấn thời nay hời hợt, không nghiêm chỉnh như phương pháp chính quy nơi trường nằm trên con đường lá me ngày xưa. Quả là nông cạn, tôi dần hiểu với chiều hướng sâu xa hơn, bảng tôn chỉ trường Đại Học Tự Nhiên ngành Ngoại Ngữ ngày nầy ghi rõ:  "Nghe, Hiểu, Dịch". À há, bằng tốt nghiệp không phân hạng trên thứ tự ABC, chứng chỉ phải được phê kèm với chữ "Thanks" mới thực sự đáng gờm, có phải thế?
Bị gán cho "khùng khùng" hay tự nhận "khùng" chưa hẳn đã là khùng. Tư tưởng cao, dự án lớn đôi khi chẳng bao giở thành hiện thực, đơn giản là đối tác chỉ nghe mà không hiểu, thời vận chưa đến nên chúng chỉ dịch "thanks" = "cám ơn", quả chán phèo! Nệm nằm dầy chất độn tất sẽ mài mỏng dần những giấc mơ, cứ suy nghĩ về điều ấy.
Thiếu dấu phẩy đưa câu văn đến mức chưa hoàn chỉnh. "Nghe" rõ ràng, "Hiểu" thông suốt, "Dịch" lưu loát tất sẽ nhận được lời phê kèm chữ "Thanks". Đôi khi, sốc khá nặng khi nghe đối tượng kháo chỉ mới vài năm nhưng đã tậu nhà gần bạc triệu, tôi phải hiểu là tên đấy thuộc ngành pháo binh, thích xử dụng pháo cự ly to, và dịch, thì là thế, nhưng chín nhăm phần trăm số ấy còn nợ ngân hàng. Người có gốc thường kín như bưng, chỉ sơ lượt tả cảnh nắm tay tình tứ dạo công viên, chả bao giờ nhắc đến việc thưởng trăng vọng nguyệt trên sân thượng. Gốc càng to thì cứ như màn đầy keo dán, chả hé lộ điều nào.
Nhạc "Rap" gây cho tôi cảm giác lúng túng lần nghe đầu tiên. Lời lẽ tuy được đặt theo vần điệu, nhưng cung bậc thì hoàn toàn nằm ngoài sách vỡ. Sáng tác từ những nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, Nguyễn Trung Cang, dù lời sâu sắc hay giản dị, tất cả đều mang đậm triết lý nhân sinh, hòa với cung bậc thật nhịp nhàng, ly cocktail tuyệt hảo. Mất nhiều thời gian, tôi mới dần dà hiểu được thế hệ trẻ ngày nầy có lối bộc lộ tư tưởng của riêng họ, nhạc "rap" là lối biểu tượng hiện thực nhất. Tuy chưa ú ớ được câu nào, nhưng ngày nầy tôi đã có thể rung đùi khi nghe nhạc "rap". Quả là tiến bộ vượt mức.
Dân xứ Việt thời nào cũng đi trước một bước. Nghệ thuật đương đại được nhận thấy qua hình thức trình diễn của nhóm Đại Lâm Linh. Tôi nhận thấy như thế nầy: Lời nhạc là những tiếng rên rĩ không ai hiểu được, có đứa còn bảo đó là những lời than khóc, chưởi rủa. Dù diễn dịch cách chi, qua thân xác lắc lư, giọng gào thét từ người trình diễn, tôi xác nhận quả là thống thiết. Thê thảm hơn, người bè phụ vai rút cao, đầu gục thật thấp, chạy vòng sân diễn với tiếng rú man dại, trông thật giống mụ điên dưới cặp mắt trần gian. Hay chăng đây chỉ là một hình thức phiên dịch, khi không còn cơ hội ú ớ, thì chính đây là phong cách diễn đạt tiêu biểu nhất! Tôi đã thấy cảnh nầy, thoáng hiện về quãng thời gian cảnh Lão Bút Gian diễn xuất sắc đoạn thất thiểu  hướng về Ngô Gia Trang ngày nào, miệng sùi bọt mép trông thật tởm.
Nghe, Hiểu, Dịch…………..passed with "thanks".