Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2009

Hồng Trần Dõi Bước (tt)

Đêm ấy là đêm thứ tám kề từ hôm chúng tôi xuống ghe. Biển với mối hiểm họa cận kề như thế quả thật đáng sợ. Ngay lúc ấy thì chẳng nghĩ gì, nhưng sau nầy mỗi khi được hỏi đến chuyện ấy, tôi chỉ bảo đấy là kinh nghiệm không bao giờ muốn gặp phải lần thứ nhì. Dù bị bắt buộc hay tự nguyện, dùng sinh mạng để đánh cuộc cho một ván bài thật quá liều lĩnh và ngu xuẩn. Tại sao? Đây là câu hỏi mang nhiều bức xúc, tôi sẽ tự tìm câu trả lời và mang theo bên mình suốt đoạn hành trình còn lại, đoạn đường trần thế.
Người trưởng nhóm lệnh cho anh thợ máy kiểm soát lại máy và tăng tốc. Đây là ván bài chót vì sau 8 ngày thì nhiên liệu và thực phẩm cũng chẳng còn là bao. Tài công quay mũi ghe, bẻ nghịch hướng, đi theo tọa độ vạch định nhằm đưa chiếc ghe ra khỏi vùng nước xoáy. Tiếng máy dầu khi ấy rú cũng khá mạnh, nhưng chắc cũng không bằng ngày tôi nghe tiếng động cơ trực thăng rú ở Tòa Đại Mỹ. Cường quốc thì lúc nào lại chẳng rú mạnh và rút thật nhanh. Lúc ấy, tôi chỉ nằm bên mạn ghe nhìn con nước, chẳng nghĩ gì, con Cún cũng quên mà con bạch tuột cũng chả nhớ. Qua một đêm, khi không còn nghe nước vỗ mạnh vào mạn ghe, không mừng nhưng cũng thấy nhẹ đi phần nào, cuộc hành trình vẫn còn đang tiếp diễn vô hạn định.
Cả ngày thứ chín, chúng tôi cứ lềnh bềnh chứ chả biết làm gì, đừng có hy vọng đám con E-li lại hiện ra làm trò, chúng đã ở lại vùng biển Việt Nam cả rồi. Mọi người trên ghe chắc cũng kiệt lực vì tôi chẳng còn nghe tiếng cãi vã nào. Ghe vẫn theo hướng ấy, cứ đâm thẳng về hướng Nam. Quả xuống đúng ba gang tay là tới mức, nên đêm ấy chúng tôi lại thấy được một chiếc tàu trong khoảng tầm nhìn. Tôi đâu dại nghe lời Bác Ruồi, còn chỉ cái quần đùi mà bảo cắt dây thun đốt thì lại lõa lồ giống Tề Công. Sau khi nhìn thấy ghe chúng tôi đốt tín hiệu, chiếc tàu ấy không tiến lại gần mà lại bỏ đi. Nhưng sau khi kêu trời đến lần thứ mấy trăm, khoảng tiếng đồng hồ sau, chiếc tàu ấy tiến đến gần và nhá đèn cho chúng tôi, bảo chạy theo họ. Qua đến sáng, khi không còn nhìn thấy chiếc tàu, chúng tôi đã nhìn thấy đất liền. Qua một cuộc hành trình như thế, cho dù là Côn Đảo, chúng tôi cũng nhất định đâm vào.
Sau mười ngày, ghe chúng tôi đâm vào bờ biển thành phố Kuching, thuộc Bang Sarawak, Malaysia.
Tôi mừng nhưng không còn nước mắt để khóc. Đưa tay lên làm dấu, tôi vội đi theo người trưởng nhóm, tìm cấp cứu nơi gần nhất. Phía sau, vài nấm mồ chôn vội, nghe nói có vài phụ nữ bị xẩy thai trong cuộc hành trình. Tội thật!


2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tỏ dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy vết rạn nứt lớn với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào

Willy LamImage

Thứ Ba, ngày 13-10-2009

Giờ đây chúng ta hiểu những gì mà Phó Chủ tịch Tập Cận Bình chắc chắn đã mất khi ông thất bại trong việc giành được nó trước Quân ủy Trung ương tại một phiên họp của Ủy ban Trung ương vào tháng trước. Người được cho là có triển vọng thành công để kế vị vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước của ông Hồ Cẩm Đào dường như đã đổ lỗi cho vị lãnh đạo tối cao về việc đã không giới thiệu ông vào vị trí có vai trò kiến tạo chính sách trong ủy ban quân sự, được lãnh đạo bởi ông Hồ Cẩm Đào từ năm 2004.

Trong chuyến công du hiện nay tới năm quốc gia Âu châu của mình, ông Tập, 56 tuổi, đã đi trệch khỏi nghi thức ngoại giao và đã đưa tới cho ông Hồ một lời ám chỉ khó chịu. Theo tập quán ngoại giao đã có từ lâu, một cán bộ cấp cao của Trung Quốc trên đường công du trước hết phải truyền đạt với những người chủ nhà của mình những lời chào từ Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Việc không thừa nhận và tỏ ra trọng thị vai trò lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào ở ông Tập Cận Bình đã thể hiện rõ ràng khi ông gặp bà Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin hôm thứ Hai.

Trước khi cuộc thảo luận chính thức được bắt đầu, ông Tập đã chuyển tới bà Merkel những phiên bản tiếng Anh của hai cuốn sách – về năng lượng và công nghệ thông tin – do ông Giang Trạch Dân viết. Theo như hãng thông tấn Tân Hoa Xã của nhà nước, ông Tập Cận Bình tiếp đó “đã chuyển những lời chào và lòng mong muốn tốt đẹp” tới nhà lãnh đạo Đức. Bà Merkel đã đáp lại bằng việc đề nghị ông Tập gửi những lời chào của bà tới ông Giang. Không có những lời đề cập tới ông Hồ trong suốt cuộc gặp tay đôi của hai nhà lãnh đạo.

Nặc danh nói...

(tt)
Đây là lần đầu tiên trong chưa đầy hai tuần, cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, 83 tuổi, xuất hiện nổi trội hơn ông Hồ Cẩm Đào 67 tuổi. Trong các hoạt động kỷ niệm lần thứ 60 ngày quốc khánh nước CHND Trung Hoa mùng 1 tháng 10, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin khá là nổi bật về ông Giang Trạch Dân như đối với ông Hồ Cẩm Đào. Ví dụ, ông đã xuất hiện 20 lần trong phần tin tức của đài truyền hình CCTV về cuộc diễu binh hết sức quan trọng. Và ông Hồ Cẩm Đào bất chợt được bắt gặp đôi lần trên TV đang giả bộ bằng một tư thế khúm núm bên cạnh một ông Giang Trạch Dân đang ba hoa và có vẻ cao quý. Ngày tiếp theo, tờ Nhân dân Nhật báo đăng hai bức ảnh cùng kích cỡ của hai ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân bên cạnh nhau ngay trên trang nhất.

Trong vai trò là chính trị gia xếp hạng cao nhất của thế hệ thứ năm trong Ban thường vụ Bộ chính trị tối cao, ông Tập Cận Bình được đề cử để kế vị ông Hồ Cẩm Đào trong vai trò tổng bí thư tại Đại hội 18 Đảng CSTQ vào tháng Mười năm 2012 – và là chủ tịch nước sau đó vài tháng. Tuy nhiên trong giới chính trị ở Bắc Kinh cũng có nhiều người biết là ông Tập không đến từ phe cánh Đoàn Thanh niên Cộng sản của ông Hồ. Thay vào đó, người con trai của cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân này được cho là đứng đầu Nhóm Vua con đầy quyền lực, một cái tên ám chỉ tới số con cái các vị lãnh đạo lớn tuổi của đảng. Ngoài ra, phần nào là do sự ủng hộ được đưa ra bởi ông Giang, bản thân cũng thuộc hàng con ông cháu cha, rằng ông Tập thực tế được xác định sẽ kế vị ông Hồ từ Đại hội 17 năm 2007. Tuy nhiên, việc ông Tập không được giới thiệu vào Quân ủy Trung ương tháng trước, cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng có thể ông không thích thú một mối quan hệ nồng ấm với ông chủ của mình.

Thay vào đó, ông Hồ Cẩm Đào được cho là đang cho dừng lại tất cả để mở mang cơ đồ chính trị cho những nhân vật tích cực trong Đoàn Thanh niên ví như ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị và là Phó Thủ tướng thứ nhất Lý Khắc Cường, người mà trong giai đoạn này được trông đợi sẽ tiếp quản vị trí của ông Ôn Gia Bảo vào đầu năm 2013.

Những người chuyên quan sát ông Tập Cận Bình không ngạc nhiên trước tác phong kỳ lạ của ông ở Berlin. Trong chuyến công du của ông tới Mỹ Latin đầu năm nay, vị phó chủ tịch này đã khuấy động những cuộc tranh cãi quanh việc ông sử dụng ngôn ngữ trần tục để công kích một quốc gia nào đó – mà nhiều người nghĩ là Hoa Kỳ – về việc được cho là đã can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Trong khi nói chuyện với các nhà ngoại giao và đại diện Trung Quốc tại tòa đại sứ nước này ở Thành phố Mexico, ông Tập Cận Bình nghiêm nghị: “Có những người có vẻ như không có việc gì để làm sau khi ních đầy dạ dày của mình. Họ thích thọc tay vào công việc nội bộ của Trung Quốc.” Những lời bình luận này của vị phó chủ tịch đã không được truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Trong bất cứ sự kiện nào, quyết định rõ ràng của ông Tập Cận Bình để công khai đứng cùng ông Giang Trạch Dân – và biểu hiện thiếu kính trọng của ông đối với ông Hồ Cẩm Đào – đều là một dấu hiệu rõ ràng rằng cuộc ganh đua bè phái và tranh giành vị thế đã bắt đầu từ khoảng 3 năm trước khi Đại hội 18 của Đảng khai mạc. Tại buổi họp kín hết sức quan trọng đó, một nhóm mới trong ban lãnh đạo đảng và nhà nước sẽ được chọn lựa bằng ít nhất là một nửa số ủy viên Ban thường vụ và Bộ chính trị sẽ phải nghỉ hưu.