Thâm thủng ngân sách Mỹ 2009 : gần 1500 tỷ đô la
Kết thúc năm tài khóa 2009, thâm thủng ngân sách của Hoa Kỳ đã lên đến 1.417 tỷ đô la, mức kỷ lục kể từ năm 1945, tăng hơn 200% so với 2008 và chiếm tới 10% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ.Việc ngân sách Mỹ thâm thủng không phải là điều bất ngờ, đặc biệt năm vừa qua nền kinh tế nước này bị đình trệ, trong khi chính phủ lại phải tung ra rất nhiều tiền để cứu với các ngân hàng thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thông tín viên Donaig LEDU từ Washington.
"Đây là những con số thường được công bố vào chiều thứ sáu với hy vọng là ai nấy đều đã đi nghỉ cuối tuần : 1 417 tỷ đôla, nghĩa là tăng 212% so với năm ngoái.
Tất nhiên là sự gia tăng này được báo trước. Do hoạt động kinh tế bị chậm lại tiền thuế thu vào đã giảm sút. Và cũng chính vì hoạt động kinh tế bị chậm lại mà một số chi tiêu của Nhà nước đã tăng lên, như là các biện pháp cứu nguy ngành ngân hàng hay là việc áp dụng những kế hoạch vực dậy kinh tế. Tất cả những yếu tố này hiển nhiên làm cho thâm thủng ngân sách của chính quyền liên bang Mỹ bị phình lên.
Tính theo tỷ lệ tổng sảm phẩm nội địa thì trước đây kỷ lục đã được đạt vào năm 1945. Vào lúc đó, với cuộc Đệ nhị Thế chiến, thâm thủng ngân sách tương đương với 21% của cải Hoa Kỳ làm ra.
Năm nay, tỷ lệ mới chỉ là 10%. Nhưng dù sao đi nữa thì nó cũng gấp ba lần năm ngoái.
Chính quyền Mỹ hy vọng là sự vực dậy của nền kinh tế cộng thêm với một chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn các chi tiêu, điều đó sẽ giúp cho thâm thủng ngân sách Nhà nước trở lại với những tỷ lệ dễ chấp nhận hơn. Nhưng có lẽ chuyện này sẽ không xảy ra trong năm nay.
Tổng cộng món nợ của Nhà nước Mỹ, với tất cả các thâm thủng chồng chất từ mấy năm qua, lên đến một con số khủng khiếp là 11 900 tỷ đôla".
Thông tín viên Donaig LEDU từ Washington.
"Đây là những con số thường được công bố vào chiều thứ sáu với hy vọng là ai nấy đều đã đi nghỉ cuối tuần : 1 417 tỷ đôla, nghĩa là tăng 212% so với năm ngoái.
Tất nhiên là sự gia tăng này được báo trước. Do hoạt động kinh tế bị chậm lại tiền thuế thu vào đã giảm sút. Và cũng chính vì hoạt động kinh tế bị chậm lại mà một số chi tiêu của Nhà nước đã tăng lên, như là các biện pháp cứu nguy ngành ngân hàng hay là việc áp dụng những kế hoạch vực dậy kinh tế. Tất cả những yếu tố này hiển nhiên làm cho thâm thủng ngân sách của chính quyền liên bang Mỹ bị phình lên.
Tính theo tỷ lệ tổng sảm phẩm nội địa thì trước đây kỷ lục đã được đạt vào năm 1945. Vào lúc đó, với cuộc Đệ nhị Thế chiến, thâm thủng ngân sách tương đương với 21% của cải Hoa Kỳ làm ra.
Năm nay, tỷ lệ mới chỉ là 10%. Nhưng dù sao đi nữa thì nó cũng gấp ba lần năm ngoái.
Chính quyền Mỹ hy vọng là sự vực dậy của nền kinh tế cộng thêm với một chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn các chi tiêu, điều đó sẽ giúp cho thâm thủng ngân sách Nhà nước trở lại với những tỷ lệ dễ chấp nhận hơn. Nhưng có lẽ chuyện này sẽ không xảy ra trong năm nay.
Tổng cộng món nợ của Nhà nước Mỹ, với tất cả các thâm thủng chồng chất từ mấy năm qua, lên đến một con số khủng khiếp là 11 900 tỷ đôla".
Người Pháp chủ trương tiếp tục trợ gíup để xóa nạn đói
Nhân « Ngày lương thực thế giới » với chủ đề năm nay là « Đạt mục tiêu bảo đảm an toàn lương thực trong thời kỳ khủng hoảng », La Croix chạy tựa trên trang nhất « Nỗ lực hơn để chống nạn đói ».Trong xã luận, La Croix không khoan nhượng : một phần sáu nhân loại đói ăn, đó là một điều không thể chấp nhận được, và lại càng không thể chấp nhận hơn nữa khi mà các quốc gia trên thế giới đã từng đưa ra nhiều lời cam kết cùng với những mục tiêu cụ thể, nhưng rồi chẳng hề có một chút gì thay đổi.
Ngành nông nghiệp trên thế giới đã có biết bao nhiêu tiến bộ. Hệ thống thương mại cũng đã bao lần được tổ chức lại để hoạt động có hiệu quả hơn, nhưng nông nghiệp của các nước chậm phát triển thì đã bị « nhận chìm xâu xuống đất đen » hơn nữa. Các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau ra đời, đấy là chưa kể đến các cuộc chiến tranh tàn khốc, đến các chiến dịch vơ vét do những chính quyền tham ô tiến hành.
Người Pháp vẫn muốn đóng góp đẩy lùi nạn đói
Trong toàn cảnh u ám đó, may mắn thay là lòng nhân đạo của người Pháp còn chưa cạn. Theo một cuộc thăm dò dư luận thục hiện cho báo La Croix 80% những người được hỏi cho rằng chỉ cần cải thiện năng suất của giới nông dân ở Châu Á, châu Phi hay châu Mỹ La Tinh là đủ để đẩy lùi nạn đói trên toàn thế giới.
Mặt khác, những người được hỏi không còn tin tưởng vào vai trò của các chính phủ để mang lại cơm no cho nhân loại. Ngược lại có đến 60% tin rằng chỉ có các tổ chức phi chính phủ mới đủ nghị lực để làm công việc này. Chính vì vậy số này cho rằng, ngay cả trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, ngay cả khi nạn thất nghiệp đe dọa nhiều hộ gia đình nhưng người Pháp vẫn ủng hộ nguyên tắc trợ giúp phát triển.
Cũng La Croix nêu lên vài con số cụ thể : lần đầu tiên trong lịch sử hơn 1 tỷ người không đủ ăn. Trong số đó có đến 642 triệu người sống trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và ngay cả tại một số quốc gia công nghiệp phát triển thì cũng có đến 15 triệu người cơm không đủ ngày hai bữa.
Trong 10 năm qua, số người bị nạn đói đe dọa liên tục gia tăng. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc trong số 16 quốc gia nơi nạn đói hoành hành nghiêm trọng hơn cả có Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Afghanistan, Tadjikistan.
Dù sao, trong cuộc chiến chống lại nạn đói cộng đồng quốc tế vừa có thêm một đồng minh : trên báo Le Figaro ngoại trưởng Mỹ khẳng định « bảo đảm an ninh lương thực là một ưu tiên của chính quyền Obama » đặc biệt là trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vì « nạn đói ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, đấy là một mối đe dọa đối với con người, đối với các chính quyền, đối với nhiều xã hội ».
Ngành tài chính Mỹ hoàn toàn thoát nạn
Trong lúc một phần sáu nhân loại phải đương đầu với nạn, kinh tế thế giới còn chưa bình phục sau cơn bão tài chính đã thổi qua thị trường Wall Street hồi tháng 9/2008, thống kê thất nghiệp còn tiếp tục leo thang thì được biết giới tài chính và ngân hàng ở Mỹ đã hoàn toàn thoát nạn. Hơn thế nữa, họ đã bắt đầu kiếm lại hàng trăm tỷ đô la tiền lời. Le Monde ngay trên trạng nhất nêu lên một vài con số : trong 13 tháng qua, 23 tập đoàn tài chính của wall street đã thu được 437 tỷ đô la tiền lời, và 140 tỷ trong số đó rơi vào túi các ông vua tài chính của Mỹ. Ngân hàng Bank of America dành 30 tỷ đô la để trả thù lào cho các nhân viên giỏi, khoản tiền này cao gấp sáu lần so với ngân sách của Chương trình Lương nông Liên Hiệp Quốc.
140 tỷ đô la, một kỷ lục
Le Monde nhắc lại : vào thời kỳ thịnh vượng nhất tức năm 2007 khoản tiền thù lao đó củng chỉ là 129 tỷ, vào năm ngoái do khủng hoảng các tay môi giới đã phải chia sẻ gánh nặng với ngân hàng, chấp nhận một gói thù lao là 117 tỷ đô la.
Điều quan trọng hơn cả, theo nhận xét của một giáo sư kinh tế được tờ báo trích dẫn, là gói thù lao 140 tỷ kể trên cho thấy người ta chẳng rút được bài học nào sau sự sụp đổ của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ hồi tháng 9 năm ngoái, đồng thời chính quyền Obama hoàn toàn bất lực trong việc lành mạnh hóa hoạt động tài chính.
Ngân hàng Goldman Sachs đang sửa soạn tặng thưởng đến 23 tỷ đô la cho những người « có công làm giàu » cho tập đoàn. Goldman Sachs ngang nhiên nhìn nhận đó là việc làm chính đáng để duy trì một « công ty kiếm ra tiền »
Mầm mống của một cuộc khủng hoảng mới ?
Câu hỏi đặt ra ở đây là bằng cách nào mà các ngân hàng của Mỹ đã nhanh chóng vươn lên như vậy ? Số tiên lời 437 tỷ đô la tích lũy được trong một năm qua phá kỷ lục và lại càng đáng nói hơn nữa là họ đã bội thu trong khi kinh tế toàn thế giới co cụm lại.
Nguyên thủ quốc gia 20 nước giàu có nhất địa cầu phải họp nhau đến ba lần từ thượng đỉnh Washington đến Pittsburgh để tìm ra những giải pháp mang lại tăng trưởng, nhiều quốc gia đã phải bơm thêm hàng trăm tỷ đô la cho ngành ngân hàng ?
Theo lòi một chuyên gia cố vấn cho chính quyền Obama thì giới ngân hàng chỉ có thể làm giàu một cách nhanh chóng như vậy nhờ họ đánh cuộc vào những sản phẩm tài chính mang tính rủi ro cao.
Không nói ra nhưng độc giả của Le Monde ngầm hiểu rằng có lẽ mầm mống của một trận bão tài chính khác đang được tùng bước được hình thành !
Báo chí Á châu
Nhìn đến các đề tài chính trên các tờ báo lớn ở Á châu : các vụ tấn công tại Pakistan thu hút chú ý báo The Times oF India. Tác giả bài viết xoáy vào chiến lược của quân Taliban. Theo đó quân Taliban không ngây thơ chút nào về phương diện chính trị. Họ thừa sức khai thác những kẽ hở trong bang giao quốc tế, đặc biệt là giữa một bên là Hoa Kỳ và bên kia là Trung Quốc và Nga khi biết rằng Bắc Kinh và Matxcơva hòa thuận với nhau trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải để khống chế tầm ảnh hưởng của Washington ở trung Á.
Tại khu vực đông bắc á : nhật báo The Korea Herald nói đến một cuộc mặc cả của Bình Nhưỡng. Bắc Triều Tiên thì cần gạo và phân bón, còn Hàn Quốc thì muốn để cho các gia đình ly tán được thường xuyên gặp lại người thân ở bên kia biên giới. Thế nhưng bài toán trở nên nan giải cho cả hai miền khi đặt ra vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Nhìn sang Nhật Bản, vài tuần lễ trước chuyến công du nước Nhật đầu tiên của tổng thống Barack Obama các cuộc tranh cãi chung quanh căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa nổi cộm lên trở lại : xã luận của tờ Asahi Shinbun coi đây có thể hồi kết của tuần trăng mật giữa tân thủ tướng Hatoyama với dư luận Nhật Bản, vì đây sẽ là lần đầu tiên ông Hatoyama không giữ đúng lời hứa trong thời kỳ tranh cử.
Cuối cùng tại Thái Lan tình trạng sức khỏe của quốc vương Bhumibol tiếp tục chi phối các hoạt động kinh tế nước này. Nhật báo Bangkok Post cho biết chỉ số chứng khoán của Bangkok đã sụt mất năm điểm cho dù êkip điều trị cho nhà vua ra sức trấn an dư luận.
Pháp, một cuộc nổi dậy trong đảng UMP ?
Truớc khi đóng lại các tờ báo xin điểm qua về thời sự nước Pháp trong ngày : độc giả khó có thể bỏ qua bài phòng vấn mà tổng thống Nicolas Sarkozy dành cho tờ báo Le Figaro thân hữu.
Trong đó ông khẳng định nhất quyết không tăng thêm thuế, và cũng sẽ không đụng đến các điều khoản ưu đãi thuế khóa mà ông đã cố ý dành để tặng cho giới nhà giàu !
Đánh giá về chính sách của ông ở giữa nhiệm kỳ, cũng Nicolas Sarkozy cho rằng « toàn cảnh chính trị của nước Pháp (dưới thời kỳ ông cầm quyền) khả quan hơn nhiều so với tất cả những người tiền nhiệm, từ thời kỳ của tướng De Gaulle đến các cựu tổng thống Giscard, hay Mitterrand và Chirac ».
Trong khi đó Libération thiên ta chạy tựa lớn trên trang nhất « cánh hữu, một cuộc nổi loạn ». Tờ báo nói rõ : không ngày nào không có những tiếng nói từ trong hàng ngũ của đảng UMP cầm quyền chỉ trích chính sách của phủ tổng thống, từ kế hoạch cải tổ luật bầu cử, đến thuế carbon, hay là việc cậu con trai của ông tổng thống có khả năng đứng đầu một khu La Défense, khu hoạt động kinh tế được coi là lớn nhất của châu Âu.
nguồn RFI
Ngành nông nghiệp trên thế giới đã có biết bao nhiêu tiến bộ. Hệ thống thương mại cũng đã bao lần được tổ chức lại để hoạt động có hiệu quả hơn, nhưng nông nghiệp của các nước chậm phát triển thì đã bị « nhận chìm xâu xuống đất đen » hơn nữa. Các cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau ra đời, đấy là chưa kể đến các cuộc chiến tranh tàn khốc, đến các chiến dịch vơ vét do những chính quyền tham ô tiến hành.
Người Pháp vẫn muốn đóng góp đẩy lùi nạn đói
Trong toàn cảnh u ám đó, may mắn thay là lòng nhân đạo của người Pháp còn chưa cạn. Theo một cuộc thăm dò dư luận thục hiện cho báo La Croix 80% những người được hỏi cho rằng chỉ cần cải thiện năng suất của giới nông dân ở Châu Á, châu Phi hay châu Mỹ La Tinh là đủ để đẩy lùi nạn đói trên toàn thế giới.
Mặt khác, những người được hỏi không còn tin tưởng vào vai trò của các chính phủ để mang lại cơm no cho nhân loại. Ngược lại có đến 60% tin rằng chỉ có các tổ chức phi chính phủ mới đủ nghị lực để làm công việc này. Chính vì vậy số này cho rằng, ngay cả trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, ngay cả khi nạn thất nghiệp đe dọa nhiều hộ gia đình nhưng người Pháp vẫn ủng hộ nguyên tắc trợ giúp phát triển.
Cũng La Croix nêu lên vài con số cụ thể : lần đầu tiên trong lịch sử hơn 1 tỷ người không đủ ăn. Trong số đó có đến 642 triệu người sống trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và ngay cả tại một số quốc gia công nghiệp phát triển thì cũng có đến 15 triệu người cơm không đủ ngày hai bữa.
Trong 10 năm qua, số người bị nạn đói đe dọa liên tục gia tăng. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc trong số 16 quốc gia nơi nạn đói hoành hành nghiêm trọng hơn cả có Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Afghanistan, Tadjikistan.
Dù sao, trong cuộc chiến chống lại nạn đói cộng đồng quốc tế vừa có thêm một đồng minh : trên báo Le Figaro ngoại trưởng Mỹ khẳng định « bảo đảm an ninh lương thực là một ưu tiên của chính quyền Obama » đặc biệt là trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vì « nạn đói ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, đấy là một mối đe dọa đối với con người, đối với các chính quyền, đối với nhiều xã hội ».
Ngành tài chính Mỹ hoàn toàn thoát nạn
Trong lúc một phần sáu nhân loại phải đương đầu với nạn, kinh tế thế giới còn chưa bình phục sau cơn bão tài chính đã thổi qua thị trường Wall Street hồi tháng 9/2008, thống kê thất nghiệp còn tiếp tục leo thang thì được biết giới tài chính và ngân hàng ở Mỹ đã hoàn toàn thoát nạn. Hơn thế nữa, họ đã bắt đầu kiếm lại hàng trăm tỷ đô la tiền lời. Le Monde ngay trên trạng nhất nêu lên một vài con số : trong 13 tháng qua, 23 tập đoàn tài chính của wall street đã thu được 437 tỷ đô la tiền lời, và 140 tỷ trong số đó rơi vào túi các ông vua tài chính của Mỹ. Ngân hàng Bank of America dành 30 tỷ đô la để trả thù lào cho các nhân viên giỏi, khoản tiền này cao gấp sáu lần so với ngân sách của Chương trình Lương nông Liên Hiệp Quốc.
140 tỷ đô la, một kỷ lục
Le Monde nhắc lại : vào thời kỳ thịnh vượng nhất tức năm 2007 khoản tiền thù lao đó củng chỉ là 129 tỷ, vào năm ngoái do khủng hoảng các tay môi giới đã phải chia sẻ gánh nặng với ngân hàng, chấp nhận một gói thù lao là 117 tỷ đô la.
Điều quan trọng hơn cả, theo nhận xét của một giáo sư kinh tế được tờ báo trích dẫn, là gói thù lao 140 tỷ kể trên cho thấy người ta chẳng rút được bài học nào sau sự sụp đổ của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ hồi tháng 9 năm ngoái, đồng thời chính quyền Obama hoàn toàn bất lực trong việc lành mạnh hóa hoạt động tài chính.
Ngân hàng Goldman Sachs đang sửa soạn tặng thưởng đến 23 tỷ đô la cho những người « có công làm giàu » cho tập đoàn. Goldman Sachs ngang nhiên nhìn nhận đó là việc làm chính đáng để duy trì một « công ty kiếm ra tiền »
Mầm mống của một cuộc khủng hoảng mới ?
Câu hỏi đặt ra ở đây là bằng cách nào mà các ngân hàng của Mỹ đã nhanh chóng vươn lên như vậy ? Số tiên lời 437 tỷ đô la tích lũy được trong một năm qua phá kỷ lục và lại càng đáng nói hơn nữa là họ đã bội thu trong khi kinh tế toàn thế giới co cụm lại.
Nguyên thủ quốc gia 20 nước giàu có nhất địa cầu phải họp nhau đến ba lần từ thượng đỉnh Washington đến Pittsburgh để tìm ra những giải pháp mang lại tăng trưởng, nhiều quốc gia đã phải bơm thêm hàng trăm tỷ đô la cho ngành ngân hàng ?
Theo lòi một chuyên gia cố vấn cho chính quyền Obama thì giới ngân hàng chỉ có thể làm giàu một cách nhanh chóng như vậy nhờ họ đánh cuộc vào những sản phẩm tài chính mang tính rủi ro cao.
Không nói ra nhưng độc giả của Le Monde ngầm hiểu rằng có lẽ mầm mống của một trận bão tài chính khác đang được tùng bước được hình thành !
Báo chí Á châu
Nhìn đến các đề tài chính trên các tờ báo lớn ở Á châu : các vụ tấn công tại Pakistan thu hút chú ý báo The Times oF India. Tác giả bài viết xoáy vào chiến lược của quân Taliban. Theo đó quân Taliban không ngây thơ chút nào về phương diện chính trị. Họ thừa sức khai thác những kẽ hở trong bang giao quốc tế, đặc biệt là giữa một bên là Hoa Kỳ và bên kia là Trung Quốc và Nga khi biết rằng Bắc Kinh và Matxcơva hòa thuận với nhau trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải để khống chế tầm ảnh hưởng của Washington ở trung Á.
Tại khu vực đông bắc á : nhật báo The Korea Herald nói đến một cuộc mặc cả của Bình Nhưỡng. Bắc Triều Tiên thì cần gạo và phân bón, còn Hàn Quốc thì muốn để cho các gia đình ly tán được thường xuyên gặp lại người thân ở bên kia biên giới. Thế nhưng bài toán trở nên nan giải cho cả hai miền khi đặt ra vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Nhìn sang Nhật Bản, vài tuần lễ trước chuyến công du nước Nhật đầu tiên của tổng thống Barack Obama các cuộc tranh cãi chung quanh căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa nổi cộm lên trở lại : xã luận của tờ Asahi Shinbun coi đây có thể hồi kết của tuần trăng mật giữa tân thủ tướng Hatoyama với dư luận Nhật Bản, vì đây sẽ là lần đầu tiên ông Hatoyama không giữ đúng lời hứa trong thời kỳ tranh cử.
Cuối cùng tại Thái Lan tình trạng sức khỏe của quốc vương Bhumibol tiếp tục chi phối các hoạt động kinh tế nước này. Nhật báo Bangkok Post cho biết chỉ số chứng khoán của Bangkok đã sụt mất năm điểm cho dù êkip điều trị cho nhà vua ra sức trấn an dư luận.
Pháp, một cuộc nổi dậy trong đảng UMP ?
Truớc khi đóng lại các tờ báo xin điểm qua về thời sự nước Pháp trong ngày : độc giả khó có thể bỏ qua bài phòng vấn mà tổng thống Nicolas Sarkozy dành cho tờ báo Le Figaro thân hữu.
Trong đó ông khẳng định nhất quyết không tăng thêm thuế, và cũng sẽ không đụng đến các điều khoản ưu đãi thuế khóa mà ông đã cố ý dành để tặng cho giới nhà giàu !
Đánh giá về chính sách của ông ở giữa nhiệm kỳ, cũng Nicolas Sarkozy cho rằng « toàn cảnh chính trị của nước Pháp (dưới thời kỳ ông cầm quyền) khả quan hơn nhiều so với tất cả những người tiền nhiệm, từ thời kỳ của tướng De Gaulle đến các cựu tổng thống Giscard, hay Mitterrand và Chirac ».
Trong khi đó Libération thiên ta chạy tựa lớn trên trang nhất « cánh hữu, một cuộc nổi loạn ». Tờ báo nói rõ : không ngày nào không có những tiếng nói từ trong hàng ngũ của đảng UMP cầm quyền chỉ trích chính sách của phủ tổng thống, từ kế hoạch cải tổ luật bầu cử, đến thuế carbon, hay là việc cậu con trai của ông tổng thống có khả năng đứng đầu một khu La Défense, khu hoạt động kinh tế được coi là lớn nhất của châu Âu.
nguồn RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét