|
Sự hoạt động trở lại của núi lửa Eyjafjallajokull ở Islanda, đã mang một khối lượng khói bụi dày đặc lên không trung đã gieo rắc một số vấn đề cho các quốc gia châu Âu, gây nên một thảm họa cho ngành hàng không, hàng chục ngàn chuyến bay đã phải hủy bỏ…
Ngọn núi lửa này bắt đầu hoạt động vào 21/3 sau 200 năm không hoạt động, lúc đầu nó đã thu hút khách du lịch và đến thời điểm hiện tại thì đã gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Chính quyền tại nhiều quốc gia châu Âu đã buộc phải đóng cửa nhiều sân bay, một số nước đã phải thành lập ủy ban về tình trạng khẩn cấp để đối phó với thảm họa sinh thái. Bụi núi lửa thật sự gây nguy hiểm cho ngành hàng không, hạn chế tầm nhìn. Tính đến sáng ngày thứ 6 ngày 16/4 đã có tới 21.000 chuyến bay đã bị hủy bỏ trên toàn thế giới.
Các quốc gia Anh. Phần Lan. Austria, Na Uy, Thụy Điển, Dan Mạch, Hà Lan, Romania, Bỉ đã phải chịu sự tác động của tro bụi của núi lửa này. Ngành hàng không Anh là quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất của núi lửa, nặng nề hơn thảm họa khủng bố 11/9, theo lời phát biểu của người phát ngôn chính phủ Anh.
Theo các nhà khí tượng thì đám mây tro bụi này có thể tồn tại rất nhiều ngày và hết sức nguy hiểm cho sinh thái. Nếu đám tro bụi này thâm nhập vảo động cơ máy bay đe dọa làm cho động cơ ngừng hoạt động. Nếu nó thâm nhập vào máy bay sẽ làm cho hành khách bị ngạt thở và làm tê liệt hệ thống điện tử của máy bay.
Điều gì sẽ xảy ra nếu một máy bay bay qua đám mây tro bụi do núi lửa phun?
Nhà nhiếp ảnh Patrick Koster và Martin Rietze đã trải qua nhiều tuần để chộp các hình ảnh rất ẩn tượng về các đám tro bụi nguy hiểm này. Nhà nhiếp ảnh Koster đã có thâm niên 10 năm chuyên săn các hình ảnh núi lửa phun nhưng hoàn toàn bất ngờ trước những đám tro bụi do núi lửa Eyjafjallajokull gây ra. Lần phun mới đây nhất của ngọn núi lửa này là vào năm 1821.
Năm 1815 ngọn núi lửa Tambora ở Indonezia đã tung lên trời một khối lượng tro bụi lớn, đám tro bụi này đã ảnh hưởng tới bầu khí quyển cho tới năm sau, Cho tới năm 1816 tại quốc gia này gần như không còn mùa hè.
Núi lửa ở Ixlanda có thể kéo dài tới những tháng tiếp theo thậm chí tới cả năm trời. Điều này đã từng xảy ra vào năm 1815 ở Indonezia khi ngọn núi lửa Tambora hoạt động. Năm 1816 là năm tại Indonezia thời tiết rất lạnh kể cả trong mùa hè.
Khi một ngọn núi lửa hoạt động sẽ kéo vào trong bầu khí quyển ngoài tro bụi, dioxit sunfua, dioxit carbon, acid clorhidric, acid fluorhidric…
Đám tro bụi có thể bay cao tới 34 km như trường hợp những ngọn núi lửa từng hoạt động cách đây 70.000 năm: đã gây nên những thảm họa sinh thái, kéo theo một mùa đông dài đến hàng ngàn năm…
Sự hoạt động trở lại của ngọn núi lửa ở Ixlanda đã làm cho hàng ngàn máy bay không thể cất cánh, hàng trăm ngàn người bị ách lại tại các sân bay, hàng trăm triệu EURO đã mất do công việc bị lỡ dở. Sau đây là danh mục các sân bay đã phải đóng cửa:
- Austria: Sân bay ở thủ đô Vien đóng cửa vào lúc 18 giờ giờ địa phương.
- Bỉ: Sân bay Bruxeless đã đóng cửa vào lúc 18:00.
- Ceh: Sân bay Ruzyne tại Praga đóng cửa vào buổi trưa, sau đó là toàn bộ bầu trời nước này đã tuyên bố đóng cửa.
- Đan Mạch: sân bay đóng cửa vào lúc 02:00.
- Finlanda: Sân bay Vantaa ở Helsinki cũng đã đóng cửa vào lúc 06:00 buổi sáng.
- Pháp: Những sân bay chính trong đó có Charles de Gaulle và Orly, đã đóng cửa vào lúc 16 giờ..
- Germania: Sân bay Frankfurt đóng cửa vào lúc 08:00 buổi sáng…Các sân bay Tegel và Schoenefeld tại Berlin và Hamburg, Bremen, Hanover, Muenster/Osnabrueck, Dusseldorf, Cologne/Bonn đều lần lươttk đóng cửa/
- Hà Lan: Sân bay Schiphol tại Amsterdam đã đóng cửa cùng với toàn bộ bầu trời Hà Lan…
Các quốc gia khác như Na Uy, Ba Lan, Thuỵ Điển,Thụy Sĩ, Nga: sân bay Seremetievo, Bungaria, Sip, Solenia, Luxambua, Italia đều đã tuyên bố đóng cửa..
Khói bụi núi lửa vô cùng nguy hiểm đối với con người, Tổ chứ ý tế thế giới khuyến cáo người châu Âu hạn chế ra đường để không hít phải khói bụi núi lửa…
Ngày 8/6/1784, một ngọn núi lửa ở miền nam Ixlanda đã hoạt động kéo dài hơn 8 tháng; điều này đã ảnh hường tới mùa màng và hoạt động giao thông đi lại của miền bắc nước Pháp. Chính sự nghèo đói và khan hiếm miếng ăn đã trở thành một trong những tác nhân gây nên cuộc cách mạng 1789 tại nước Pháp; người dân đói khổ đã vùng lên làm cách mạng…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét