Thủ tướng Nhật thúc đẩy dự án thành lập cộng đồng Đông Á
Thủ tướng Hatoyama thúc đẩy các nước đối tác Á châu thành lập một cộng đồng chung theo mô hình Liên Hiệp Châu Âu, bao gồm 10 nước Asean, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Tokyo chờ đợi một sự hợp tác cởi mở, minh bạch và toàn diện với AseanTheo AFP, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các đối tác khu vực họp tại thành phố biển Hua Hin, Thái Lan, tân thủ tướng Nhật tuyên bố rằng các nước trong vùng "phải có khát vọng lãnh đạo thế giới với việc xây dựng một cộng đồng Đông Á gồm các quốc gia có những chế độ chính trị khác nhau nhưng cùng hợp tác cho viễn cảnh chung này".
Trong bài phỏng vấn thực hiện tại Tokyo trước khi sang Thái Lan tham dự hội nghị thượng đỉnh, thủ tướng Nhật thận trọng nhấn mạnh là ông không nói công trình này sẽ dễ dàng có thể thực hiện một sớm một chiều.
Theo thủ tướng Hatoyama, quan hệ Mỹ-Nhật vẫn là trụ cột trong chính sách ngoại giao của Nhật nhưng "cùng lúc đó Nhật là một nước Á châu nên cần phải tăng cường quan hệ tin cậy với Châu Á".
Ông nhận định là Trung Quốc "chắc chắn" sẽ hùng mạnh hơn trong tương lai nhưng ông "không xem đây là một mối đe dọa".
Đồng tiền chung, theo thủ tướng Nhật là một điều "có ý nghĩa " nhưng "quan trọng hơn cả là các nước phải hợp tác với nhau trên các vấn đề kinh tế, giáo dục, môi trường và thay đổi khí hậu".
Thủ tướng Nhật cũng bắn tiếng với các nhà lãnh đạo ASEAN là ông chờ đợi một sự hợp tác "cởi mở, minh bạch và toàn diện" ( RFI)
Lãnh đạo châu Á muốn theo mô hình EU
Các lãnh đạo châu Á họp tại Thái Lan đang bàn thảo kế hoạch biến châu Á thành châu lục "dẫn đầu thế giới" bằng việc thành lập khối các nước theo kiểu EU vào năm 2015.
Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho rằng các nước trong khu vực cần tận dụng việc châu Á hồi phục từ khủng hoảng nhanh hơn phương Tây.
Ông nói: "Sẽ rất có ý nghĩa khi chúng ta có tham vọng rằng Đông Á sẽ dẫn đầu thế giới."
Đây là hội nghị của lãnh đạo các nước ASEAN với lãnh đạo các nước khác trong khu vực tổ chức tại khu nghỉ mát Cha-Am.
Tăng cường hội nhập
Các quan chức Nhật Bản cho biết cộng đồng các nước tại châu Á có thể sẽ gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc và New Zealand.
Các nước Đông Á sẽ thực hiện nghiên cứu khả thi cho một khu vực thương mại tự do khổng lồ.
Nhưng tại hội nghị vẫn có những tranh cãi rằng liệu cộng đồng này có nên bao gồm cả Hoa Kỳ hay không.
Tăng cường hội nhập đã trở thành chủ đề chính tại các cuộc họp ở Thái Lan lần này, bởi khu vực châu Á đang tìm cách thu lợi từ sự hồi phục nhanh chóng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hôm thứ Sáu, các lãnh đạo chính thức công bố thành lập một cơ quan kiểm tra nhân quyền mới.
Giới báo chí cho biết ủy ban mới này một phần là sự trả lời lại những chỉ trích rằng khu vực châu Á quá nhẹ tay trước những hiện tượng lạm dụng nhân quyền tại các nước thành viên như Miến Điện.
Nhưng các nhà quan sát đã đặt câu hỏi rằng cơ quan kiểm soát nhân quyền mới liệu có đủ quyền lực để thay đổi tình hình hay không.
Hội nghị thượng đỉnh lần này đáng lẽ được tổ chức từ hồi tháng Tư nhưng các cuộc biểu tình chống chính phủ đã buộc ban tổ chức phải hoãn lại.
Lần này, khoảng 18.000 lính cùng hàng chục xe có trang bị vũ khí hạng nặng đã được cử đến để bảo vệ hội nghị. 18.000 lính khác sẵn sàng đợi lệnh tại Bangkok. (BBC)
Miến Điện có thể giảm nhẹ điều kiện quản chế bà Aung San Suu Kyi
Bên lề hội nghị thượng đỉnh Hua Hin, phát ngôn viên chính phủ Nhật Kazuo Kodama báo tin là tập đoàn quân sự hứa sẽ giảm nhẹ biện pháp quản thúc lãnh đạo đối lập.
Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật thì chính quyền Miến Điện đặt điều kiện là nếu bà Aung San Suu Kyi tiếp tục "thái độ tích cực, không gây khó khăn cho chính phủ"
Tháng 8 vừa qua, tòa án Rangoun do chính quyền kiểm soát đã kéo dài thời gian quản chế nhà đối lập thêm 18 tháng.
Các nước đang trỗi dậy muốn xây nhiều đập thủy điện
Hiện nay đa số các dự án xây đập thuỷ điện nằm ở châu Á, đặc biệt là tại Ấn Độ và Trung Quốc. Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính là một nửa lượng thuỷ điện được sản xuất trên thế giới trong khoảng thời gian 2007 – 2020 đến từ Trung Quốc.Tại phần lớn các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), khả năng xây thêm đập thuỷ điện không còn nhiều và các nước này chỉ còn đầu tư để tu sửa những đập có sẵn.
Ngược lại các nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, như Trung Quốc, Ấn Độ hay Braxin, không ngừng đưa ra những dự án xây đập thủy điện, nhất là loại năng lượng này giúp hạn chế việc thải ra khí CO2.
Trên đây là nội dụng của một bài báo trên tờ Le Monde. Nhưng tờ báo cũng không quên nhắc đến những tác động tiêu cực của việc xây đập về mặt xã hội và môi trường.
Theo Le Monde, khi đến Paris vào giữa tháng chín vừa qua để dự cuộc họp cấp bộ trưởng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, ông Steven Chu, bộ trưởng năng lượng Mỹ đã nhấn mạnh trên sự cần thiết phải phát triển tại Hoa Kỳ một chính sách năng lượng cân đối gồm dầu hỏa, than đá và cả năng lượng tái tạo. Và ông Chu đã nói đến thủy điện như là một phương thức để có điện sạch hơn là với nhiên liệu hoá thạch. Đây là cũng là loại điện được cung cấp một cách đều đặn và dễ sử dụng hơn là năng lượng gió.
Tất cả những ưu điểm kể trên, cũng như kinh nghiệm kỹ thuật và kinh tế thu thập được từ mấy thập niên qua giải thích sự hấp dẫn của điện đến từ các dòng sông.
Điều này cũng giải thích sự kiện là năm 2006 thuỷ điện chiếm 16% trong khối lượng điện sản xuất trên thế giới và chiếm 18% trong toàn bộ khối lượng năng lượng tái tạo.
Đa số cá đập thủy điện ở châu Á nằm tại Ấn Độ và Trung Quốc
Sau hai thập niên bị khựng lại trên thị trường năng lượng, các dự án xây đập thuỷ điện khởi sắc trở lại. Nhất là trong trường hợp giá năng lượng hoá thạch gia tăng, sự cần thiết phải giảm thải khí CO2 và các chính sách tự lập về năng lượng.
Hiện nay đa số các dự án xây đập thuỷ điện nằm ở châu Á, đặc biệt là tại Ấn Độ và Trung Quốc.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính là một nửa lượng thuỷ điện được sản xuất trên thế giới trong khoảng thời gian 2007 – 2020 đến từ Trung Quốc.
Le Monde cho biết là các dự án xây đập thủy điện được đặt dưới sự kiểm soát gia tăng của các tổ chức bảo vệ môi trường và của các cơ quan Nhà nước.
Tác động của đập thủy điện trên cây cỏ và súc vật thuộc vùng đất gần đó, cùng với hậu quả đối với dân chúng sống ven sông và đối với nông dân được cứu xét một cách kỹ lưỡng. Nhất là những công trình vĩ đại như là đập Tam Hiệp ở miền trung Trung Quốc trên sông Dương Tử hay là dự án xây đập Ilisu tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy rõ những tác hại về mặt xã hội và văn hoá gây ra bởi những công trình to lớn.
Trên cùng một trang báo tờ Le Monde đưa tin là công ty đặc trách việc xây một đập thủy điện rất lớn tại Braxin, trên nguyên tắc sẽ được khánh thành vào năm 2011, sẽ đưa ra một dự án quan trọng nhằm bù đắp những thiệt hại gây cho môi trường. Trong dự án này có việc trồng lại rừng để bù đắp vào việc thải khí cácbonic đến từ các máy móc sử dụng trong thời gian xây đập.
Dự án sẽ được trình bày tại Hội nghị Thế giới về các đập lớn sẽ được tổ chức tại Lyon (ở Pháp) từ ngày 26 đến này 28 tháng 10.
Téhéran và các nước Tây phương về hồ sơ hạt nhân Iran
Thời sự thế giới nổi bật là vụ đàm phán hiện nay tại Vienne về chương trình hạt nhân Iran.
Tờ Le Figaro xem thái độ của Iran là một cái tát vào mặt các nước Tây phương. Trong xã luận tờ báo lấy làm tiếc là « Iran chưa hề một lần nào bỏ lỡ một dịp để bỏ mất một cơ may … Đây là một cơ hội bằng vàng mà Nga, Hoa Kỳ và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Thế giới đã đề nghị cho Teheran từ tháng sáu để thương lượng trong vòng bí mật việc xử lý 75% trữ lượng uranium đã được Iran làm giàu ở tỷ lệ thấp. ».
Tờ Le Monde thì quan tâm đến sự kiện bộ ngoại giao Israel và Ủy ban Israel về năng lượng nguyên tử đã xác nhận thứ năm vừa qua là chuyên gia về năng lượng hạt nhân của Israel và Iran đã cùng tham dự một hội nghị quốc tế chống phổ biến hạt nhân tổ chức tại Cairo trong hai ngày 29 và 30 tháng 9, và một cuộc đối thoại trực tiếp đã diễn ra giữa đại diện của hai nước. Đây là một sự kiện chưa từng diễn ra từ sau cuộc cách mạng hồi giáo tại Iran vào năm 1979.
Có một điều chắc chắn, theo Le Monde, là hai bên không xích lại gần nhau sau cuộc tiếp xúc tại Cairo và chính quyền Israel vẫn tỏ ra cảnh giác trước những tham vọng hạt nhân của Teheran.
« Những lời tâm sự của Jean Sarkozy »
Trong các tờ báo toàn quốc ra ngày hôm nay tại Pháp, tờ Le Figaro và tờ Le Monde là hai tờ báo còn đưa vụ Jean Sarkozy lên trang nhất.
Dưới hàng tựa chính « Những lời tâm sự của Jean Sarkozy », Le Figaro thực hiện một cuộc phỏng vấn dài trong đó người con trai thứ của tổng thống Pháp giải thích vì sao anh từ bỏ ý định muốn giành chức chủ tịch cơ quan EPAD.
Jean Sarkozy thổ lộ anh đã quyết định một mình cùng với vợ Jessica. Nhưng trước đó anh đã hai lần đến gặp cha anh tại điện Elysée vào chiều thứ tư và ngày thứ năm (đến tối thứ năm anh lên đài truyền hình Nhà nước thông báo ý định không ra tranh cử chức chủ tịch EPAD). Đồng thời anh tuyên bố sẵn sàng hy sinh khi cần thiết.
Còn tờ Le Monde, trong xã luận, nhận thấy là Jean Sarkozy đã từ bỏ ý định ban đầu một cách lịch thiệp và chín chắn, cho thấy rằng anh có cả một tương lai chính trị trước mắt.
Đối với Le Monde ông Nicolas Sarkozy đã tỏ ra mâu thuẫn với chính mình khi ông đã xây dựng cuộc vận động tranh cử tổng thống trên công lao và giá trị lao động. Cùng lúc ông cũng muốn trở thành biểu tượng của một « nền Cộng hoà không thể chê trách ».
Roman Polanski có sẽ vị dẫn độ hay không ?
Vụ Roman Polanski trở lại chiếm trang nhất của tờ Libération sau khi Hoa Kỳ chính thức yêu cầu dẫn độ nhà đạo diễn mang quốc tịch Pháp gốc Ba Lan vì tội có quan hệ tính dục với một em gái 13 tuổi cách nay hơn ba mươi năm.
Tờ báo chạy hàng tựa : « Polanski và mối bòng bong ». Trong xã luận tờ báo viết « Giờ đây ai còn nói là Roman Polanski được đối xử một cách ưu ái ? … Nhất là trong trường hợp này, nạn nhân đã yêu cầu lật sang một trang khác. Do vậy Polanski không hề được ưu đãi và trong vụ này tiếng tăm lẫy lừng của ông đã làm hại cho ông hơn là làm lợi. ».
Liên quan đến Thụy Sĩ, tờ Libération nhận thấy tinh thần trách nhiệm của nước này bừng dậy một cách đột ngột và muộn màng. Tờ báo gợi ý là nên tìm lời giải thích từ những khó khăn mà Thụy Sĩ gặp phải trong vụ ngân hàng UBS.
Theo Libération, giả thuyết mà nhiều nhà quan sát, nhân vật chính trị và nhật báo Thụy Sĩ Le Matin đưa ra là chính quyền Berne muốn làm vừa lòng Washington sau khi ngân hàng UBS bị chính quyền Mỹ buộc phải cung cấp tên của 4450 khách hàng bị nghi ngờ trốn thuế.
Tổng hợp : RFI và BBC
Ngược lại các nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, như Trung Quốc, Ấn Độ hay Braxin, không ngừng đưa ra những dự án xây đập thủy điện, nhất là loại năng lượng này giúp hạn chế việc thải ra khí CO2.
Trên đây là nội dụng của một bài báo trên tờ Le Monde. Nhưng tờ báo cũng không quên nhắc đến những tác động tiêu cực của việc xây đập về mặt xã hội và môi trường.
Theo Le Monde, khi đến Paris vào giữa tháng chín vừa qua để dự cuộc họp cấp bộ trưởng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, ông Steven Chu, bộ trưởng năng lượng Mỹ đã nhấn mạnh trên sự cần thiết phải phát triển tại Hoa Kỳ một chính sách năng lượng cân đối gồm dầu hỏa, than đá và cả năng lượng tái tạo. Và ông Chu đã nói đến thủy điện như là một phương thức để có điện sạch hơn là với nhiên liệu hoá thạch. Đây là cũng là loại điện được cung cấp một cách đều đặn và dễ sử dụng hơn là năng lượng gió.
Tất cả những ưu điểm kể trên, cũng như kinh nghiệm kỹ thuật và kinh tế thu thập được từ mấy thập niên qua giải thích sự hấp dẫn của điện đến từ các dòng sông.
Điều này cũng giải thích sự kiện là năm 2006 thuỷ điện chiếm 16% trong khối lượng điện sản xuất trên thế giới và chiếm 18% trong toàn bộ khối lượng năng lượng tái tạo.
Đa số cá đập thủy điện ở châu Á nằm tại Ấn Độ và Trung Quốc
Sau hai thập niên bị khựng lại trên thị trường năng lượng, các dự án xây đập thuỷ điện khởi sắc trở lại. Nhất là trong trường hợp giá năng lượng hoá thạch gia tăng, sự cần thiết phải giảm thải khí CO2 và các chính sách tự lập về năng lượng.
Hiện nay đa số các dự án xây đập thuỷ điện nằm ở châu Á, đặc biệt là tại Ấn Độ và Trung Quốc.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính là một nửa lượng thuỷ điện được sản xuất trên thế giới trong khoảng thời gian 2007 – 2020 đến từ Trung Quốc.
Le Monde cho biết là các dự án xây đập thủy điện được đặt dưới sự kiểm soát gia tăng của các tổ chức bảo vệ môi trường và của các cơ quan Nhà nước.
Tác động của đập thủy điện trên cây cỏ và súc vật thuộc vùng đất gần đó, cùng với hậu quả đối với dân chúng sống ven sông và đối với nông dân được cứu xét một cách kỹ lưỡng. Nhất là những công trình vĩ đại như là đập Tam Hiệp ở miền trung Trung Quốc trên sông Dương Tử hay là dự án xây đập Ilisu tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy rõ những tác hại về mặt xã hội và văn hoá gây ra bởi những công trình to lớn.
Trên cùng một trang báo tờ Le Monde đưa tin là công ty đặc trách việc xây một đập thủy điện rất lớn tại Braxin, trên nguyên tắc sẽ được khánh thành vào năm 2011, sẽ đưa ra một dự án quan trọng nhằm bù đắp những thiệt hại gây cho môi trường. Trong dự án này có việc trồng lại rừng để bù đắp vào việc thải khí cácbonic đến từ các máy móc sử dụng trong thời gian xây đập.
Dự án sẽ được trình bày tại Hội nghị Thế giới về các đập lớn sẽ được tổ chức tại Lyon (ở Pháp) từ ngày 26 đến này 28 tháng 10.
Téhéran và các nước Tây phương về hồ sơ hạt nhân Iran
Thời sự thế giới nổi bật là vụ đàm phán hiện nay tại Vienne về chương trình hạt nhân Iran.
Tờ Le Figaro xem thái độ của Iran là một cái tát vào mặt các nước Tây phương. Trong xã luận tờ báo lấy làm tiếc là « Iran chưa hề một lần nào bỏ lỡ một dịp để bỏ mất một cơ may … Đây là một cơ hội bằng vàng mà Nga, Hoa Kỳ và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Thế giới đã đề nghị cho Teheran từ tháng sáu để thương lượng trong vòng bí mật việc xử lý 75% trữ lượng uranium đã được Iran làm giàu ở tỷ lệ thấp. ».
Tờ Le Monde thì quan tâm đến sự kiện bộ ngoại giao Israel và Ủy ban Israel về năng lượng nguyên tử đã xác nhận thứ năm vừa qua là chuyên gia về năng lượng hạt nhân của Israel và Iran đã cùng tham dự một hội nghị quốc tế chống phổ biến hạt nhân tổ chức tại Cairo trong hai ngày 29 và 30 tháng 9, và một cuộc đối thoại trực tiếp đã diễn ra giữa đại diện của hai nước. Đây là một sự kiện chưa từng diễn ra từ sau cuộc cách mạng hồi giáo tại Iran vào năm 1979.
Có một điều chắc chắn, theo Le Monde, là hai bên không xích lại gần nhau sau cuộc tiếp xúc tại Cairo và chính quyền Israel vẫn tỏ ra cảnh giác trước những tham vọng hạt nhân của Teheran.
« Những lời tâm sự của Jean Sarkozy »
Trong các tờ báo toàn quốc ra ngày hôm nay tại Pháp, tờ Le Figaro và tờ Le Monde là hai tờ báo còn đưa vụ Jean Sarkozy lên trang nhất.
Dưới hàng tựa chính « Những lời tâm sự của Jean Sarkozy », Le Figaro thực hiện một cuộc phỏng vấn dài trong đó người con trai thứ của tổng thống Pháp giải thích vì sao anh từ bỏ ý định muốn giành chức chủ tịch cơ quan EPAD.
Jean Sarkozy thổ lộ anh đã quyết định một mình cùng với vợ Jessica. Nhưng trước đó anh đã hai lần đến gặp cha anh tại điện Elysée vào chiều thứ tư và ngày thứ năm (đến tối thứ năm anh lên đài truyền hình Nhà nước thông báo ý định không ra tranh cử chức chủ tịch EPAD). Đồng thời anh tuyên bố sẵn sàng hy sinh khi cần thiết.
Còn tờ Le Monde, trong xã luận, nhận thấy là Jean Sarkozy đã từ bỏ ý định ban đầu một cách lịch thiệp và chín chắn, cho thấy rằng anh có cả một tương lai chính trị trước mắt.
Đối với Le Monde ông Nicolas Sarkozy đã tỏ ra mâu thuẫn với chính mình khi ông đã xây dựng cuộc vận động tranh cử tổng thống trên công lao và giá trị lao động. Cùng lúc ông cũng muốn trở thành biểu tượng của một « nền Cộng hoà không thể chê trách ».
Roman Polanski có sẽ vị dẫn độ hay không ?
Vụ Roman Polanski trở lại chiếm trang nhất của tờ Libération sau khi Hoa Kỳ chính thức yêu cầu dẫn độ nhà đạo diễn mang quốc tịch Pháp gốc Ba Lan vì tội có quan hệ tính dục với một em gái 13 tuổi cách nay hơn ba mươi năm.
Tờ báo chạy hàng tựa : « Polanski và mối bòng bong ». Trong xã luận tờ báo viết « Giờ đây ai còn nói là Roman Polanski được đối xử một cách ưu ái ? … Nhất là trong trường hợp này, nạn nhân đã yêu cầu lật sang một trang khác. Do vậy Polanski không hề được ưu đãi và trong vụ này tiếng tăm lẫy lừng của ông đã làm hại cho ông hơn là làm lợi. ».
Liên quan đến Thụy Sĩ, tờ Libération nhận thấy tinh thần trách nhiệm của nước này bừng dậy một cách đột ngột và muộn màng. Tờ báo gợi ý là nên tìm lời giải thích từ những khó khăn mà Thụy Sĩ gặp phải trong vụ ngân hàng UBS.
Theo Libération, giả thuyết mà nhiều nhà quan sát, nhân vật chính trị và nhật báo Thụy Sĩ Le Matin đưa ra là chính quyền Berne muốn làm vừa lòng Washington sau khi ngân hàng UBS bị chính quyền Mỹ buộc phải cung cấp tên của 4450 khách hàng bị nghi ngờ trốn thuế.
Tổng hợp : RFI và BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét