Tại Bắc Kinh, Thủ tướng Nga Vladimir Poutine và đồng sự Trung Quốc Ôn Gia Bảo ký kết khoảng một chục thỏa thuận. Một trong những thỏa thuận liên quan đến việc phóng tên lửa liên lục địa. Hai bên cũng chuẩn bị một nghị định thư hợp tác phát triển đường xe lửa cao tốc trên lãnh thổ Nga.
Trong chiều hướng củng cố quan hệ cấp vùng trước ảnh hưởng của NATO, thủ tướng Nga tham dự cuộc họp của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải gồm Nga, Trung Quốc và 4 nước Trung Á.
Từ ngày 12 đến 14/10 Vladimir Poutine đi thăm Trung Quốc. Tuy chỉ với tư cách là thủ tướng nhưng nhân vật được xem là nắm thực quyền tại nước Nga sẽ ký hàng loạt hợp đồng, thỏa thuận quan trọng với láng giềng Trung Quốc. Chuyến đi này cũng là dịp để hai bên cải thiện thêm quan hệ ngoại giao.
Nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ hai bên được nồng ấm. Theo China Daily, Vladimir Poutine và Ôn Gia Bảo sẽ ký những hợp đồng lên đến 5,5 tỷ đô la.
Trong vòng sáu năm, trao đổi mậu dịch gia tăng từ 10 tỷ đô la lên 50 tỷ đô la mỗi năm. Phần lớn là nhờ dầu khí Nga bán cho Trung Quốc.
Năm nay, hai bên ký thêm một thỏa ước xây dựng ống dẫn dầu từ vùng Siberia đến Trung Quốc, một khi hoàn thành sẽ cung ứng cho Bắc Kinh mỗi năm 15 triệu tấn dầu hỏa, trong vòng 10 năm. Đổi lại, Trung Quốc sẽ cấp một số tiền tín dụng khổng lồ 25 tỷ đô la cho các công ty Nga.
Nhưng quan hệ đôi bên không phải chỉ có thế. Sau các hợp đồng thương mại và thỏa ước quân sự, chuyến công du của thủ tướng Nga sẽ kết thúc với một cuộc họp quan trọng : hội nghị Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải gồm Trung Quốc, Nga, 4 nước Trung Á là Kazakhstan, Kirghizstan, Ouzbekistan và Tadjikistan. Bên cạnh đó còn có 4 nước lớn là Ấn Độ, Pakistan, Iran và Mông Cổ tham dự với quy chế quan sát viên.
Theo thông báo của chính phủ Nga, Tổ chức Hợp Tác Thượng Hải sẽ thông qua « một văn kiện quan trọng » phối hợp nỗ lực chung chống khủng hoảng toàn cầu, nhưng không nói rõ nội dung.
Mục tiêu của « câu lạc bộ » này là nhằm tạo một sức mạnh đối trọng với các nước Tây phương trong Liên Minh Bắc Đại Tây dương NATO.
Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 đã hoàn toàn thay đổi hẳn.
Thời kỳ Liên Xô cũ, Matxcơva với nền công nghiệp cao, với vũ khí tối tân vẫn xem Trung Quốc là một đồng minh chậm tiến đã qua từ lâu.
Hiện nay Trung Quốc tuy rất cần khối tài nguyên dầu khí và gỗ dồi dào của Nga. Nhưng Trung Quốc đang giết chết dần công nghiệp nhẹ đặc biệt là ngành dệt may của đối tác.
Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ ba trong khi kinh tế Nga ở trong tinh trạng suy yếu với lạm phát, thất nghiệp, và nạn dân số giảm.
Thông điệp của giới lãnh đạo Nga nhân kỷ niệm 60 năm Đảng Cộng Sản Trung Quốc nắm quyền đã gián tiếp thừa nhận thế vượt trội của Trung Quốc.
Tổng thống Medvedev khen ngợi « sự thành công của Trung Quốc trên con đường cải cách và hiện đại hóa » trở thành một quốc gia « có ảnh hưởng lớn đóng góp vào sự ổn định trên thế giới ».
Giải thưởng Nobel hoà bình cho ông Obama, một quyết định chính trị ? Trong chiều hướng củng cố quan hệ cấp vùng trước ảnh hưởng của NATO, thủ tướng Nga tham dự cuộc họp của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải gồm Nga, Trung Quốc và 4 nước Trung Á.
Từ ngày 12 đến 14/10 Vladimir Poutine đi thăm Trung Quốc. Tuy chỉ với tư cách là thủ tướng nhưng nhân vật được xem là nắm thực quyền tại nước Nga sẽ ký hàng loạt hợp đồng, thỏa thuận quan trọng với láng giềng Trung Quốc. Chuyến đi này cũng là dịp để hai bên cải thiện thêm quan hệ ngoại giao.
Nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ hai bên được nồng ấm. Theo China Daily, Vladimir Poutine và Ôn Gia Bảo sẽ ký những hợp đồng lên đến 5,5 tỷ đô la.
Trong vòng sáu năm, trao đổi mậu dịch gia tăng từ 10 tỷ đô la lên 50 tỷ đô la mỗi năm. Phần lớn là nhờ dầu khí Nga bán cho Trung Quốc.
Năm nay, hai bên ký thêm một thỏa ước xây dựng ống dẫn dầu từ vùng Siberia đến Trung Quốc, một khi hoàn thành sẽ cung ứng cho Bắc Kinh mỗi năm 15 triệu tấn dầu hỏa, trong vòng 10 năm. Đổi lại, Trung Quốc sẽ cấp một số tiền tín dụng khổng lồ 25 tỷ đô la cho các công ty Nga.
Nhưng quan hệ đôi bên không phải chỉ có thế. Sau các hợp đồng thương mại và thỏa ước quân sự, chuyến công du của thủ tướng Nga sẽ kết thúc với một cuộc họp quan trọng : hội nghị Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải gồm Trung Quốc, Nga, 4 nước Trung Á là Kazakhstan, Kirghizstan, Ouzbekistan và Tadjikistan. Bên cạnh đó còn có 4 nước lớn là Ấn Độ, Pakistan, Iran và Mông Cổ tham dự với quy chế quan sát viên.
Theo thông báo của chính phủ Nga, Tổ chức Hợp Tác Thượng Hải sẽ thông qua « một văn kiện quan trọng » phối hợp nỗ lực chung chống khủng hoảng toàn cầu, nhưng không nói rõ nội dung.
Mục tiêu của « câu lạc bộ » này là nhằm tạo một sức mạnh đối trọng với các nước Tây phương trong Liên Minh Bắc Đại Tây dương NATO.
Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 đã hoàn toàn thay đổi hẳn.
Thời kỳ Liên Xô cũ, Matxcơva với nền công nghiệp cao, với vũ khí tối tân vẫn xem Trung Quốc là một đồng minh chậm tiến đã qua từ lâu.
Hiện nay Trung Quốc tuy rất cần khối tài nguyên dầu khí và gỗ dồi dào của Nga. Nhưng Trung Quốc đang giết chết dần công nghiệp nhẹ đặc biệt là ngành dệt may của đối tác.
Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ ba trong khi kinh tế Nga ở trong tinh trạng suy yếu với lạm phát, thất nghiệp, và nạn dân số giảm.
Thông điệp của giới lãnh đạo Nga nhân kỷ niệm 60 năm Đảng Cộng Sản Trung Quốc nắm quyền đã gián tiếp thừa nhận thế vượt trội của Trung Quốc.
Tổng thống Medvedev khen ngợi « sự thành công của Trung Quốc trên con đường cải cách và hiện đại hóa » trở thành một quốc gia « có ảnh hưởng lớn đóng góp vào sự ổn định trên thế giới ».
Tin tổng thống Mỹ, Barack Obama, được giải Nobel Hòa bình, đến vào ngày thứ sáu vừa qua. Nhưng một số tờ báo không kịp có bài cho ngày thứ bảy. Do vậy mà hôm nay đề tài này tiếp tục được bình luận nhiều.
Tờ La Croix gọi giải thưởng Nobel của ông Obama là giải thưởng của niềm hy vọn tốt nhất.
Còn tờ Le Monde nêu lên những lý do khiến cho tổng thống Mỹ được giải Nobel Hòa bình. Nhưng, trong xã luận, tờ báo đề cập đến ý nghĩa của giải thưởng này và đánh giá là « những lập luận của Ủy ban Nobel để biện minh cho sự lựa chọn của mình là một ngôn ngữ cứng ngắc, giáo điều phù hợp với tài hùng biện ngoại giao tội tệ nhất có thể nghe được tại Liên Hiệp Quốc ».
Một số tờ báo Á châu cũng không mấy tán thành sự lựa chọn cua Ủy ban Nobel, một ủy ban mà tờ China Post của Đài Loan nhận định là quá chính trị. Theo tờ báo, giải Nobel Hòa bình gây ngạc nhiên cho ông Obama và đồng thời đặt ông vào một thế khó xử.
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, xuất bản tại Manila, quyết định của Uỷ ban Nobel là một giải thưởng cho những lời hứa của ông Obama, chứ không phải cho những gì ông đã làm được. Và tờ báo tự hỏi là quyết định khá bất thường của Ủy ban Nobel, do nó xen vào lĩnh vực chính trị thực tiễn (realpolitik), có sẽ giúp được hay không cho ông Obama biến lời hứa thành hàng động thật sự, hay, ngược lại, nó sẽ cản trở ông trong việc cụ thể hoá những lời hứa mà ông đã đưa ra.
Tờ China Post của Đài Loan cho biết là Ủy ban Nobel gồm năm thành viên người Na Uy do quốc hội nước này chỉ định và Ủy ban đã chọn lựa ông Obama mặc dù ông mới bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống có hai tuần lễ trước khi hết hạn đề cử ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình.
Sự kiện này cũng được tờ Le Monde nói đến trong một bài báo mang tựa đề « Hậu trường của một quyết định đoạn tuyệt hẳn với truyền thống ». Theo tờ báo, người thể hiện sự đoạn tuyệt này đến từ hai thành viên mới trong Ủy ban Nobel, mà trong đó có tân chủ tịch Ủy ban, Thorgjorn Jagland.
- nguồn : RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét