Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2009

Hồng trần dõi bước (1)

( Đăng bài này với tất cả tình mến thương và cảm phục dành cho người bạn của tôi, vẫn gọi là PHT. Tôi dành riêng cho anh 1 trang Hồng trần... cạnh Top page... )


Bạn bắt đầu viết ngày 14-4-2009


LỜI TỰA

Tuyển tập hồi ký Hồng Trần Dõi Bước viết về đời phiêu bạt của các nhân vật trong Lu- Rồ Hội sau ngày xuất thân từ Con Đường Lá Me. Nặng ảnh hưởng thuyết vô thường từ truyện Giấc Mơ Hồ Điệp của PHL, chủ trương cuộc đời chỉ là một bể dâu. Hỉ, Nộ, Ái, Ố, đưọc phản ảnh rất trung thực trong những dòng văn tả chân. Phong phanh rằng tuyển tập đã được chủ thương hiệu Đại Danh Trà bảo hộ và giao quyền ấn hành cho Đại Gia Phúc N.., một nhân vật tiếng tăm trong doanh trường hiện nay. Báo Bút Cong đã tóm gọn tập truyện với lời phê bình cực kỳ chính xác Lời văn bình dị, nhẹ nhàng như chiếc lá me, xen lẫn dòng phẩn nộ của trận cuồng phong kịch liệt, hóa thành chất a-xít kịch độc, tẩy rửa hoen rỉ đoạn gươm cùn chàng ẩn sĩ đã gác kiếm. Liệu kiếm sĩ sẽ rút đao sáng, trèo lên Attila phóng vào biển đời, hay lại sờ mó góc cạnh đá già nơi non cao qui ẩn, bấm nút đờn cò, ò e dòng nhạc Phiến Đá Sầu…Ối!...

                        Vòng quay…trái đất…vòng quay…

                        Bể sâu…bể cạn…bao giờ tỉnh mơ!

 

Thân chào các Exs,

Tớ đã được hân hạnh đọc qua bản thảo của quyển hồi ký. Trước khi ấn hành, tớ rất phân vân không biết phải xếp thứ tự các nhân vật trong tập truyện. Vị nào trước…vị nào sau??? LT trước? Ex đấu vấn trước? hay là Ex Niên Trưởng xung phong đi hàng đầu? Để tránh sự lệch lạc, các Exs nên gửi thêm tư liệu trước khi tớ ấn hành tập truyện nầy, hihi.


Thời thơ ấu tựa như nụ hoa vừa chớm, không hẳn là đẹp nhất, nhưng chất chứa bao hương thơm, hằn sâu trong ký ức của một thời (trích Bút Gian Kinh Điển)

 

Love Story của Erich Segal vào năm 1970 đã dẫn bước tôi vào làm quen với văn chương Tây Phương. Làm thân nam nhi nên tôi không biết nhiều về những chuyện tình đẩm nước mắt của Quỳnh Dao, nhưng bàn qua chuyện kiếm hiệp Kim Dung thì tôi rất thông làu kinh sử. Chiêu Lăng Ba Di Bộ vừa xuất ra là tôi đã nghiệm ra nhân vật ấy phải có dị tích gì trên cơ thể mới luyện được tuyệt chiêu ấy…bước sang Lộng Cẩu Côn không bảo cũng biết rằng chỉ có những vị Bang Chủ mới xuất được độc chiêu…tạm ngưng…không khéo bàn chuyện kiếm hiệp trong thời buổi vi tính hiện nay, có vị xung khí, móc súng lục kê vào đầu kẻ tiểu nhân thì lại khốn. Trở lại với Erich Segal, quyển sách Chuyện Tình đã là quyển sách gối đầu giường của tôi trong một thời gian, phân đoạn, bố cục thật tuyệt vời, lối hành văn giản dị, ngắn gọn, xen vào là những mẫu đối thoại gọn gàng, dí dỏm, không ít nhiều đã ảnh hưởng đến lối viết của tôi, nhiều đứa xấu miệng bảo rằng văn của tôi cộc lóc và khô cằn như mảnh đất xứ Chuột Túi. Thế nhưng, thói quen lâu ngày thì đã trở thành tật, khó mà bỏ! Trước khi vào chuyện thì các bác phải cho tiểu nhân XÍ một cái, bảo là truyện thì dĩ nhiên chỉ là góp nhặt nho nhỏ từ sự tưởng tượng, xen vào ít tư liệu góp được từ chỗ nầy chỗ nọ. Nếu có sự trùng hợp thì đọc cho vui rồi bỏ qua, không có ai cố ý đâu à nhe. Đa tạ.

 Thân chào các Exs,

Đọc đỡ đi, lúc nầy sắp có xô, không có giờ. Lần tới sẽ hé màn về nhân vật nữ chính trong chuyện, CON CÚN, hihi!


Nắng chiều cuối Thu thật đẹp. Dải nắng trải dài, lấp lánh trên mặt sông Maribyrnong phía trước mặt.Ngồi thừ người trên băng ghế công viên cạnh bờ sông, chẳng biết để làm gì. Có lẽ sự tĩnh mịch, cô động nơi đây, hòa cùng tia nắng chiều hấp hối, tạo thành một không gian rất đặc biệt. Đây là lúc tôi có thể vất bỏ những mệt nhọc, ưu tư, muộn phiền…ký ức hiện dần…thả trôi về dòng sông thơ ấu.

 

Kinh điển mở đầu bằng sự so sánh 3 số vòng và một khu xóm điển hình ở Sài gòn. Vòng số một hấp dẫn, chiếm vị thế quan trọng, tượng trưng cho các cao ốc ngoài đầu ngõ, nơi cư ngụ của các bậc quan quyền, văn chương hơn thì gọi là Danh Tướng. Vòng số hai thon thả nằm giữa, tọa độ của các gia đình trung lưu, có chỗ đứng trong xã hội. Còn lại vòng số ba bên dưới, thường xuyên ngập nước, nặng mùi vì quanh năm ẩm thấp, chính là chốn sinh sống của các gia đình lao động nơi cuối xóm, đại khái là thế. Mấy tên bác học mỉa mai gọi là mái nhà tranh với hai quả tim vàng, bóng bẩy hơn thì chúng bảo rằng đấy là Lâu Đài Tình Ái.

Ảnh hưởng người Pháp để lại sau hơn trăm năm thống trị quả còn nhiều dư âm. Nhà con Lu-xi tọa lạc ngay đầu ngõ vì có bố tham gia quân đội Pháp, làm đến chức Quan Năm.Tận cuối hẻm là  nhà tôi, cũng dẫy đầy hương vị Tây, bố mẹ tôi có thời làm người giúp việc cho một ông Tây rặc. Mô-đen thời ấy là chỉ cần xưng tên, người nầy có thể đoán biết được người kia nằm ở vòng số mấy trong khu xóm. Tên có âm thanh Tây, phát ra nghe xào xạc, đoán ngay rằng nhà ở đầu xóm. Tên Cu Đen chẳng hạn, nghe hơi tăm tối, nhắm mắt cũng đoán được nhà ở khúc số mấy rồi, bá cáo từ Ông Trùm thì đa số những hộ nầy sống bằng nghề mò hang cua. Sang phần tả cảnh thì chẳng có bao nhiêu từ để diễn tả một khu xóm, sơ lược thì đầu ngõ đã nhìn thấy bảng hiệu to đùng của Ông Luật Sư làm việc cho Tòa Án, chiếm gần phân nửa bức tường. Ông Giáo già khiêm tốn hơn nên chỉ sơ sài qua loa vài chữ trên tấm bảng nhỏ Khuyến mãi thêm kinh thư nếu đóng đủ học phí. Thiệc! Già rụng gần hết răng, còn ăn uống bao nhiêu mà vẫn tiền với bạc, chán thật!

Tôi đề nghị gọi nó bằng tên Cún cho có vẻ đại chúng. Lý do là răng của tôi bị mất mấy cái phía trước, khi phát âm thanh Tây, gió từ miệng không khua động đủ như dân chính hiệu, trẹo cả mồm mà vẫn từ thua đến thua. Con Lu-xi vẫn cằn nhằn tôi mãi về chuyện nầy. Ờ, giờ mới nghiệm ra rằng chứng nhức đầu kinh niên là kết quả từ việc được nghe những lời nỉ non thánh thót từ ngày nầy sang tháng nọ, chả bao giờ vùng dậy được đối với vấn đề nầy. Man! You can't live with them but you can't live without them. Right?




SEX giản dị chỉ là một từ dùng để phân biệt giới tính. Trong các mẫu văn tự dùng Anh Ngữ, phái Nam đánh vào ô đấy chữ M, phái Nữ đánh vào chữ F. Các bác học chữ nghĩa đầy bụng, bày trò thêm mắm muối cho từ nầy, tạo thành sự nhầm lẫn tai hại trong văn chương. Ngay đến quyển từ điển dầy cộm La-vát cũng không thấy bàn đến từ nầy, Ông Giáo già rỉ tai tôi, bảo rằng vị Giáo Sư soạn từ điển vốn thuộc giới tăng lữ, phán rằng nếu bàn đến việc ấy trong thời buổi hiện giờ, e rằng thiên hạ sẽ nghĩ ông ta có đầu óc dâm dật nên mới soạn ra những từ không nhã, đấy là thế.

Sex của tôi là M, hai hạt giống là bằng chứng. Định luật tự nhiên, tôi thích Sex vần F. Đại Gia Bôn bảo nếu viết tắc như thế thì kẹt cứng, Ông Trùm Sui cắc cớ đánh vần nguyên từ thành F.U.C.K, tai hại khôn lường!

A-lin đây không phải là tên bản nhạc Christophe hát. Nó là chị ruột của thằng Phăng-xoa, bố bọn nó là Tây chính gốc, mẹ nó người Việt, kết hợp tự nhiên của những cuộc tình không biên giới thời ấy. Tôi mết con A-lin vì màu xanh đôi mắt, y chang như màu nước biển ở Plage Port Grimaud, đấy là chưa kể đến 3 số đo đúng quy định của người Tây Phương, di truyền từ tinh chất nơi ông bố người Pháp. Thằng Phăng-xoa thì ngược với chị nó, cũng là Tây mà mắt lại lòi như hai con ốc bươu. Hay tại vì tôi là M nên chỉ thích F? Đoạn nầy kinh điển chỉ toàn hình mà lại không có chú thích nên tôi không được rõ.

Con Cún mang vẻ đẹp kín đáo nhưng lôi cuốn của người phụ nữ Á Đông, khuyết điểm nhỏ là hình dáng không hơn gì các Siêu Mẫu Xì Trum. Bày đặt chê cho cố vậy thôi, nếu nó mang vào đôi dép cao một tấc như thằng chủ hiệu nhiếp ảnh thì ngang với chiều cao của tôi, thế là vừa, Nồi nào Vun nấy, ông bà dạy thật đúng quá đi chứ. Con Cún thuộc gia đình khá giả nên mặc toàn váy đầm, trông rất là xinh. Nhờ chuyện trang phục mà tôi có cơ hội lấp bằng khoảng cách biệt để làm bạn với con Cún. Hai thằng Phăng-xoa và Rô-be tinh nghịch nên chơi trò Chuyên Gia Vạch Đuôi Tằm với bọn con gái trong xóm. Lần bọn nó định khảo sát con Cún, tôi can thiệp, nể tình tôi quen với con A-lin, thằng Phăng-xoa không dần tôi mà còn tha cho con Cún. Kinh điển ghi rằng tôi và Cún thành đôi bạn từ thưở ấy.




Theo truyền thống người Á Đông, chữ Sĩ đứng hàng đầu trong các ngành nghề. Bố mẹ con Cún cũng không ngoài lệ nên cho nó theo học ở một trường mang tên Tây. Ôi thôi, mới có chừng mười tuổi mà khi xổ tiếng Pháp, hơi gió suỵt ra từ miệng nó y chang như âm thanh của phi tiêu xuyên gió, nghe rất đã cái lỗ tai, tôi phục lăn. Lúc cao hứng, nó lại mở nhạc Pháp rồi lẩm nhẩm ca theo, chính vì sự kiện ấy mà sau nhiều năm, tôi dù không biết một chữ Tây nào, nhưng Tous Les Garcons et Les Filles thì tôi ca rôm rốp, đến hiện giờ mà khi chơi karaoke cái bài ấy, máy cho điểm tệ nhất cũng phải là con số 96. Chữ nghĩa thì khỏi nói, hôm nào tôi vớ được tạp chí Paris Match ở nhà con A-lin, đem sang nhờ con Cún dịch thì khỏi chê, nhờ thế mà khi nói đến kiến thức trong đám mò hang cua, tôi cũng thuộc vào hạng khá. Chỉ có một điều đến bây giờ tôi cũng vẫn còn thắc mắc, tiếng Tây đối với con Cún là chuyện bình thường, bài gì tôi nhờ là nó dịch thoăng thoắc, thế mà hôm tôi thấy con A-lin mặc cái áo thun rất đẹp, trên có in vài chữ phía trước ngực, tôi hỏi nhưng con Cún chỉ nguýt tôi rồi bỏ vào nhà, rất hậm hực vì chuyện ấy nhưng tôi thầm nghĩ chắc nó muốn dấu nghề nên lại thôi, sư phụ có chân truyền cho đệ tử thì cũng phải giữ lại vài ngón nghề, chuyện bình thường! MANIER AVEC SOIN, tiếng Tây rắc rối quá!

Thế là thế nầy, con Cún khoảng mười, con A-lin hơn năm, tôi nằm giữa.

Dầu đôi khi trục trặc nho nhỏ xảy ra, nhưng tôi và Cún vẫn là đôi bạn. Hôm đang đứng trên ban-công nhà nó thì trời lại đổ mưa, thấy mấy đứa trong xóm xua nhau ra tắm, con Cún hít khẻ vai tôi hỏi Hôm nay bạn không thích tắm mưa à?

Thiệc là hỏi kỳ khôi, không lẽ lại khai báo rằng cái quần xà lỏn kia giặt chưa kịp khô, tôi đánh trớ Lúc nầy bọn thằng Phăng-xoa hay biểu dương lực lượng với bọn con gái, tui không thích.

Tỏ vẻ hài lòng vì thấy dạo nầy tôi không lảng vãng với bọn con Thảo My để tắm mưa, Cún đề nghị Hay là tụi mình đi rạp Cao Đồng Hưng coi phim đi, tuần nầy có phim Pháp, A-len-đờ-lông đóng hay lắm.

Lại chơi thế kẹt! Tiền đâu mà coi phim! Nhưng tôi cũng gắng gượng Để tui về gom ve chai, nếu bán đủ tiền thì mình đi.

……………………………………………………..

Bố mẹ tôi có kể giai thoại về Chú Hỏa ở Việt Nam ngày xưa, nhờ đi lượm ve chai mà sau nầy trở thành giàu có. Tôi tin điều nầy nên cứ thấy ve chai lăn lóc đâu đó lại gom về rồi đem bán, giàu thì không thấy đâu, nhưng lúc kẹt thì cũng đủ tiền đi xi nê, thế cũng tốt. Thời buổi hiện giờ, mấy tên đại gia nhập phế liệu mỗi lần mấy công, chú Hỏa ngày xưa lượm từng ve mà còn giàu, huống hồ các đại gia thế kỷ hiện đại. Đến đây là đủ. Bàn chuyện tiền và ve chai nhiều thì không tốt, Ex Phó Giáo Sư bảo thế.




Bảo tôi là nịnh thần cũng không sao, nhưng dưới mắt tôi, nhà của con Cún là đẹp nhất trong xóm, tụi nhiều chuyện gán cho tôi là Cuội mà đòi vói Hằng Nga, cả ngày cứ xun xoe với cái bọn to đầu. Nhà con Cún đẹp thì tôi khen, thế mà bọn trong xóm lại xầm xì đủ chuyện. Nhà xây theo kiểu Tây đẹp, có ghi trên văn tự hẳn hòi, chẳng như cụ cố Hen-ri, xây nhà cao tầng cho giống lâu đài Nữ Hoàng, bề thế thật, nhưng trên bảng điểm thì nhà Tây vẫn là hạng nhất. Thây kệ, Ông Giáo già đã bảo Ở nhà Tây, ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, cứ cho là ông đúng.

Lần bố con Cún sang Cao Miên về, mang theo mấy pho tượng để trang hoàng cho khu vườn, lại một phen cho cả khu xóm xì xào bàn tán, không dám xổ vào mặt bố con Cún là người dâm dật, nhưng người thì bảo trông gợi tình quá, kẻ khác lại nói tượng nhìn không thanh tao, nhà Ông Luật Sư nhã nhặn hơn, không bàn tán việc nầy nhưng chỉ đóng kín cửa, chắc là lại cầu kinh đây thôi. Nghe tôi kể lại, con Cún bĩu môi nói Chẳng thông suốt văn hóa Tây mà cứ bày đặt, hình tượng người phụ nữ thon thả, không có chỗ dư thừa mất thẩm mỹ như đàn ông nên phô bày ra là việc thường, xấu che tốt khoe, chẳng có gì lạ. Tôi thầm khen nó là người có đầu óc tân tiến, nhưng đủ khôn ngoan để không phang ra Hình tượng con A-lin là dzách lầu, tui khoái lắm! bố bảo tôi cũng chẳng dám khai với nó chuyện nầy.

Nét đẹp con Cún đã khai rồi, nhưng nét đẹp thứ nhì di truyền từ người phụ nữ Á Đông của nó là sự vén khéo. Mấy cụm hoa nó tự trồng trong khu vườn thật đẹp mắt. Điều nầy làm tôi nghĩ đến các cơ quan Môi Sinh Bảo Vệ Môi Trường, chức Giám Đốc, Phó Giám Đốc, đa số do nam giới nắm quyền chứ không là nữ giới. Hay là lên đến chức cao thì chả cần làm việc nhiều nên không cần có nữ nhân, ngạc nhiên quá! Mấy Ông Tây xem thế mà khôn, cứ đặt phái nữ lên hàng đầu là được việc, đỡ phải ngồi ăn mì gói. Anh chàng sỏi đời nào đó lại phịa rằng phụ nữ chỉ thích đàn ông có chỗ đứng. Phụ nữ phải đặt lên vị trí hàng đầu mới đúng phong cách dân Tây, tôi nghĩ thế. Lady first, mấy chú dốt quá!




Không rõ đấy là phong cách của bậc văn nho, hay chỉ vì thực thi đúng sách vở thánh hiền truyền lại mà các bậc nhà giáo thường bị gán cho cái tánh gàn dở. Tôi theo Ông Giáo già lâu ngày nên cũng bị nhiễm đôi chút dị chứng nầy. Đôi khi gặp ngày đình đám, tôi khệ nệ mang hộp trà Ông Ruồi đến để tỏ lòng tôn sư, ông lại quắc mắt nhìn Bọn bây chỉ được nước bày trò, tao đường trần đã dứt, không cần chi đến thứ nầy.

Ông Giáo già có lần bảo nếu hòa hợp được THỰC TẾ và HƯ ẢO, xem như đã thông suốt Kinh Điển. Chà! Vừa nốc xong ly rượu Long Hưng, lại bảo hóa giải bằng tách trà Ông Ruồi! Kinh gì kỳ khôi thế!

Không cần ông bảo thì tôi cũng nghiệm ra rằng con Cún và tôi có rất nhiều điều khác biệt. Nó là người được huấn luyện, uốn nắn theo khuôn khổ để duy trì truyền thống, tôi ngược lại, cũng được huấn luyện, nhưng mục đích duy nhất là để có chỗ đứng, được hay không lại là chuyện khác, đấy là THỰC TẾ.  Biết được điều ấy, nên bẳng đi vài năm, tôi chỉ giao thiệp với con Cún ở mức độ bình thường mà không cần dùng trà. Khi rảnh rỗi, tôi thường mò đến cà phê đường Nguyễn Du nghe vài bản nhạc Pháp, vậy thôi, lúc ấy chưa có cà phê không điện, bia cao tầng thì chắc là có, nhưng tiền bạc đâu mà nghĩ đến các thứ ấy.

Hôm ấy là Sinh Nhật của con Cún nên tôi nhất định phải có mặt. Chiều đến thì nó bảo tôi lưu lại, tỏ ý muốn gửi cho tôi một món quà lưu niệm tình bạn. Từ ngày biết nó đến giờ, chẳng bao giờ tôi làm trái ý nó nên lần ấy cũng không ngoại lệ. Con Cún thường bảo Bạn trông khờ khạo, nhưng được cái dễ bảo, con gái thích tính nầy lắm đó. Thiệc! Phái nữ có khác! Chỉ thích nắm quyền!

Tôi hơi rung khi thấy con Cún mở nắp đàn dương cầm, bụng thầm nghĩ chắc nó lại bắt tôi vểnh tai trâu nghe mấy tấu khúc cổ điển, chán phèo! Định đề nghị nó chơi nhạc Pháp cho đỡ bức rức lỗ tai nhưng thấy nó đã ngồi xuống nên lại thôi, lẩm bẩm cầu xin cho việc nầy kết thúc nhanh thì quá tốt.

Diễn tả người nhạc sĩ lả lướt trên phím đàn quả là không sai. Nhìn các ngón tay chải dài, thoăn thoắc dạo phím quả là tuyệt, nếu không thông hiểu nút thì chẳng làm gì bấm được thế. Tôi say sưa theo dõi, ngạc nhiên quá, đây là lần đầu tiên con Cún chơi một bản nhạc Việt

 

Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay.

………………………………………….

Thoáng nghe buồn man mác đâu đây. Buồn vô tư lự của tuổi vừa lớn. Giọng ca nó hay quá, đơn sơ quá, giản dị quá nên trở thành HƯ ẢO như những lời ca. Tôi miên man suy tưởng về những lời ca ấy. Hay thật! Giọng con Cún mang nỗi xúc động tột cùng, tôi nghĩ nếu không có niềm cảm xúc thì nó đã không rung động trước mắt tôi như thế

 

Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai

Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời

Xin cho tay em còn muốt dài

Xin cho cô đơn vào tuổi nầy

Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài

 

Hay quá! Hay quá!

 

Điệp khúc lại tuyệt hơn. Tôi có thể mường tượng Ông Giáo già ngồi gục đầu, lẳng lặng nghe lời vang thống thiết

………………………………………

Còn tuổi trời hư vô

Bàn tay che dấu lệ nhòa

Ôi buồn!

 

Thả hồn theo từng lời ca, từng dòng nhạc, để rồi lại mơ ước

 

Xin chân em qua từng phiếm ngà

 Xin mây se thêm màu áo lụa

Tuổi nào thôi hết từng tháng năm mong chờ

 

Tôi nhớ mãi mùi hương ký ức đêm ấy.

Đêm nay, trời Melbourne lạnh và tĩnh mịch. Tôi ao ước được nghe bài Còn tuổi nào cho Em, không phải bằng giọng ca thánh thót của Khánh Ly, không phải bằng giọng ca chải chuốt điêu luyện của Cẩm Vân, lại không phải là giọng ca của Hồng Nhung. Tôi muốn được nghe lời tình tự rất thơ ngây từ con Cún, Chỉ một giọng ca có thể đem đến cho tôi THỰC TẾ và HƯ ẢO.


Theo địa lý, Ngô Gia Trang thuộc hướng Nam, còn Bùi Gia Trang nằm ở phía Đông Nam của thành phố Sài gòn. Điểm khác biệt thì viết tấu văn đến vài trang cũng chưa dứt. Ngô Trang Chủ sinh ra để cầm micro, Bùi Trang Chủ sinh ra để tránh cầm micro. Ngô Gia Trang đợi lúc có nắng trời, đem mít ra phơi cho khô mủ. Bùi Gia Trang lại không thích nắng, hoạt động chỉ diễn ra những lúc trời còn mù sương. Bùi Trang Chủ bảo rằng mủ chỉ chảy nhiều vào lúc ban đêm. Bảo dịch rõ ý nghĩa câu nầy, Bùi Trang Chủ cười mỉm, ù ờ vài tiếng, nốc vài ly xây chừng đế Tây Ninh của thằng Tám Tửng, khọt khẹt tiếng còn tiếng mất MẤY ỔNG LÀ MẤY ỔNG, TUI LÀ TUI, micro mất tiếng! Lúc đầu, nghĩ Bùi Trang Chủ SAY. Lúc nầy, nghĩ Bùi Trang Chủ KHÔNG SAY. Đứng bằng cách nào cũng là đứng. À, Đoàn Dự chỉ được khai sinh với nhiệm vụ duy nhất là cõng Vương Ngũ Yến!

 Vốn thuộc tuýp ít lời như Bùi Trang Chủ và Phạm Lão bán rượu, sau gần vài chục năm suy nghĩ, tôi chỉ nặn ra duy nhất một lời khuyên cho đứa con gái về tình bạn thời tuổi trẻ Not to think but enjoy your friendship while it's still in the best shape. Tuổi thơ rất đơn sơ nên không có lằn ranh, không có tham vọng, không cần đọc kinh điển. Con Cún họ Vương là trẻ nhỏ, tôi cũng chưa vướng bụi trần, thế nên chúng tôi vẫn là bạn, chả cần thêm dấu chấm vào giữa chữ sex, nhưng cũng đừng hiểu nó đồng nghĩa với chũ sex của Đại Gia Bôn, người dẫy đầy kinh nghiệm trên Sóng Gió Thương Trường.

Nên trở về chuyện con Cún. Thập niên 60 là thời điểm khai sinh phong trào Hippie. Ông Giáo già lắc đầu bảo đấy là lối biện hộ cho việc biếng nhác vệ sinh cá nhân, lại còn lười không thích làm tăng ca, hàn sườn võng nôi thì lấy tiền đâu mà đi cắt tóc. Ông lại dọa nếu thấy tôi xem hình ảnh về Đại Hội Woodstock là sẽ không cho vào lớp, nghĩ cũng tiếc. Việc gì cũng đi đôi, Ông Giáo và Kinh Điển, Âm và Dương, Tôi và con Cún… phong trào Hippie cũng như phong trào di chuyển đại bản doanh sang China gần đây, đem đến hậu quả Yes và No. Nhờ nhạc mà mấy anh nhạc sĩ cứ như diều gặp gió, tiền vô ào ào, đấy là gặp thời, không gặp thời thì nhạc sĩ  còn rao cả đờn cò đem bán, tội thật! Linh động như trường hợp tiệm Hải Vườn Chuối, không còn khách cắt tóc thì chuyển sang cạo lông. Thằng Phăng-xoa và Rô-be dân Tây nên đến cạo lông ngực, tôi cười nhạo, bảo chúng giống đười ươi nên phải cạo lông, thằng Phăng-xoa đâu phải tay vừa, rỉ tai tôi bảo nó thấy mấy đứa dân Mít cũng mò mẩm đến tiệm nầy, không có lông ngực để cạo thì tìm đến chắc là để cạo lông… Tôi té ngữa vì cú đá giò lái của thằng nầy, đồ Tây mà biết ăn nước mắm!


Văn hóa Mỹ theo chân những người lính viễn chinh xâm nhập vào Việt Nam vào thời điểm nầy. TAKE IT OR LEAVE IT. Trong văn chương, nếu câu nầy dùng để nói với một người khác thì thật là khiếm nhã. Con Cún yêu chuộng văn hóa Pháp, tôi cũng thích Tây mà biểu tượng là con A-lin. Việc phản đối sự xâm nhập văn hóa Mỹ cũng tàn dần theo ngày tháng, nhạc Mỹ  rầm rộ với các Đại Hội Nhạc Trẻ tại sân Hoa Lư và Thảo Cầm Viên Sài gòn.

Tôi cẩn thận chà rửa đôi dép cũ để đi coi nhạc trẻ với con Cún ở Thảo Cầm Viên. Sự thật đây là lần đầu tiên tôi đi Sở Thú mà không chui lổ chó. Các ban nhạc trẻ thời ấy cũng gầm gào sôi động ra phết. Thiên hạ lắc lư theo điệu nhạc khi ban nhạc Phượng Hoàng trình bày những bản Tôi Muốn, Mặt Trời Đen…xong lại lăn lộn cùng dòng nhạc kích động của CBC, The Enterprise…thật khác với phong cách dân Tây rất nhiều. Tôi nhiễm văn hóa của Ông Giáo già nên lại mang ý nghĩ, cùng một thời điểm, nhạc Tây, nhạc Mỹ đơn giản trong lời viết nhưng khi nghe lại đem đến cảm giác rất thanh bình, tôi thích những bài như Greenfields, The Sounds of Silence, California Dreamin…Nhạc Việt ngược lại, với lời lẽ xúc tích nhưng bức xúc, trăn trở…bấm nút đi ông nhạc sĩ…cho tôi cảm giác ngồi trên cánh đồng trong cơn gió mát buổi chiều, nhìn những cánh diều căng gió, tôi muốn thế.

Tôi khựng lại nửa chừng khi quay sang nói với con Cún những ý nghĩ ấy. Thật không uổng khi tôi đóng học phí cho Ông Giáo già để thụ giáo môn thần giao cách cảm. Nhìn ánh mắt đó là tôi biết con Cún muốn nói khoái Tây thì cứ việc, tìm con A-lin đi, nhưng đừng để lạc vào cõi hư vô nhé. Chùm khế ngọt đâu chả thấy, chỉ thấy toàn ớt hiểm cay xè!

Trang sách sắp lật. Không gì văn chương hơn bằng nhắc lại dòng tư tưởng thế kỷ XIX của Ông Giáo già Gươm hoen rỉ không bởi vị mặn nước biển nhưng do chất liệu cấu tạo thanh gươm. Gớm! Thời buổi mang súng lục mà lại nhảm nhí chuyện gươm với kiếm. Ca khúc da vàng trổi lên rồi. Lật trang đi.

Úa nhụy, phai hương, tả tơi trong cơn lốc đời, nhưng giá trị nhất trong các loài hoa, tên gọi hoa trần thế. (trích Bút Gian Kinh Điển)


Đến cả việc bắt tay cũng mang hai ý nghĩa, chào đón khi gặp nhau gọi là bông-rua, từ biệt đi đâu đó thì bắt tay nói ô-voa. Con A-lin dù mang máu Tây nhưng cũng tin điềm gỡ nên nhất định chẳng chịu hát bài Adieu, sois heureuse (Art Sullivan) khi đến nói lời từ biệt. Tôi chẳng vui gì cũng chẳng buồn da diết khi nghe tin gia đình con A-lin phải hồi hương về mẫu quốc. Nổi buồn vơi phân nửa khi lần ấy tôi được nắm tay nó lâu hơn thường lệ, lòng thầm nghĩ mầy đừng quên tao nhé, nhớ gửi về cho tao vài bộ đồ vía, chứ đi xi nê với con Cún mà bận quần xà lỏn, tao thấy quê một cục. Nghĩ vậy chứ ngoài miệng tôi tía lia lời chào tạm biệt, tiếng Tây gọi là bông-xăng hay bông-xúng gì đó.

Nói về việc mê tín dị đoan mà chỉ ngắn lời như thế nầy thì không xong với các bà. Thật ra thì dù nam hoặc nữ cũng mê tín như nhau, định luật đảo ngược nơi đây, vì phái nam chỗ kia lồi nên thường dấu kín việc tin chuyện nhảm nhí, phái nữ vì nơi kia lõm vào nên chuyện tin bùa phép thường lồi ra một cục. Nhà văn Kim Dung nổi danh với loạt truyện kiếm hiệp hoang đường, gần đây, J. K. Rowling sau khi khai sinh Harry Potter đã trở thành tỉ phú giống như là huyền thoại. Suy diễn xa hơn chút xíu, biết đâu được trong tương lai gần, hội Lu-rồ  cũng phát sinh nhà triệu phú nhờ vào việc bói toán, tiếng mõ làng còn khai rằng, anh nầy anh chàng nầy trộn chung chất vi tính và bói toán, thêm cả tình dục vào, gọi việc xem bói là nghề rờ mu rùa. Tôi cũng đồng quan điểm với nhà soạn từ điển, cho rằng như thế là hơi dâm dật. Ờ! Biết đâu chuyện ấy lại thành sự thật, chiêu khuyến mãi thêm nước hoa khi coi bói biết đâu công hiệu thì giàu chả mấy hồi. Tôi chợt nhớ đến mùi nước bông của các em chân dài ở vũ trường, ôi mùi thơm chất ngất!

Trên giấy trắng mực đen thì viết cho oai đấy thôi. Việc ra đi của con A-lin cũng làm mất đi một khoảng trời trong lòng tôi đấy chứ.

Tạm biệt A-lin…

………………………………….

Adieu, sois heureuse

Adieu et bonne chance

 

Tạm biệt A-lin

 

……………………………………….

Toi pour qui j'ai tant chanté

Toi pour qui j'ai trop pleuré

Cơn bão có tên Blog 68 ập đến Sài gòn vào thời điểm nầy. Nếu chấp nhận lời Ông Giáo già trong Kinh Thư, ghi rằng, Hiện tại chỉ là sự lập lại của Quá khứ. Tôi không vội tin khi nghe câu nầy lần đầu, nhưng sau vài chục năm làm chứng nhân lịch sử, tôi nghiệm ra việc các nhà tài phiệt xứ Cờ Hoa có lẽ không chấp nhận chính sách mới của Ông Ton Ton, tạm ngừng các dự án đầu tư, gây ra việc trì trệ nghiêm trọng về kinh tế, đấy là hiện tại. Lúc xưa ở Sài gòn, các chú ba sợ kiểm kê nên ngưng hẳn mọi hoạt động, gạo cũng không có đủ mà ăn, ăn cơm độn khoai mì ngán muốn chết. Tôi thấy tội nghiệp cho con Cún vì không quen vất vả như thế, riêng bản thân là dân mò hang cua, đã không có gì dịch sát nghĩa là không có gì để mất. Tôi chỉ đơn thuần nói về khía cạnh kinh tế ở nơi đây.

Chỉ cần nghe hai tiếng Sơn Nữ là tôi đã rộn ràng cả người, nhưng số mệnh lại xếp đặt cho tôi trở về xứ Củ Chi. Bố mẹ tôi bảo phải về đấy khai thác lại mảnh đất bỏ hoang từ nhiều năm. Thôi thì đành hú hí với Thôn Nữ cho qua ngày tháng, chuyện sơn nữ để tôi kiểm chứng với ông chủ trà lá rồi sẽ báo cáo sau.

Chuyện thôn nữ thủng thẳng kể sau. Hình ảnh ấn tượng nhất lúc ấy là gia trang của Ông Chín Mun. Thời buồi ấy mà bề thế như vậy coi như là số một. Tôi khoái nhất là mấy tủ sách kinh thư trong tiền sảnh, sách Nho học, Hán học xếp từng hàng trông thật bắt mắt. Có lẽ dân làng nhập tâm khi nghe Ông kể chuyện thời chiến quốc trong sách Xuân Thu nên đã gọi Ông bằng nhã danh thân mật là Bùi Công. Đám nô bộc trong nhà còn mé rằng Ông lại có căn phòng thứ nhì trong nhà cũng chứa đầy sách, đứa nhiều chuyện bảo nơi đấy đủ loại tiểu thuyết diễm tình, đứa lắm mồm lại bà tám trong phòng ấy đầy đủ tạp chí chuyên về hình ảnh của ngoại bang. Tôi nửa tin nửa ngờ vì lâu lâu cũng thấy Ông đánh dây thép cho người nhà ở nước ngoài. Gặp hôm vui miệng, tôi hỏi Ông về chuyện ấy, lại gậm gừ, lại ực vài ly xây chừng, lại khọt khẹt tiếng còn tiếng mất. Thiệc! Cái gì của Ông cũng xịn ngoại trừ cái micro! Thắc mắc chuyện ấy thì cứ tìm Ông mà hỏi thẳng, tôi ngồi sát bên mà còn chẳng hiểu Ông muốn nói gì!

Chuyện Ông Chín Mun còn dài dài. Gia trang Bùi Công là sự hòa hợp tuyệt hảo giữa Đông và Tây, bên ngoài theo kiến trúc Tây Phương, không hoành tráng như dân Ăng- Lê nhưng trông vững chắc và uy thế, nghe đâu chỉ có vỏ ngoài chưa tính bên trong nội thất mà kinh phí đã lên đến hai trăm sáu mươi triệu. Theo nhà kế toán nước Tây thì con số đưa ra trên giấy trắng mực đen thường chỉ là con số ảo, tổng kinh phí cho toàn gia trang thực sự gấp mười lần con số được công bố. Ông kế toán nầy không có tính cà rỡn như tôi nên tin rằng việc nầy là sự thật. Nội thất Bùi Gia Trang thật là điểm chuẩn cho các nhà thiết kế nội thất nhìn vào. Những hàng cột gỗ mun bóng mướt, thấy đen bóng như thế thì đã biết độ cứng như thế nào rồi. Bàn ghế chạm trổ theo kiểu cổ rất tinh vi, hòa thêm sự uy nghi cho đại sảnh là các bức tranh cẩn xa cừ, thật đúng với một người mang tước Công. Bàn ghế như thế mà được đặt để trong một không gian như thế mới gọi là hòa hợp. Muốn dịch rõ hơn thì tìm Đại Gia Bôn là người chuyên về bàn ghế. Còn muốn dịch tinh vi theo kiểu Ông Giáo già thì có nghĩa là tóc đen mà ở xứ tóc vàng thì đôi khi cũng chua chát lắm. Ông Luật Sư chút ít kinh nghiệm cũng bảo rằng sang xứ Tây thì trở thành què quặt câm điếc. Ông Bút Gian phán… thôi, tự đục bỏ cho được việc!

Chuyện kế tiếp về Bùi Công….




Đất Sài gòn nhiều kinh rạch nên đất tương đối mềm, lúc xưa chỉ toàn ruộng và ao hồ. Bên kia con sông, khúc Bến Bạch Đằng, là Thủ Thiêm, hình như hiện giờ thuộc Quận 7, cư dân hiện tại đã rục rịch quay về quá khứ, chuẩn bị sắm ghe xuồng tấp nập, vô tình làm giàu cho mấy đứa bán vật liệu ngành liên quan đến sông nước. Lên đến khúc Cầu Bông, đất vẫn còn đủ độ ẩm, nhưng bước qua ranh giới Củ Chi thì đất lại trở nên khô cằn. Nơi đây là vùng đất cát, vốn chẳng mềm, nhưng nghe nói sau nhiều năm bị giống cây cao su rút dần độ ẩm nên khô cứng không thua đá sỏi. Người không am hiểu cho là tôi nói tầm bậy, chứ sự thật lúc nào cũng kèm theo minh chứng hẳn hòi, hai chân tôi nơi khúc ống quyển không thể mọc lông, lý do là khi cuốc vào đất, sự va chạm giữa hai thứ đều cứng, lửa xẹt ra đốt cháy đến thứ gì chứ đừng nói là thứ ấy. Anh nào có tên thánh Tô-ma thì cứ hỏi Bùi Công sẽ rõ.

Bùi Công thuộc loại người hào phóng. Điều thắc mắc duy nhất, người giàu bá chấy như Ông mà chỉ thích xài loại giường tre. Tôi không bàn đến nét thẩm mỹ, việc những chiếc giường tre làm tôi đau đầu là âm thanh cọt kẹt phát ra nghe muốn đứt ruột. Lâu ngày thành thói quen, cứ đến đúng Ngọ, thấy thằng con trai Bùi Công xách dĩa đi mua nước mắm là tôi lại dọt ra ngoài bưng tị nạn. Tôi đề nghị Ông hoãn việc ấy, nên chờ đêm tối cho tâm hồn thanh thản hơn thì micro lại vang tiếng Ban đêm tao phải thức canh mấy đứa ăn trộm mủ, không có giờ, mầy thông cảm.

Người ở xứ nầy theo nhận xét riêng cá nhân tôi thì chỉ có Bùi Công là ít lời. Tôi ngán nhất việc mỗi lần phải đi họp ở văn phòng Ấp. Ông Sáu Trẹc chủ tịch ấp, cứ mỗi lời chào mừng mà khởi xướng từ Ông Trưởng xuống Ông Phó, từ Ông Trùm bắt qua Ông Chánh Trương, từ Ông Thông Tin đẻ ra Thằng Mõ, cứ thế mà tôi đếm chẳn là 30 chức vị trong phòng họp chỉ có 35 người. Too many Chiefs and not enough Indians, mấy thằng Tây coi vậy mà lại nói quá đúng.




Đôi khi tôi cũng cảm thấy thiếu mất cảnh náo nhiệt chốn thị thành. Từ việc cập sách tới nhà Ông Giáo chuyển sang việc gánh hai thúng bầu đi hơn 2 cây số đường ruộng ra vựa bán thì ai mà không ngán. Nhờ có Bùi Công mà tôi dần nhận ra thôn quê cũng có những nét đẹp riêng của nó. Tôi nhớ có lần đọc ở đâu đó, thằng vật vờ nào viết  chỉ cần nhìn giọt sương đọng trên ngọn cỏ buổi ban mai cũng đủ là niềm vui. Sang đến xứ nầy, mấy thằng Tây bị stress trong công việc nên tìm nơi vắng vẻ cư ngụ gọi là seachange. Riêng tôi lúc ấy, niềm an ủi là được ăn cháo cá và uống rượu Tây với Bùi Công. Gặp hôm uống rượu xịn, micro không bị khọt khẹt, nghe đâu vang dội…

Qua đọc nhựt trình, thấy đờn bà con gái thôn quê giờ đua đòi theo chốn thị thành, bận áo đầm cụt ngũn, bận áo mà không bận quần, qua thấy dị quá.

Ngu gì mà nói trái ý ổng nên tôi cũng hụ hợ Bẩm, tụi nó bận như dậy là có ý biểu mình nhìn dô cặp đùi, kinh điển tui học có ghi rõ ràng mà.

Bùi Công ra chiêu né đạn Già như Qua chẳng ham hố gì thứ ấy, trẻ như bây lúc nào cũng rậm rực, hôm trước Qua thấy lúc con Út Quyểu cấy lúa, bây ngồi dòm tụi nó từ phía sau lưng, như thế là không nhã.

Không thắng kịp thì tôi đã phang ra vụ ông có phòng thứ nhì chứa tạp chí chuyên về hình ảnh của ngoại bang Bẩm, tui được chân truyền của Ông Giáo già, tâm không động, lòng không di, những thứ ấy nhằm nhò gì.

Mấy ổng là mấy ổng, tui là tui được Bùi Công dịch Qua thấy mấy Lão chốn thị thành kém cỏi cái vụ đó, chỉ có vụ mái gió mà đã la toáng lên, Qua đây hưởng gió đồng nội, tinh thần lúc nào cũng phấn chấn, phất phớ cờ bay. Anh hùng hảo hớn mà treo cờ rũ như dậy thiệt là mất thể thống.

Tôi gióng mõ cho Bùi Công Bẩm, có vài Lão nhận ra chân lý nên đã tuyên bố gác kiếm. Lão Đại giờ ít xuất hiện, tui nghe chỉ còn Lổ đại Chương ngóc ngóc chút đỉnh, Triệu Phúc còn gân dữ lắm, nhưng chỉ thích ra-gu Tây và whisky Mỹ…

Bùi Công chặn ngang Bây đừng có tin mấy thằng chả, gà chưa nhập đã rớt cựa. Còn nhớ chuyện Lão Bách đi cà phê không điện dạo nào, đã không điện tức nhiên là tối thui, thấy chi đâu mà đòi đến tìm hiểu, nhục thiệc! Thôi, bàn chuyện mấy cha nầy chán thấy mồ, bây kể chuyện con Cún cho Qua nghe đi.


Xứ Củ Chi lúc ấy vẫn còn được xem là vùng quê. Đem so sánh với thị thành tất nhiên có nhiều điểm khác biệt. Nhìn lại vấn đề nầy sau vài chục năm, tôi rất phân vân khi nhận ra câu kinh thư vòng quay…trái đất…vòng quay của Ông Giáo già cực kỳ chính xác.

Đây nầy, duy nhất một ví dụ

Người Sài thành ảnh hưởng văn hóa Tây, xây cao ốc, thích có phương tiện di chuyển là xe bốn bánh.

Người thôn quê bị ảnh hưởng văn hóa từ Sài thành, nhà tranh dần dần nhường chỗ cho nhà đúc, xe đạp biến dần, thích mang giầy Tây cho nó bảnh.

Xứ Tây Phương chuộng chủ nghĩa môi trường, thích vật dụng càng thô sơ càng tốt, thích loại chòi lá, chạy xe đạp. Thế hệ trẻ ưa chuộng lối sống gypsy, đi toàn chân đất.

Vậy ai chịu ảnh hưởng của ai…tôi thì bảo trái đất xoay vòng tròn…Bùi Công lại nhất quyết xứ Củ chính là trung tâm của trái đất.

Truy Bùi Công về vấn đề nầy, lặn lội vô Hố Bò cắm câu bắt cá, hả hê sau khi dọn sạch đĩa cá lóc nướng trui, Bùi Công xì…

Bây nhớ bài hát Ai đang đi trên Cầu Bông…?

Thầm nghĩ cha nội cũng dài dòng kiểu Sáu Trẹc, tôi hụ hợ Tui nghe đâu chỗ đó là nơi tụ họp dân giang hồ tứ chiến. Danh Tướng đánh mấy trận kịch liệt chỗ đó. Tụi đờn bà tụ tập chỗ đó nhiều lắm.

May mắn, hôm ấy micro không mất tiếng Bậy nè! Tác giả bài hát dốn chỗ bạn bè của Qua. Bây đi từ Củ Chi, tới chỗ cây cầu, quẹo mặt, chạy thêm mấy trăm thước ngó bên trái là nhà hắn. Bây muốn biết lịch sử bài hát không?

Biết được lịch sử, có thêm kiến thức, đỡ bị chê dốt quá thì ai lại không thích, tôi nâng bi Kiến thức tui còn non kém, dậy Bác Bùi kể đi.

Sau 15 phút bắt tôi xoa dầu, đấm bóp lưng, ảnh hưởng sau mấy vụ té võng, Bùi Công kể Dân thành thị bây chê con gái thôn quê mình mẩy dính phèn là có thiệc. Ruộng xứ nầy nhiều phèn, lội ruộng cả ngày thì tới móng chưn cũng cạy ra phèn. Vùng nầy lúc đó chỉ có con sông miệt Cầu Bông nước không phèn. Vụ ly kỳ là tụi đờn bà chờ đêm tối đổ xô tới đó xổ phèn. Y hệt cảnh bên Tây, lúc tắm, tụi nó rien a tous.

Tôi có thể mường tượng cảnh ấy giống như cảnh sơn nữ tắm suối vùng cao nguyên Dậy cái vụ nầy có liên quan gì tới tác giả bài hát?

Không có bộ râu dê như tác giả bài hát, nhưng nụ cười mỉm của Bùi Công lúc ấy tôi thấy cũng rất lạ Theo lời cha ấy kể cho Qua. Biết được việc xuất hiện của các thiên thần trong bóng tối đó, đêm nào cha nội cũng bày trò ngắm trăng vọng nguyệt, nhưng thiệc ra là để tìm cảm hứng, bài hát xuất hiện từ độ đó, chỉ có điều cha ấy sợ kiểm duyệt nên mới cho thêm chút xíu quần áo vào thôi.

Chắc là gái thôn quê bạo dạn hơn gái thị thành ở điểm nầy, hèn gì bọn Đầm Tây cũng bắt chước.



Ngôn ngữ Việt Nam được xem là phong phú vì có nhiều từ. Việc đem so sánh chữ Việt với chữ Tây Phương là việc của những nhà bác học. Lạm bàn việc dùng từ Việt nơi đây chỉ với mục đích đơn giản có liên quan đến bài viết.

Trong âm nhạc, lả lướt phím đàn như Thầy Bình, Thầy Thiên gọi là "nhấn" hay "bấm", người Nam Bộ không quen với từ "phím" nên gọi là bấm nút hoặc nhấn nút. Không ai dùng từ "sờ" nơi đây. Bước sang loại đàn dây như Tây Ban Cầm, từ thông dụng được dùng nhiều nhất là "khẩy", người Nam Bộ không quen với âm Bắc Bộ nên lầm tưởng với từ "gẩy", lưu lạc lên đến những vùng rặc Nam Bộ thì biến thành từ kép "gãi-đàn" với dấu ngã. Các nhạc sĩ có ngón tay dài, chơi nhạc cổ điển Tây Phương như Thầy Hiến, đạt đến trình độ siêu đẳng gọi là móc cờ-lát-xích. Ngón tay hơi ngắn mà xử dụng đàn Tây Ban Cầm như Danh Tướng, móc chẳng tới đâu, nôm na gọi là gãi-đàn. Riêng tôi, từ "đánh đàn" âm nghe chừng như "đập vỡ" nên không dùng nơi đây.

Tôi biết chút ít bài nhạc The House of the Rising Sun, chỉ biết đệm đàn khi hát theo thể điệu Slow, nôm na gọi là móc chậm. Nói thiệt, tôi thấy mình hát cũng chả có gì là hay, nhưng chắc nhờ có hơi Tây nên được mấy đứa thôn nữ ngưỡng mộ kịch liệt. Giá như móc đến độ nhuần nhuyển như Thầy Hiến, dám chắc tụi con gái sẽ vác chạy vòng vòng khắp xóm. Tôi thì nhận thấy, trong khung cảnh thôn quê, nghe ngân nga câu vọng cổ thật thấm thía không còn gì bằng. Suy ra, chuyện thường tình, người ta thường quên mất sở trường của mình, chạy theo trầm trồ sở đoản của người khác. Thời buổi hiện đại, phong trào karaoke thịnh hành, nhưng tôi lại cho rằng hơi bị gò bó khi phải hát theo nhịp điệu định sẳn để cố đạt con số 96. Tự hát, tự móc đàn theo nhịp điệu mình thích có vẻ thoải mái hơn, điều nữa, khi được tự do diễn tả bài nhạc, dù không đạt được điểm số, nhưng vẫn thấy thích hơn. Ông Giáo già bảo rằng karaoke chỉ thích hợp với giới doanh nhân, không vướng bận cây đàn, đôi tay có thể được xử dụng cho việc khác. Điều nầy thì tôi không biết tìm ai để kiểm chứng.


Vọng cổ chẳng khác liều thuốc ái tình, khi thấm vào có thể khiến tâm tư xao động, ray rức. Bùi Công chẩn bệnh, toa ghi rằng , Võ Đông Sơ thọ tiễn, không muốn mất mạng, phải tìm gặp Bạch Thu Hà. À! Nốc quá nhiều thực tế, muốn tìm lại quân bình, chỉ cần xoa dầu hư ảo. Xoay cuồng trong cơn lốc, đôi khi quên mất lời ghi trong Kinh Điển, bậy thật!

 

Sân vườn nhà con Cún…

 

Những đêm tối trời như thế nầy, ngồi tựa đầu vào pho tượng ngoài vườn, ngắm sao trời long lanh, nhìn ngón ngà muốt phím, tuyệt vời! Lổ đại Chương vọng nguyệt cạn 5 bình, tôi, say men ảo, nốc vội vò tiên tửu.

Tiếng đàn đêm nay nghe thật lạ. Từng âm rời rạc, nhưng sao có mãnh lực phi thường. Tiếng đàn trong và cao vút, tựa lưỡi dao xoáy tận vào hồn. Lạc rồi, Paris tuyết rơi, cảnh tiêu thường cực lạc. Không đâu, đêm lạnh Sài gòn không có tuyết, còn ở hạ trần. Chật!

Từng nút……con Cún…...từng nút……

Ô kìa, không phải là bông tuyết, nhưng từng cánh hoa bay nhẹ theo từng nốt đàn. Từng nốt…từng cành hoa bay tơi tả…rả rời…bay lượn trong không gian lặng ngắt. Hồn xao động theo từng cánh hoa rơi!

Cánh hoa rơi nhẹ, đẩm nhẹ giọt sương đêm, nằm tan tác!

Bấm nút đi Cún…..Lổ Công đã cạn bình….ta nào chịu kém…

Ngẫu nhiên? Tiếng dương cầm? Ô, tiếng vĩ cầm réo rắt từ nhà Ông Giáo già, xuyên không gian, hòa lẫn vào tiếng dương cầm. Thôi thúc quá, dìu dặt quá. Tuyệt kỷ! Tuyệt kỷ! Đoàn Dự, ngóc lên đi, cõng Vương Cô nghe tấu khấu gian trần.

Không còn rời rạc, tiếng dương cầm biến thành cơn sóng cồn, tiếng vĩ cầm kéo từng hồi thôi thúc…. Lốc cuộn từng hồi…..hoa tuyết xoáy theo điệu nhạc, cuốn hút vào không gian sâu thẩm…..

Lạ thay! Nhuốm dòng hư ảo, hơi sương bỗng chốc hóa thành chất nhựa dẻo Tây Bắc thành, kết chặc cánh vào, hiện dần một nụ hoa tơi tả!!! HOA TRẦN THẾ.


Tề Công và Bùi Công đôi lần ngộ độc tửu, không gặp lương y đủ công lực đẩy ra hết độc tố nên nước da bị đen dần, uất hận đổ dồn cho Lổ Công và Triệu Phúc. Nhà Ông Luật Sư tinh thông lý tình, phân giải rằng, Lổ Công dùng rượu đúng phân lượng nên người tươi tốt, Triệu Phúc lại tinh hơn, chỉ dùng rượu làm bàn đạp thịt bê béo, chả bao giờ dùng quá liều, luận ra không phải là thủ phạm. Kẻ chủ mưu là Ngô Trang Chủ, dùng rượu có dục tính, lại pha thêm thứ rượu chuối vào, tẩu hỏa nhập ma là chuyện đương nhiên. Ngô Trang Chủ phân trần thứ rượu ấy chỉ dùng cho việc cầu quý tử, chỉ tại lỗi Tề Công và Bùi Công uống nhầm rượu, thật ra thì lý luận nầy hơi khó tin.

Thời ấy, mưu sinh khó khăn, các quán cóc vệ đường bắt đầu mọc lên. Không tinh vi như thời buổi hiện đại, in quảng cáo bỏ vào thùng thư, dùng nhân viên tiếp thị quảng cáo sản phẩm, Bùi nông laptop còn bảo rằng chúng quảng cáo ngay cả trên internet. Lúc ấy, ai muốn quảng cáo quán hàng thì sơ sài đôi chữ, treo lên tường như bảng hiệu nhà Ông Luật Su và Ông Giáo, nhiều quá hết nơi dán nên dùng cả những trụ đèn. Ông Giáo già mắt không còn tinh, đôi khi hối hả chạy về  báo cáo ngoài đường bây giờ thiếu cột điện, lại còn làm vài vần thơ về việc ấy, tôi không nhớ.

Tôi thì lúc ấy không dùng rượu. Thường thì có tiền thì uống rượu Tây, không tiền thì vài ly rượu đế cũng xong. Bảo rằng tôi sợ con Cún thì không hẳn là thế, nhưng dân Tây bảo phải ga-lăng với phái yếu, tôi cho thế là đúng phong cách nam nhân, về đến Sài gòn là tôi chẳng động đến giọt rượu. Lại nữa, uống gì nỗi khi phải nghe lảm nhảm Không được động đến rượu đấy nhaaaaaaá! Nếu trái lời thì chết đaaaaaấy!

Trái lời thì không được đứng gần nên tôi xếp re.


"Có chỗ đứng" hay không phải đợi đến phần cuối mới có thể nghiệm ra. "Được huấn luyện", theo Ông Giáo già, tôi và con Cún cũng được đào tạo theo kiểu cách khác nhau. Dường như hôm ấy học trò đóng đầy đủ học phí nên chả cần tôi cật vấn, Ông vào chuyện

Bọn bây gặp tao chẳng khác gì gặp minh sư. Gặp như mấy tên nhà giáo khác, cả ngày cứ bị tên Bút Gian lôi ra tra khảo, phiền chết người!

Hiểu được những lời trên có ý nghĩa gì là chết liền, để lộ cái ngu ra sẽ bị chét vào đít, tôi phun ra một câu tạm coi là tương đối ổn Bẩm, nhà con Cún thường xuyên nhờ cậy con giải hộ phần toán học. Vùng nầy chẳng có ai qua được Thầy.

Thấy Ông lôi ra quyển Kinh Thư hình ảnh, niềm vui chợt tắt khi Ông chỉ xem một mình, tôi chỉ thoáng thấy mớ tóc màu vàng trong sách ấy, lại chăm chú khi Ông tiếp Bọn bây chỉ thông được nửa phần, đấy là phần bên dưới. Phần phía trên to lớn hơn, đấy là, bọn bây được tao chỉ dạy là có phúc, nhà cái Cún học theo kiểu Tây mà lại hành theo kiểu Ta, "Đầu Tây Đít Ta", theo phương pháp ấy là hỏng.

Lần đầu tiên được xem là qua mặt con Cún, tôi không tiếc lời nâng bi Bẩm, bố mẹ con lúc nảy có mua hộp trà, chốc nữa con sẽ đem sang Thầy.

Không quên nhắc tôi mang sang cả cháo cá, Ông tiếp Bọn bây tuy khù khờ, nhưng lại hội đủ cả học và hành. Chữ tuy không bằng cái Cún, nhưng được cái địa lợi, ngày học chữ đêm mò hang cua, như thế sẽ đem đến cho mình sự linh động, tự giải tỏa được những khó khăn khi bước vào thực tế.

Chắc chắn tôi sẽ chẳng bao giờ kể cho con Cún nghe những lời quá thực tế nầy, Thế còn con Cún? Tôi vội hỏi

Ông Giáo già ngân nga Học cả ngày như cái Cún chỉ tổ mang vào chứng nhức đầu. Bố mẹ nó chỉ duy nhất xiềng nó vào chữ học. Ngoài học ra thì nó còn chả biết thứ gì, quẳng vào thực tế là xong đời ngay. Đấy là xây nhà cao tầng trên đống cát!

- Dạ hiểu.

- Thôi, cho chúng bây đứng lên đó, phủi cát đi.




Lâu đài xây trên cát sụp đổ thật. Gia đình con Cún thuộc về thời Tây nên xem như chỉ bị thương nhẹ. Thay đổi duy nhất tôi nhìn thấy được là các pho tượng ngoài vườn được đem cất kỹ vào trong kho, không còn chỗ dựa đầu khi nghe nhạc kể cũng tiếc. Tôi cũng cảm nhận được những mất mát khi mấy quán cà phê trên đường Nguyễn Du bị dẹp bỏ. Nhiều lúc nhìn thấy tôi thẩn thờ, con Cún tra hỏi, tôi chỉ bảo là có tin mấy thằng bạn sang bên xứ Cao Miên, lúc trở về đã bỏ quên lại chiếc nón cối. Phịa chuyện để trả lời vậy thôi, lúc ấy chưa đến thời lên xứ Cao Miên, tôi vẫn thường khen hắn là người có chiếc mũ đẹp nhất xóm. Con Cún có giác quan bén nhạy của người phụ nữ, bảo rằng tôi không còn mông của con Thảo My làm bia nả bì giấy nên hụt hẩng, gật đầu không được mà lắc đầu cũng chẳng xong, thua trắng! Mà thật, thua điểm gì thì thua, chứ cái vòng số 3 của con ấy thì chẳng thua gì con A-lin. TM, see you in America.

Quân đội Mỹ ngâm kỹ nên khi rút đi làm gì chẳng để lại tàn dư. Thực phẩm ở các kho lương thực như ở vùng Tân Cảng giúp bọn cư ngụ ở vòng số 3 như chúng tôi không bị đói trong một thời gian. Nước ngọt Fanta, bia lon Budweiser…lúc ấy chỉ là chuyện nhỏ. Tôi thường mang đồ hộp nguội đến khao con Cún, hôm nào giật được con gà cúng cô hồn nhà thằng cha bán hủ tíu, tôi hối hả đem về. Thật sự, lời truyền miệng về việc đẻo con cá rô đặt trên mâm cơm, tôi chẳng bao giờ tin. Nhưng tôi tin khi nhìn thấy mâm cơm nhà con Cún lúc ấy ngày nào cũng có đĩa rau muống luộc, cơm độn với khoai mì không tránh khỏi. Đấy là việc đổi đời thứ nhất tôi nhìn thấy. Giọt nước mắt thứ nhất tôi dành cho con Cún, nước mắt kiếp làm người!!!


Thật ra, tôi muốn nhờ con Cún viết tập hồi ký nầy, văn phong của nó tuyệt vời hơn, sẽ không bị Bác Phổi Bò xếp vào loại cấm đàn bà con nít. Con Cún bảo Các anh ấy ai cũng muốn có chỗ đứng, mấy anh rửng mỡ đã đành, cả đến anh Ròm cũng muốn thế, thôi thì anh cứ viết. Nặn được một dòng đã thấy khó, hệt như cảnh Ngô Lão bị các viên sỏi chặn, không vận được khí lưu hành, thoát ra được là tê tái cả người. Chuyện của tôi không có cái may mắn ĐỂ E CHO THẰNG BỒ CỦA E VỀ RỒI E QUA…CHƠI… VỚI ANH. Sau hơn 30 năm từ ngày tôi biết nó, con Cún mới phong cho tôi cái chức ANH, thiệc, tê còn hơn cả cái tê của Ngô Lão, thế thì nhất định là XIN VÂNG.

 

Không nhờ cái liếc của con Cún thì tôi đã thoi tên ấy một quả vào mặt. Tại hắn bảo CON NẦY chỉ độ vài trăm bạc, nghe mà điên tiết. Con Cún đạp phanh, dịch rằng CON NẦY ý chỉ chiếc Honda, thiệc quê một cục. Từ ngữ Bắc Bộ đối với tôi chẳng lạ gì. Ông Giáo già và gia đình con Cún đều thuộc diện 45. Con Cún dĩ nhiên thuộc diện 45 + 54 = 69, my favourite numbers. Thi văn chắc hẳn kém lãng mạn khi vắng đi hình ảnh "cô Bắc Kỳ nho nhỏ" như thế.  Phụ nữ người miền Bắc có cái liếc rất đặc biệt, tôi chỉ dám dùng từ BÉN, tỏ vẻ bác học nơi đây, dùng đúng từ chắc sẽ mang họa vào thân, thôi thì bảo rằng mỗi khi bị liếc như thế, tôi thấy lạnh, teo chim nghe trần tục nhưng đúng là như thế.

Đọc đến đoạn nầy, con Cún email lời bình Anh lại còn dài dòng hơn cả cái anh cầm micro. Cứ viết là…ờ thì…hôm ấy, nhà con Cún đem bán chiếc Honda.

Hôm ấy, tôi được hưởng sái bằng tô bún ốc. Đêm về, chẳng buồn bắt tôi làm thính giả nghe đàn như mọi hôm, con Cún bảo tôi ngồi yên lặng cạnh nó hằng giờ không một lời. Ý chừng khi tô bún ốc đã được tiêu hóa, con Cún khẻ bóng rằng đấy là lần cuối nó được hưởng vị ngọt quê hương. Tôi mẹ một tiếng sửng sốt rồi hỏi what do you mean? Con Cún bảo gia đình nó được cấp hộ chiếu nhập cảnh đi Tây.

Nắm chặt tay tôi,  con Cún bảo tôi nhìn vào mắt nó. Thật là vạn lời cũng không bằng một ánh mắt. Không còn lời khi lòng chợt hụt hẩng, tôi gật đầu rồi quay bước.

Đêm ấy tôi không khóc.


Khóc bằng tiếng Tây cũng không tránh khỏi cơn lốc đời. Sách Xuân Thu không ngừng lại ở đoạn Tề Công được 8X trợ lực, thi triển chiêu cinq fois par jour giúp khai trừ độc tố, Triệu Phúc lại dùng kế yêu tinh, loa rằng đến như Lổ Công còn chưa dám hó hé, lão như Tề Công thì chỉ đáng vất đi, giỏi lắm chỉ biết đến chiêu khóc ngoài quan ải! Lá gan to đến như của Triệu Phúc là cùng.

Nhằm nhò gì cơn lốc nhỏ của Triệu Phúc. Lạc Long Quân đưa 50 con sang Mỹ, Âu Cơ dẫn 50 con đi Pháp mới là cơn lốc thời cuộc. Thật sự, ngày ấy tôi chỉ mơ ước được cuốn vào cơn lốc đi Tây như con Cún. Trôi về đâu, cuốn đến đâu, nào ai biết định hướng của cơn lốc. Được đi Tây là đủ rồi, đơn giản chỉ có thế.

Thôi nhe Cún…

Nous n'irons plus jamais.

……………………………..

Ce soir, c'est plus la peine.

 

Cún, c'est fini

Nous n'irons plus jamais.

Plus jamais…plus jamais.

M! Lúc xưa kiêng dè thằng Phăng-xoa, ai dè rốt cuộc cũng bị Tây nó cưỡm mất con Cún!


Ừ thì, cơn lốc nào chẳng lưu lại vết dấu. Lốc cuốn đi nón cối tạo nên sự mất mát, Lốc chụp lên chiếc mũ ca-rê  trên đầu mang đến sự thành đạt. Ừ thì, nếu bàn đến sự thay đổi sẽ dẫn đến nhiều luận lý, con Cún bảo Anh cứ để cái micro khọt khẹt như anh Bùi nông thế mà tốt. Riêng tôi, câu nói nầy có ý nghĩa của riêng nó.

Thị trấn Long Thành khá sầm uất, nhiều cư dân do ảnh hưởng căn cứ Mỹ ở Long Bình. Từ đó, đi về hướng Vũng Tàu, đến Bà Rịa mới lại thấy nhộn nhịp chốn thị thành, khoảng giữa hai nơi, hồi ấy chỉ là vùng hoang vắng. Nghe kể, độ ấy nhiều nhóm người từ vùng Long Khánh đổ xô về lập nghiệp tại khoảng giữa nầy, đất quanh khu Nhà Thờ thì được cấp phát, vào sâu hơn thì tự khai phá làm nơi cư ngụ, chẳng tốn đồng nào cho việc nầy. Ba mươi năm sau, cơn lốc Taiwan, cơn lốc Korea đã biến vùng giữa nầy thành những địa danh tiếng tăm như Hắc Dịch…lốc biến những người trắng tay hồi ấy giờ thành tỉ phú, hì, đội mũ ca-rê, miệng túm tím cười trông oai ra phết! Tên Bút Gian lại tra khảo Cậu thấy đấy, đất giờ có giá, chết mà chúng cũng bắt mình phải đứng chứ không được nằm! Tôi an ủi Thôi thì, mình cứ đứng để trông chừng bọn trộm mít giùm chúng, chết mà còn làm được việc, tớ thấy phần nào an ủi.

Còn đứng là còn làm được việc. Muốn có chỗ đứng là đúng quá đi thôi.




Biết địa danh Hắc Dịch vậy thôi, tôi chưa bao giờ lưu lại đấy trong khoảng thời gian dài. Tôi bị cuốn xa hơn, ra đến Bà Rịa, rẽ trái về hướng Long Điền, đi thẳng vào đến bìa rừng là Thị Xã Bà Tô thuộc Huyện Xuyên Mộc, hồi ấy là vùng kinh tế mới. Ba chữ "kinh tế mới" đối với dân thành phố hồi ấy là từ cần phải né, chết sống cũng phải bám trụ để được diễm phúc ôm ấp "Em Sài gòn". Mà thật, Xuyên Mộc đúng nghĩa là vùng kinh tế mới trong lúc ấy. Không còn vẻ mượt mà của cô gái thị thành, không còn cái backside láng lẫy của con Út Quyểu ( hay Quỹa) . Muối nơi đây thì nhiều nhưng gạo thì ít. Sinh hoạt thường nhật lúc ấy chỉ là vào rừng cắt củi hoặc săn thú, thợ săn thì nhiều nhưng thú thì ít nên chỉ  một thời gian ngắn là thú cũng chả còn, họa hoằn lắm mới thấy vài chú khỉ đeo cây, đưa hình cho Ông Giáo già xem thì Ông bảo không rõ nguồn gốc, chỉ đặt cho cái tên rất thiền " Dai Hối ".

Có thật là tôi đã chọn đúng con đường? Ba mươi năm nhìn lại, khoảng thời gian khá dài, Xuyên Mộc giờ thay đổi khá nhiều, tôi chẳng còn dám dùng từ đèo heo hút gió cho chốn nầy, bên lề phải có những công trình xây dựng quy mô của vài tập đoàn nước ngoài ở khu Hồ Tràm…bên lề trái thì mõ lại vang rằng đã có hoạch định cho chương trình giáo dục và y tế rất to lớn đang diễn ra, càng nhìn càng thấy phân vân, giá như tên Bút Gian điểm cho tôi vài ý kiến!!!

Chẳng nói đâu xa, nếu như tôi an phận, lưu lại với Bùi Công biết đâu chẳng là cái phúc. Lúc trước bị cản địa, không dám hó hé gì với con Thảo My còn châm chế được, đằng nầy, cả đến con Út cũng trớt qướt, con Cún lại chơi trò xỉ vả Anh thật quá khù khờ, hồi ấy giá mà anh để lại dấu ấn cho con Út thì đã xong việc. Em thấy như anh Bôn chẳng ngố chút nào, tìm anh ấy mà học thêm vài chiêu. Ba mươi năm sau, câu nói nầy mới lọt đến tai tôi, tức muốn ói máu. Giờ anh bạn mập có đem con Cún đi nấu rựa mận, tôi cũng chẳng phản đối lời nào.


Một số chi tiết được ghi ra trong tập hồi ký nầy dựa trên tư liệu rất trung thực và chính xác của Ông Mõ. Cám ơn. Nhưng để tạo cái sườn cho cả câu chuyện, tôi phải nhờ con Cún thăm dò và truy cứu cho từng trường hợp. Bản bá cáo tôi nhận được từ con Cún rất dài, kèm theo nhận xét tổng quát là hội Lu-rồ 68 rất thành công, xuất sắc về mặt kinh doanh và thương trường.

Danh sách khởi đầu với tên tuổi của LT, DT, Bôn, LP họ Lổ, đây là những tên tuổi được gạch đít, không quên kể cả tên của Lão Ruồi, kế tiếp là 2 Ông Trùm, Ông GS soạn từ điển, Ông GS đờn dây, Ông LS niên trưởng, con Cún là người thận trọng nên không sót tên Ông Việt Kiều xứ Ăng-lê, cả đến Bùi nông laptop cũng không lọt sổ, danh sách còn dài…

Tôi tra cứu và nhận thấy báo cáo quả là chính xác và trung thực nên đã chuyển danh sách nầy cho Nhà xứ Quảng Xuân.

Trở về với nhận xét bản bá cáo, tôi thắc mắc tại sao lại nhấn mạnh sự thành công ở mặt kinh doanh và thương trường, lại còn gạch đít? Cún bảo đã đánh hơi và quả quyết nếu làm bảng so sánh, Tứ quý Sài gòn dám chắc là trội hơn Tứ quý Cali . Cún phán Nếu anh ấy không có thế lực thì mấy em thư ký 8X đã không ban tặng cho cái chức CỤ đáng yêu ấy. Tôi hơi ngờ về trường hợp của hai vị Giáo Sư thì  lại nghe phán Mặt giáo dục chỉ là mặt tiền, hai anh ấy thành công ở mặt hậu, em dám chắc. Thế thì không còn gì phải tranh cãi nữa rồi.

Bá cáo dài lắm…

Cún kết luận Anh có đi du lịch nhiều nơi bằng anh Bôn chưa? Lốc đổi hướng rồi, hàng nội địa giờ ngon cơm hơn cả hàng ngoại đấy.




Nhạc sĩ Peter Allen rất nổi danh trong giới văn nghệ nước ngoài. Từng kết hôn với Liza Minnelli, viết nhiều bài nhạc thương mại rất thành công như I Honestly Love You qua giọng hát của Olivia Newton-John. Nhưng mãi đến năm 1980, khi ông sáng tác bài I Still Call Australia Home, bài nhạc nầy đưa ông ta lên hàng Australian Icon, tên tuổi gắn liền với nước Úc từ lúc ấy. Quả thật, Quê Hương là chất liệu không thể thiếu trong nhạc và thơ văn, là mật ngọt cho những tâm hồn xa xứ.

 

                          Làm sao tìm lại chuỗi ngày xanh

                          Của thời niên thiếu đã xa rồi

                          Chỉ còn lưu lại đôi hình ảnh

                          Ngày xưa với những nét đan thanh

 

Hoặc để nhớ về quê hương Việt Nam yêu dấu và những bạn bè người thân còn ở lại

  

                          Ở đó tôi có bạn bè

                          Có vầng trăng sáng

                          Có trời Việt Nam

                                                                 (trích đoạn thơ văn Tao Đàn)

 

Sài gòn là mật ngọt của tôi. Sài gòn với những cơn mưa tầm tả, lội bì bỏm trong dòng nước đen ngòm nơi khu xóm nhỏ, nhưng sao Sài gòn vẫn có sự quyến rũ kỳ lạ, không như những trận mưa xối xả, vô duyên của vùng rừng núi Xuyên Mộc. Mà phải rồi, Sài gòn chất chứa quá nhiều điều để nhớ. Mơ về người sơn nữ nơi cao nguyên heo hút, đưa tay ngắt đọt trà Ô Long trắng muốt, nhưng phải ở cái nôi Sài gòn thì cảm xúc về người sơn nữ mới dâng trào, nắn nót thành những lời tình tự còn một chút gì để nhớ…để quên. Thiếu Sài gòn là thiếu vắng tất cả.

Xuyên Mộc chỉ có những cái giếng to tàm ngoàm.

Xuyên Mộc chỉ có xe máy đã bị xoáy nòng xy-lanh.

Xuyên Mộc không có cà phê Lú nên những ước vọng chẳng bao giờ Nhú.

Xuyên Mộc không còn thú, Sư Tử Lông Vàng chán nản, chu mỏ bỏ về trú ngụ ở đảo Ốc-Leng.

Thoáng qua ngày tháng vùng rừng núi, tôi cất bước quay lại Sài gòn.


Sách viết rằng, Triệu Phúc mưu cao kế rộng, tổ tiên lại có gốc thân cận với bọn quỷ tóc vàng nên thế lực ngày càng vững mạnh, lui tới nước ngoại bang thường xuyên, chẳng gặp điều gì trở ngại. Lại nữa, vốn nhờ nhân dáng phong nhã, Triệu Phúc được lòng giới nữ nhân, chuyện ôm cổ, kề vai, cọ ví …chuyện thường tình. Lời đồn, cả đến kỷ nữ chốn trà lâu cũng bị ma lực Triệu Phúc cuốn hút, không châm trà Ô Long phục vụ như những khách nhân thường, cho Triệu Phúc dùng toàn sữa đặc sản thẳng từ bầu. Thế nên nhân dáng Triệu Phúc ngày càng tươi, thế lực ngày càng mạnh. Tề Công khó bề cự nổi.

Sách chiến lược Google lại nhắc đến một nhân xưng có gạch đít là Danh Tướng, không nêu danh vì sợ phạm húy, nhưng cứ Google it là sẽ thấy từ trang đầu. Là dị nhân nên có nhiều huyền thoại lạ kỳ về Danh Tướng. Tuổi đã ngũ tuần nhưng tóc vẫn đen mướt, Triệu Phúc vì tị hiềm nên loa rằng Danh Tướng dùng dược phẩm Gội Là Đen, chốc lát sẽ trở lại chữ Đen nầy. Uy danh lan tỏa, ngân lượng đầy kho, tiêu toàn giấy 500,000. Khác với Triệu Phúc là người thích trên, Danh Tướng là kẻ thích dưới. Chốn cư ngụ lại không dưới chút nào, chỉ chiếm cứ địa ốc cao tầng, nằm nơi địa thế vang danh tên tuổi lịch sử như Âu Cơ, Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Lê Văn Sỹ…khiếp người!  Theo Cung Ngũ Sắc thì Đen lại là khắc tinh của Vàng, ấy vì thế nên Danh Tướng đôi lần dậm chân lún đất, c chỉ lên trời, thề rằng không thèm léo hánh đến xứ bọn Tóc Vàng, thiên hạ chổ  chổ tám rằng DT nói thế nhưng thực sự là hết cửa. Thật vậy sao, Long Beach xa vời vợi!

Bàn dân đều biết chuyện nhưng hãi uy danh nên chỉ dám rì rào việc Ngô Lão cầu thế tử lâu năm mà ước nguyện vẫn xa vời. Lại thêm Triệu Phúc dùng ngụy kế loa việc nầy khắp bờ-lóc, xôn xao thiên hạ bàn tán một thời. Tận trời Tây bàn rằng nếu giếng quả chưa cạn và nòng khoan vẫn tốt thì chỉ việc tắt đèn làm lại, mọi nguyện ước ắt đạt thành. Nhà Ls quang minh chính đại nên điểm cho đường chuẩn bị yến tiệc và phong bì dầy, mời cao sư thì xong việc. Quả là những lời bàn chí lý, thế nên Ngô Lão công khai mời Danh Tướng lập đàn cầu tự. Thật không hổ với danh xưng, căn bệnh Ngô Lão lộ rành rành khi được DT khám tổng quát, chỉ là nhiểm sỏi khi dùng rượu chuối hột quá liều. Thế là tia nguyên tử, tia laser bắn tới tấp, tán sỏi thông nòng. Bệnh lại khỏi, nòng lại thông. Quả là lương y, quả là Danh Tướng.

Lại Google đến Bùi Công và Tề Công. Lui về nằm võng nơi gia trang, ngày đêm dùng nước mắm nên bệnh Bùi Công mười đã khỏi bảy, hết dần độc tố nên nước da mởn ra, chỉ còn màu si-cu-la chứ không sậm như thưở ban đầu. Tề Công thấp thỏm việc nầy, bèn mời lương y DT làm tư vấn. Chuyện rằng, lúc đầu bệnh Tề Công thuyên giảm khi viếng nơi lấy rái tai đèn mờ, chỉ lên tí huyết áp về việc bị nữ nhân dùng chiêu lạ, đứng bên phải nhưng lại lấy rái cho tai bên trái, chồm qua chồm lại tạo nên sự cọ sát rất khó chịu, chiêu phê quá! Tưởng rằng khỏi bệnh, nhưng độ tháng sau thì cơ thể Tề Công có biến chứng, da thịt nổi cục sần sùi, lúc đầu chỉ tím bầm nhưng dần dần thành sậm đen như màu dược phẩm gội tóc. Danh Tướng không hiểu cớ sự nên vò đầu bức tóc. Ngay đến tên Bút Gian lật kinh điển vẫn không tìm được nguyên nhân. Tề Công phen nầy chắc đi đứt!

Con Cún đọc đến đoạn nầy, quẳng ngay bản thảo, quấu nhỏ rằng Anh ấy bị Danh Tướng truyền độc tố vào người sau lần xưng tội dạo ấy, có chi lạ.

Quả người ngay mắc nạn. Họa phúc thật khó lường.



Hồng trần, chốn phong ba hay cõi lạc phúc, thật khó mà quyết đoán. Đạt thành những điều mơ ước, vận hên ngập đầy, xoa bụng hát khúc hỉ ca. Gập ghềnh đường dốc, nẻo nào cũng tắc nghẻn, vò đầu ngân ai khúc. Ông Giáo già lúc xưa bảo cỏi đời chỉ là vậy tự muôn đời, nhẳn nhụi hay xù xì là do góc cạnh mình nhìn, cách thức mình sờ mó, tôi không hiểu. À! Cà phê LÚ nếu bỏ vần LỜ ở đầu, St Bách đến tìm hiểu thì sẽ thêm vần NHỜ, Triệu Phúc bước vào thì vần đầu sẽ là BỜ, đúng qui cách đánh vần đã quy định, tặng em bé con gấu Mi-xô đó.

Tôi bị con Cún email phàn nàn về những mảng văn chương trần trụi. Nó bảo Anh dùng từ khéo đấy nhá! Tí nữa là anh Giáo Sư bị nguy cơ nổ mắt vì sốc văn chương. Cứ bàn việc có chỗ đứng như thế nầy, không khéo anh Ròm hôm nay chỉ còn độ năm nhăm cân, em đoán thế. Tôi bàu chữa Đấy có là bao! Anh Trùm Sui còn tuyên bố nếu không thế thì coi như chết đi nửa người, nửa kia bị bại liệt. Có tiếng vỗ tay, có tiếng phản đối, âu sao, đây cũng chỉ một chốn hồng trần.

Có điểm đặc biệt, chỉ nơi hồng trần mới cảm nhận được hồng phúc. Ông chủ trà lá xem từ điển Con Bò Cười nói hồng phúc do ơn trên ban xuống, không phải ai muốn có thì được. Dịch không sai, trăm phần chính xác. Bác Bút Gian được hồng phúc, chuyện thể xác dường quên hẳn từ lâu, trần trụi hơn là bút đã tà đầu. Đùng một cái, không rõ khoan giếng nội hay giếng ngoại, vãi ra một thằng cu giống hệt bố, vừa chào đời đã có hàng râu mép, hơn bố chòm râu cằm, tai to hơn thường nhân, chắc sẽ hơn bố đường tài lộc sau nầy, hậu sinh khả úy!

Danh Tướng lập đàn cầu cho Ngô Lão, phán rằng trăm ngày hồng phúc sẽ tràn đầy. Mõ lại vang KHÔNG CHẮC ĐẤY.  Thế chỉ còn cách Hồng trần dõi bước.




Cá tính tức tính khí riêng của từng người, tựa như định lý toán học, bất di bất dịch, muốn thay đổi định lý sẽ không giải được toán. Bùi Công trúng Hồi Mã Cước, gật đầu thoái tam bộ, tang tịch tính lý tình tang, khọt khẹt Ối, tình đời!. Thầy Bình yêu âm nhạc, xương sống bị kéo dài, nửa chết nửa bại liệt, vẫn lồm cồm mở hộp đàn xem nút. Ông Luật Sư có quả tim to hơn khối óc, dịch vụ đóng dài dài, cốt chỉ nhìn dáng thiên thần áo trắng, chữ tình xếp đầu hàng. Bác Bút Gian lậm số đề, chết sống nhất quyết ôm con số 118. Tính khí của Ngô Lão, Triệu Phúc, Đại Chương, Danh Tướng……sốc văn chương, khỏi cần bàn! Đấy, hồng trần là nơi đấy, chỗ gom về nhiều định lý, giải trăm điều hỉ sự, phát ngàn tiếng ngấn sầu. Cứ như thế mới là thú vị, cứ như thế mới gọi hồng trần, hội đủ từ phong ba lạc phúc.

Có Kim Mao Sư Vương, danh nói thay người, bản tính thích vờn. Lúc xưa, thẩy lổ hơi tồi, nhưng khoái vờn, cả ngày nhồi bóng vờn con mồi Cầu Mỡ, bảo rằng thế là làm phúc, rút tí mỡ nhưng cứu được người, quả cao siêu không thua gì dược thần của Danh Tướng. Sau nầy, theo thụ giáo nhạc sư Kim Long, rì rào rằng cảm nhận được lời nhạc bài Kinh Hòa Bình

Lord, make me an instrument of your peace

……………………………………………………..

……………………………………………………..

It is in dying that we are born to eternal life.       (Prayer of St Francis of Assisi)

Oh Lord, Sư Vương tỉnh ngộ bỏ vờn mồi, ngày đêm viết Thánh Nhạc. Riêng tôi, bài Kinh Hòa Bình luôn nằm ở vị trí top ten trong Thánh Nhạc.

Có Bác Bút Gian, ra bài tam điểm, tam phúc đến liền. Tài mang đến Danh, Danh mang đến Lộc, Lộc mang đến Tình. Kiều nữ bám đầy, vãi mịt mù trời mây. Đứa bị vãi vào tường dập đầu nát óc, đứa gặp bọc khoa học chặn đường, thiếu khí trời, ngộp hơi lè lưỡi chết. May con nòng nọc Bút Hèn vãi đúng nơi, vừa chào đời đã hơn bố, cười toe toét,  thật Con hơn Cha, Nhà có Phúc. Đã bảo miễn bà.à.à.àn, nhưng Ông Ruồi lại rán ú ớ, khai rằng việc như thế tựa y lời trong sách The Prophet

Your children are not your children,

They are the sons and daughters of Life's longing for itself,

They come through you but not from you,

And though they are with you yet they belong not to you.

You may give them your love but not your thoughts,

For they have their own thoughts.

You may house their bodies but not their souls,

For their souls dwell in the house of tomorrow, which you cannot visit, not even in your dreams.

You may strive to be like them, but seek not to make them like you. (Kahlil Gibran)   

 

Đao Đồ Long chặt đi cốt tìm ra bí kiếp. Bút bẻ cong quyết thấy một nụ cười. Ôi hỡi, ba vạn sáu nghìn ngày là mấy! ETERNAL LIFE, cõi hồng trần nhiều lạc phúc. AMAZING WORLD, cu hoạt nhân còn điểm một nụ cười.

HY SINH mới có được. Từ đầu trong Kinh Điển đấy.


Không chắc có phải là tình cờ, anh bạn Mập có đề cập đến Ông Giáo Sư Anh Văn và ngón Nhị Thập Bát Cước, tôi cảm thấy thích thú về lời nhắc nhớ nầy. Thật ra, bài về Ông Giáo Sư thì tôi đã hoàn tất từ lúc đầu. Con Cún đã đọc và cũng đồng ý với tôi nên cho bài nầy vào phần kết thúc tập hồi ký vì tính cách bất ngờ của câu chuyện, không thể tìm được ý tưởng nào hay và thú vị hơn bài nầy để kết thúc. Chờ xem.

Con Cún có bảo Không sợ mếch lòng hay sao mà viết hơi nhiều về Anh Ngô, Anh DT, Anh Bôn...viết tí xíu về các Anh còn lại cho có vẻ đề huề. Tôi bảo Các vị kia còn nặng mùi tăng lữ, chỉ cầu kinh và ăn chay, viết những chuyện ấy thì nhạt nhẻo lắm. Nhóm Anh Ngô là các vị có chỗ đứng, thích ăn mặn nên có nhiều chuyện nghe dưới gió để viết hơn.

Đi qua một phần đời, cố ngoái lại bỗng giật mình vì thời gian trôi nhanh quá. Mỉm cười với những chuyện ngây ngô thú vị thưở đầu xanh, cất tiếng thở dài với những ưu tư, trăn trở thưở hập hửng bước vào đời. Thời gian trôi nhanh quá!

Riêng tôi, nhắc nhớ về kỷ niệm như luồng gió mát thổi vào hồn, thêm nghị lực để phấn đấu cho quảng đời còn lại. Phần đời đã đi qua nhưng phần đời ấy không đi mất, bởi vì tôi đang NÍU KÉO.

Anh Ngô, Anh DT, Anh Bôn, Anh ấy và Anh ấy… HAPPY ĂN MẶN.




Thời hiện đại, phát sinh những tiến bộ vượt bực trong nhiều lãnh vực, khoa học, kỹ thuật, điện ảnh v.v…, những điều ấy tạo nên lợi ích hay không còn tùy thuộc vào nhận định của từng người. Tôi cứ tấm tắc về tấm hình của Ngô Lão trên trang bìa tạp chí, trẻ hơn vài chục tuổi, nhìn trên góc cạnh nầy, tất nhiên phải thán phục sự tiến bộ trong kỹ thuật nhiếp ảnh hiện thời. Tân tiến đến mức ấy thì làm gì chả có chỗ đứng!

Ông Giáo già với tư tưởng thế kỷ thứ XIX lại phản đối. Bảo rằng tiến bộ hay thụt lùi phải xem xét cẩn thận tựa việc vạch đuôi tằm. Ông bảo,  nhất là trong lãnh vực văn chương, các tay viết hay dùng lối tốc tự là không tốt, tôi hiểu lời ông nên dạo nầy tôi cố gắng không dùng lối viết tắc nầy khi viết chức vị của LT & DT.

Muốn hay không muốn, tôi cũng phải ốp-đết thường xuyên hầu theo kịp trào lưu tiến hóa. Chỉ tiếc, những việc ấy lại lấy đi giây phút tôi tạm gọi là hương vị của cuộc sống. Tôi mất đi cái hương vị ngồi quán cóc đầu ngõ Xóm Canh Nông ở đầu cầu Thị Nghè, nhâm nhi ly phé nại buổi sáng sớm, vễnh tai nghe chuyện bà tám. Tôi mất đi những buổi ban mai nắng ấm, hớp ngụm cappuccino, đọc tin tường thuật trên trang nhật báo, mất nhiều thứ lắm! Tiến bộ vượt bực nên bây giờ ly cà phê chỉ toàn vị bắp rang, hớp chưa đầy ngụm đã muốn phun ra, nghiệm ra đấy là lý do tôi chỉ thích dùng trà Ô long người sơn nữ hái, ấy thế mà ông chủ trà lá lại cứ quyết rằng tôi nói chuyện nhảm, thua trắng!

Tôi lại càng tiếc hơn khi nghĩ về thế hệ nối tiếp. Truyền thống dúi mũi vào các trang sách đang mờ dần, hình ảnh cậu bé ôm màn hình máy vi tính ngày càng hiện rõ. Diễn xuất nhập thần như A-len-đờ-lông hay đờ-lát gì đó cũng chả diễn được cái thâm thúy của văn chương, ông Giáo già bảo thế. Lại diễn giải, Mầy thấy không, Danh Tướng đã hét Đoooooooó rồi, thằng tiểu đồng cứ ngơ ngác hỏi Đâu, đâu, Bác!!! DT thế kia mà nó lại bảo bé như hạt cát , cứ ngơ ngẩn tìm, lòa mắt vì cứ dán vào màn hình đấy! Tôi gật gù, thầm hiểu ý ông Giáo, dù tiến bộ thế nào cũng cần giữ lại những truyền thống căn bản. Đánh vần là bước đầu, Em Sờ Em Xem, đúng thế không, ông Giáo?

Chỉ là tiếc thế thôi, tiếc vì những truyền thống, những hương vị đẹp đã mờ dần theo đà tiến hóa. Chẳng đẹp sao được, trong thời chiến quốc có đủ tên tuổi tài danh, Ngô Lão, Danh Tướng, Triệu Phúc, càng đậm màu thêm khi điền vào đấy tên của Lỗ Công, Tề Công, Bùi Công, đẹp thật hình ảnh các cao nhân rút kiếm, bay lượn trên ngọn tre tỉ thí võ công, thách thức lẫn nhau uống vò độc tửu, vận khí công đẩy sỏi đá chặn đường!

Ui da! Ông Giáo gỏ đầu, vừa đủ mạnh để tôi quay về thực tế. Tôi cũng còn thấy nhiều tre ngày ấy lắm. Tôi theo những chuyến xe tải, lên Long Khánh tải tre nứa về nhà máy giấy ở Biên Hòa. Không sao, đã bảo rồi, tất cả đều do cách thức mình sờ, góc cạnh mình nhìn, bởi, đoạn đường từ thời chiến quốc đến nhà máy giấy Biên Hòa ĐO TRÒN MỘT GIẤC MỘNG.

Lại nữa, Biên Hòa thiếu dzì BƯỞI!




Trong quyển Lịch Sử Thế Giới Cải Biên, cũng được soạn bởi nhà Giáo Sư soạn từ điển, phần bàn về tên họ các giống dân trên thế giới, viết rằng, xứ Phú-Lang-Sa nghiêng nặng vấn đề bảo thủ, thế nên Tên,Họ được đặt hàng đầu, Đờ-Gôn, Đờ-Lát v.v…đại khái là nếu Họ mang từ Đờ tất nhiên rất được trọng vọng. Sau nầy, bọn phường xi-nê muốn lấy oai nên phát sinh ra những Họ như Đờ-Lông…đấy gọi là hùa theo để lấy hơi hám, không phải là Họ được trọng vọng.

Xứ sở sương mù cũng y như rứa. Nghe đến những Tên như Hen-Ri, Ét-Qượt, thêm tòn-ten vào cái đuôi La Mã phía sau Tên sẽ được xem là dòng dõi Hoàng Triều Chính Thống. Trong nhóm Exluro68, có một vị thường được gọi là Hen-Ri 779, tên thì chắc cú rồi, nhưng số đuôi lại giống số đề, không phải đuôi La Mã nên không dám chắc là dân xịn, phần nầy tôi nhường lại cho Ông Giáo Sư hợp thức hóa.

Phần bàn đến xứ Huê- Kỳ, Ông Giáo Sư đoan chắc rằng nguồn gốc giống dân nầy là du mục, nôm na gọi là cao-bồi, không có tước danh trong vấn đề Tên Họ. Đọc báo chí hay sách vở, thấy Tên Đê-Vít xê-ni-ò, Rô-Bợt dzú-ni-ò chỉ là lối rải đinh cho người khác tè trong quần, trăm phần không phải dòng chính thống.

Tôi có trao phong bì khá dầy cho Ông Giáo Sư, nhờ viết kha khá cho xứ Ốt-xì-trây-li-à. Kẹt Ông nầy vốn giới tăng lữ, không dùng từ cửa sau nên xó-rì bảo dân xứ Chuột Túi vốn gốc tù nhân, tặng cho từ YOU là may mắn rồi, lải nhải kiểu bà tám, Ông sẽ nhờ thằng Bút Vênh viết là hết cửa đó.

Tên Họ xứ Nam Giao cũng được Ông đề cập tới. Tôi chỉ dám khai là những Họ như Công Tằng là thứ thiệt, vậy thôi, bởi Ông Giáo Sư rỉ tai Mầy cẩn thận, nhỡ trong đám có Bà Công Tằng thật là đến đá cũng nát như cám, hạt ấy của mầy thì thấm gì. Có lý, vả lại, tôi vẫn còn rợn người vì cái liếc của con Cún mà, ngu sao mà rước họa vào thân.

Chút xíu nữa là mất hứng. Đoạn Ông Giáo Sư Anh Văn xen vào Cậu nhớ cho Cậu Bôn vào dòng tộc Đờ-Lát nhe, hối Ở nhà tắm TCV, tớ đã xem xét kỹ rồi. Biết rồi, cứ từ từ đấy.

Ăn tiền là phần khuyến mãi, không hẳn là bói toán, nửa Tây nửa Ta nên gọi là Pheng-xùi. Ông Giáo Sư bảo phần nầy dựa trên cơ sở thực tế, nếu muốn tài lộc dồi dào, chọt đúng mạch rồng, không những phải đúng phương hướng, ngay cả Tên cũng phải âm cho phất phới cờ bay. Tên như Lê Phát Đạt, Nghĩa Phát, Long Hưng v.v…là những gợi ý. Tôi có vấn đến từ Quảng Xuân thì được đáp Âm nầy nghe vọng đầy cây cỏ và hoa lá, nghe vang cả tiếng chuông, có điều gạch đá, xi măng, cột thép, tao có theo thằng DT đi lấy rái tai rồi, nhưng sao chẳng nghe âm vang gì cả. Ông Giáo Sư nầy có tánh cà rỡn như tôi đây không nữa, cầu là không phải thế.

Sách đã có bày bán, liên lạc đặt hàng ở tư gia đường Phạm Văn Hai.




Tôi từng bị Ông Giáo già đét 3 roi vào đít khi không thuộc bài thơ Kích Nhưỡng, có 3 câu cuối viết

 

Hữu danh khởi tại thuyên ngoan thạch,

Lộ thượng hành nhân khẩu thắng bi,

Hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập.

 

Dịch là

 

Có danh há ở khắc vào đá cứng,

Trên đường người đi, miệng nói hơn là tấm bia,

Có xạ tự nhiên thơm, hà tất đứng chỗ gió.

 

Ngô Lão chắc đã thuộc lòng câu Hữu xạ tự nhiên hương nên kịch liệt từ chối việc khắc tên vào quả hồng chung. Chí lý! Mấy tờ báo lá cải lại phiếm rằng dưới bụng Ngô Lão cũng có cục cứng, nhưng đó là sạn chứ không phải xạ. Quả là miệng lưỡi thế gian!

Danh phận như Ngô Lão tất nhiên có chỗ đứng. Chuyện phiền toái cũng chẳng thiếu chi. Kể rằng chỉ vì bị ám ảnh bởi từ có chỗ đứng của Anh Ròm nên dạo ấy giang hồ lại nổi sóng. 'Độc Cước Vương' với ý nguyện thống nhất giang hồ, lưu danh ngàn đời cho giáo phái Lu-rồ, viết Hai Mươi Tám Lá Thư Chào Hàng, từ điển Con Bò Cười dịch là Nhị Thập Bát Binh Thư, gửi thẳng cho Ngô Lão bàn việc đại sự. Phán rằng đứa nào viết câu

Ngày mai chẳng biết ra sao nữa,

Mà có ra sao cũng chẳng sao.                       

chỉ là những câu bù khú, giáo phái Lu-rồ không chấp nhận việc bù khú như thế được, thế là Thư Chào Hàng dồn dập gửi về, Ngô Lão choáng!

Mỗi lá thư là một viên sạn, đến Lá Thư Chào Hàng thứ hai thì Ngô Lão bấn người. Liên hoàn cước đã tung, lấy thế chi mà chống trả. Dòm qua cánh tay trái, định nhờ họ Lỗ thi triển chiêu Lăng Ba Di Bộ cõng chạy trốn thì nghe Chiêu nầy chỉ dùng cõng nữ nhân, vả lúc nầy bụng tớ hơi to, cậu lại nhiều mỡ, chắc là chạy không thoát. Họ Kê rỉ tai bảo nhờ Danh Tướng thì mới rõ Ngài thích dưới đã lên non cao hái thuốc, nghe bảo Danh Tướng quyết tìm thần dược nên hay lảng vảng những nơi cao, đôi khi lên đến tầng năm, tầng sáu, thế là thua! Đành liên kết với họ tóc vàng, tìm Ngài thích trên lại được bảo rằng đang bận túi bụi, tay phải đang đánh dominos, tay trái thì làm chi không biết, hai tay không biết việc làm của nhau, khó hiểu quá! Ngô Lão ngữa mặt than có những người bạn như thế!!! Phàm người bấn loạn thì hay nói những câu tầm phào.

May nhờ có tên Bút Tè.è.è, tình xưa nghĩa cũ, lôi ra quyển kinh, bảo luyện ngay chiêu Kim Cương Bất Hoại, luyện nhuần nhuyển cũng mất đến bảy ngày, lịch đếm đến ngày 8/8 mới đạt thành!!! Thư Chào Hàng không biết có còn tiếp diễn!!!

Đúng là chốn giang hồ! Dân gian dịch rằng đó là lọt lỗ mìn của Anh Ròm! Đúng là chuyện của những cao nhân xuất thân từ Con Dường Lá Me!

Nam Mô A Di Đà!


Thôn quê ngày nầy có những tiến bộ thấy rõ, không có gì bàn luận nơi đây, vì theo quy luật chung, mọi việc phải quay xuôi theo sự tiến triển của thời đại. Nói là vậy chứ thôn quê ngày ấy có những nét đặc thù hơn thời hiện đại. Cảnh trâu cày ruộng, cảnh gái quê cấy lúa, cảnh hủ tíu gánh bầu v.v… Thật ra, từ dấu ấn khi nhắc về một kỷ niệm đẹp là chính xác và ấn tượng nhất. Các nhiếp ảnh gia, thạo tâm lý nên khi lấy phông cho ảnh chụp ngày cưới vẫn lựa những phông có chút cảnh quê, bánh xe bò, cặp trâu đang cày ruộng hoặc cây rơm trước sân, đấy là những phông dễ tạo ấn tượng nhất, chả có cô dâu chú rể nào lấy phông chiếc máy cày hoặc phi thuyền Apollo để chụp ảnh cưới, Anh Ròm chắc cũng đồng quan điểm với tôi trong nhận định nầy.

Thích thôn quê vậy thôi, tôi không có năng khiếu trong ngành canh nông, trồng đâu là thua đó, thứ chăm sóc tỉ mĩ chẳng bao giờ tươi tốt, thứ không dòm ngó lại mọc đầy đường. Thằng ấy coi thế mà lại có tay, mít hắn trồng ra trái lùm đùm, hỏi thì hắn bảo là nhiều thứ muốn chóng lớn cần phải có hơi tay, dịch sát nghĩa sẽ lại gặp rắc rối với phái nữ, chấm hết.

Trong văn chương, Sốc Giáo Sư bảo thế là thả hồn theo mây gió, đang làm việc nầy mà nghĩ đến việc khác ấy mà. Tôi lậm truyện kiếm hiệp nên cho rằng đấy là tẩu hỏa nhập ma khi luyện chiêu thực tế hòa hư ảo của Ông Giáo Già. Đôi lần dẫn cặp trâu cày ruộng, nhìn mông trâu cứ tưởng là backside con Út, chọt roi nhằm yếu huyệt, lúc ấy trâu lại nhanh hơn cả máy cày, "ví" cũng mặc mà "thá" cũng chẳng ép phê, trâu cứ lôi bừa cả đám ruộng. Con Út cười ngoặc nghẻo, ví von Có chàng phương Bắc ca Vọng Cổ, Có gã miền Nam xướng khúc Chèo.

Có vài vị rất quen thuộc với cái tên Murdoch của xứ Chuột Túi. Đấy là tên của tỉ phú Rupert Murdoch, vua ngành báo chí và truyền thông. Lúc đầu dưng nghiệp ở xứ nhà, nhưng giờ thì đã lan rộng sang UK và USA, đây một thí dụ cho việc 'đứng rất vững'. Tôi cũng biết một người Việt, cùng thời vượt biển, sang đây cũng làm ngành báo, ti vi tuan san đại khái cũng thuộc loại vững, giờ xách bút đi đây đi đó, viết bài cho mục du lịch giải trí báo nhà, kể cũng nhàn hạ. Người thứ ba tôi biết, cũng ngành viết….tự đục bỏ…giờ chỉ lắc đầu Nó chẳng cho tớ viết, bắt tớ xem video clip cả ngày thôi, m, mình thích cong mà chúng cứ bắt thẳng, khó chịu thật!

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, chỉ còn nhận thức được mình đứng ở nơi nào là mọi việc sẽ đâu vào đó. Anh từng nói thế, phải thế không Anh Ròm?


Thi văn là sản phẩm của trí tưởng tượng, cùng với nhạc, tạo thành những chất liệu cần thiết cho cuộc sống. Anh Kỹ Sư Cơ Khí chèn vào một bài thơ trên trang blog nhà, Anh chủ hãng đang mò mẩm nâng cấp cho chiếc máy bắn banh bố, vẫn xì ra được bài tứ tuyệt Sắc Sắc Không Không hay ra phết, Anh Bôn tóc vàng, hẳn là đang dùng sữa đặc sản, thoáng nhớ về ngôi trường nơi cao nguyên, vạch bút  họa bài thơ Pờ-lây-cu …,  Anh Độc Cước Vương, đứng trên bục giảng, lại mơ về chốn thương trường, cố nhớ mấy vần thơ vừa sáng tác, nhất định phải cho vào Lá Thư Chào Hàng sắp tới. À há! Thi văn chiếm địa vị quan trọng, thứ hương vị rất cần cho cuộc sống. Nghĩ xa hơn, các em tiếp thị xinh xắn hãng võng nôi, chúm chím miệng ngâm câu thơ tình tứ khi chào hàng…thế ấy thì thằng già gối lỏng tay run vẫn muốn mua nôi để nằm, chào thêm lọ thuốc Gội Là Đen, không xẩy cửa nào, chắc ăn như bắp.

Cần hâm nóng luồng máu già, tôi nghe nhạc. Cần đi vào chốn mịt mù hư ảo, tôi đọc thơ. Những bài thơ thời tiền chiến của Xuân Diệu, Huy Cận, v.v…, tôi có biết nhưng không thích thú, đơn giản là vì các bài nầy đượm quá nhiều chất lãng mạn, tình tứ, không thích hợp với người có nguồn gốc đã một thời học đường tăng lữ, mấy đứa bút vênh bảo rằng thơ tình tựa như những sợi lông, dán um tùm lông vào người, sợ khó mà đắc đạo, có phải thế? Đạt Mao? Kim Mao? …mao? Một thời, tôi có chú ý đến thơ của Nhà Thơ Phạm Thiên Thư, thuộc các bài Ngày Xưa Hoàng Thị, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, v.v…, loáng thoáng, tôi nhớ câu …Anh làm thiền sư buồn, ngồi tụng dưới ánh trăng, hẳn là dịch từ những câu

                                 Em làm trang tôn kinh

                                 Anh làm nhà sư buồn

                                 Đêm đêm buồn tụng đọc

                                 Lòng chợt nhớ vương vương       (Pháp Thân)

 

Chất hư ảo từ thi văn lần thấm vào người. Tên Nguyễn Tất Nhiên đến gần với tôi hơn vào những ngày sắp xa xứ, có lẽ vì đây là một trong những Nhà Thơ hiếm hoi từ miền Nam, có lẽ vì lối dùng từ khá mới mẻ với thời ấy, có lẽ vì sự hòa quyện giữa Đạo với Tình, tôi thường lẩm nhẩm

                                 Tay ta từng ngón tay

                                 Vuốt lưng em tóc dài

                                 Những trưa ngồi quán vắng

                                 Chia nhau tình phôi thai                (Ma Soeur)

Nhưng ấn tượng, ít nhất là đối với riêng tôi

                                 Vì tôi là Linh Mục

                                 Giảng lời tình nhân gian

                                 Nên không có Thánh Kinh

                                 Nên không có Bổn Đạo

                                 Nên không có Giáo Đường

                                (một tín đồ duy nhất

                                 vừa thiêu hủy lầu chuông)                (Linh Mục)

 

Thật là một bài có ấn tượng rất mạnh. Bởi lúc đang hì hục vác tre cho nhà máy giấy Biên Hòa, tôi nhận được tấm thiếp từ con Cún báo tin lầu chuông của tôi vừa bị thiêu hủy, tên Kỹ Sư người Việt nào bên Tây muốn mở hộp đàn để bấm nút, thôi thì

                  Em có một đời rong xanh mơ đá

                  Tôi có ngàn năm say khướt hận thù    (Bài Thấm Mệt Đầu Tiên)

 

Tôi không có ấn tượng đẹp đối với 2 từ Kỹ Sư từ dạo ấy.                    Hi hi.



Những ngày cuối Tháng Tư thỉnh thoảng vẫn khơi dậy từ ký ức trong tôi. Hẳn là lúc ấy, tôi còn quá trẻ để đoán biết những diễn biến sẽ xẩy ra trong tương lai. Đến giờ vẫn thế, tôi không muốn trăn trở nên chẳng bao giờ nghĩ đến những việc xa vời.

Tôi có thấy cảnh hổn loạn, đám người chen lấn trước cổng Tòa Đại Sứ Mỹ ngày ấy, vội vã trèo lên những chiếc trực thăng có nhiệm vụ tải người ra hạm đội ngoài Vũng Tàu cho lần di tản cuối cùng. Bọn tôi, nhờ thằng em họ có chỗ đứng trong nhóm gác cổng ngày ấy, bảo lòn dưới nách nên cũng vào được bên trong, tôi không trèo lên trực thăng nhưng chỉ cốt thu dọn vài món đồ có giá trị. Bọn làm to lúc nào cũng chơi đồ xịn, giữ lại vài món như ngà voi v.v…vất chiếc xe bốn bánh vì bị hù là giữ tài sản của đế quốc, tôi quay về cuộc sống thường nhật, chẳng bao giờ mơ ước xa rời khu xóm nhỏ, chốn ôm ấp khối kỷ niệm, thật khó khi nghĩ đến 2 chữ chia lìa.

Tôi không muốn lòng nhói xót xa, nhìn cảnh xơ xác, điêu tàn, sống lây lất của vài quán cà phê Đường Nguyễn Du sau ngày ấy nên mò qua mấy quán cà phê vĩa hè Đường Phan Đình Phùng. Đạp xe qua phố, tôi vẫn thấy đoàn người xếp hàng nộp đơn xin xuất cảnh sang Pháp trước cổng Tòa Lãnh Sự hàng ngày. Dù thường bị con Cún cho là khù khờ nhưng tôi cũng không quá chân thật để nhận biết rằng tôi thật sự là không có cửa ở những chốn nầy. Hình như là vậy, xuất cảnh đi Pháp ngày ấy chỉ dành cho những người có gốc gác, có máu mặt (nghe con gà trống Gô-Loa gáy không phải dễ à nghe). Tự an ủi lòng, tôi tâm niệm, dù sao thì con Cún vẫn còn ở lại, vả, ở nơi nầy, tôi rất phê khi được nhìn dáng dấp của các Em Áo Trắng, cả mấy nàng quán cà phê tôi cũng thích nhìn, ối giời, tại sao tôi cứ phải là M để cả ngày cứ phải khổ đau vì chuyện của giống F?

Thật sự, tôi có nghĩ về tương lai nhưng chẳng bao giờ mơ ước. Con A-Lin đi Tây, con Thảo My đi Mỹ, con Út đi Hố Bò, con Cún sang Pháp…đấy là việc của chúng nó, tôi chẳng bao giờ mơ ước được như vậy. Cày ruộng thì tôi cứ cày, gánh bầu thì tôi vẩn gánh, vác tre thì tôi cứ thế mà làm, one thing at a time, nghĩ cho lắm lúc tắm vẫn ở truồng, văn chương trần trụi của tôi chỉ nghĩ được đến câu ấy.

Mầy lại chậm hơn cả mấy cái cột đèn, vẳng tiếng Ông Giáo Già, thế ấy nên nhà cái Cún bị thằng khác cưỡm mất. Cũng hơi ti.i.i.ê.ê.ế.c!

Chiều ngày cuối Tháng Tư phủ xuống. Động cơ chiếc trực thăng rú mạnh, cánh quạt quay nhanh tít, gió lốc xoáy cuộn mù trời, ưởm người lần cuối trước khi nhấc bổng khỏi nền xi măng tòa cao ốc, bốc đoàn người cuối cùng về một tọa độ mịt mù…đêm Sài gòn phủ xuống.

2007

Hy vọng biến thành nỗi hoảng sợ, liều thuốc đầy hứa hẹn sẽ chữa được chứng cancer đột nhiên lại mang mầm vi khuẩn độc hại, xâm nhập vào cư dân thành phố, biến mọi người thành những quái vật kỳ lạ, thành phố hoang tàn, tiếng gầm tiếng rú, hầu như không còn sự sống, những căn bệnh lạ kỳ xuất hiện khắp nơi, quả là một thành phố chết.

Duy nhất một người có chỗ đứng không bị viêm nhiễm, nhờ đầu óc kịch liệt minh mẫn, vị nầy đã nộp đơn miễn nhiệm vài ngày trước khi mầm bệnh lan tràn.

2010

Thánh cũng không tránh khỏi căn bệnh quái ác nầy. Lão Bút Gian giờ người lở loét vì đã nhiễm bệnh, thất thểu lê gót về hướng Ngô Gia Trang, tay phải cầm ngọn bút đã cong vòng tự hồi nào, tay trái cầm ống chích xy-rin chứa chất màu trắng đục, miệng sùi bọt, gầm gừ từ hơi tàn nơi cổ họng….I AM LEGEND. I am Robert Neville.


Thấy chưa! Nông Gia thời hiện đại xài máy vi tính xách tay với đường truyền cao tốc, đeo kính râm khi ra ao rải cám cho đàn cá, líu lo huýt sáo bài nhạc Toi Jamais, đang phát thanh rầm trời trên blog nnc409 qua tiếng hát tôi rất ít khi muốn nhắc đến… Ngọc Lan... dịch nôm na là Nông Gia thời nay biết đeo kính khi bước vào đời.

Việc nầy làm tôi nghĩ đến lời ghi trong Kinh Điển Kiếm, Côn, không phải là thứ binh khí chiến lược, hãy vào đời với một vũ khí kịch liệt hơn, ống lăng kính (kaleidoscope) lì xì tớ đi, tớ đem từ cậu ưa thích vào kinh điển rồi đấy. Mấy tên hay đùa bảo rằng bằng cấp Tiến Sĩ Ngữ Học thời nay chỉ cần biết qua loa vài tên thuốc, lấy mủ Thành Tây Bắc, lắp ráp vào thành một bài luận án, a-lê, bằng cấp chạy ngay vào túi. Đơn giản đến thế ư? Chắc là không. Từ điển Con Bò Cười dịch từ 'lăng kính đời' như thế nầy tỉ mỉ xem xét các kẽ hở, sờ mó các góc cạnh trước khi chọn hàng, ít ra là cũng phải dịch như thế mới nhét được vào túi cái mảnh bằng thời nay chứ, đồng ý?

Ngày xa xưa, thích truyện kiếm hiệp Kim Dung, khi đọc đến quyển Lộc Đỉnh Ký (Lù Dĩng Ji), tôi nhìn thấy thời cơ đến với Vi Tiểu Bảo có chỗ đứng trên xe buýt thật thần thoại, được vật lộn với Vua, được chức quan to hiển hách, không tài điều binh khiển tướng vẫn lập được chiến công lẫy lừng, lại còn được bảy hiền thê cho ưu ái bấm nút, còn gì bằng! 40 năm sau, tìm lại được ống lăng kính đời, lắc một cái, tôi nhìn thấy câu chuyện chỉ còn lại 2 nhân vật chính, Tiểu Huyền Tử và Tiểu Quế Tử. Không phải vì Danh đâu, không phải vì Lợi đâu, ngày từ biệt giữa 2 nhân vật chính đồng nghĩa với hồi kết thúc của câu chuyện. Brokeback mountain rồi, đã chia xa thì đâu còn gì có ý nghĩa. Lăng kính tôi nhìn quyển tiểu thuyết trên là như thế.

Tôi vẫn thích đọc, tôi vẫn thích nhìn đời, tôi vẫn thích nghe chuyện bà tám, nhưng việc ghi nhận hay không thì phải chờ tôi soi qua lăng kính. Không ghi nhận thì bên tai phải nghe 3000, nhưng lại cho qua tai trái số 3500, chạy tuốt xuống nút dưới cùng thành chẳn số 4000, tôi vội mở quyển từ điển Con Bò Cười xem dịch thế nào mà lại được cái bằng cấp ấy.

Thôi khỏi, tôi lục đục moi ra ống lăng kính đời vậy, TỈ MỈ XEM XÉT, SỜ MÓ CÁC GÓC CẠNH.




Cái chất Phú-Lang-Sa hay còn được gọi bằng tiếng Tây là Phăng-xe sa-vơ nó hay hay làm sao ấy. Không riêng gì ở Tây, khán giả khắp hoàn cầu ngày nay đều biết và yêu thích những phim có Audrey Tautou thủ diễn. Cái mùi vị rất Tây được thể hiện rõ qua các phim như Amélie, The Da Vinci Code, gần đây nhất là phim Coco Avant Chanel. Tôi có tra cứu, nhưng không tìm được từ thích hợp để diễn tả, tựa như từ Mùi Ngò Gai  rất thi vị dùng diễn tả chất độc đáo của người phụ nữ Việt Nam.

Đem soi dưới ống kính hiển vi thì cũng không thể kết án là tôi nâng bi khi nói rằng xứ Phú-Lang-Sa chiếm vị trí quan trọng ở lãnh vực nghệ thuật và văn hóa trên thế giới. Nghệ thuật thời trang mà Coco Chanel là điển hình, đã phát huy và tăng thêm nét thu hút và rạng rỡ của người phụ nữ. Ngày xưa, tôi cứ nhìn con A-lin diện đồ, tắc lưỡi trầm trồ mãi không thôi, thiệ.ệ.ệc, giống Tây sao mà đẹp cách lạ lùng!

Thêm chút xíu, nếu không thì sẽ vướng tội là đeo kính râm vì không nhắc đến những đóng góp của Việt Nam vào nền thời trang thế giới. Tôi nghĩ là lúc khởi thủy, mượn đỡ kiểu cách của chiếc áo sườn xám và chiếc nón rơm rộng vành, người Việt đã tạo được chiếc áo dài và nón lá theo kiểu cách của riêng mình, làm lu mờ dần những món hàng Trung Quốc trên trường thời trang thế giới. Phái nữ với chiếc áo dài trông duyên dáng lạ thường, phái nam mặc áo dài đen lại rất mô-đen, hình ảnh các chú tiểu ngày xưa mặc áo dài đen vào lúc sáng sớm trông ngộ nghĩnh làm sao, chú tiểu mặc áo bà ba thì quả tình là tôi không biết…Mô-đen tức sáng tạo, không có giới hạn, không có quy chế, tỉ như mặc áo may-ô sát nách không bị đụng hàng cũng là mô-đen, mặc áo trái…có chủ ý…cũng là mô-đen…đấy, Mô-đen ngoại thân.

Mô-đen tâm linh? Không dễ gì đạt đến. Từ chuyên dùng thường gọi là thần học. Có nghe kể dị nhân Danh Tướng đã đạt đến mức siêu thần học, biết được hướng đi của phàm nhân khi lìa xa trần thế, người nào được chúc "………" sẽ lên thẳng Thiên đàng, người khác bị xủ quẻ "…….." nhất định sẽ chui vào địa ngục. Làm sao đạt đến mức siêu thần học? Du ngoạn nơi cao tầng cho tâm hồn thanh thoát? Tai sạch rái??? Tôi hơi lo lắng về hướng đi, đừng lo, cứ lập đàn mời Danh Tướng ắt sẽ được giảng giải tận tường về tội nguyên thủy, phán rằng…chẳng ai là có tội!

Mô-đen thời tôi vác tre, xuất cảnh không pát-pọt.


Trái phải là 2 mặt của 1 vấn đề.
Chẳng qua do góc nhìn chứ không hẳn cứ trái là sai.
Nếu không 1 ông Phúc Ngố nào đó đã không nhắc lại lời Chúa nói tay phải làm đừng để tay trái biết
Theo ông giáo già trong nhiều nền văn hóa bên trái nhiều khi lại là tốt, là đúng, là đáng được vọng nể.
Quả tim ở bên trái cho nên đôi khi người ta lâm vào đường tà đạo cũng dễ hiểu.
Truyền thống An Nam từ xưa đã coi trọng bên phải, vì thế đứa bé thuận tay trái ngày xưa chịu nhiều thiệt thòi, "tay chiêu đập niêu không vỡ" là 1 thí dụ điển hình. Bây giờ với tiến bộ của khoa học , người ta đã dần dần thay đổi cái nhìn.
Hội nhập với thế giới, Việt Nam cũng không tránh khỏi những trào lưu đua chen vào để hòa lẫn những dị biệt đó đây. Trước kia người ta dị ứng với tay lái nghịch nhưng hiện tại để phát triển du lịch chẳng hạn, người ta còn sắp xếp để những đoàn xe tay lái nghịch từ Thái Lan có thể bon bon trên con đường di sản miền trung VN.
Thời trang chẳng hạn, thường quanh đi quẩn lại từ cực đoan này sang cực đoan khác.
Hết quần ống túm lại đến ống loe. Áo dài thậm thượt rồi cũng nhường chỗ cho những cái ngắn hơn.
Nhưng bi chừ thì khác anh em ạ!
Trái mới là mô đen. Khởi đầu từ lớp trẻ may quần thật dài xong lại "rỗi hơi" lever lên. Dĩ nhiên người ta phải lộn mặt trái ra. Tay áo đã ngắn nhưng vén lên sát nách thì đành phải lộ mặt trái với đường may thô kệch. Dần dần cái mắt nhìn bớt thấy dị hợm thế là người ta đưa cái mác áo quần ra phía ngoài chẳng hạn. Thế rồi thừa thắng xông lên, nhân danh hòa hợp với thiên nhiên hay gì gì đó, các cô các cậu tự do diện những bộ cánh lòi đường may trái hay những phần thô ráp bên trong…Có thể đó chỉ là 1 trào lưu nhất thời? Nhưng không! Thời trang đã từng chứng kiến những thay đổi tận căn. Nhà tạo mẫu cố tình đưa mặt trái[ của quần áo] ra để cho lạ, có thể đẹp nữa nhưng hơi lập dị. Đến đây thì các bạn đã hiểu vấn đề rồi. Thời trang Việt Nam ghi đậm nét vào lịch sử thời trang thế giới bởi vì ngày 02/9/2009 đã đi vào lịch sử thời trang "mặt trái" chỉ vì có 1 ông Ngô gia nào đó…chả hiểu vì lí do gì….lại mặc áo trái đi dự lễ hội trong ngày quan trọng này.
Một cơn sốt chưa từng xảy ra, còn hơn cúm H5R1 hay H1N1 nữa. Đâu đâu cũng đua nhau cho hợp thời trang:
Ra đường là thấy ngay từ bí tất lộn trái cho đến đầu tóc rẽ ngôi ngược lại. Những ai ( thường là mấy anh già) chưa kịp thích ứng cho kịp thời đại thì dù lỡ mặc quần phải cũng vội lộn 2 túi quần ra cho thiên hạ biết là mình cũng không ở ngoài trào lưu'mặc trái" đó. Các nhà hiền triết và khôn ngoan đã dùng đủ loại bút cong bút vênh, giờ đây ra sức khuyên ngăn nhưng người ta cứ đi bên lề trái, nháy mắt trái , bắt tay trái và bỏ phiếu bằng chân trái.
Tìm hiểu thêm: trái tai gai mắt; trái gió trở trời, ngứa tai trái lấy ráy tai phải….
(Trích tự điển con bò cười của exi, exo, exu68 ấn bản lần thứ 3, in và phát hành năm 2150)

Tôi vẫn còn nhớ gương mặt của Ông Trần Văn Hương lúc xuất hiện trên màn ảnh vô tuyến truyền hình trắng đen vào những ngày cuối tháng Tư. Hẳn là Ông cũng mang tâm trạng bực tức, thù... khi bị… ấn vào chức vụ hữu danh vô thực nầy, giọng chua xót… Người bạn đồng minh đã rời bỏ chúng ta rồi! …Từ điển Con Bò Cười chú thích đó là dịch từ nguyên văn của Tổng Thống Gerald Ford tuyên bố tại New Orleans …đối với Hoa Kỳ, cuộc chiến Việt Nam đã "kết thúc". Câu nói rất trung thực từ một người làm chính trị… có lẽ vì Ông ta xuất thân là Nhà Giáo. Hồi ấy, tôi thật sự không thông hiểu thời cuộc nên chả có ấn tượng với câu nói ấy…một dạo…tôi cảm thấy phẩn nộ về sự trốn chạy nhục nhã của những tên to đầu…giờ đây…tôi cũng sẽ lập lại lời nói lịch sử ấy nếu được cầm micro…vì…Bố Tây đã đạo diễn như thế…tất cả chỉ là diễn viên cho một trò chơi vẫn kéo dài…trò chơi quyền lực!

Người Hoa lúc ấy vẫn nắm quyền lực về kinh tế. Thật sự là mang thân phận béo phì, vú to, mới lo sợ chuyện bị nắm vú vắt sữa, kiểu như Bố Tây chỉ còn lon Sữa Ông Thọ thì lo gì chuyện ấy. Người Việt gốc Hoa lúc ấy cũng lên tiếng phản kháng đối với những việc sờ vú bất hợp pháp nên bắt đầu treo cờ Trung Quốc, dán ảnh Chủ Tịch Mao trong vùng Chợ Lớn. Hẳn là có những vụ thương lượng diễn ra, ngoài mặt thì việc kiểm kê các cơ sở kinh doanh thương mại vẫn tiến hành, nhưng cửa lại mở phía sau cho những cuộc xuất cảnh ào ạt của con cháu Chú Hỏa, xuất cảnh bán chính thức. Có tiền mua tiên cũng được, tôi hơi buồn khi ngẩm nghĩ về thân phận mình trong lúc ấy. Lại Ông Giáo Già vỗ vai và rỉ vào tai tôi một câu khá vô duyên

 

Cám ơn đời, mỗi sớm mai thức dậy,

Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.  

Merci à la vie, chaque matin que je me réveille,

J'en ai encore une autre journée pour aimer.

Thank you to life, every morning that I wake up,

I still have another day to love.                      (Kahlil Gibran)



Người Hoa tinh thông về nghệ thuật kinh doanh nên biết nắm thời cơ khi nhìn thấy các cơn sốt xuất hiện. Nhớ ngày nào, lúc cơn sốt Chim Cút tại Việt Nam đang thịnh hành, KÊ phải ngưng gáy, nhường bước cho những tiếng cút cu nho nhỏ nhưng lại hót ra vàng, cả xóm cả làng chỏng khu nuôi cu cho mau lớn. Giời ơi! Không phải là chuyện ai khôn ai dại, nhưng việc chui vào hay rút ra đúng lúc mới gọi là nghệ thuật, tinh thông hay đú đẩn chỉ cách nhau có một lằn ranh, thật khó mà phân biệt. Truyện tiếu lâm nhé, chạy theo cơn sốt vớ vẩn thì cả ngày cứ dán mắt vào quảng cáo khuyến mãi hạ giá, 'pót' từ máy vi tính xách tay của các anh Nông Gia thời hiện đại, mua hàng lố giấy tói-lịt on-xeo, mua cả nến thơm theo cung cách của những hiệu ăn thời thượng, rinh về chất đầy cả một căn phòng. Lợi ích thực tế…anh chủ siêu thị cười hớn hở…anh cu-li chồng…hổn hển rinh giấy, nhọc đủ điều thì còn hơi đâu mà sinh hoạt chuyện bù khú, mệt bà cố!

Đến khoảng năm 79, cơn sốt thuyền nhân đạt đến mức rầm rộ, trại tị nạn ở các nước Á Đông lân cận đầy kín người vượt biên. Thời cơ đến cho những chủ tàu nhìn thấy cơn sốt, tạo vài chuyến vượt biển cho thuyền nhân thành công, lúc ấy ôm cả rương vàng sang xứ khác lập nghiệp. Tôi  học được một kinh nghiệm mới từ việc nầy, muốn làm việc gì cho ra ngô ra khoai thì phải tinh thông nghệ thuật nhìn thấy các cơn sốt, bước nhầm lằn ranh sẽ trở thành sốt xuất huyết chẳng mấy hồi.

Hồi ấy là thời vận của các ngư dân, đúng ngay cơ sở nên chuyện vượt biển không là vấn đề lớn như những cư dân tại thành phố, đa số thuyền nhân tôi biết được là cư dân ở vùng ven biển, thời vận đến, phần đông bỏ nghề chài lưới của Ông tổ họ Lạc, theo Chú Sam lên đỉnh Hô-ly-wút nhìn chốn phồn hoa, gió thời vận là thế. Ai biết được thời vận? Vài chục năm sau, gió thời vận lại thổi vào đồng bằng, cơn sốt đất đai thổi mạnh, các anh nông dân giờ đứng thẳng cột trụ, cứ sừng sững, rắn chắc như Anh Vọi thì Cô Hiền nào chả mê! Gió thổi đủ mọi chiều, huề cả làng nhé.

Chuyện dài vượt biển thường chỉ xảy ra cho cư dân thành phố. Vòng vàng tháo nộp cả rồi, chờ mãi vẫn không thấy bóng chiếc tàu, hỏi ra mới biết Ông Nô-e đã vượt biển Đông từ vài năm trước. Lại chuyện anh nặng bóng vía, vượt biên đú-bồ hay nhiều lần hơn thế mà chỉ quanh quẩn ở những trại giam. Chuyện vượt biên là chuyện dài, tóm gọn… Nếu cơn gió Tháng Tư  không thổi đến thì …


tác giả : Phước Hủ tíu ( PHT )

viết đến ngày 19-9-2009 ( còn tiếp )

Không có nhận xét nào: