Tổng thống Mỹ Obama được trao giải thưởng Nobel Hòa bình 2009
Ủy ban Nobel vừa thông báo quyết định trao giải Nobel hòa bình 2009 cho tổng thống Mỹ Barack Obama. Theo đánh giá của ủy ban này : "rất hiếm khi có được một nhân vật như Barack Obama, thu hút sự quan tâm của toàn thế giới và mang lại cho người dân của xứ ông niềm hy vọng một tương lai tươi sáng hơn"Theo giới phân tích, tổng thống Mỹ đầu tiên có dòng máu Phi châu có khả năng thu hút công chúng và san sẽ với họ niềm phấn khởi chung. Nhậm chức tổng thống siêu cường số một từ cuối tháng giêng năm nay, ông nỗ lực mở một trang sử mới thay thế chính sách dùng đơn thuần sức mạnh quân sự của người tiền nhiệm bằng một đường lối mới ôn hòa, đối thoại.
Ông Obama chủ trương xây dựng một thế giới không vũ khí hạt nhân, thúc đẩy hòa đàm giử Israel và Palestine, chìa bàn tay hòa dịu với Iran, Bắc Triều Tiên và cả Miến Điện. Tại lục địa châu Âu, ông chủ trương thay đối đầu bằng đối thoại với Nga và chấp nhận bỏ kế hoạch lá chắn chống tên lửa để kéo Nga hợp tác trên những hồ sơ nóng bỏng và nghiêm trọng hơn.
Thông tín viên Tervel Gregory tường trình từ Oslo :
"Chủ tịch Ủy ban trao giải Nobel của Na Uy giải thích quyết định trao Nobel Hòa bình cho ông Barack Obama là do : "Những nỗ lực phi thường của ông nhằm tăng cường ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc, đặc biệt trong quan điểm và việc làm của ông vì một thế giới không vũ khí hạt nhân".
Điều ngạc nhiên thực sự đó là ông Barack Obama được trao giải vì những lời nói và quan điểm nhiều hơn là những việc đã làm được trong lĩnh vực Hòa bình. Đây cũng là điều khá mới mẻ trong lịch sử trao giải Nobel vì Hòa bình.
Đây là một giải thưởng mang nặng tính chính trị. Bản thân Uỷ ban trao giải cũng thừa nhận, đôi khi trong lịch sử, bằng giải thưởng này, Ủy ban muốn tìm cách khuyến khích một số nhà họat động chính trị quốc tế gây ảnh hưởng tích cực lên những tiến trình hòa bình đang diễn ra.
Đây là lần đầu tiên tiêu chí đó chiếm vị trí quan trọng trong quyết định trao giải Nobel Hòa bình. Giải thưởng lần này sẽ là trách nhiệm và còn có phần sức ép đối với tổng thống Barack Obama. Giờ đây chính ông sẽ phải chứng tỏ mình xứng đáng với giải thưởng đó".
- Báo New York Times kể lại, chính ông Rahm Emanuel, Chánh văn phòng phủ tổng thống Mỹ đùa với vợ mình lúc 5 giờ sáng khi đang ở hồ bơi tại nhà, sau khi nghe tin tổng thống Mỹ Obama đoạt giải Nobel Hòa Bình 2009: "Nauy đã bỉ mặt Đan Mạch".
Câu chuyện này ám chỉ việc hồi thứ sáu tuần trước, TT Mỹ Obama đã thân chinh bay tới Copenhagen, Đan Mạch để vận động cho thành phố Chicago, Mỹ, trong cuộc chạy đua tổ chức thế vận hội năm 2016. Tuy nhiên, Ủy ban Olympic thế giới (IOC) đã chọn Rio de Janerio, Brazil.
Chủ tịch Ủy ban Nobel Nauy, ông Thorbjorn Jagland giương hình TT Mỹ Obama trong buổi lễ công bố giải Nobel Hòa Bình 2009 tại Oslo. (Ảnh: Washington Post) |
Một độc giả trên mạng Examiner còn "độc miệng" phân tích: "Nếu giải Hòa Bình trao trước công bố của Ủy ban Olympic thế giới 1 ngày, thì Chicago có thể đã được đăng cai Olympic 2016".
Gần 5 tiếng đồng hồ sau khi công bố giải thưởng, Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra một bình luận gì về giải thưởng. Chánh văn phòng Phủ tổng thống Mỹ, Emanuel, trả lời bằng điện thoại với báo New Yorlk Times, không nên bình luận gì vào lúc này. Tổng thống sẽ có bài phát biểu vào lúc 10.30 sáng giờ Washington".
Bốn TT Mỹ đoạt giải Nobel Hòa Bình. (Ảnh: Nobel Foundation) |
Mọi sự chú ý càng đổ dồn về Nhà Trắng khi New York Times đưa ra lời bình luận tiếp theo rằng TT Mỹ quyết định dời giờ phát biểu trễ hơn dự định 30 phút. Khi Vườn Hồng (Rose Garden) mở cửa, TT Obama đã phá tan những nghi vấn về khả năng xấu nhất nếu ông từ chối giải thưởng, ông nói: "Giải thưởng làm tôi ngạc nhiên. Tôi cảm thấy mình chưa xứng đáng để đứng chung hàng ngũ những gương mặt kiệt xuất của giải Nobel".
"Nhưng hãy để tôi nói rõ. Tôi không xem đây là một sự công nhận những thành tựu của cá nhân tôi. Đây là sự xác nhận vai trò lãnh đạo của nước Mỹ nhân danh cho toàn thể các dân tộc trên thế giới".
Có hấp tấp quá chăng?
Chưa đầy 9 tháng làm Tổng thống Mỹ, ông Barrack Hussein Obama được Viện Hàn Lâm Oslo, Nauy, trao giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2009, một quyết định gây ngạc nhiên và sững sờ ngay cả với người Mỹ.
Lech Walesa, chính trị gia người Ba lan, người được giải Nobel Hòa Bình năm 1983, cho rằng Oslo đã quá hấp tấp, "Những đề nghị cho hòa bình thế giới của ông Obama chưa thành hiện thực", nhưng ông Walese lại đi nước đôi: "Nhưng dẫu sao, cũng hãy cho ông ấy một cơ hội!".
Nhà phân tích Paul Reynolds của BBC News nhận định, không nghi ngờ gì nữa, giải thưởng đã gây nhiều ngạc nhiên. Có thể Oslo chấm điểm ông Obama cho những gì ông ấy mong muốn hơn là những gì ông Obama đạt được.
Trong khi đó, phát ngôn viên của TT Obama nói rằng ông ta đã phải đánh thức ông Obama lúc sáng sớm khi nhận được tin này, "Tổng thống Mỹ khiêm nhường nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2009", phát ngôn viên TT nói.
Một môi trường ngoại giao mới
Kể từ khi nhậm chức, TT Obama đã theo đuổi một kế hoạch nghị sự quốc tế đầy tham vọng, trong đó bao gồm giải pháp hòa bình cho Trung Đông đầy bất trắc và cuộc thương thuyết giải giáp những lò hạt nhân của Iran. Nhưng cho đến giờ phút này, những tham vọng đó vẫn chưa có một bước ngoặc nào đáng ghi nhận.
TT Obama chứng kiến cái bắt tay của Israel và Palestine - một hình ảnh quá quen thuộc của các TT Mỹ đối với cuộc khủng hoảng Israel - Palestine. (Ảnh: Washington Post) |
Về mặt đối nội, ông Obama đã làm việc cật lực để giải quyết cơn khủng hoảng kinh tế và lao mình vào cuộc cải tổ hệ thống y tế cho toàn dân Mỹ. Những nỗ lực đó khiến nhiều nhà phân tích cho rằng, phải chăng giải thưởng là một cách để khích lệ tổng thống tiếp tục dấn thân.
Thông điệp của Ủy Ban Nobel ghi rõ: "Ông Obama đã tạo nên một môi trường mới trong nền chính trị quốc tế. Ngoại giao đa phương đã giành lại thế thượng tôn, nhấn mạnh vai trò của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác".
TIN LIÊN QUAN
Giải giáp vũ khí hạt nhân?
TT Mỹ đã bày tỏ mong muốn một thế giới không có vũ khí hạt nhân, mong muốn thượng viện Mỹ thông qua hiệp định giải giáp hạt nhân sẽ đem ra thảo luận để gia hạn vào năm tới.
Bình luận viên Paul Reynolds của BBC đưa ra câu hỏi: nước Mỹ đã chuẩn bị việc này tới đâu? Mỹ hy vọng sẽ tái ký với Nga vào tháng 12 tới một thỏa thuận giảm số đầu đạn hạt nhân xuống dưới mức 2.200. Nhưng còn hàng trăm đầu đạn đang vẫn còn rải rác khắp nơi từ đông sang tây.
Giải thưởng Nobel sẽ là động lực hay gánh nặng cho TT Mỹ Obama? (Ảnh: BBC) |
Về việc khí thải, khác với thái độ hằn học của ông Bush, ông Obama đã thay đổi cách tiếp cận với các hiệp định giảm thiểu khí thải vào môi trường mềm mỏng hơn. Nhưng ông vẫn phụ thuộc rất nhiều vào quyết định thượng viện Mỹ. Đôi khi "lực bất tòng tâm" là điều khó tránh.
Mặt dù Oslo không nhắc tới vấn đề nhân quyền, ông Paul Reynolds nói, nhưng có lẽ lời cam kết của TT Obama về việc đóng cửa trại tù Guantanamo Bay và chấm dứt mọi hành động tra khảo đối với tù nhân tội khủng bố cũng gây ấn tượng với Ủy ban Oslo, nơi đã quyết định trao giải Hòa Bình cho ông Obama vì những dự tính hơn là thành tích.
Chủ tịch Ủy ban Nobel Nauy, ông Thorbjorn Jagland, giải thích trên New York Times rằng, trao giải cho ông Obama vì những gì ông ấy đã làm được từ nhiều năm trước chứ không phải cho những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Chính tờ báo Mỹ này (New York Times) cũng nhận định, giải thưởng đến vào lúc mà tổng thống Mỹ đang phải đương đầu với những thách thức lớn tại nước mình. Trong nước là cuộc cải cách y tế và còn đó 2 cuộc chiến dai dẳng tại Afghanistan và Iraq.
Julie Pace, thông tín viên của AP, đưa ra câu hỏi: "Liệu giải thưởng Nobel là liều thuốc đẩy mạnh những nỗ lực cho TT Obama hay là một tảng đá làm chướng ngại thêm những khó khăn trước mắt của vị tổng thống trẻ?".
- Doanh Anh (NYT, AP, BBC, Examiner)
- Chính phủ Mỹ đã chi vượt thu một khoản lớn chưa từng có là 1.400 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc cuối tháng 9 vừa qua, cao hơn khoảng 950 triệu USD so với tài khóa trước đó, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết.
Mức thâm này gần bằng 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước Mỹ, cao kỷ lục kể từ sau thế chiến thứ hai.
Lợi nhuận của chính quyền Liên bang cũng rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử, chỉ còn 419 nghìn tỷ USD trong năm 2009, giảm 16,6 % so với năm trước đó. Còn tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới mức 9,8%, mức cao kỷ lục trong vòng 26 năm qua.
Các kế hoạch giải cứu ngân hàng, kích thích kinh tế khổng lồ, cùng với việc thu thuế sụt giảm mạnh vì suy thoái và những khoản gia tăng cho các chương trình như trợ cấp thất nghiệp hay hỗ trợ lương thực, là những lý do hàng đầu đẩy mức thâm thủng ngân quỹ của Chính phủ Mỹ lên tới con số này.
Ảnh minh họa |
Sự thâm hụt này sẽ dẫn tới một loạt những hậu quả và làm nảy sinh mối lo ngại rằng, người nước ngoài có thể sẽ không tiếp tục mua trái phiếu chính phủ nước này. Các nhà kinh tế thì lo ngại rằng thâm hụt có thể sẽ làm tăng áp lực lên lãi suất trong tương lai khi chính phủ phải đưa ra những mức lãi suất cao hơn để thu hút nhà đầu tư. Theo đó, sự lo lắng về việc mất giá của tỷ giá đồng USD khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải đưa ra quyết định bán tháo những tài sản bằng đồng bạc xanh.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Ed McKelvey thuộc Tập đoàn Goldman Sachs, Mỹ nhận định lần đầu tiên trong ba thập kỷ qua, cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đã xóa hết mọi việc làm được tạo ra trong thời kỳ tăng trưởng trước đó. Ông cho biết thêm, những điều chỉnh trong danh sách trả lương và khả năng số việc làm tiếp tục mất đi trong thời gian tới đồng nghĩa với việc xóa sổ 8,3 triệu việc làm, được tạo ra trong giai đoạn 2003-2007.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geither cho hay, một khi xu hướng giảm sút của nền kinh tế dừng lại, hệ thống tiền tệ có dấu hiệu ổn định, Chính phủ Mỹ mới có thể khống chế con số thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia phân tích, Bộ Tài chính Mỹ đã không đưa ra được bất cứ một phương án khống chế thâm hụt ngân sách nào có hiệu quả.
Về phía Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có buổi thảo luận với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Harry Reid hôm 7/10 nhằm tìm biện pháp kích thích kinh tế cũng như tạo việc làm mới.
Chủ tịch của Cơ quan ngân sách Hạ viện, John Spratt, D-S.C. cho rằng những con số lớn phản ánh nổ lực của Chính phủ nhằm chống chọi với khủng hoảng kinh tế. "Tuy nhiên, sắp đến lúc các chính sách phải chuyển hướng. Khi nền kinh tế dần ổn định, chúng ta sẽ phải tập trung vào nhiệm vụ giảm thâm hụt", ông phát biểu với tờ Wall Street Journal.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét