Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Ngóc lên rồi…tình hình đã khởi sắc

Tôi cũng như đa số người, theo dõi tin báo "Nền kinh tế Trung Quốc đang lại khởi sắc" trong vài bài nhận định gần đây. Thống kê đã dựa trên biểu đồ để đưa ra thì trăm phần là chính xác. Nền kinh tế Nhật trong thập niên vừa qua đang gặp khó khăn, Trung Quốc lại đang nằm trong thế mạnh trên thương trường thế giới, kết luận, Trung Quốc sẽ chiếm vị thứ số hai về kinh tế trong tương lai rất gần. Chả có ai phản đối về điểm nầy. Trung Quốc với nhân số khổng lồ như thế, từ lâu đã là mục tiêu béo bở cho tất cả các nước trên thế giới, thị trường Trung Quốc tựa như hai quả bưởi phúc hậu, lắm người thèm thuồng. Được giao dịch với Trung Quốc hiện giờ như đã nắm được hơn nửa phần thắng, gàn như Lão Bút Gian cũng muốn nhảy vào, không thế sẽ tự khắc chữ DẠI to tổ bố vào trán, đấy là thế.
Một số ít ỏi như Úc, nền kinh tế phần lớn dựa vào sản lượng khoáng chất (commodities) bán được để phân định tình hình kinh tế. Đơn giản là nếu than đá, vàng, iron ores được tiêu thụ mạnh trên thị trường, lúc ấy đồng đô la Úc lại tăng giá, ngược lại, sẽ lại tụt xuống còn $US 0.65 như độ nào, coi chừng đấy. Trung quốc hay Nhật và v.v… nền kinh tế phụ thuộc vào hàng hóa tiêu dùng bán được để phân định tình hình. Tôi đọc lại phần chi tiết (fine print) trong các bài nhận định, thấy rằng, tổng sản phẩm nội địa tăng dần, nhưng dòm xuống hướng Nam thì lại mang câu thòng "Một trong những mối lo lớn của Bắc Kinh là sự yếu kém của ngàng xuất khẩu, đến ngày hôm nay vẫn còn là yếu tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc". Tôi lại phải đồng ý với Ông Jing Ulrich của JP Morgan với nhận định "việc thay đổi vị thứ chỉ có "tính cách biểu tượng".
Khác với người Hoa Kỳ hoặc Âu Châu có truyền thống thích tiêu dùng. Người Á Đông lấy tính cần kiệm làm truyền thống. Điều nầy có nghĩa gì? Khi nền kinh tế Hoa Kỳ hay Âu Châu chưa bước vào tình trạng hồi phục, để sự tiêu dùng lại trôi chảy như độ nào, tôi lại mượn câu nhận định của Ông Brian Jackson của Royal Bank of Canada "nền kinh tế Trung Quốc tựa một chiếc máy bay cất cánh và chỉ bay với một động cơ". Dựa vào thống kê tăng trưởng mà nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc đang khởi sắc có thể hơi vội vàng. Kinh điển ghi rằng "Hoa Kỳ chưa ngóc thì các anh khác cũng trong tình trạng kẹt nòng mà thôi. Đồng ý? Không đồng ý?
Nhật tựa như anh thương buôn dày dạn kinh nghiệm chiến trường. Câu phát biểu của Thủ Tướng Nhật "sẽ rất có ý nghĩa khi chúng ta có tham vọng rằng Đông Á sẽ dẫn đầu thế giới", một phương cách tìm thị trường mới trong khi thị trường hiện có đang gặp khó khăn. Một phương cách chào hàng có tác động lớn và rất hiệu quả không hơn không kém.
Không ủng hộ, nhưng lúc nào tôi cũng nhìn nhận Trung Quốc cũng là một anh thương buôn rất giỏi, vậy hãy chờ xem. Ngóc được thì tốt chứ đâu có gì lo, phải thế không ?
PHT


1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Họp lại tại Hua Hin vào hôm nay, 25/10/2009, lãnh đạo 10 nước ASEAN và 6 đối tác khu vực bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Úc và New Zealand đã thảo luận về triển vọng thiết lập một cộng đồng kinh tế và chính trị chung theo mô hình Liên Hiệp Châu Âu.

Các lãnh đạo đã nghe thủ tướng Úc Kevin Rudd và thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama trình bày các đề nghi của họ.

Ðối với thủ tướng Úc, khối nước mà ông gọi là Cộng Ðồng Châu Á Thái Bình Dương có thể được hình thành vào khoảng năm 2020. Thủ tướng Úc không xác định rõ các nước tham gia vào khối này, nhưng xác định việc Hoa Kỳ có thể trực tiếp tham gia, cùng với những biện pháp chung đối phó với thiên tai và tác hại của biến đổi khí hậu.

Về phần Nhật Bản, thủ tướng Hatoyama đã bảo vệ khả năng thành lập khối mà ông gọi đơn giản là Cộng Ðồng Ðông Á, chủ yếu mang tính chất kinh tế, dựa trên cơ sở các thỏa thuận tự do mậu dịch giữa 10 nước ASEAN, cũng như giữa Hiệp Hội Ðông Nam Á với 6 đối tác còn lại trong khốị. Tuy nhiên, trái với Úc, phiá Nhật Bản không đặt ra kỳ hạn nào cho việc hình thành cơ chế mới nàỵ

Theo thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, các lãnh đạo châu Á đã lắng nghe ý kiến của thủ tướng Úc và Nhật Bản và sẽ xem xét để cụ thể hoá các đề nghị được đưa ra. Trước mắt sẽ có một cuộc họp vào tháng 12 tới đây tại Úc, để thảo luận sáng kiến của thủ tướng Kevin Rudd.

Trước mắt, các lãnh đạo khu vực đã đồng ý khởi động một công trình nghiên cứu khả thi nhằm thành lập một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn, bao gốm 10 nước Ðông Nam Á và ba nước Ðông Bắc Á. Một đề án hợp tác khác với Ấn Ðộ, Úc và New Zealand cũng sẽ được tiến hành đồng thời.

Theo giới quan sát, các đề án được gợi lên tại Thái Lan trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh của khối ASEAN lần này phản ánh ý định của các nước trong khu vực muốn tăng cường trọng lượng của mình trong các cuộc đàm phán quốc tế.

Chủ tịch hội nghị ASEAN lần này đã kêu gọi cải thiện các định chế tài chánh quốc tế, đồng thời yêu cầu chính thức mời một đại diện của ASEAN đến dự các cuộc họp của nhóm G20.